• Một hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Vietjet mang số hiệu VJ083 từ TP.HCM đi Brisbane (Úc) hôm qua (31.7) đã được cấp cứu kịp thời sau quyết định khẩn cấp đưa máy bay chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Darwin (Úc).

    Cụ thể, khi máy bay đang trên hành trình từ TP.HCM đi Brisbane, một hành khách nam quốc tịch Úc (sinh năm 1954) đã gặp vấn đề về sức khỏe. Cơ trưởng và phi hành đoàn Vietjet sau khi nhận thông tin đã kiểm tra tình trạng của khách, thực hiện các bước hỗ trợ khẩn cấp ngay trên chuyến bay và quyết định đưa máy bay chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Darwin để hành khách được hỗ trợ y tế kịp thời.

    Lúc 18 giờ 30 (giờ địa phương) ngày 31.7, sau 4 tiếng 40 phút kể từ khi khởi hành, máy bay và toàn bộ hành khách đã hạ cánh xuống sân bay Darwin. Vietjet đã phối hợp với cơ quan chức năng tại sân bay để hành khách được hỗ trợ y tế, đảm bảo an toàn sức khỏe tại cơ sở y tế gần nhất. Tình hình sức khoẻ của hành khách ổn định sau khi được cấp cứu kịp thời, gia đình của hành khách đã gửi lời cảm ơn tới phi hành đoàn.

    vietjet ha canh khan

    Sau 50 phút nạp dầu, chuyến bay VJ083 tiếp tục hành trình từ Darwin đến Brisbane lúc 19 giờ 20 (giờ địa phương) cùng ngày. Tàu bay và toàn bộ hành khách hạ cánh tại Brisbane lúc 21 giờ 55 (giờ địa phương).

    Cơ trưởng của chuyến bay chia sẻ: "Trong hàng chục ngàn giờ bay của mình ở vai trò của một cơ trưởng, tôi vẫn luôn đầy cảm xúc khi quyết định của mình có thể hỗ trợ kịp thời cho hành khách. Tôi cùng các đồng nghiệp sẽ luôn làm hết sức mình để phục vụ hành khách, những người tin tưởng và chọn bay cùng Vietjet".

    Đây không phải lần đầu tiên Vietjet chuyển hướng hạ cánh để hỗ trợ y tế cho hành khách, dù việc chuyển hướng hạ cánh gây phát sinh chi phí rất lớn, ảnh hưởng dây chuyền tới các chuyến bay khác, nhưng sức khỏe, an toàn của hành khách luôn được Vietjet đặt lên hàng đầu.

    Theo Thanh Niên

  • Chiếc quan tài được chở từ Hy Lạp về Ireland, nhưng không được dỡ xuống sau khi hạ cánh nên máy bay đã chở trở về Hy Lạp.

    may bay cho quan tai
    Sự cố liên quan chiếc quan tài xảy ra tại Sân bay Dublin ở Ireland. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH INDEPENDENT

    Quan tài chứa di hài của một công dân mất ở nước ngoài được đưa về Ireland nhưng máy bay lại quên dỡ hàng nên đã chở trở lại Hy Lạp, gây bức xúc cho gia đình và dẫn đến cuộc điều tra đối với vụ việc, theo tờ Sunday Independent ngày 4.6 đưa tin.

    Bài báo cho biết dịch vụ mặt đất đã phớt lờ việc dỡ quan tài của một người đàn ông đã qua đời, sau khi chuyến bay từ Hy Lạp hạ cánh ở Sân bay Dublin (Ireland) hôm 22.5.

    Gia đình người xấu số đang chờ cùng xe tang ở sân bay, nhưng sự cố dẫn đến việc quan tài không được phát hiện và dỡ xuống theo kế hoạch, khiến nó bị đưa trở lại Hy Lạp.

    Sau khi được thông báo, gia đình của người đàn ông không nêu tên trên không có cách nào ngoài việc trở về nhà và sắp xếp lại tang lễ. Công ty liên quan hứa sẽ giải quyết vấn đề trong thời gian sớm nhất và đã gửi quan tài trở về trên một chuyến bay khác vào một ngày sau đó.

    Công ty Swissport chịu trách nhiệm về các dịch vụ mặt đất tại Sân bay Dublin ở Ireland đã gửi lời xin lỗi đến gia đình. Một phát ngôn viên cho hay công ty đang tiến hành điều tra nội bộ đối với vụ việc.

    "Chúng tôi lấy làm tiếc một cách sâu sắc về sự việc xảy ra đối với gia đình trong thời điểm khó khăn này và đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo mọi việc được giải quyết trong thời gian sớm nhất", công ty cho biết trong một thông cáo.

    "Chúng tôi hiện điều tra khẩn cấp để đảm bảo việc rút ra bài học kinh nghiệm", theo thông cáo.

    Một thành viên trong gia đình liên quan cho hay họ cảm thấy bị tổn thương vì sự việc trên. Cơ quan Quản lý Sân bay Dublin từ chối đưa ra bình luận.

    Chiếc quan tài ban đầu được đưa đến Sân bay Dublin trên chuyến bay của hãng Aegean Airlines từ Hy Lạp. Hãng hàng không này chưa phản hồi đề nghị đưa ra bình luận. Có thông tin cho biết rằng một hãng hàng không khác đã đưa chiếc quan tài trở lại Ireland vào hôm sau.

    Theo Thanh Niên

  • Một hành khách đã bị mắc kẹt ở ghế hạng nhất trong khoảng 3 tiếng sau khi máy bay của hãng hàng không British Airways hạ cánh tại Anh vào sáng sớm 29.7.

    Theo tường thuật của báo The Sun, hành khách này đã không thể đứng lên khỏi ghế của mình sau chuyến bay dài 6 tiếng rưỡi của hãng British Airways. Máy bay khởi hành từ sân bay Murtala Muhammed ở Lagos, Nigeria, và hạ cánh tại sân bay Heathrow ở London, Anh, lúc 5 giờ 10 ngày 29.7.

    Hành khách đã ngồi ở ghế 1A, vị trí thường chỉ dành cho những người có thẻ hạng vàng của Executive Club, chương trình khách hàng thường xuyên của British Airways.

    hanh khach ket tren may bay
    Ghế hạng nhất của British Airways. Ảnh: BRITISH AIRWAYS

    The Sun cho biết phi hành đoàn đã can thiệp và cố gắng trấn an hành khách sau khi ông nhận ra rằng ông không thể rời khỏi chỗ ngồi của mình. Tuy nhiên, họ làm cách nào cũng không thể giúp ông di chuyển được.

    Lực lượng khẩn cấp sau đó đã được gọi tới để đưa hành khách ra ngoài, với một tờ hướng dẫn kỹ thuật trình bày cách thức tiến hành.

    Theo The Sun, tờ giấy ghi rằng: "Một hành khách to béo bị mắc kẹt ở ghế 1A. Kế hoạch là tháo cửa buồng (suite) và dùng cần trục để đẩy [ông ấy] ra khỏi ghế".

    The Sun cho biết cánh cửa cuối cùng đã được dỡ bỏ và hành khách đã được đưa ra khỏi buồng của ông bằng cần trục.

    Theo Business Class Experts, một trang web du lịch, ghế hạng nhất của British Airways rộng gần 70 cm.

    Tháng trước, CNN đưa tin về việc những người có kích thước cơ thể to lớn đã chỉ trích việc các hãng hàng không Mỹ thu hẹp chiều rộng của ghế ngồi trên máy bay và yêu cầu những hành khách như vậy phải trả tiền để mua thêm một ghế ngồi.

    Theo Thanh Niên

  • Hai người cùng mua loại vé máy bay trọn đời nhưng cái kết của cả hai lại không giống nhau khiến nhiều người kinh ngạc.

    ve may bay tron doi 1

    Người đàn ông bay 'thả phanh', hưởng thụ dịch vụ sang trọng hơn 30 năm khi mua tấm vé trọn đời

    Theo Insider, ông Tom Stuker (69 tuổi) - một nhà tư vấn cho đại lý ô tô đến từ bang New Jersey (Mỹ), đã bay được 23 triệu dặm (khoảng 37 triệu km) với chỉ duy nhất tấm vé máy bay mà ông mua từ cách đây hơn 30 năm. Câu chuyện tưởng vô lý mà có thật này đã gây xôn xao trên truyền thông những ngày gần đây.

    ve may bay tron doi 1
    Ông Tom Stuker chụp ảnh tại Sân bay Quốc tế Buffalo Niagara ở Buffalo, New York vào ngày 20 tháng 6.

    Trong bài viết trên tờ Washington Post, phóng viên Rick Reilly thậm chí đã bình luận vui rằng tấm vé bán cho ông Tom Stuker là sai lầm lớn nhất hãng hàng không United Airlines từng mắc phải.

    Chuyện bắt đầu vào năm 1990, khi ấy hãng United Airlines bất ngờ tung ra quảng cáo về một vé trọn đời với giá 290.000 USD (tương đương 6,8 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) và ông Stuker nhanh chóng chớp cơ hội.

    Giờ đây, sau 33 năm, ông Stuker đã bay quãng đường khoảng 37 triệu km, mà đặc biệt ông thường xuyên có được chỗ ngồi ưa thích của mình ở khoang hạng nhất. Với quãng đường bay đó, ông được cho là bay nhiều hơn bất cứ hành khách nào trong lịch sử ngành hàng không.

    ve may bay tron doi 1
    Tom Stuker tại Sân bay Quốc tế Buffalo Niagara

    Ông Stuker cho biết mình từng trải qua 12 ngày liền không ngủ trên giường, liên tục ngồi máy bay từ Newark sang San Francisco, đến Bangkok rồi Dubai và vòng ngược lại - tương đương với 4 chuyến đi vòng quanh thế giới - chỉ dừng lại ở phòng chờ sân bay.

    "Đó là khoản đầu tư lớn nhất cuộc đời tôi", Stuker nói với tờ Washington Post. Ông Stuker đã đến hơn 100 quốc gia với tấm vé không giới hạn của mình. Ông cũng đưa vợ đi hơn 120 "tuần trăng mật" với quyền lợi từ tấm vé.

    Năm 2019, ông Stuker đã bay tổng cộng 373 chuyến, di chuyển 1,46 triệu dặm bay. Nếu không có "tấm vé vàng" ấy, ông sẽ phải tự bỏ ra 2,44 triệu USD (khoảng 58 tỉ đồng) cho những chuyến bay này.

    ve may bay tron doi 1
    Ông Tom Stuker và vợ, Darlene Bagnuolo, ăn sáng trong khi chờ chuyến bay bị hoãn ở Sân bay Quốc tế Buffalo Niagara.

    Stuker đã sống như một "vị vua" trên những chặng đường của hãng United Airlines kể từ khi quyết định chi tiền mua tấm vé. Đó không chỉ là chỗ ngồi sang trọng trên máy bay mà còn là những dãy phòng khách sạn xa hoa trên khắp thế giới, những chuyến du ngoạn Crystal kéo dài hàng tuần, những bữa ăn ngon từ Perth đến Paris.

    Người đàn ông Mỹ cho biết ông từng đổi số dặm bay để được thẻ quà tặng trị giá 50.000 USD (khoảng 1,25 tỉ đồng) để tân trang ngôi nhà của người anh trai. Ông cũng đấu giá 451.000 dặm bay trong một cuộc đấu giá từ thiện và giành được vai khách mời trong bộ phim sitcom ăn khách “Seinfeld”.

    ve may bay tron doi 1

    Chia sẻ với tờ New York Post, ông Stuker nói rằng mình đi máy bay vì mục đích giải trí, du lịch - không phải vì công việc hay kỳ nghỉ. “Tôi thực sự yêu mọi thứ liên quan đến bay”, ông khẳng định.

    Stuker thậm chí còn rất vui khi từng ngồi cùng với một số người nổi tiếng, như Janet Jackson, Steven Tyler và Bill Murray. Với hàng nghìn chuyến bay của United Airlines mà ông đã đi, Stuker tiết lộ rằng ông thậm chí đã chứng kiến 4 người chết khi đang ở trên không.

    Với một vị khách như thế này, ai cũng nghĩ rằng hãng hàng không United Airlines sẽ tỏ ra khó chịu nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

    Để bày tỏ sự yêu mến với vị khách đặc biệt, hãng hàng không đã dán tên ông Stuker lên 2 chiếc máy bay của hãng và nhờ ông đóng góp ý kiến để giúp thiết kế thực đơn trong câu lạc bộ Polaris mới mở.

    Mọi nhân viên đều biết ông, họ tổ chức các bữa tiệc để đánh dấu các mốc đáng nhớ cho vị khách trọn đời này. Thậm chí, khi đặt chân đến những sân bay có nhân viên thân thiết và quen mặt ông Stuker, ông sẽ được một chiếc ô tô chờ sẵn ở đường băng để hộ tống tới cổng tiếp theo.

    Phóng viên Rick Reilly của Washington Post đã trực tiếp bay cùng Stuker một chặng từ Newark đến Los Angeles để tận mắt chứng kiến sự ưu đãi đặc biệt mà ông nhận được.

    Anh miêu tả: "Khi cánh cửa máy bay mở ra, những chai rượu sâm panh miễn phí được đặt vào túi ông ấy. Ông ấy được phục vụ vô cùng chu đáo ở ghế hạng nhất".

    Được biết, Stuker lớn lên trong gia đình có 7 người con thuộc tầng lớp lao động ở New Jersey. Ông chưa bao giờ đi máy bay khi còn nhỏ. Stuker khẳng định rằng nếu chỉ có thể bay hạng phổ thông, ông sẽ không bao giờ bay nhiều như vậy.

    Mua 1 tấm vé bay trọn đời, người đàn ông khiến hãng hàng không lao đao

    ve may bay tron doi 1
    Steve Rothstein và tấm hộ chiếu nhiều dấu đóng.

    Năm 1981, Steve Rothstein là người may mắn có được "kèo thơm" nhất lịch sử ngành hàng không. Ông mua vé bay trọn đời có tên AAirpass của hãng American Airlines với giá 250.000 USD (tương đương 5,8 tỷ đồng).

    AAirpass cho phép hành khách bay trong khoang hạng nhất đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào cho đến cuối đời. Và chỉ với phụ phí 150.000 USD, hành khách sở hữu AAirpass sẽ có thể đưa thêm bất kỳ ai lên khoang hạng nhất với mình.

    Steve Rothstein, một nhân viên ngân hàng đầu tư thời bấy giờ tại Chicago, đã là một trong những hành khách may mắn của American Airlines. Do nhìn thấy tiềm năng có nhiều giá trị từ thương vụ, ông đã vay 400.000 USD trả trong 5 năm với lãi suất 12%.

    Thế nhưng điều mà hãng không hề nghĩ tới là trong nhiều năm cầm chiếc vé AAirpass trọn đời, Steve Rothstein và nhóm hành khách này góp phần gây ra tổn thất lớn cho hãng.

    Trong khoảng thời gian 25 năm, Steve Rothstein đã đến hơn 100 quốc gia, thực hiện hơn 10.000 chuyến bay. Ước tính tất cả các chuyến bay có giá 21 triệu USD, gấp khoảng 84 lần số tiền ông trả ban đầu.

    Ông được ngồi trên những chiếc ghế máy bay thoải mái nhất, tận hưởng những bữa ăn và giải trí tốt nhất, không phải xếp hàng dài ở sân bay và không bao giờ phải lo lắng về phí hủy chuyến. Ông đã bay hàng trăm chuyến đến New York, Los Angeles (Mỹ), hay tới Ontario (Canada) chỉ để mua một chiếc bánh sandwich mà mình yêu thích.

    Có khi, ông bay sang London (Anh) cả chục lần mỗi tháng. Thi thoảng, vị khách này còn hào phóng dùng vé dành cho bạn đồng hành để mời một người xa lạ ở sân bay lên khoang hạng nhất ngồi cạnh mình.

    Năm 2008, Rothstein và một số người khác bị tước tấm vé AAirpass trọn đời. Ông và một số hành khách đã đâm đơn kiện và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ dùng dịch vụ của hãng bay này nữa, theo The Guardian.

    Sau các vụ kiện, nhóm của Rothstein thua kiện, không lấy lại được AAirpass. Trong khi đó, 25 hành khách khác, gồm cả tỷ phú Mark Cuba, vẫn sở hữu tấm vé còn hiệu lực.

    Tuy nhiên, cuối cùng, cái kết của hãng hàng không cũng chẳng tránh khỏi hai chữ "thảm hại". Năm 2011, họ tuyên bố phá sản để tái cơ cấu công ty.

    Theo Suckhoedoisong

  • Một chuyến bay đến Bangkok khởi hành từ Chiang Mai đã phải quay lại khi đang chuẩn bị cất cánh vì một hành khách gây rối do chiếc túi mà anh ta để lại ở sân bay.

    Một đoạn video được đăng tải trên tạp chí Stuff của New Zealand, cho thấy có bất đồng giữa hành khách và một thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay do hãng hàng không giá rẻ Thai Smile Airways khai thác.

    Theo báo cáo, trong khi chiếc Airbus A320 đang chuẩn bị khởi hành, một hành khách đã hét lên về việc để lại một túi đồ có giá trị bao gồm cả tiền tại sân bay quốc tế Chiang Mai.

    Trong đoạn phim, tiếp viên hỏi hành khách: "Nếu anh thấy cần thiết, chúng tôi sẽ đưa anh xuống máy bay, vậy anh có muốn đi không? Hay anh muốn đợi đến Bangkok?"

    Người đàn ông trả lời trong video: "Vâng, vâng, tôi muốn đi ngay. Hãy hỏi cơ trưởng".

    thai airways

    Trong cùng một video, người ta có thể nghe thấy phi công thông báo qua hệ thống liên lạc nội bộ rằng chuyến bay sẽ quay lại cổng để đưa một hành khách xuống vì lý do an toàn, đồng thời nói thêm rằng có thể mất khoảng 5 đến 10 phút, xin lỗi vì sự chậm trễ.

    Hành khách này sau đó đã được hộ tống ra khỏi máy bay cùng với hai người khác. Một hành khách khác có mặt trên máy bay nói với Newsflare qua AP rằng chuyến bay bị trễ khoảng 45 phút và người đàn ông gây náo loạn "đã phàn nàn rằng túi của anh ta có tiền và những thứ quan trọng bên trong vẫn còn ở sân bay" và rằng "anh ta muốn lấy nó".

    "Đó là hành vi gây rối và anh ta không hề quan tâm đến việc đang khiến những người khác bị ảnh hưởng", một hành khách giấu tên nói.

    Như USA Today đã đưa tin, chuyến bay cuối cùng cũng đã hạ cánh xuống sân bay Suvarnabhumi của Bangkok sau một thời gian ngắn bị trì hoãn.

    Hành khách gây rối cũng là một vấn đề nan giải trên những chuyến bay ở Mỹ trong những năm gần đây.

    Theo Cục Hàng không Liên bang (FAA), đã có 1.034 báo cáo về hành vi ngỗ ngược của hành khách tính đến ngày 16/7 năm nay. FAA cho biết trên trang web của mình rằng dữ liệu "phản ánh tất cả các trường hợp mà FAA đã điều tra có viện dẫn vi phạm một hoặc nhiều quy định của FAA hoặc luật liên bang".

    Theo Vietnamnet

  • Sân bay đã trở thành một trong những địa điểm mua sắm quen thuộc của nhiều du khách, nhất là khi đi du lịch hay công tác. Các sân bay trên toàn thế giới sử dụng trải nghiệm mua sắm bán lẻ miễn thuế độc đáo để khuyến khích hành khách mua nhiều hơn. Dưới đây được coi là một số sân bay hàng đầu cung cấp trải nghiệm và giao dịch mua sắm bán lẻ tuyệt vời.

    Sân bay quốc tế Heathrow, London

    mua sam mien thue 1

    Sân bay ở London, Anh được biết đến là một trong những sân bay nổi tiếng nhất thế giới. Skytrax liệt kê sân bay quốc tế Heathrow, ở vị trí thứ 4 trong danh sách sân bay có dịch vụ mua sắm tốt nhất thế giới năm nay.

    Phần lớn các cửa hàng mua sắm của sân bay nằm ở nhà ga số 5. Tại đây khách hàng có thể mua sắm nhiều mặt hàng xa xỉ với các cửa hàng bán lẻ cao cấp như Burberry, Chanel, Louis Vuitton, Dior và Hermes.

    Ngoài ra, những trải nghiệm thú vị được cung cấp tại sân bay bao gồm cửa hàng Harry Potter. Cửa hàng này cung cấp hàng hóa Harry Potter độc quyền và thậm chí cả khăn quàng cổ và đũa phép.

    Sân bay Changi, Singapore

    Sân bay Changi có một trong những trung tâm bán lẻ lớn nhất trên thế giới và là một trong những sân bay quốc tế có hệ thống mua sắm miễn thuế rẻ nhất.

    Không chỉ cung cấp các dịch vụ giải trí miễn phí tuyệt vời dành cho các hành khách sau những chuyến bay dài, sân bay Changi còn có tới 350 cửa hàng miễn thuế với giá cả hấp dẫn cung cấp thiết bị, đồ trang sức, mỹ phẩm, nước hoa, v.v.

    Tại đây, bạn có thể tìm thấy vô vàn các thương hiệu rượu nổi tiếng, các nhãn hàng mỹ phẩm, nhãn hiệu thời trang danh tiếng, ngoài ra còn có các sản phẩm điện tử, đồng hồ thời trang hiện đại…

    Một lựa chọn mua sắm độc đáo là trung tâm Pokémon, bán hàng hóa độc quyền cho một trong những phim hoạt hình nổi tiếng nhất trên thế giới.

    Sân bay quốc tế John F. Kennedy

    Sân bay có trụ sở tại New York, là một trong những sân bay lớn nhất ở Mỹ. Tại đây có nhiều khu vực mua sắm khác nhau trong 5 nhà ga đang hoạt động. Ngoài ra còn có một số cửa hàng bán lẻ mà du khách có thể mua sắm trước khi đi qua cổng an ninh.

    Nhiều cửa hàng sang trọng của sân bay nằm ở nhà ga số 1 và nhà ga số 4, với các thương hiệu như Cartier, Coach và Michael Kors.

    Bên cạnh các mặt hàng thông thường như nước hoa, mỹ phẩm, thời trang cao cấp có thể tìm được ở hệ thống các cửa hàng miễn thuế ở nhiều sân bay quốc tế khác thì sân bay John F.Kennedy đặc biệt thu hút và làm hài lòng các tín đồ công nghệ vì nơi đây luôn xuất hiện các sản phẩm công nghệ mới nhất trên thế giới.

    Sân bay quốc tế Hồng Kông, Trung Quốc

    Đây được xem là một trong những sân bay tốt nhất để quá cảnh trên thế giới. Sân bay quốc tế Hồng Kông được biết đến là thiên đường mua sắm dành cho các tín đồ shopping với hệ thống cửa hàng miễn thuế hiện đại được bài trí theo từng phân khu và chuyên môn riêng biệt.

    Giá thành các mặt hàng ở sân bay này luôn được đảm bảo mức rẻ hơn so với các cửa hàng cùng thương hiệu ở trung tâm thành phố.

    Đến với sân bay quốc tế Hồng Kông bạn có thể thỏa sức mua sắm từ trang sức cao cấp, hàng điện tử, các loại mỹ phẩm, các mặt hàng thời trang và bất cứ thứ gì bạn cần, không có gì là hành khách không thể tìm thấy ở hệ thống cửa hàng miễn thuế tuyệt vời trong sân bay quốc tế Hồng Kông.

    Ngoài các thương hiệu như Bose, Calvin Klein, Armani và Chanel, sân bay còn mang đến một số trải nghiệm khác. Hành khách có thể thư giãn tại một trong số các spa hoặc thậm chí xem phim trong rạp IMAX nếu có đủ thời gian trước chuyến bay.

    Sân bay quốc tế Dubai

    Sân bay này được coi là một trong những sân bay sang trọng nhất để đi qua. Tại đây có rất nhiều các nhà bán lẻ miễn thuế với các sản phẩm vô cùng phong phú.

    Sân bay quốc tế Dubai cho phép hành khách mua sắm tại nhiều cửa hàng sang trọng, chẳng hạn như Versace, Montblanc, và nhiều cửa hàng khác. Sân bay cũng chuyên về các cửa hàng điện tử cung cấp các giao dịch trên điện thoại thông minh, máy ảnh, v.v.

    Ngoài những lựa chọn mua sắm này, sân bay Dubai còn mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời khác, chẳng hạn như khu vườn thiền và một số phòng tập thể dục.

    Tienphong (theo Simpleflying)

  • Nhiều hành khách trên chuyến bay của một hãng hàng không Canada cho biết họ đã phải sử dụng nước được lấy từ bồn từ nhà vệ sinh sau khi bị mắc kẹt 10 tiếng đồng hồ sau khi máy bay phải chuyển hướng.

    flair airlines
    Một chiếc máy bay Boeing 737 của Flair Airlines. Ảnh: Shutterstock.

    Theo CBC, chuyến bay của hãng hàng không Flair Airlines hành trình từ Toronto đến thành phố Saskatoon, Canada đã phải chuyển hướng đến thành phố Winnipeg hôm 17/7 vì "điều kiện thời tiết bất lợi" khiến máy bay không thể hạ cánh.

    Chia sẻ trên tờ Insider, Kim Gale, một hành khách trên chuyến bay số hiệu 8673 nói trên cho biết, viên phi công đã thông báo cho hành khách về điều kiện thời tiết cùng với chiều dài đường băng ở Saskatoon không thể cho phép máy bay hạ cánh.

    Do đó, chuyến bay của họ sẽ bị chậm 4 tiếng so với hành trình dự kiến từ Toronto dù trước đó đã bị hoãn suốt nhiều giờ đồng hồ.

    Theo Flightradar24, chuyên trang về theo dõi chuyển động các chuyến bay, chiếc máy bay đã ở trên không gần 4 giờ trước khi hạ cánh xuống Winnipeg. Saskatoon cách Toronto khoảng 2.414 km về phía Tây và cách Winnipeg khoảng 804 km.

    Gale cũng cho biết hành khách liên tục nhận được thông báo về những sự thay đổi trong hành trình của máy bay.

    “Hành khách lúc này đã trở nên giận dữ và có nhiều người la hét đòi rời khỏi máy bay. Một vài đứa trẻ đã bật khóc. Khung cảnh thật hỗn loạn.” Gale kể lại.

    "Tiếp viên sau đó thông báo rằng nhân viên an ninh đã được mời đến để đảm bảo trật tự. Sau đó, họ nói hành khách nếu yêu cầu có thể được phép rời khỏi máy bay nhưng phải tự chịu mọi khoản chi phí cho những hành trình tiếp theo." Gale cho biết thêm

    Gale cho biết hành lý ký gửi sẽ vẫn ở lại trên máy bay sau khi quyết định quay trở lại Toronto được tổ bay đưa ra.

    Chỉ với một chiếc túi xách tay, Kim Gale là một trong những hành khách đã lên máy bay ở Winnipeg. Cô ấy nói với Insider rằng cô ấy "rất muốn thoát khỏi chiếc máy bay đó", đồng thời cho biết cô đã trả 715 USD (17 triệu đồng) cho chuyến bay thay thế và 500 USD (11,8 triệu đồng) cho một khách sạn gần sân bay.

    Trong khi đó, hành khách có tên Carmen Szabo nói với CBC rằng đã cói khoảng 3/4 hành khách xuống máy bay ở Winnipeg nhưng cô và một số người khác vẫn quyết định ở lại trên máy bay để quay trở lại Toronto vì hãng hàng không không hỗ trợ gì cho họ.

    "Họ nói rằng sẽ không có thức ăn hoặc đồ uống để mua và cứ 10 giờ họ lại cung cấp nước một lần." Szabo nói với CBC.

    Nữ hành khách này cũng nói thêm rằng các tiếp viên hàng không đã phải lấy nước từ nhà vệ sinh của máy bay để cung cấp cho một số hành khách.

    David Appelbaum, một hành khách khác ở lại trên chuyến bay trở về Toronto, nói với Insider rằng hành khách chỉ được cung cấp phiếu ăn uống trị giá 10 USD sau tất cả những gì họ đã phải trải qua. Người này cũng cho biết, chuyến bay thay thế đến Saskatoon đã không khởi hành cho đến tận 3h sáng hôm sau.

    Theo CBC, hãng hàng không Flair Airlines đã từ chối bồi thường cho các hành khách về chi phí đi lại của họ, với lý do thời tiết bất lợi khiến máy bay không thể hạ cánh ở Saskatoon.

    Theo docbao

  • may bay noi bai 1

    Sau 16 năm bị "bỏ rơi" tại sân bay Nội Bài, chiếc máy bay Boeing 727-200 vẫn nằm chờ phương án xử lý từ Cục Hàng không và Bộ GTVT. Nhiều bộ phận, thiết bị của máy bay đã hư hỏng nặng.

    may bay noi bai 1

    Sau loạt chỉ đạo của Bộ GTVT và Cục Hàng không về việc sớm xử lý chiếc Boeing 727-200 bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài, phóng viên Dân trí có mặt để ghi nhận hiện trạng của máy bay.

    may bay noi bai 1

    So với thời điểm 2007, dòng chữ AIR DREAM trên thân máy bay đã phai bạc. Hình ảnh quốc kỳ Campuchia cũng không còn.

    may bay noi bai 1

    Dòng chữ Operated by R.K.A mang ý nghĩa chiếc máy bay được vận hành bởi R.K.A (có thể là viết tắt của Royal Khmer Airlines - PV).

    may bay noi bai 1

    Ngoài những hư hại về màu sơn, kết cấu khung và các bộ phận của máy bay cơ bản vẫn nguyên vẹn.

    may bay noi bai 1

    Phần càng sau của máy bay với bánh lốp đã bị xịt.

    may bay noi bai 1

    Ong làm tổ bên trong động cơ phản lực của máy bay.

    may bay noi bai 1

    Đèn máy bay tại vị trí khớp nối giữa cánh và thân.

    may bay noi bai 1

    Dòng Boeing 727 không có động cơ gắn ở cánh máy bay. Thay vào đó, cụm 3 động cơ được gắn ở phần đuôi.

    may bay noi bai 1

    Dòng chữ "www.airsmithinc.com" đã ở trên máy bay từ thời điểm hạ cánh xuống Nội Bài. Qua tra cứu trên Internet, tên miền này không còn tồn tại.

    may bay noi bai 1

    Trang thiết bị bên trong buồng lái của phi công.

    may bay noi bai 1

    Do không thể mở cửa máy bay, những hình ảnh bên trong chỉ có thể được ghi nhận qua ô cửa kính mờ đục.

     may bay noi bai 1

    Trước tình trạng chiếc máy bay 16 năm nằm phơi nắng mưa ở Nội Bài, Bộ GTVT đang đôn đốc Cục Hàng không sớm tổ chức bán đấu giá hoặc bàn giao chiếc máy bay này cho cơ quan, đơn vị đủ điều kiện.

    Máy bay Boeing 727-200 mang số hiệu XU-RKJ từng thuộc sở hữu của hãng hàng không Royal Khmer Airlines (Campuchia). Sau một lần hạ cánh tại Nội Bài, máy bay gặp sự cố kỹ thuật và phải đỗ tại sân bay từ ngày 1/5/2007.

    Ủy ban Nhà nước về hàng không dân dụng của Campuchia thông báo giấy phép khai thác của Royal Khmer Airlines đã bị thu hồi, đồng nghĩa chiếc máy bay này đã bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia. Nhà chức trách nước bạn đề nghị Cục Hàng không Việt Nam xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

    Suốt 16 năm qua, Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa triển khai được phương án xử lý máy bay bị bỏ rơi này. Trong bối cảnh diện tích đỗ máy bay ngày càng chật chội, đơn vị quản lý sân bay Nội Bài đã phải di dời máy bay ra khu vực bãi cỏ phía đông, tránh ảnh hưởng đến an ninh, an toàn.

    Theo Dân Trí

  • Hành khách đã bất tỉnh khi chờ máy bay cất cánh trong điều kiện nóng bức 44 độ C, không có điều hòa.

    Vụ việc xảy ra với hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Delta Airlines từ Las Vegas tới Atlanta (Mỹ) vào lúc 13h15 ngày 17/7/2023 (giờ địa phương). Máy bay đang chuẩn bị cất cánh tại sân bay quốc tế Harry Reid. Trong suốt thời gian chờ đợi, nhiều người đã ngất xỉu, khó chịu trong điều kiện nóng bức và không có điều hoà.

    may bay khong dieu hoa 1
    Khung cảnh bên trong máy bay.

    Cảnh hỗn loạn diễn ra bên trong chiếc máy bay. Một số hành khách bị bất tỉnh, một số hoảng loạn, mất kiểm soát đi vệ sinh tại chỗ. Các em bé la hét khi phải ngồi yên chờ đợi. Các tiếp viên hàng không bận rộn, chạy lên chạy xuống dọc lối đi với bình dưỡng khí.

    Krista Garvin, người có mặt trên chuyến bay cho biết, ít nhất 5 người được đưa ra khỏi máy bay bằng cáng. Phi công đã hướng dẫn hành khách "nhấn nút gọi nếu cảm thấy khó chịu, cần trợ giúp y tế khẩn cấp". Một tiếp viên đeo mặt nạ dưỡng khí được đưa ra ngoài bằng cáng, theo Fox news.

    Hành khách có thể xuống máy bay nhưng nếu rời đi, họ sẽ mất thêm nhiều ngày nữa mới có chuyến bay khác đến Atlanta.

    may bay khong dieu hoa 1
    Ít nhất 5 hành khách, 1 tiếp viên hàng không được đưa ra ngoài bằng cáng.

    Garvin cho biết nhiều hành khách đã chọn ở lại máy bay, nhưng nhiệt độ tăng, bên trong khá nóng. Theo Dịch vụ thời tiết quốc gia, nhiệt độ lúc đó khoảng gần 44 độ C.

    Sau khoảng 4 giờ đồng hồ, các hành khách đã được đưa trở lại nhà ga sân bay. Họ được thông báo rằng tiếp viên hàng không đã bị ốm và chuyến bay không thể cất cánh.

    Giờ khởi hành chuyển sang lúc 7h sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, chuyến bay lại tiếp tục bị huỷ một lần nữa.

    Một đại diện sân bay nói rằng họ không biết về vụ việc, trong khi các quan chức của hãng hàng không Delta cho biết họ đang điều tra. Khách hàng cũng đã nhận được lời xin lỗi và bồi thường.

    "Chúng tôi xin lỗi vì trải nghiệm mà khách hàng gặp phải trên chuyến bay 555 từ Las Vegas đến Atlanta ngày 17/7, dẫn đến việc chuyến bay bị hủy. Chúng tôi đang xem xét các tình huống dẫn đến việc nhiệt độ tăng cao trong khoang máy bay. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của nhân viên và những người phản ứng đầu tiên tại sân bay", đại diện hãng hàng không cho biết.

    Theo Vietnamnet

  • Máy bay của Vietnam Airlines đang thực hiện chuyến bay trở về Tp.HCM từ Vương quốc Anh đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Dubai để cấp cứu cho một hành khách.

    Chuyến bay số hiệu VN50 của Vietnam Airlines khởi hành từ sân bay Heathrow (Anh) đi Tp.HCM lúc 17h00 (giờ Anh) ngày 15/7/2023 đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất) sau 7 tiếng 17 phút bay để cấp cứu hành khách.

    Cụ thể, khi phát hiện hành khách V.A ngồi ghế 19C (36 tuổi, quốc tịch Pháp) gặp vấn đề về sức khỏe, phi hành đoàn đã kêu gọi hỗ trợ của một bác sĩ tình nguyện trên chuyến bay và tiến hành các thao tác cấp cứu nhưng tình trạng sức khỏe hành khách không được cải thiện.

    Phi hành đoàn đã lập tức thông báo, trao đổi trực tiếp với trung tâm điều hành khai thác của Vietnam Airlines qua hệ thống liên lạc trên máy bay và quyết định phải hạ cánh xuống sân bay gần nhất là sân bay Dubai lúc 8h55 ngày 16/7 (giờ Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất) để cấp cứu, đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách V.A.

    vietnam airlines title photo
    Chuyến bay số hiệu VN50 của Vietnam Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Dubai để cấp cứu hành khách.

    Do sân bay Dubai không phải điểm đến thường lệ nên hãng không có nhân sự đại diện tại đây. Để nhanh chóng hỗ trợ hành khách và người thân xin visa, làm thủ tục nhập cảnh, Vietnam Airlines đã liên hệ, phối hợp chặt chẽ với bộ phận mặt đất, y tế của sân bay Dubai đón nhận, cử nhân viên cùng hành khách và người thân đi cấp cứu kịp thời tới bệnh viện tại Dubai.

    Hiện tại, sức khỏe của hành khách đã ổn định, được bệnh viện và người nhà chăm sóc. Đại diện hãng hiện đang giữ liên lạc thường xuyên để thăm hỏi, cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe và tiếp tục trợ giúp hành khách khi cần thiết.

    Sau khi hành khách được đưa đi cấp cứu, chuyến bay số hiệu VN50 đã được tiếp thêm nhiên liệu và cất cánh tiếp tục hành trình về TP HCM theo kế hoạch ban đầu. Chuyến bay này đã hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 17h43, chậm 5 tiếng 13 phút so với kế hoạch.

    Được biết đây không phải là lần đầu tiên Vietnam Airlines quyết định thay đổi kế hoạch khai thác chuyến bay vì lý do sức khỏe của hành khách. Trước đó, Hãng cũng đã tiến hành hoãn chuyến bay hoặc hạ cánh khẩn cấp nhiều lần đối với các trường hợp hành khách gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ, cần sự trợ giúp kịp thời.

    Theo Người Đưa Tin

  • Nghiệp đoàn Unite cho biết khoảng 950 nhân viên, gồm nhân viên mặt đất, nhân viên phụ trách hành lý và nhân viên soát vé sẽ đình công đòi tăng lương từ ngày 28/7 đến ngày 1/8 và từ ngày 4-8/8.

    san bay gatwick dinh cong
    Máy bay của British Airways và Easyjet đậu tại Sân bay Gatwick, ở Crawley, Anh, ngày 25 tháng 8 năm 2021. (Nguồn: Reuters)

    Theo hãng tin Reuters, nhân viên tại sân bay Gatwick, sân bay lớn thứ hai của Anh, sẽ đình công trong 8 ngày vào cuối tháng Bảy và đầu tháng Tám.

    Điều này có nguy cơ khiến nhiều chuyến bay bị hủy và gây khó khăn cho hàng nghìn hành khách vào kỳ nghỉ Hè - giai đoạn nhộn nhịp nhất của sân bay.

    Nghiệp đoàn Unite cho biết khoảng 950 nhân viên, gồm nhân viên mặt đất, nhân viên phụ trách hành lý và nhân viên soát vé sẽ đình công đòi tăng lương từ ngày 28/7 đến ngày 1/8 và từ ngày 4/8 đến ngày 8/8.

    Nghiệp đoàn nhấn mạnh do quy mô của cuộc đình công, tình trạng gián đoạn, chậm trễ và hủy chuyến là không thể tránh được tại sân bay.

    Trước tình hình này, sân bay Gatwick thông báo sẽ hỗ trợ các hãng hàng không với kế hoạch dự phòng để đảm bảo các chuyến bay hoạt động như kế hoạch.

    Sân bay Gatwick cách thủ đô London khoảng 30km về phía Nam, là nơi xuất phát của các chuyến bay đến các bãi biển miền Nam châu Âu.

    Các hãng hàng không easyJet, TUI và British Airways vận hành hàng trăm chuyến bay qua Gatwick mỗi ngày.

    Do lo ngại các vấn đề kiểm soát giao thông hàng không sẽ tác động đến lịch bay, EasyJet đã hủy 2% số chuyến bay dự kiến cho mùa Hè, chủ yếu từ Gatwick.

    Theo TTXVN

  • Chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Scotland đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp, sau khi nam hành khách cố ý mở cửa thoát hiểm giữa không trung.

    Theo trang web Flightradar24, hôm 2/7, chiếc Boeing 737 của hãng hàng không giá rẻ Anh Jet2 đã thực hiện được một giờ bay trong hành trình kéo dài 5 tiếng từ khu du lịch nổi tiếng Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tuy nhiên, máy bay đã buộc phải chuyển hướng đến Sân bay Sofia của Bulgaria. Nguyên nhân là do một người đàn ông đã cố ý mở cửa thoát hiểm trong lúc máy bay đang ở giữa không trung, khiến nhiều hành khách lao vào ngăn cản và khống chế. 

    say xin tren may bay
    Hành khách gây rối bị cảnh sát còng tay dẫn giải xuống máy bay. Ảnh: Daily Mail

    Tờ Daily Mail đưa tin, một hành khách có mặt trên chuyến bay chia sẻ người đàn ông cố ý mở cửa máy bay đã "say khướt", và "có vẻ như anh ta thức dậy và không biết mình đang ở đâu hay bất cứ chuyện gì xung quanh". 

    "Tôi nhận ra điều bất ổn đang xảy ra, khi mọi người bắt đầu la hét. Tôi lo sợ cho mạng sống của các con, và sự an toàn của mọi người trên máy bay", người này nói thêm.

    Phi hành đoàn sau đó quyết định cho máy bay quay đầu để hạ cánh khẩn cấp. Cảnh sát Bulgaria đã có mặt tại Sân bay Sofia để bắt giữ nam hành khách. 

    Một đoạn video được công bố cho thấy, nhiều hành khách hét vào mặt nghi phạm khi đối tượng bị áp giải xuống máy bay trong tình trạng bị còng tay. 

    Chuyến bay sau đó tiếp tục hành trình, và cuối cùng hạ cánh xuống thành phố Glasgow của Scotland sau khi bị trễ gần 2 tiếng so với lịch bay ban đầu. 

    "Chuyến bay LS124 từ Bodrum đến Glasgow đã chuyển hướng đến Sân bay Sofia vào ban đêm để cảnh sát bắt giữ một hành khách gây rối. Sau thời gian ngắn trì hoãn, chuyến bay đã tiếp tục đến Glasgow. Chúng tôi muốn gửi xin lỗi tới tất cả khách hàng bị ảnh hưởng vì sự cố ", phát ngôn viên của hãng hàng không Jet2 chia sẻ.

    Theo Vietnamnet

  • Lo ngại về những thách thức đối với việc kiểm soát giao thông hàng không trên toàn châu Âu, hãng hàng không EasyJet của Anh đã quyết định giảm 2% số chuyến bay mùa Hè được lên lịch trình, ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại của 180.000 hành khách.

    Trong thông báo ngày 10/7, EasyJet nhấn mạnh động thái trên có thể giúp tránh được tình trạng hủy chuyến vào giờ chót - điều gây tốn kém và bất tiện hơn cho các hành khách. Hãng hàng không lớn nhất nước Anh tính theo số lượng hành khách khẳng định có nhiều phi hành đoàn và phi công, song do quan ngại vấn đề giao thông hàng không, nên hãng quyết định hủy 1.700 chuyến bay trong tổng số 90.000 chuyến đã lên lịch trình bay trong thời gian còn lại của tháng 7 này và tháng 8 tới.

    easyjet huy chuyen bay

    Hầu hết số chuyến bị hủy dự kiến cất cánh từ "đại bản doanh" của EasyJet ở sân bay Gatwick tại thủ đô London. EasyJet đã gửi lời xin lỗi các hành khách vì sự bất tiện này, đồng thời cho biết 95% khách hàng bị ảnh hưởng đã đặt lại vé để đổi sang chuyến bay khác.    

    Ngành du lịch đang cảnh giác cao trước nguy cơ gián đoạn giao thông hàng không trong Hè này, đề phòng lặp lại kịch bản như trong mùa cao điểm du lịch năm ngoái ở châu Âu. Vào thời điểm đó, các sân bay hỗn loạn do nhiều chuyến bay bị hủy vì không có đủ nhân viên phục vụ lượng khách hàng tăng mạnh sau đại dịch COVID-19. 

    Theo cảnh báo của Cơ quan quản lý không phận châu Âu Eurocontrol, vấn đề kiểm soát không lưu có thể là điểm yếu trong mùa Hè này. Không phận châu Âu bị hạn chế một phần do cuộc xung đột tại Ukraine. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu nhân sự tại một số đài kiểm soát không lưu và nhiều hoạt động đình công trong ngành hàng không đang gây tình trạng gián đoạn tại nhiều sân bay, từ đó làm gia tăng khả năng hủy chuyến.

    Bài liên quan: EasyJet mời 19 hành khách xuống vì máy bay "quá nặng" không cất cánh nổi

    Chuyến bay theo lịch sẽ khởi hành từ Sân bay Arrecife ở đảo Lanzarote (thuộc quần đảo Canary Islands) đến Sân bay John Lennon ở Liverpool. Nhưng nó bị hoãn vì trọng lượng quá tải của máy bay và thời tiết đặc biệt xấu. 

    Ban đầu, chuyến bay được dự kiến khởi hành vào lúc 9h45 tối ngày 5 tháng 7/2023, nhưng mãi đến 11h30 đêm mới cất cánh. 

    Một đoạn clip quay trên máy bay cho thấy phi hành đoàn đã gửi đi một thông báo cho hành khách trên khoang. Trong đoạn clip, cơ trưởng thông báo rằng máy bay quá nặng do mật độ hành khách quá dày.

    Nội dung cơ trưởng nói như sau: "Cảm ơn quý khách đã lên máy bay hôm nay. Nhưng các bạn quá đông khiến máy bay bị quá tải. Máy bay quá tải kết hợp với đường băng ngắn và thời tiết xấu ở Lanzarote, khiến cho máy bay trở nên nặng nề không thể cất cánh. Ngồi kế bên tôi là một sĩ quan cấp cao và chúng tôi đã từng trải qua chuyện này rồi".

    hanh khach easyjet
    Hành khách được yêu cầu tự nguyện rời khỏi máy bay. Ảnh: Liverpool Echo

    "Vì sự an toàn của chúng ta, trong điều kiện gió lớn như thế này, chúng ta không thể nào cất cánh được. Chắc chắn bây giờ quý khách đang thắc mắc là tôi đang tính làm gì. Tôi đã nói chuyện với ban điều hành và kết luận rằng, chỉ có một cách duy nhất để xử lý một chiếc bay quá tải đó là làm cho nó nhẹ đi".

    "Nếu có thể, tôi xin mời khoảng 20 hành khách tự nguyện không bay đến Liverpool vào tối nay. Nếu ai xung phong rời khỏi máy bay, chúng tôi sẽ có thưởng cho các bạn. easyJet nói rằng họ sẽ bồi thường lên tới €500 cho những hành khách chấp nhận không bay vào tối nay". 

    Trong đoạn clip, nhiều hành khách lầm bầm "Tôi muốn về tối nay", họ lắc đầu nguầy nguậy. Chuyến bay đã bị hoãn vì thời tiết xấu ở Lanzarote, nhân viên easyJet cho biết.

    Chuyến bay mãi tới 3h sáng hôm sau mới đáp xuống Sân bay John Lennon. Người phát ngôn của easyJet cho biết: "easyJet xác nhận có 19 hành khách trên chuyến bay EZY3364 từ Lanzarote đến Liverpool đã tự nguyện bay vào chuyến sau do máy bay vượt ngưỡng trọng lượng cho phép trong điều kiện thời tiết xấu".

    "Đây là một quyết định bình thường trong hoàn cảnh này, và giới hạn về trọng lượng là điều mà các hãng bay phải tuân thủ vì lý do an toàn. Trong trường hợp máy bay vượt trọng lượng cho phép, chúng tôi sẽ mời hành khách tự nguyện chuyển sang chuyến sau mà không mất phí. Người tự nguyện cũng được bời thường theo luật".

    "Sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn luôn là ưu tiên hàng đầu của easyJet".

    Theo Baotintuc

  • 9 năm trước, một vụ máy bay mất tích đã làm chấn động thế giới. Điều kỳ lạ là bí ẩn đó đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

    di may bay thuong xuyen 1

    Thảm kịch chưa có lời giải

    9 năm trước, chiếc máy bay MH370 cất cánh trong một đêm trăng sáng sau đó đã bay về “cõi vô định”. Tại một vị trí chưa xác định trên biển, chuyến bay dài qua đêm khởi hành từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh đã biến mất khỏi màn hình radar. Không ai được gặp lại 239 hành khách và phi hành đoàn thêm lần nào nữa.

    Những suy đoán thông thường cho rằng phi công đã cho máy bay lao xuống một khu vực xa xôi ở nam Ấn Độ Dương. Nhưng nhiều khía cạnh quan trọng của vụ án vẫn chưa được lý giải, bao gồm cả vị trí cuối cùng của chiếc máy bay. Các cơ quan tìm kiếm bấy lâu nay đã từ bỏ việc xác định chuyện đã xảy ra. MH370 là một trường hợp bí ẩn.

    di may bay thuong xuyen 1
    Ảnh: Netflix

    Tuy nhiên, tính cấp thiết của việc lý giải bí ẩn đó thì vẫn còn. Thật đáng lo ngại khi một chiếc máy bay tối tân lại có thể biến mất hoàn toàn không dấu tích. Điều đáng lo hơn là các nhà chức trách, những người nhận hàng trăm triệu USD hỗ trợ, lại không thể xác định được vị trí của chiếc máy bay dài 61 m.

    Nhà báo Jeff Wise là người theo dõi vụ việc ngay từ đầu. Ông đã nghiên cứu sâu nhiều bằng chứng cho một cuốn sách. Ông cũng làm việc với nhà sản xuất của loạt phim tài liệu Netflix mới ra mắt. Ông hy vọng, mặc dù thời gian trôi qua khiến công chúng quên dần vụ việc, những nghiên cứu mới có thể xua bớt màn sương mù xung quanh bí ẩn và cho mọi người cơ hội xem xét nhiều bằng chứng rõ ràng hơn.

    Vụ việc không đi vào ngõ cụt, MH370 vẫn còn nhiều đầu mối đáng để điều tra.

    di may bay thuong xuyen 1
    Nguồn: Airline Ratings

    Cú quay đầu kỳ lạ

    Mọi chuyện vẫn bình thường khi máy bay cất cánh từ Kuala Lumpur. Sau 40 phút, máy bay biến mất khỏi màn hình của trung tâm kiểm soát không lưu. Nhưng trên radar quân sự, chiếc máy bay quay đầu và bay về phía Ấn Độ. Ba phút sau sau khi biến mất khỏi radar, hệ thống vệ tinh thông tin (satcom) bật trở lại. Trong 6 tiếng tiếp theo, satcom liên tục phát ra tín hiệu cung cấp cho các nhà điều tra những gợi ý mơ hồ về quỹ đạo của máy bay.

    Nhiều tuần sau, chính phủ Australia mới thông báo với công chúng rằng các nhà khoa học đã giải được đáp án từ những tín hiệu đường truyền đó và tìm được nơi “an nghỉ” của chiếc máy bay ở vùng biển phía nam. Tuy nhiên, sau nhiều năm tìm kiếm, họ không tìm thấy dấu vết của thân máy bay dưới đáy biển. Trong những báo cáo cuối cùng, họ đã ghi rằng sự kiện này là điều “hoang đường”.

    Vậy chiếc máy bay ở đâu?

    Đối với nhiều người, việc không tìm được chiếc máy bay không có gì là lạ. Vì đại dương vô cùng rộng lớn. Nhưng thất bại của những người tìm kiếm đã gây ra nhiều trở ngại.

    Đối với nhà báo Jeff Wise, phần kỳ lạ nhất trong bí ẩn này là satcom đã được bật trở lại. Ông chưa từng gặp một phi công lái máy bay Boeing 777 nào từng nghe nói về chiếc hộp có tên là Thiết bị Dữ liệu Vệ tinh (Satellite Data Unit - SDU). Hóa ra, quy trình tắt và bật lại SDU không có trong danh sách kiểm tra khẩn cấp của phi công.

    Cho dù điều gì xảy ra với chiếc máy bay mang số hiệu MH370 thì đều là điều kỳ lạ. Khi Jeff Wise cố gắng tìm hiểu những điểm bất thường của vụ án trong những tháng đầu sau khi máy bay mất tích, ông nhận ra rằng có một số chi tiết bất thường về hệ thống điện của máy bay.

    Nếu không tặc can thiệp vào SDU để tạo tín hiệu giả, máy bay có thể không đi về phía nam mà là về phía bắc tới Kazakhstan. Nhưng sau đó, ông phải thừa nhận rằng giả thuyết của ông là hoang đường.

    di may bay thuong xuyen 1
    Một cảnh trong loạt phim tài liệu về máy bay MH370 của Netflix.

    Những gì công chúng có thể làm

    Công chúng vẫn có thể thực hiện một số việc tích cực để giải mã vụ việc. Bước đầu là thúc giục chính phủ Australia mở lại cuộc điều tra và đưa ra đánh giá nghiêm túc. Thứ hai là kêu gọi chính phủ Malaysia công bố những bằng chứng mà họ có về hướng đi cuối cùng của chiếc máy bay.

    Nhà báo Jeff Wise hy vọng loạt phim tài liệu mới của Netflix sẽ làm sáng tỏ một số lỗ hổng và hé lộ những khả năng tìm hiểu sự thật.

    MH370 không phải là một chiếc máy bay trong truyền thuyết. Nó có thật và khoa học có thể tìm ra nó.

    Nhịp sống Thị trường (theo Guardian, Intelligencer)

  • Hơn bốn thập kỷ sau, đây vẫn là vụ tai nạn thảm khốc nhất lịch sử ngành hàng không, khiến 583 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương và hàng nghìn người bị chấn thương tâm lý suốt đời.

    Sau vài giờ bị trì hoãn, hành khách trên chiếc máy bay Pan Am 1736 cuối cùng cũng chuẩn bị được cất cánh. Chỉ vài phút nữa là họ sẽ có chuyến du ngoạn đáng mong đợi trên biển Địa Trung Hải.

    Chiếc máy bay Pan Am đang từ từ di chuyển xuống đường bằng duy nhất của sân bay Tenerife thì hành khách đột ngột thấy chiếc máy bay rẽ hướng sang trái. Tưởng rằng vô tình đi lệch khỏi đường, hoá ra khi ấy ở khoang lái, cơ trưởng Victor Grubbs và cơ phó Robert Bragg đang cố gắng hết sức để lái máy bay rẽ ngang.

    Họ đã thấy điều kinh hoàng xuất hiện trước mắt. Một chiếc máy bay KLM 747 đang lao thẳng xuống đường băng từ phía đối diện. Cơ trưởng Grubbs và phi hành đoàn cố gắng hết sức để tránh đường, cho dù phải lao ra bãi cỏ.

    Nhưng họ đã không làm được.

    Ngày 27/3/1977, vào lúc 5h06 chiều theo giờ địa phương, chiếc Pan Am 1736 và KLM 4805 đã va chạm mạnh trên đường băng của Sân bay Los Rodeos ở Quần đảo Canary. Hơn bốn thập kỷ sau, đây vẫn là vụ tai nạn thảm khốc nhất lịch sử ngành hàng không, khiến 583 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương và hàng nghìn người bị chấn thương tâm lý suốt đời.

    thay doi nganh hang khong 1
    Một bức ảnh được chụp ngay trước vụ tai nạn cho thấy chiếc Pan Am 1736 đỗ ngay sau chiếc KLM 4805. Ảnh: HistoryNet

    Làm thế nào mà vụ va chạm giữa hai chiếc 747 tưởng như hy hữu lại có thể xảy ra?

    Trong suốt những năm sau này, phần lớn dư luận đổ lỗi cho cơ trưởng Jacob van Zanten của chiếc KLM. Nhưng đằng sau, hàng loạt sai lầm và sự trùng hợp đáng kinh ngạc đã dẫn đến thảm hoạ này.

    Ban đầu, hai chiếc máy bay đều không có lịch trình đến Tenerife, chứ chưa nói đến trên cùng một đường băng trong cùng một thời điểm. Cả hai đều chở hành khách đến nghỉ tại Đảo Grand Canary. Nhưng trước khi hai chiếc 747 hạ cánh xuống đảo, một nhóm khủng bố đã đánh bom nhà ga sân bay Las Palmas của Grand Canary. Vì thế, tất cả các chuyến bay đến đảo đều bị hoãn và chuyển hướng đến Tenerife gần đó.

    Để giết thời gian, cơ trưởng Grubbs đã cho 380 hành khách trên chiếc Pan Am tham quan buồng lái của chiếc 747. Theo đoạn ghi âm được phục hồi sau tai nạn, ông Grubbs không hiểu vì sao họ phải hạ cánh, trong khi máy bay có thể duy trì trên không vì còn nhiều nhiên liệu. Đây cũng được coi là một sự trùng hợp, vì nếu Pan Am tiếp tục bay, tai nạn đã không xảy ra.

    Trong khi đó, 234 hành khách trên chiếc KLM rời máy bay và xuống nhà ga Tenerife. Cơ trưởng Van Zanten quyết định tiếp nhiên liệu cho máy bay. Nhưng trớ trêu thay, ngay khi bắt đầu đổ nhiên liệu thì sân bay hoạt động trở lại. Chiếc KLM đành nằm im chờ. Nhưng chiếc Pan Am lại đỗ ngay phía sau máy bay KLM. Vì kích cỡ quá lớn, nó không thể vượt lên để cất cánh trước.

    Chiếc KLM lúc này có thêm nhiên liệu nên nặng hơn, cần chạy đường băng dài hơn để cất cánh. Thảm hoạ lúc này chỉ còn cách vài phút.

    Trong khi đó, sương mù bắt đầu dày đặc, tầm nhìn giảm xuống nhanh chóng.

    thay doi nganh hang khong 1

    Trước 5h chiều, trung tâm điều khiển cho phép KLM khởi động động cơ và đi vào đường băng. Vì lỗi kỹ thuật trong liên lạc giữa các phi hành đoàn và trung tâm điều khiển, chiếc Pan Am đã bỏ lỡ lối ra, còn chiếc KLM quay đầu 180 độ chạy trên chính đường băng có chiếc Pan Am đang di chuyển. Và sân bay này không có radar mặt đất.

    “Chuẩn bị cất cánh. Tôi sẽ gọi cho anh”, giọng nói bên phía trạm kiểm soát trở thành câu nói bị hiểu lầm tai hại nhất lịch sử ngành hàng không. Cơ trưởng Van Zanten chỉ nghe thấy mỗi từ “cất cánh”. Khi KLM tăng tốc, cơ phó Schreuder có hỏi lại: “Pan Am còn trên đường băng không?” nhưng Van Zanten đã không nghe rõ những giây phút quý giá cuối cùng.

    Điều kinh hoàng đã xảy ra khi chiếc máy bay Pan Am bất ngờ xuất hiện sau màn sương mù. Van Zanten cố gắng hết sức để máy bay cất cánh lên không trung nhưng bất thành. Đuôi máy bay đã cà thành rãnh sâu 20 m trên đường băng. Vụ va chạm khiến toàn bộ hành khách trên máy bay KLM 4805 và hầu hết người trên Pan Am 1736 thiệt mạng.

    thay doi nganh hang khong 1
    Đống đổ nát của Pan Am 1736 nằm rải rác trên đường băng Los Rodeos. Ảnh: PA/Getty Images

    Khung cảnh bên ngoài máy bay vô cùng hỗn loạn, ngọn lửa cuồn cuộn và những cột khói đen khổng lồ bốc lên từ chiếc máy bay Pan Am. Đống đổ nát của KLM 4805 chìm trong biển lửa cách đường băng 365 m. Mặc thương tích của bản thân, phi hành đoàn của Pan Am và bốn thành viên khoang lái còn sống sót đã cố gắng hết sức để hướng dẫn những hành khách còn sống đến nơi an toàn.

    Trong những năm sau vụ tai nạn ở Tenerife, chính quyền của hòn đảo đã hoàn thành một sân bay mới có radar mặt đất. Cũng từ sau thảm hoạ Tenerife, ngành hàng không quốc tế đã thay đổi mãi mãi để ngăn chặn một thảm hoạ khác tương tự.

    CafeF (theo HistoryNet)

  • Chuyến bay dự kiến khởi hành vào lúc 9h45 tối ngày 5 tháng 7/2023 nhưng đến 11h30 đêm mới có thể cất cánh. 19 hành khách đã buộc phải rời khỏi máy bay vì máy bay quá nặng không thể cất cánh. 

    Chuyến bay theo lịch sẽ khởi hành từ Sân bay Arrecife ở đảo Lanzarote (thuộc quần đảo Canary Islands) đến Sân bay John Lennon ở Liverpool. Nhưng nó bị hoãn vì trọng lượng quá tải của máy bay và thời tiết đặc biệt xấu. 

    Ban đầu, chuyến bay được dự kiến khởi hành vào lúc 9h45 tối ngày 5 tháng 7/2023, nhưng mãi đến 11h30 đêm mới cất cánh. 

    Một đoạn clip quay trên máy bay cho thấy phi hành đoàn đã gửi đi một thông báo cho hành khách trên khoang. Trong đoạn clip, cơ trưởng thông báo rằng máy bay quá nặng do mật độ hành khách quá dày.

    Nội dung cơ trưởng nói như sau: "Cảm ơn quý khách đã lên máy bay hôm nay. Nhưng các bạn quá đông khiến máy bay bị quá tải. Máy bay quá tải kết hợp với đường băng ngắn và thời tiết xấu ở Lanzarote, khiến cho máy bay trở nên nặng nề không thể cất cánh. Ngồi kế bên tôi là một sĩ quan cấp cao và chúng tôi đã từng trải qua chuyện này rồi".

    hanh khach easyjet
    Hành khách được yêu cầu tự nguyện rời khỏi máy bay. Ảnh: Liverpool Echo

    "Vì sự an toàn của chúng ta, trong điều kiện gió lớn như thế này, chúng ta không thể nào cất cánh được. Chắc chắn bây giờ quý khách đang thắc mắc là tôi đang tính làm gì. Tôi đã nói chuyện với ban điều hành và kết luận rằng, chỉ có một cách duy nhất để xử lý một chiếc bay quá tải đó là làm cho nó nhẹ đi".

    "Nếu có thể, tôi xin mời khoảng 20 hành khách tự nguyện không bay đến Liverpool vào tối nay. Nếu ai xung phong rời khỏi máy bay, chúng tôi sẽ có thưởng cho các bạn. easyJet nói rằng họ sẽ bồi thường lên tới €500 cho những hành khách chấp nhận không bay vào tối nay". 

    Trong đoạn clip, nhiều hành khách lầm bầm "Tôi muốn về tối nay", họ lắc đầu nguầy nguậy. Chuyến bay đã bị hoãn vì thời tiết xấu ở Lanzarote, nhân viên easyJet cho biết.

    Chuyến bay mãi tới 3h sáng hôm sau mới đáp xuống Sân bay John Lennon. Người phát ngôn của easyJet cho biết: "easyJet xác nhận có 19 hành khách trên chuyến bay EZY3364 từ Lanzarote đến Liverpool đã tự nguyện bay vào chuyến sau do máy bay vượt ngưỡng trọng lượng cho phép trong điều kiện thời tiết xấu".

    "Đây là một quyết định bình thường trong hoàn cảnh này, và giới hạn về trọng lượng là điều mà các hãng bay phải tuân thủ vì lý do an toàn. Trong trường hợp máy bay vượt trọng lượng cho phép, chúng tôi sẽ mời hành khách tự nguyện chuyển sang chuyến sau mà không mất phí. Người tự nguyện cũng được bời thường theo luật".

    "Sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn luôn là ưu tiên hàng đầu của easyJet".

    Viethome (theo BirminghamLive)

  • Một hành khách của hãng hàng không Air France (Pháp) tá hoả khi phát hiện tấm thảm đẫm máu trên máy bay của hãng này.

    Đài NDTV ngày 3-7 đưa tin ông Habib Battah đã kể lại phát hiện về tấm thảm thấm máu trên mạng xã hội Twitter. Cụ thể, khi bắt chuyến bay từ Paris - Pháp đến Toronto - Canada, Battah bất chợt nhìn thấy tấm thảm khiến ông hoảng sợ.

    "Tôi từng nhìn thấy một vài thứ đáng sợ trong đời nhưng tấm thảm thấm máu khủng khiếp trên chiếc máy bay @airfrance của tôi ngày hôm qua là một cấp độ khác! Một giờ sau chuyến bay xuyên Đại Tây Dương từ Paris đến Toronto, tôi cứ ngửi thấy mùi gì đó ghê tởm nhưng không thể không tìm ra" - ông Battah viết.

    Ông Battah sau đó phải di dời đồ đạc của mình, đồng thời chia sẻ hình ảnh và video rửa sạch những món đồ dính máu.

    may bay air france
    Ông Habib Battah đã kể lại phát hiện về tấm thảm đẫm máu trên mạng xã hội Twitter. Ảnh: Twitter

    Trong một đoạn tweet tiếp theo, ông Battah giải thích mình nhìn thấy một vết bẩn trên sàn và nó phát ra mùi hôi. Ông đã liên hệ với nhân viên hãng hàng không để được hỗ trợ và nhận được một ít khăn lau. Ông nhanh chóng nhận ra vết bẩn đó là máu.

    "Tôi lấy chiếc ba lô của mình từ dưới ghế ngồi ra và dây đeo cũng dính đầy máu. Tôi đã quỳ và lau trong nửa giờ. Nhân viên (Air France) đưa cho tôi găng tay và nhiều khăn lau hơn. Sau đó, họ tình cờ ghi nhận một hành khách bị xuất huyết trên chuyến bay trước chuyến bay của chúng tôi" - ông Battah cho biết thêm.

    Air France đã phản hồi về thông tin trên: "Xin chào @habib_b, vấn đề cụ thể này đang được xem xét và chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể. Một lần nữa, chúng tôi xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện nào đã gây ra. Cảm ơn bạn!".

    Những đoạn tweet của ông Battah nhận được rất nhiều chú ý trên mạng, trong đó nhiều phản hồi không hài lòng với cách giữ vệ sinh cũng như xử lý vụ việc của hãng hàng không Pháp.

    Theo Người Lao Động

  • Một hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không British Airways (Anh) đã đập vỡ chai thủy tinh và đâm một hành khách khác.

    Theo Daily Mail ngày 5-7-2023, vụ việc xảy ra vào đầu tuần này. Một đoạn video quay lại cảnh hỗn loạn trên chuyến bay BA2159 từ sân bay quốc tế London Gatwick của Anh đến Saint Lucia - quốc gia vùng Caribe.

    Hai hành khách cãi vã, khiến một trong hai người tức giận đập vỡ chai thủy tinh để đâm người kia. Báo St. Lucia Times đưa tin hành khách này xông vào khu vực chuẩn bị thực phẩm và chộp lấy cái chai thủy tinh đập vỡ. Người bị đâm có một vết thương và bị chảy máu. Một hành khách lao vào can ngăn cũng bị thương sau vụ việc.

    au da tren may bay 1
    Một hành khách bị thương

    Khi ấy, các phi công không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đưa máy bay đến sân bay quốc tế Hewanorra ở Vieux Fort - Saint Lucia.

    Nhân chứng Nichola Pierre kể: "Tôi lên máy bay, thấy những người đó say xỉn và cãi vã... Rất may, tình huống căng thẳng đã được giải quyết nhanh chóng".

    Một nguồn tin nói với The Sun: "Đó là một trải nghiệm thực sự đáng sợ đối với các hành khách trên máy bay. Đột nhiên có máu trong cabin. Không ai biết điều đó sẽ khủng khiếp như thế nào. Mọi chuyện có thể đã trở nên tồi tệ hơn...".

    au da tren may bay 1
    Phát ngôn viên cảnh sát Saint. Lucia nói rằng họ đang điều tra vụ việc. Ảnh: The Scottish Sun

    Một nhân chứng khác kể hai người đàn ông kể trên cãi vã ngay sau khi máy bay rời sân bay Gatwick. Tranh cãi nhanh chóng chuyển thành xô đẩy trước khi biến thành hỗn loạn.

    Sau khi máy bay hạ cánh, cảnh sát lập tức có mặt và bắt giữ kẻ tấn công. Những người bị thương được đưa tới trung tâm y tế để điều trị.

    Phát ngôn viên cảnh sát Sauint Lucia nói rằng họ đang điều tra vụ việc, đồng thời thừa nhận đây là một vấn đề rất nghiêm trọng xảy ra trên máy bay.

    British Airways chưa lên tiếng về sự cố trên.

    Theo NLĐ

  • Anh Tom Kennedy 31 tuổi, dự kiến tham gia cuộc đua xe đạp Ironman tại Pháp vào cuối tuần trước, thế nhưng niềm hy vọng của anh bị đe dọa khi hãng Ryanair để lạc mất chiếc xe đạp đua đắt tiền của anh. 

    ryanair that lac hanh ly 1
    Tom đoàn tụ với chiếc xe đạp thất lạc.

    Tom Kennedy, 31 tuổi, là vận động viên của Team GB (đội tuyển Olympic quốc gia Anh). Theo kế hoạch, anh sẽ tham gia Cuộc thi 3 môn phối hợp Ironman tại Pháp vào đầu tháng 7 vừa rồi.

    Anh đã bay từ Edinburgh tới Nantes để tham gia cuộc đua gay cấn vào cuối tuần trước, nhưng niềm hy vọng giành chiến thắng của anh đã tắt ngấm khi hãng hàng không Ryanair để lạc mất bộ dụng cụ chuyên biệt của anh, đó là chiếc xe đạp đua được thiết kế riêng cho anh. 

    Tom đã nổi điên khi nhận ra nhân viên Ryanair đã quên chất xe (kèm áo chống thấm và mũ bảo hiểm) lên máy bay tại Sân bay Edinburgh vào thứ 5 tuần trước. Hai ngày sau họ lại quên chất bộ dụng cụ này lên máy bay tại Sân bay Dublin (Ireland). 

    ryanair that lac hanh ly 1
    Tom Kennedy được chọn thi đấu tại Sự kiện thể thao 3 môn phối hợp Ironman ở Les Sables d’Olonne vào ngày 2/7.

    Tom đã tập luyện suốt 12 tháng qua để chuẩn bị cho cuộc thi, và hy vọng màn biểu diễn của mình sẽ giúp anh được chọn tham gia các sự kiện trong tương lai. 

    Ban đầu Ryanair thông báo với mẹ của Tom rằng sẽ mất 7 ngày mới xác định được vị trí của bộ dụng cụ đua xe, nhưng cuối cùng họ đồng ý sẽ gửi xe đến cho anh kịp lúc tham gia cuộc thi 3 môn phối hợp bơi, chạy bộ và đua xe đạp 70.3km. 

    Mẹ của Tom, bà Sally cho biết sau nhiều lần gọi điện thoại, Ryanair đã đồng ý cho máy bay chở bộ dụng cụ đến Dublin rồi chuyển nó đến Nantes kịp giờ thi đấu. Nhưng kế hoạch này cũng không thành công. 

    Bà Sally cho biết: "Chẳng có gì rõ ràng. Ban đầu họ nói với tôi phải tuần sau họ mới gửi đồ tới được. Sau đó họ nói sẽ gửi đồ tới Dublin rồi tới Nantes vào sáng sớm thứ Bảy. Nhưng Airtag định vị của Tom cho thấy bộ dụng cụ vẫn còn nằm ở Dublin sau khi máy bay cất cánh, nghĩa là một lần nữa bọn họ lại quên chất bộ dụng cụ đó lên máy bay. Chúng tôi không thể tin nổi bọn họ lại tắc trách như thế. Phải gọi nhiều lần nữa họ mới đồng ý gửi nó về London trên một chuyến bay muộn".

    ryanair that lac hanh ly 1
    Chiếc xe đạp £9K được thiết kế phù hợp với vóc người của Tom. 

    Sally kể tiếp: "Cuối cùng Tom đã đoàn tụ với bộ dụng cụ vào tối thứ Bảy, vừa kịp lúc để đăng ký chiếc xe cho cuộc đua vào Chủ nhật. Ban tổ chức đã gia hạn thời gian cho Tom khi biết về hoàn cảnh của anh. Tom đã thi đấu xuất sắc. Nó đã đạt thành tích 4 giờ 47 phút 10 giây, như vậy là nhanh hơn 8 phút so với kết quả tốt nhất mà Tom từng đạt được. Thành tích này thật phi thường khi mà 2 ngày cuối cùng Tom đã không có tâm trạng để luyện tập. Quả là 1 vận động viên tài năng". 

    Cuối năm nay Tom sẽ được thi đấu tại Australia, anh đã được chọn làm thành viên Đội tuyển Vương quốc Anh tại giải Vô địch thế giới 2 môn phối hợp Duathlon World Championship. 

    Người phát ngôn của Ryanair cho biết: "Ryanair điều hành hơn 3,300 chuyến bay qua hơn 230 địa điểm mỗi ngày. Hãng dẫn đầu ngành công nghiệp với tư cách là hãng hàng không ít làm thất lạc hành lý nhất. 10,000 hành khách mới có 1 hành lý bị thất lạc. Chúng tôi đã xác định được hành lý của hành khách này và đã nhanh chóng gửi đến Nantes. Xin lỗi quý khách về sự bất tiện này".

    Viethome (theo Dailyrecord)

  • Trong 25 năm cầm chiếc vé bay trọn đời AAirpass, Steve Rothstein đã bay hơn 10.000 chuyến, góp phần khiến American Airlines thua lỗ thảm hại.

    bay tron doi
    Steve Rothstein và tấm hộ chiếu nhiều dấu đóng.

    Năm 1981, Steve Rothstein là người may mắn có được "kèo thơm" nhất lịch sử ngành hàng không. Ông mua vé bay trọn đời có tên AAirpass của hãng American Airlines với giá 250.000 USD (tương đương 5,8 tỷ đồng).

    AAirpass cho phép hành khách bay trong khoang hạng nhất đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào cho đến cuối đời. Và chỉ với phụ phí 150.000 USD, hành khách sở hữu AAirpass sẽ có thể đưa thêm bất kỳ ai lên khoang hạng nhất với mình.

    Steve Rothstein, một nhân viên ngân hàng đầu tư thời bấy giờ tại Chicago, đã là một trong những hành khách may mắn của American Airlines. Do nhìn thấy tiềm năng có nhiều giá trị từ thương vụ, ông đã vay 400.000 USD trả trong 5 năm với lãi suất 12%.

    Thế nhưng điều mà hãng không hề nghĩ tới là trong nhiều năm cầm chiếc vé AAirpass trọn đời, Steve Rothstein và nhóm hành khách này góp phần gây ra tổn thất lớn cho hãng.

    Lịch sử tấm vé bay trọn đời AAirpass

    Vào cuối những năm 1970, nhiều hãng hàng không bắt đầu hoạt động ở Bắc Mỹ, tạo ra nhiều sự cạnh tranh trong ngành. Thập niên 1980 đến với lạm phát gia tăng, giá dầu tăng vọt và điều kiện kinh tế suy kiệt thách thức nền kinh tế Mỹ.

    Trong thời gian đó, American Airlines là một trong những hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Hãng trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và gây ra khoản lỗ 76 triệu USD vào năm 1980, theo Historyofyesterday.

    Để khắc phục tình hình, American Airlines đã đưa ra một chương trình khuyến mãi độc đáo không chỉ đảm bảo doanh số bán hàng mà còn đảm bảo lòng trung thành của khách hàng.

    Robert Crandall (giám đốc điều hành năm 1981) nảy ra ý tưởng bán gói dịch vụ vé hạng nhất trọn đời, đảm bảo thu được khoản tiền lớn nhanh chóng cho American Airlines.

    Ông cho rằng không ai thực sự bay nhiều như vậy để nhận được giá trị đồng tiền từ tấm vé trọn đời này.
    Năm 1981, chỉ với giá 250.000 USD (tương đương 5,8 tỷ đồng), khách hàng có thể mua tấm vé AAirpass có thể đi bất kỳ đâu đến trọn đời.

    Với phụ phí 150.000 USD, hành khách sở hữu AAirpass có thể đưa thêm bất kỳ ai lên khoang hạng nhất với mình.
    Năm 1990, giá vé AAirpass là 600.000 USD (tương đương 14 tỷ đồng) dành cho 2 người. Năm 1993, giá cho loại vé này tăng lên 1,01 triệu USD (tương đương 23,7 tỷ đồng) và đến năm 1994, hãng dừng bán. Có khoảng 28 người đã sở hữu tấm vé bay trọn đời như vậy.

    Tuy nhiên, sau đó, hãng hàng không đã nhận ra rằng họ mắc một sai lầm lớn khi bán những tấm vé đó. Hầu hết người mua đều bay nhiều hơn giá trị của tấm vé.

    Năm 1994, hãng hàng không quyết định kết thúc chương trình và thu hồi tất cả các vé AAirpass còn tồn đọng.

    Nhóm tài chính phân tích vào năm 2007 cho thấy, trung bình, mỗi người trong số các khách hàng đã tiêu tốn của hãng khoảng 1 triệu USD/năm cho phí và thuế. Có nghĩa là hãng hàng không đã mất gần 30 triệu USD mỗi năm do vé trọn đời.

    Lùm xùm của Steve Rothstein và sự thất bại của hãng hàng không

    Trong khoảng thời gian 25 năm, Steve Rothstein đã đến hơn 100 quốc gia, thực hiện hơn 10.000 chuyến bay. Ước tính tất cả các chuyến bay có giá 21.000 USD, gấp khoảng 84 lần số tiền ông trả ban đầu.

    Ông được ngồi trên những chiếc ghế máy bay thoải mái nhất, tận hưởng những bữa ăn và giải trí tốt nhất, không phải xếp hàng dài ở sân bay và không bao giờ phải lo lắng về phí hủy chuyến.

    Ông đã bay hàng trăm chuyến đến New York, Los Angeles (Mỹ), hay tới Ontario (Canada) chỉ để mua một chiếc bánh sandwich mà mình yêu thích.

    Có khi, ông bay sang London (Anh) cả chục lần mỗi tháng. Thi thoảng, vị khách này còn hào phóng dùng vé dành cho bạn đồng hành để mời một người xa lạ ở sân bay lên khoang hạng nhất ngồi cạnh mình.

    Năm 2008, Rothstein và một số người khác bị tước tấm vé AAirpass trọn đời. Ông và một số hành khách đã đâm đơn kiện và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ dùng dịch vụ của hãng bay này nữa, theo The Guardian.

    Sau các vụ kiện, nhóm của Rothstein thua kiện, không lấy lại được AAirpass. Trong khi đó, 25 hành khách khác, gồm cả tỷ phú Mark Cuba, vẫn sở hữu tấm vé còn hiệu lực.

    Tuy nhiên, cuối cùng, cái kết của hãng hàng không cũng chẳng tránh khỏi hai chữ "thảm hại". Năm 2011, họ tuyên bố phá sản để tái cơ cấu công ty.

    Theo Vietnamnet