• Một hành khách người Anh tử vong sau khi đánh rơi ống hít trong cơn hen suyễn, chưa đầy một giờ trước khi chuyến bay hạ cánh ở New York (Mỹ).

    hanh khach hen suyen
    Shimoin Brauer, 25 tuổi, tử vong trên máy bay hôm 26/6. Ảnh: NYP

    Shimoin Brauer, 25 tuổi, từ London (Anh), bất tỉnh vào sáng 26/6 khi anh hoảng sợ và ống hít tuột khỏi tay khoảng 45 phút trước khi chuyến bay của anh chuẩn bị hạ cánh ở New York, tờ Jewish News đưa tin.

    Ban đầu, phi hành đoàn đã cố gắng cung cấp oxy cho nạn nhân vì không biết đường thở của Brauer đã bị đóng do lên cơn hen suyễn, tờ báo trên cho biết, dẫn lời một thành viên của cộng đồng Do Thái Chính thống của Brauer ở Stamford Hill.

    Phi hành đoàn cũng nỗ lực hô hấp nhân tạo nhưng không thể cứu sống vị hành khách xấu số. Theo Jewish News, Brauer tới Mỹ để tình nguyện tham gia một trại hè.

    Giới chức trách đang điều tra vụ việc. Khoảng 10 người ở Mỹ chết vì hen suyễn mỗi ngày, theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Mỹ.

    Bài liên quan: Hành khách bị cưa chân vì kẹt vào băng chuyền ở sân bay

    Một phụ nữ đã phải cắt cụt một phần chân sau khi chân của người này mắc kẹt vào băng chuyền tại sân bay quốc tế Don Mueang ở thủ đô Bangkok, Thái Lan.

    Hình ảnh từ camera an ninh cho thấy vụ việc xảy ra tại nhà ga nội địa của sân bay lúc 8h30 ngày 29/6. Khi đang đi bộ trên băng chuyền giữa cổng khởi hành số 4 và 5, người phụ nữ bị một chiếc vali va phải và ngã xuống sàn, khiến chân của người này mắc kẹt vào mép của băng chuyền, Straits Times đưa tin.

    Các hình ảnh đăng tải trên truyền thông Thái Lan cũng như mạng xã hội cho thấy người phụ nữ vùng vẫy trong đau đớn, tìm cách rút chân khỏi băng chuyền nhưng không thành công.

    ket chan vao may aby
    Vụ việc xảy ra ở sân bay Don Mueang, Bangkok. Ảnh: The Nation

    Các thủ thuật y tế khẩn cấp đã được nhân viên y tế thực hiện ngay tại sân bay. Người phụ nữ sau đó được đưa ngay vào điều trị tại Bệnh viện Bhumibol Adulyadej.

    Giới chức sân bay cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ việc và sẽ công bố báo cáo sau khi quá trình điều tra hoàn tất.

    Ông Karun Thanakuljeerapat, giám đốc sân bay, cho biết băng chuyền nơi xảy ra vụ việc đã bị đóng để phục vụ cuộc điều tra. Vụ việc không làm gián đoạn các chuyến bay đến và đi khỏi sân bay Don Mueang.

    Giới chức sân bay đã gửi lời chia buồn tới nạn nhân, đồng thời cho biết sẽ trả chi phí điều trị cũng như bồi thường cho người này.

    Theo Zing

  • Một phụ nữ đã phải cắt cụt một phần chân sau khi chân của người này mắc kẹt vào băng chuyền tại sân bay quốc tế Don Mueang ở thủ đô Bangkok, Thái Lan.

    nua hanh khach mac ket chan
    Nữ hành khách đau đớn vì mắc kẹt

    ket chan vao may aby
    Vụ việc xảy ra ở sân bay Don Mueang, Bangkok. Ảnh: The Nation

    Hình ảnh từ camera an ninh cho thấy vụ việc xảy ra tại nhà ga nội địa của sân bay lúc 8h30 ngày 29/6. Khi đang đi bộ trên băng chuyền giữa cổng khởi hành số 4 và 5, người phụ nữ bị một chiếc vali va phải và ngã xuống sàn, khiến chân của người này mắc kẹt vào mép của băng chuyền, Straits Times đưa tin.

    Các hình ảnh đăng tải trên truyền thông Thái Lan cũng như mạng xã hội cho thấy người phụ nữ vùng vẫy trong đau đớn, tìm cách rút chân khỏi băng chuyền nhưng không thành công.

    Các thủ thuật y tế khẩn cấp đã được nhân viên y tế thực hiện ngay tại sân bay. Người phụ nữ sau đó được đưa ngay vào điều trị tại Bệnh viện Bhumibol Adulyadej.

    Giới chức sân bay cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ việc và sẽ công bố báo cáo sau khi quá trình điều tra hoàn tất.

    Ông Karun Thanakuljeerapat, Giám đốc sân bay Don Mueang cho biết, sân bay sẽ chịu toàn bộ chi phí điều trị của nữ hành khách và sẵn sàng đàm phán về các khoản bồi thường khác. Ông cho biết thêm, các băng chuyền đi bộ ở sân bay đều được kiểm tra hàng ngày, và mỗi tháng đều được đánh giá an toàn. Băng chuyền để xảy ra vụ tai nạn đã dừng hoạt động để xác định nguyên nhân sự cố. 

    Băng chuyền này do một công ty Nhật Bản sản xuất, và được lắp đặt tại sân bay Don Mueang vào năm 1996. Sân bay đang lên kế hoạch xin ngân sách để thay thế băng chuyền hiện đại hơn vào năm 2025. Năm 2019, đôi giày của một hành khách cũng đã bị hỏng sau khi mắc vào băng chuyền đi bộ ở Nhà ga số 1 của sân bay Don Mueang. 

    Theo Vietnamnet

  • Là hành khách duy nhất trên chuyến bay từ Oklahoma đến Charlotte (Mỹ), Phil Stringer được phi hành đoàn phục vụ mọi đồ ăn, thức uống theo yêu cầu.

    Phil Stringer là hành khách duy nhất xuất hiện ở cổng lên máy bay vào lúc nửa đêm ngày 25/6 khi chuyến bay khởi hành từ thành phố Oklahoma đến Charlotte, bang Bắc Carolina. Trước đó chuyến bay dự kiến khởi hành lúc 6h20 với kín chỗ, tuy nhiên sau 18 tiếng hoãn, những hành khách khác hết kiên nhẫn và đặt chuyến khác.

    "Tôi đi đến cổng và không có ai ở đó cả. Tôi còn bảo chẳng lẽ mọi người đã lên máy bay hết rồi sao. Nhưng tiếp viên đáp: 'Không, anh là hành khách duy nhất'", Stringer nói và cho biết cảm thấy khá ngại khi để phi hành đoàn của American Airlines phục vụ chỉ mình anh.

    chuyen bay delay 18 tieng
    Phil Stringer (đội mũ) và phi hành đoàn trên chuyến bay chỉ có một hành khách. Ảnh: Phil Stringer

    Stringer - giám đốc một công ty bất động sản - cho biết anh đã cố đổi vé nhiều lần nhưng không thành công và cũng cần về nhà vì công việc. "Tôi đã xin lỗi 400 lần", Stringer nói vì cả phi hành đoàn được huy động chỉ để phục vụ anh vào đêm muộn.

    Stringer đã ghi lại video về hành trình đặc biệt này và đăng lên tiktok, thu hút hơn 15,4 triệu lượt xem. Trong video, các tiếp viên hàng không vui vẻ trò chuyện, đùa giỡn với anh. Thậm chí họ trao đổi số điện thoại cho nhau. Mỗi khi phát loa thông báo theo quy định, họ sẽ nói thêm: "Vâng, Stringer, thông báo này chỉ dành cho anh".

    Vì là hành khách duy nhất trên chuyến bay, Stringer chọn được chỗ ngồi hạng nhất và dịch vụ đồ ăn thức uống tốt nhất. "Tôi tin thái độ quyết định đích đến của bạn. Đó đúng là một ngày xui xẻo, không ai muốn ở lại sân bay trong 18 giờ, nhưng nếu có cái nhìn tích cực, bạn có thể biến điều gì đó trở nên rất thú vị", Stringer nói và cho biết anh cùng phi hành đoàn đã dành cả chuyến bay để trò chuyện, đùa giỡn với nhau.

    Chuyến bay của Stringer kết thúc bằng một bức ảnh "tự sướng" cùng phi hành đoàn. "Là một tiếp viên hàng không, với tôi, đây là chuyến đi trong mơ. Chào mừng bạn đến với dịch vụ thuê máy bay riêng", một người bình luận.

    Ngôi Sao (Theo NYP)

     

  • Sáng 24/6, máy bay của hãng Cathay Pacific đã phải hủy cất cánh từ sân bay ở Hong Kong do lốp bánh xe bị nổ.

    Sự việc xảy ra trên chuyến bay số hiệu CX880 của hãng hàng không Cathay Pacific Airways chở 17 thành viên phi hành đoàn, 293 hành khách chuẩn bị cất cánh từ Sân bay Quốc tế Hong Kong tới TP Los Angeles, Mỹ.

    Phát ngôn viên Cơ quan Quản lý Sân bay Hong Kong cho biết đã nhận được báo cáo về việc một chuyến bay tại Sân bay Quốc tế Hong Kong đã buộc phải hủy cất cánh do gặp tình huống bất thường.

    Theo báo Bưu điện Hoa Nam (SCMP), ít nhất 1 lốp máy bay đã bị nổ, khiến chuyến bay phải hủy. Song, một số hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, có khoảng 3 lốp bánh xe máy bay bị nổ.

    Hãng hàng không Cathay và cảnh sát Hong Kong không cung cấp thông tin về số lượng lốp bánh xe bị nổ và nguyên nhân dẫn tới sự cố.

    may bay cathay pacific no lop 1
    Máy bay của hãng Cathay Pacific phải hủy cất cánh do nổ lốp bánh xe

    Hãng hàng không Cathay chỉ cho biết, máy bay của hãng đã hủy cất cánh theo quy trình tiêu chuẩn sau khi thành viên phi hành đoàn phát hiện sự cố kỹ thuật. Khi máy bay quay trở về cổng tại sân bay, thành viên tổ bay đã thực hiện công tác sơ tán hành khách qua 6 cầu trượt thoát hiểm.

    Các lực lượng phản ứng khẩn cấp, bao gồm xe cứu thương, lính cứu hỏa đã được triển khai tới hiện trường.

    Nhớ lại khoảnh khắc hãi hùng khi máy bay đang di chuyển ở tốc độ cao thì phanh gấp, cô Selena Lee Sze-wa, người dân địa phương có mặt trên chuyến bay này cho biết: “Tất cả mọi người rất hoảng sợ. Khi cơ trưởng và tiếp viên yêu cầu chúng tôi sơ tán, tất cả đều rất lo lắng, có người còn la hét vì hoảng loạn. Sau đó, lối trượt thoát hiểm được mở ra, hành khách được yêu cầu trượt xuống. Hầu như ai cũng bị xây xát”.

    may bay cathay pacific no lop 1
    Hành khách rời máy bay bằng lối trượt thoát hiểm

    Cảnh sát Hong Kong cho biết, 1 người đàn ông và 10 phụ nữ trong độ tuổi từ 29-77 tuổi, bị thương trong quá trình rời máy bay bằng cầu trượt thoát hiểm. Tới 10h30 (giờ địa phương) sáng 24/6, 2 hành khách bị thương vẫn đang điều trị tại bệnh viện trong khi 9 người khác đã được xuất viện.

    Theo thông tin từ hãng bay Cathay, nhân viên của hãng đã tới bệnh viện để hỗ trợ các hành khách bị thương.

    Hãng bay Cathay cũng cho biết, sẽ phối hợp cùng cơ quan chức năng của Hong Kong điều tra sự việc. Hãng cũng điều máy bay thay thế để chở hành khách tới TP Los Angeles, khởi hành vào 10h12 sáng 24/6.

    Ông Lam Sai-hung - quan chức thuộc Cơ quan Giao thông Vận tải và Logistics Hong Kong cho biết, lực lượng chức năng của thành phố sẽ điều tra sự việc. Đồng thời, Cơ quan Điều tra Tai nạn Hong Kong sẽ thực hiện biện pháp phòng ngừa khả năng xảy ra tai nạn, cải thiện mức độ đảm bảo an toàn cho hành khách sử dụng dịch vụ hàng không sau sự việc trên.

    Baogiaothong (Theo SCMP)

  • Một thanh niên người Anh, 21 tuổi, cho biết bản thân bất ngờ bị hãng hàng không easyJet cấm bay tới 10 năm chỉ vì tên của mình.

    Theo The Mirror, Kieran Harris có kế hoạch đi từ Liverpool đến Alicante trên chuyến bay của hãng hàng không easyJet vào ngày 25/5. Theo người này, một ngày trước chuyến bay, anh nhận được điện thoại của đại diện hãng nói rằng mình bị cấm bay đến ngày 15/3/2031 do có “hành vi phá hoại” trong quá khứ. 

    "Tôi đã vô cùng mệt mỏi và kiệt quệ khi không thể tìm thấy đặt chỗ của mình chuyến bay nữa”, Harris nói trong một cuộc phỏng vấn.

    Sự thật là hãng hàng không đã nhầm Harris với một hành khách khác bị kết án 3 tháng tù vì “hành vi hung hăng và xúc phạm” trong một chuyến bay khác vào năm 2021. Hai người này không chỉ trùng tên mà còn có cùng ngày sinh.

    easyjet
    Hãng hàng không easyJet 'cấm cửa' hành khách 10 năm chỉ vì tên. Ảnh: Wiki

    Cuối cùng, vấn đề đã được giải quyết khi chỉ còn vài giờ nữa là đến chuyến bay và rất may hành khách 21 tuổi đã không bị lỡ chuyến.

    “Tôi đã đặt chỗ cách đây một tháng và thậm chí còn làm thủ tục trực tuyến hơn một tuần trước. Họ có quá nhiều thời gian để liên lạc với tôi”, Harris thất vọng nói, đồng thời nói thêm rằng anh ấy không muốn bay easyJet trong tương lai thêm lần nào nữa.

    Sau khi sự việc được giải quyết, phía hãng hàng không đã xin lỗi Harris vì sự hiểu lầm và làm mất thời gian của hành khách.

    “Chúng tôi rất tiếc vì Harris đã bị thông báo nhầm rằng anh ấy không được phép xuất hiện trong các chuyến bay của chúng tôi. Chúng tôi đã đưa ra quyết định này vì Kieran Harris có cùng tên và ngày sinh với một hành khách, người mà trước đây chúng tôi đã đưa vào danh sách đen vì vi phạm nghiêm trọng trên máy bay.

    Chúng tôi đã giải quyết vấn đề và mặc dù anh ấy đã khởi hành theo kế hoạch nhưng chúng tôi hiểu sự thất vọng của anh ấy và đề nghị bồi thường cho hành khách”, một phát ngôn viên của easyJet nói với tờ Independent.

    Đây không phải là rắc rối duy nhất mà Harris phải đối mặt vì tên của mình. Tháng 5 năm ngoái, phía cảnh sát thủ đô London cũng đã tìm đến nhà anh vì lý do tương tự. 

    Vietnamnet (theo Independent)

  • Một tiếp viên hàng không của hãng British Airways đã có ngày làm việc đầu tiên đầy lúng túng khi mắc lỗi nghiêm trọng, khiến hãng thiệt hại 50.000 bảng Anh (tương đương gần 1,5 tỷ đồng).

    Sự cố xảy ra trên chuyến bay BA74 ngày 13/1/2023 bay từ Sân bay London Heathrow đến thành phố Lagos (Nigeria). Khi máy bay chưa cất cánh, tiếp viên mới đã vô tình mở cửa thoát hiểm khiến máng trượt phồng lên và bung ra ngoài. Quy trình làm phồng máng trượt chỉ diễn ra trong 6 giây khiến tiếp viên hàng không này không kịp xử lý tình huống.

    Đội ứng phó sự cố đã lập tức điều xe cứu hỏa đến đến vị trí máy bay vì nghĩ có tình huống khẩn cấp cần sơ tán.

    british airways gap su co 1
    Chiếc Boeing 777 bung máng trượt khẩn cấp khi máy bay còn chưa kịp cất cánh. Ảnh: Independent

    Chuyến bay bị hoãn suốt 4 giờ, toàn bộ hành khách phải chờ hãng hàng không điều chuyển một chiếc máy bay khác tới đưa họ đến Lagos. British Airways buộc phải thay thế một chiếc máng trượt thoát hiểm khác khi đội ngũ kỹ sư đánh giá rằng máng trượt cũ đã không thể sử dụng được nữa.

    Tờ The Sun ước tính vụ việc đã khiến British Airways thiệt hại hơn 50.000 bảng Anh cho chi phí thay máng trượt mới, điều chuyển máy bay mới và phí thuê đỗ sân bay. Chi phí này được cho là gấp đôi mức lương khởi điểm của tiếp viên British Airways trong một năm.

    Hãng còn phải tặng phiếu ăn uống, giải khát và xin lỗi khách hàng bị chậm chuyến bay. Tuy nhiên, nhiều hành khách vẫn bày tỏ lo ngại về quy trình an toàn và quy trình đào tạo tiếp viên của hãng khi tiếp viên chính thức vẫn mắc những sai lầm rất cơ bản.

    Đây không phải lần duy nhất trong năm nay tiếp viên British Airways mắc lỗi nghiêm trọng trên chuyến bay. Mới đây vào ngày 10/6, hãng lại ghi nhận một tình huống tiếp viên mở nhầm cửa thoát hiểm làm bung máng trượt trên chuyến bay từ London đến Austin (Mỹ). Hiện chưa ước tính được thiệt hại trong lần mắc lỗi thứ 2 này của các tiếp viên British Airways.

    Theo CafeBiz

  • AWWA Sky Whale, một chiếc máy bay lớn, có vẻ ngoài hấp dẫn, được dùng để đại diện cho đỉnh cao của sự sang trọng, hiệu suất và bền vững. Tốc độ máy bay có thể đạt hơn 4.000 km/h, từ London bay đến New York chỉ hết 80 phút.

    may bay ca voi london new york 1

    Tại một cuộc triển lãm gần đây về phương tiện giao thông trong tương lai được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Sheikh Abdullah Al Salem của Kuwait, chiếc máy bay AWWA Sky Whale của nhà thiết kế Oscar Vinals đã được trưng bày trước quan khách. Ảnh: AWWA Sky Whale.

    may bay ca voi london new york 1

    Ý tưởng Sky Whale tập trung vào các thiết kế máy bay "xanh" của tương lai cho các máy bay thông thường của thế kỷ XXI, có thể thu được lợi nhuận từ các giải pháp công nghệ nhiên liệu thân thiện với môi trường hơn và mang lại hiệu suất cao hơn. Ảnh: AWWA Sky Whale.

    may bay ca voi london new york 1

    Mẫu máy bay AWWA được trang bị các công nghệ tiên tiến như hợp kim, vật liệu tổng hợp gốm hoặc sợi, da tự phục hồi, thân máy bay đôi, cửa sổ thực tế ảo với độ mờ tùy chỉnh. Ảnh: AWWA Sky Whale.

    may bay ca voi london new york 1

    Phần cánh máy bay được thiết kế dài hơn so với loại cánh thường dùng ngày nay. Hệ thống điều khiển điện tử được sử dụng để kiểm soát mọi thứ với sự hỗ trợ của cảm biến chủ động nằm trên khắp bề mặt máy bay. Ảnh: AWWA Sky Whale.

    may bay ca voi london new york 1

    Để đảm bảo an toàn, cánh của máy bay được định vị và chế tạo với động cơ tích hợp ngoài thân máy bay. Nếu xảy ra sự cố cần hạ cánh khẩn cấp có thể gây ra thương vong, sự tách biệt này sẽ khiến hành khách ít bị thiệt hại hơn. Ảnh: AWWA Sky Whale.

    may bay ca voi london new york 1

    Với thiết kế 3 tầng, dài 76.8m có tốc độ tối đa 997km/h tương đương với những máy bay tầm xa tốt nhất hiện nay như Airbus A380-800 hay Boeing 747, chiếc AWWA có sức chứa tốt hơn, với khả năng chở tối đa 755 hành khách và phi hành đoàn. Ảnh: AWWA Sky Whale.

    may bay ca voi london new york 1

    Ngoài ra, AWWA còn được ví như "khách sạn bay xa hoa ở trên không" với đầy đủ tiện nghi từ phòng tập gym tới spa được trang bị công nghệ cao. 3 tầng của máy bay được chia theo từng hạng du khách, gồm khoang hạng du khách, khoang hạng thương gia và khoang hạng nhất. Ảnh: AWWA Sky Whale.

    Theo Dân Việt

  • Khi tới Australia vào những năm 1960, Brian Robson nhận ra quyết định rời Anh tới đây là sai lầm và chọn cách đặc biệt để trở về vì không đủ tiền mua vé máy bay.

    Brian Robson, phụ xe buýt ở Xứ Wales, mong muốn có cuộc sống tốt đẹp ở Australia. Anh tham gia chương trình lao động nước ngoài của chính phủ Australia, nộp đơn vào Đường sắt Victoria, nhà điều hành phần lớn vận tải đường sắt ở bang Victoria những năm 1960. Ngay sau khi qua sinh nhật lần thứ 19 vào năm 1964, Robson lên chuyến bay đến Melbourne.

    Khi đến nơi, Robson mô tả khu nhà trọ mình được phân giống như "ổ chuột". Mặc dù chưa bắt đầu công việc ở vùng đất mới đến, Robson đã thấy rằng anh không thể ở lại đất nước này. "Tôi quyết định sẽ phải trở về bằng mọi giá", anh nói.

    Robson làm việc tại Đường sắt Victoria khoảng 6-7 tháng trước khi bỏ việc và rời khỏi Melbourne. Anh đã lang thang qua những vùng hẻo lánh ở Australia, trước khi trở về Melbourne và làm việc trong một nhà máy giấy.

    Robson không thể thích nghi được với cuộc sống ở đây và vẫn nung nấu ý định rời Australia. Vấn đề lớn nhất với Robson là không có tiền để trả lại chính phủ Australia phí di chuyển từ Xứ Wales. Anh cũng không có đủ tiền để mua vé máy bay về quê.

    "Vé tốn khoảng 700-800 bảng Anh (960-1.099 USD). Nhưng tôi chỉ kiếm được khoảng 30 bảng Anh một tuần, nên điều đó là không thể", Robson nói.

    tu dong goi thanh thung hang 1
    Brian Robson, người từ Australia về Anh bằng thùng hàng máy bay. Ảnh: Mirrorpix

    Trong lúc tuyệt vọng, Robson quay lại thăm khu nhà trọ mà anh ở ban đầu. Tại đây, anh gặp John và Paul, những người Ireland mới đến Australia. Ba người nhanh chóng trở thành bạn bè và cùng nhau tham dự một triển lãm thương mại, nơi họ trông thấy gian hàng của công ty vận chuyển Anh Pickfords.

    "Tấm biển ghi 'chúng tôi có thể chuyển bất kỳ thứ gì tới bất kỳ đâu'. Tôi đã nói rằng 'họ có khi sẽ vận chuyển được cả chúng ta'", Robson kể.

    Dù đó ban đầu chỉ là câu nói đùa, Robson sau đó không thể ngừng suy nghĩ về phương án này.

    Hôm sau, anh tới văn phòng của hãng hàng không Qantas của Australia ở Melbourne để tìm hiểu về quy trình gửi một thùng đồ ra nước ngoài, kích thước và trọng lượng tối đa cho phép, cũng như các thủ tục cần thiết và liệu có thể trả phí khi sau khi giao hàng thành công hay không.

    Sau khi thu thập thông tin cần thiết, Robson quay trở lại nhà trọ và nói với hai người bạn rằng anh đã tìm ra cách giải quyết vấn đề. "Họ hỏi tôi kiếm được đủ tiền chưa. Tôi nói 'không, tôi tìm ra cách khác để làm điều đó. Tôi sẽ tự gửi mình về nước'", Robson kể.

    Sau khi nghe Robson trình bày kế hoạch, Paul đã nghĩ đó là ý tưởng "ngốc nghếch", nhưng John có vẻ "lạc quan hơn một chút". "Chúng tôi đã dành ba ngày để nói về nó và cuối cùng hai người bạn đều ủng hộ kế hoạch", anh kể.

    Robson đã mua một thùng gỗ lớn và dành ít nhất một tháng để lên kế hoạch chi tiết với hai người bạn. Họ phải đảm bảo chiếc thùng gỗ đủ chỗ cho cả Robson và chiếc vali mà anh quyết mang về. Anh cũng mang theo một cái gối, một chiếc đèn pin, một chai nước uống, một chai đựng nước tiểu và một cái búa nhỏ để mở thùng gỗ khi tới London.

    Ba người diễn tập bằng cách để Robson chui vào thùng gỗ và hai người bạn đóng nó lại, sau đó sắp xếp một chiếc xe tải chở thùng hàng đặc biệt này tới gần sân bay ở Melbourne.

    Sáng hôm sau, Robson chui vào thùng gỗ một lần nữa, trước khi John và Paul đóng đinh nắp thùng một cách chắc chắn. Họ chào tạm biệt nhau. Hành trình dự kiến kéo dài 36 tiếng.

    "10 phút đầu tiên rất ổn. Nhưng sau đó đầu gối ngày càng đau vì bị kẹp chặt ở ngực", anh kể.

    tu dong goi thanh thung hang 1
    Kích thước chiếc thùng gỗ chứa Robson và vali. Đồ họa: BBC

    Chiếc thùng được đưa lên máy bay vài giờ sau khi nó được xe tải chở tới sân bay. "Lúc đó tôi thực sự rất đau. Khi máy bay cất cánh, tôi mới bắt đầu nghĩ tới việc mình cần phải có oxy để thở. Có rất ít oxy trong khoang chứa này", anh cho biết.

    Chặng đầu tiên của hành trình là chuyến bay dài 90 phút từ Melbourne tới Sydney. Thử thách tiếp theo khắc nghiệt hơn nhiều với Robson, vì chiếc thùng chứa bị đặt lộn ngược khi tới Sydney. "Tôi đã phải ở trong tư thế lộn ngược đó 22 tiếng", anh nói.

    Theo kế hoạch, kiện hàng sau đó được đưa lên máy bay của hãng Qantas tới London. Tuy nhiên, vì máy bay đã đầy, nó được chuyển sang chuyến bay của Pan Am đến Los Angeles, hành trình dài hơn nhiều.

    "Hành trình mất khoảng 5 ngày. Cảm giác đau đớn ngày càng tăng lên. Tôi không thể thở một cách bình thường và gần như mất ý thức", anh nói.

    Robson dành phần lớn thời gian trong chiếc thùng gỗ tối tăm để vật lộn với nỗi đau và trạng thái không còn tỉnh táo. "Đã có lúc tôi nghĩ mình sắp chết và mong rằng nó xảy ra nhanh chóng", anh cho hay.

    Khi máy bay hạ cánh, Robson quyết tâm hoàn thành phần còn lại của kế hoạch. "Ý tưởng của tôi là đợi khi trời tối, dùng búa phá cạnh chiếc thùng và đi bộ về nhà. Nhưng mọi thứ không diễn ra như vậy", anh kể.

    Hai nhân viên sân bay đã phát hiện Robson khi nhìn thấy ánh sáng từ chiếc thùng gỗ. Họ đến gần hơn và sững sờ khi thấy một người đàn ông ở trong đó.

    "Anh chàng tội nghiệp đó chắc hẳn đã bị đau tim", Robson, người khi đó mới nhận ra mình đang ở Mỹ, nói. "Anh ta liên tục hét lên 'có thi thể ở trong thùng'. Nhưng tôi không thể trả lời anh ta. Tôi không nói hay cử động được".

    Nhân viên sân bay nhanh chóng tìm quản lý. Sau khi xác nhận người trong thùng vẫn còn sống và không có mối đe dọa nào, nhân viên sân bay nhanh chóng đưa Robson tới bệnh viện và anh ở lại đây khoảng 6 ngày.

    Vào thời điểm đó, câu chuyện của anh đã được truyền thông đưa tin và các phóng viên đổ xô tới viện. Dù về lý thuyết Robson đã vào Mỹ bất hợp pháp, anh không đối mặt bất kỳ cáo buộc nào. Giới chức Mỹ chỉ bàn giao Robson cho hãng Pan Am và anh được sắp xếp ghế khoang hạng nhất để trở về London.

    Robson được truyền thông săn đón khi về London ngày 18/5/1965. "Gia đình vui khi gặp lại tôi, nhưng họ không hài lòng về những gì tôi đã làm", anh nói.

    Khi trở về Xứ Wales cùng cha mẹ, Robson muốn quên đi tất cả câu chuyện. Nhưng anh đã trở thành một gương mặt nổi tiếng sau hành trình đặc biệt.

    tu dong goi thanh thung hang 1
    Đại diện hãng Pan Am kiểm tra chiếc thùng hàng chứa Robson. Ảnh: CNN

    Robson, hiện 78 tuổi, chia sẻ ông vẫn bị ám ảnh về khoảng thời gian ở trong thùng. "Đó thực sự là một phần cuộc sống mà tôi muốn quên, nhưng lại không thể quên", ông nói.

    Tuy nhiên, câu chuyện cũng mang lại một số khía cạnh tích cực cho cuộc sống của Robson. Năm 2021, Robson xuất bản cuốn sách Thoát khỏi thùng hàng kể chi tiết về hành trình.

    Trong thời gian quảng bá cho cuốn sách, Robson xuất hiện nhiều trên truyền thông, bày tỏ mong muốn được gặp lại John và Paul. Ông đã mất liên lạc với họ sau khi về Anh dù đã gửi thư.

    Năm 2022, Robson liên lạc được với một trong hai người bạn. "Lý do tôi không nhận được thư hồi đáp là vì họ không nhận được chúng. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã có lúc tôi nghĩ họ không muốn nói chuyện với mình. Điều đó không đúng, hoàn toàn ngược lại", ông nói.

    VnExpress (theo CNN, Irish Central)

  • Nhiều tiếp viên hàng không nói không nên sử dụng giấy vệ sinh trong toilet trên máy bay, trừ trường hợp bất khả kháng.

    Brenda, một tiếp viên hàng không đến từ Miami (Mỹ), thường chia sẻ các mẹo du lịch trên TikTok. Mới đây, cô đã bật mí kinh nghiệm đi máy bay khiến nhiều người bất ngờ. Brenda nói người xem không nên sử dụng giấy vệ sinh mà hãy thay bằng khăn giấy tự mang theo bởi vật dụng này có nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.

    giay ve sinh tren may bay 1
    Nhà vệ sinh là một trong những nơi chứa nhiều vi khuẩn trên máy bay. Ảnh: Toilet Guru

    Nữ tiếp viên giải thích, khi máy bay bất ngờ gặp nhiễu động, nước trong bồn chứa có thể bị văng tung tóe lên những cuộn giấy vệ sinh. Một số hành khách nam đang sử dụng toilet cũng có thể khiến nước tiểu dính vào cuộn giấy, sau đó có thể khô đi khiến những người dùng sau không dễ dàng nhận biết và tiếp tục sử dụng. Điều này không thường xuyên xảy ra nhưng vẫn có nguy cơ. Do đó, Brenda khuyên mọi người tốt nhất nên chuẩn bị khăn giấy hoặc khăn ướt khi đi vệ sinh trên máy bay để bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh.

    Một tiếp viên hàng không tên Cierra Mistt cũng chia sẻ điều tương tự trên Tiktok, cảnh báo hành khách về nguy cơ tới từ những cuộn giấy vệ sinh trong toilet trên máy bay. Thông thường, các buồng vệ sinh được lau chùi rất nhanh chóng trước mỗi chuyến bay, đôi khi không đủ sạch mà chỉ dọn rác và lau sơ qua. Sau khi máy bay cất cánh, toilet được kiểm tra cứ sau 30 phút một lần hoặc lâu hơn, tuy nhiên, nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra, việc này sẽ không được ưu tiên. Vì thế, khi sử dụng các thiết bị trong nhà vệ sinh, hành khách cần lưu ý làm sạch và bảo vệ sức khỏe bản thân.

    giay ve sinh tren may bay 1
    Bạn nên mang theo khăn lau cá nhân, thay vì dùng giấy vệ sinh công cộng. Ảnh: Toilet Guru

    Thông tin này khiến phần lớn người xem cảm thấy shock và cân nhắc luôn mang theo cuộn giấy vệ sinh trong hành lý xách tay. "Tại sao bạn không nói điều này sớm hơn? Tôi có thể đã bay cả đời mà không biết điều này. Cảm ơn Chúa vì tôi luôn mang theo khăn lau", một tài khoản viết. Việc mang theo khăn để khử khuẩn không chỉ nên áp dụng trên máy bay mà còn cho mọi nơi công cộng khác.

    Các tiếp viên còn khuyến cáo không nên đi chân trần vào toilet trên máy bay dù chúng "trông có vẻ khá sạch sẽ". Ngoài ra, một số người còn đưa ra lời khuyên nên đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà vệ sinh. "Nhà vệ sinh trên máy bay về cơ bản giống một cái tủ, không có không khí sạch, không có cửa số và hệ thống thông gió kém. Điều này có nghĩa mỗi khi vào đây, bạn có nguy cơ hít phải nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe", một tài khoản bình luận.

    Ngôi Sao (theo The Sun, Daily Star)

  • Chuyến bay 5390 đã hạ cánh an toàn, 81 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đều bước ra ngoài bình an vô sự.

    bi hut ra khoi may bay 1

    Sáng Chủ nhật, ngày 10/6/1990, chuyến bay mang số hiệu 5390 của hãng British Airways đã sẵn sàng cho hành trình từ sân bay Birmingham (Anh) đến Tây Ban Nha. 81 hành khách đều chờ đón ánh nắng vàng ấm áp ở thị trấn nghỉ mát ven biển Costa del Sol. Không ai ngờ được chỉ vài phút sau khi cất cánh, họ sẽ phải chứng kiến một trong những tai nạn hàng không kỳ lạ trong lịch sử.

    7:20 sáng, máy bay bắt đầu khởi hành. Ngồi trong buồng lái là ở trưởng Tim Lancaster (42 tuổi) và cơ phó Alastair Atchison (39 tuổi). Các tiếp viên đẩy xe phục vụ bữa sáng, đồ uống trong khi hành khách đang đọc tạp chí và thư giãn.

    13 phút sau, khi đang ở độ cao 5.000m, máy bay bất ngờ phát ra một tiếng nổ lớn. Một trong những tấm kính chắn gió trong buồng lái đã bung khỏi bản lề. Cơ trưởng Tim Lancaster bị hút một nửa người ra khỏi máy bay nhưng may mắn là đôi chân vẫn kẹt cứng bên trong.

    bi hut ra khoi may bay 1
    Cơ trưởng bị hút ra khỏi máy bay, chân vẫn kẹt ở trong buồng lái. Ảnh minh họa: Mayday: Air Disaster

    Tiếp viên hàng không Nigel Ogden đã chứng kiến cảnh này khi bước vào buồng lái mời trà phi công. Nigel lao đến ôm chân cơ trưởng, người đang treo lơ lửng trước mũi máy bay, đối diện với nhiệt độ ngoài trời -17 độ C và sức gió 555 km/h.

    Trong khi đó, cơ phó đang cố gắng hết sức khiển chiếc máy bay tránh va chạm, ổn định áp suất không khí để đưa oxy lại cabin. Các thành viên còn lại trong phi hành đoàn cố gắng trấn an hành khách, yêu cầu tất cả thắt dây an toàn.

    Cabin rơi vào khoảng im lặng trong hoảng loạn. 81 hành khách bắt đầu khóc lóc, cầu nguyện. "Nữ tiếp viên đứng gần tôi cũng khóc. Lúc ấy tôi nghĩ mình chết chắc rồi, máy bay chắc chắn sẽ rơi" - một hành khách kể lại với phóng viên. 

    Tất cả hành khách đều được thông báo về tình huống của cơ trưởng trong buồng lái, máy bay đang chuẩn bị để hạ cánh khẩn cấp.

    Hạ cánh khẩn cấp

    Bên trong buồng lái, 2 nam tiếp viên vẫn giữ chặt lấy chân cơ trưởng. Chiếc áo sơ mi của cơ trưởng Lancaster bị xé toạc do gió mạnh, đầu chảy máu nhưng đôi mắt vẫn mở to. Mọi người nghi ngờ ông đã chết. 

    Tiếp viên Odgen hoảng sợ. Odgen và cả phi hành đoàn đã làm việc với cơ trưởng suốt nhiều năm qua, anh thú nhận mình sẽ không thể đối mặt với vợ con của cơ trưởng nếu như ông ấy chết ngày hôm ấy. Thả cơ trưởng ra cũng chưa chắc đã là cách cứu mọi người bởi cơ thể của ông có thể va vào động cơ và làm cháy động cơ.

    bi hut ra khoi may bay 1
    Tiếp viên giữ chặt chân cơ trưởng, cơ phó tìm cách hạ cánh trong khi những thành viên còn lại đi trấn an hành khách. Ảnh minh họa: Mayday: Air Disaster

    Cơ phó Alastair Atchison cố gắng giữ bình tĩnh nghe điều khiển từ radar trong tiếng gió gầm thét trong buồng lái. Sau 20 phút căng thẳng cực độ, điều kỳ diệu đã xảy ra. 

    Chuyến bay 5390 hạ cánh thành công xuống sân bay Southampton (Anh) cách nơi xuất phát khoảng 200km. Cơ trưởng vẫn còn sống. Ông bị tê cóng, gãy khuỷu tay, cổ tay, ngón tay cái và sốc nặng. Tiếp viên Ogden - người đã dũng cảm cứu sống cơ trưởng - chỉ bị trật khớp vai, nhiễm lạnh cùng vài vết bầm tím.

    Tất cả cách thành viên khác của phi hành đoàn và hành khách đã bước ra khỏi chuyến bay giông tố mà không hề hấn gì. Các hành khách ôm nhau, vỗ tay khen ngợi nỗ lực phi thường của phi hành đoàn.

    Cơ phó và các tiếp viên còn nhận được bằng khen từ Nữ hoàng Anh, riêng cơ phó Atchison nhận thêm bằng khen của cho kỹ năng lái máy bay của mình.

    bi hut ra khoi may bay 1
    Cơ trưởng Tim Lancaster (giữa) cùng hai tiếp viên đã cứu sống mình Simon Rogers (trái) và Nigel Ogden (phải). Ảnh: Getty Images

    bi hut ra khoi may bay 1
    Tình trạng cửa kính máy bay sau khi hạ cánh khẩn cấp. Ảnh: Getty Images

    Cơ quan Điều tra Tai nạn Hàng không Vương quốc Anh đã đi đến cùng để tìm ra nguyên nhân kính chắn ra bung khỏi buồng lái chuyến bay 5390. Kết quả cho thấy 27 giờ trước chuyến bay, Sân bay Quốc tế Birmingham đã tiến hành bảo trì chiếc máy bay này.

    Do bất cẩn trong công việc, kỹ sư bảo trì đã lắp sai loại bu lông (lắp loại bu lông nhỏ hơn) cho kính chắn gió khiến kính bị bung ra vì không thể chịu được chênh lệch áp suất. Ban quản lý Sân bay Birmingham cuối cùng đã phải chịu trách nhiệm vì không trực tiếp giám sát công đoạn quan trọng này.

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Chỉ 31 giây sau khi cất cánh, chiếc máy bay mang số hiệu 191 bất ngờ lao thẳng xuống mặt đất.

    Chuyến bay mang số hiệu 191 của hãng American Airlines là một trong những cơn ác mộng chết chóc nhất trong lịch sử ngành hàng không thế giới. Người ta vẫn rùng mình mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc chiếc DC-10 chở 273 người cứ liệng dần về bên trái cho tới khi lao thẳng xuống một cánh đồng và nổ tung. Tất cả diễn ra chỉ 31 giây sau khi máy bay cất cánh.

    Vậy chính xác thì thảm kịch này đã diễn ra như thế nào?

    Chuyến bay định mệnh

    Ngày 25/5/1979, chuyến bay 191 của American Airlines xuất phát từ Chicago đến Sân bay quốc tế Los Angeles. Thời tiết ở Chicago ngày hôm đó rất đẹp, gió nhẹ và nắng dịu. 258 hành khách và 13 thành viên phi hành đoàn đều kỳ vọng vào một chuyến bay tốt đẹp. Hầu hết hành khách là các nhà văn đang trên đường tới hội nghị xuất bản thường niên diễn ra tại thành phố Los Angeles.

    Cơ trưởng Walter Lux (53 tuổi) điều khiển chiếc máy bay chở khách tầm trung DC-10 với thân rộng ba động cơ.

    loi ky thuat hang khong 1
    Chiếc máy bay để lại một cột khói bất thường trên không trung. Ảnh: Michael Laughlin/ Chicago Tribune

    Vào lúc 3 giờ chiều, chiếc DC-10 được phép cất cánh, bắt đầu tăng tốc lăn bánh trên đường băng. Thế nhưng ngay khi máy bay bắt đầu hếch mũi lên chuẩn bị rời mặt đất, nhân viên tháp không lưu đã nhận ra động cơ cánh trái máy bay và pylon (bộ phận tiếp giáp giữa động cơ và cánh) đã rơi thẳng xuống đường băng.

    Máy bay vút lên cao 100m để lại một vệt dài khói từ nhiên liệu và chất lỏng thủy lực trên bầu trời - thứ vốn được dùng để giữ thăng bằng cho máy bay.

    Cơ trưởng Lux chỉ phát hiện ra máy bay đang hỏng một động cơ chứ không hề biết động cơ và pylon đã rơi hẳn ra ngoài. Vài giây sau, toàn bộ máy bay mất điện. Hệ thống điều khiển máy bay của cơ trưởng, hệ thống cảnh báo thất tốc, cần rung... bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

    loi ky thuat hang khong 1
    Vụ nổ nhìn từ sân bay O'Hare ở Chicago, tiếng nổ phát ra chỉ 31 giây sau khi máy bay cất cánh. Ảnh: Michael Laughlin/ Chicago Tribune

    "Chết tiệt!" - Cơ trưởng hét lên. Đó là âm thanh cuối cùng được ghi lại trong hộp đen máy bay.

    Chiếc máy bay liệng dần sang trái, tăng tốc độ cho đến khi lao thẳng xuống một cánh đồng gần sân bay. Một tiếng "rầm" phát ra, cột khói bốc lên nghi ngút. Không một hành khách nào sống sót sau vụ nổ, 2 người khác đang ở dưới mặt đất cũng tử vong ngay lập tức. Tất cả các thi thể chìm vào trong biển lửa.

    Nguyên nhân vụ tai nạn

    Cuộc điều tra truy tìm nguyên nhân vụ tai nạn đã được Ban an toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ (NTSB) tiến hành ngay sau đó.

    Kết quả điều tra đã làm sáng tỏ một sai lầm khủng khiếp đến từ công đoạn bảo dưỡng chiếc máy bay của hãng American Airlines. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, động cơ máy bay DC-10 được gắn liền với pylon nên khi tháo rời phải tháo động cơ ra khỏi pylon trước rồi mới lấy động cơ ra khỏi cánh.

    loi ky thuat hang khong 1
    Vụ tai nạn được xác định là do hãng hàng không bảo dưỡng không đúng quy trình. Ảnh: Michael Laughlin/ Chicago Tribune

    Thế nhưng hãng hàng không American Airlines đã quyết định "làm tắt" thủ tục này bằng cách tháo cùng lúc cả 2 bộ phận động cơ và pylon để tiết kiệm thời gian. Cách làm này được đánh giá là rất khó thành công bởi những khó khăn khi phải giữ cho động cơ nằm ngay ngắn khi đang được tháo rời.

    Vấn đề xảy ra khi các kỹ sư phải tháo ra lắp lại 2 bộ phận trên nhiều lần, vô tình tạo ra vết nứt. Vết nứt lớn dần theo thời gian cho đến khi điểm gắn kết bị đứt gãy, động cơ và pylon rơi ra ngoài ngay khi chuyến bay định mệnh 191 cất cánh.

    loi ky thuat hang khong 1
    Cảnh sát phải đánh số vị trí thi thể nạn nhân và gặp rất nhiều khó khăn để nhận diện thi thể. Ảnh: Michael Laughlin/ Chicago Tribune

    NTSB kết luận những hỏng hóc dẫn tới vụ tai nạn chủ yếu đến từ việc bảo dưỡng không đúng quy trình. Tuy vậy, vụ việc vẫn khiến Cục Hàng không Liên bang Mỹ quyết định đình chỉ bay tất cả các máy bay DC-10 tại Mỹ trong vòng 1 tháng, ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin của công chúng với dòng máy bay này.

    Đáng nói là trước chuyến bay số hiệu 191, DC-10 từng được ghi nhận sử dụng trong hai vụ tai nạn hàng không lớn khác năm 1972 và 1974. Đến năm 2017, máy bay DC-10 đã bị dừng sử dụng hoàn toàn, đặt dấu chấm hết cho một dòng máy bay từng được nhận xét là "đáng tin cậy, rộng rãi và yên tĩnh" nhưng cũng đầy rẫy tai tiếng trong ngành hàng không.

    Hơn 40 năm trôi qua kể từ chuyến bay định mệnh 191, vụ tai nạn đã góp phần cải thiện đáng kể các tiêu chuẩn an toàn của ngành hàng không. Các hãng hàng không giờ đây quan tâm nhiều hơn tới việc bảo dưỡng máy bay vì lịch sử đã chứng minh: Quy trình bảo dưỡng là rất quan trọng.

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Mỹ - Một nữ hành khách trên chuyến bay của American Airlines vừa bị kết án sau khi hành hung tiếp viên và hành khách đi cùng, sau đó mở cửa thoát hiểm khẩn cấp khi máy bay đang chuẩn bị cất cánh.

    Các công tố viên liên bang cho biết một nữ hành khách của American Airlines đã khiến cả một chuyến bay phải dời lại sau khi cô được tiếp viên hàng không nhắc nhở tắt điện thoại. Cô đã từ chối yêu cầu của tiếp viên và cho rằng hành động này khiến cô tức giận.  

    Nữ hành khách quá khích được xác định là Cynthia McKnight, 24 tuổi, là hành khách trên chuyến bay của American Airlines từ Sân bay Quốc tế Buffalo Niagara đến Sân bay Quốc tế Chicago O'Hare vào ngày 19 tháng 4 năm 2022.

    hanh khach hanh hung 2
    Một hành khách American Airlines ngăn cản máy bay cất cánh

    Sau khi cửa máy bay đóng lại và chuẩn bị khởi hành, McKnight đã đi lên phía trước máy bay và có lời qua tiếng lại với một hành khách, sau đó cô đã nhổ nước bọt vào hành khách trên.

    Khi máy bay đang di chuyển quay trở lại nhà ga, cô đã đẩy ngã một tiếp viên để mở cửa thoát hiểm rồi trượt xuống cầu trượt khẩn cấp và rời khỏi máy bay. Tuy nhiên, ngay sau đó cô đã bị đội an ninh sân bay bắt giữ trên đường băng.

    Theo báo cáo, vì người phụ nữ đã làm cầu trượt khẩn cấp của máy bay bung ra nên máy bay không thể tiếp tục hành trình. Do đó, toàn bộ hành khách buộc phải đổi sang một máy bay khác. Nữ hành khách bị buộc tội gây thiệt hại 50.000 USD.

    Sau khi bị bắt, người phụ nữ khai với nhà chức trách rằng cô đã uống rượu vào thời điểm xảy ra vụ việc. 

    Trong bản báo cáo từ cơ quan điều tra McKnight cho biết: “Chuyến bay bị delay lâu quá và tôi muốn rời khỏi máy bay. Tôi đã nhổ nước bọt vào một hành khách vì họ đã sử dụng điện thoại để quay tôi”. 

    Trong một tuyên bố hôm 26/5 vừa qua, Văn phòng biện lý Hoa Kỳ cho biết, McKnight bị kết tội hành hung mức độ nhẹ và chịu 3 năm quản chế.

    Theo Cục Hàng không Liên bang, tính đến năm 2023, đã có 708 báo cáo về hành khách gây rối trên máy bay . 

    Dữ liệu của FAA cho thấy các báo cáo về hành các hành vi gây rối tăng đột biến vào năm 2021, với 5.973 báo cáo được thực hiện. Con số này giảm vào năm 2022, với 2.455 báo cáo được thực hiện.

    Vietnamnet (theo Miamiherald)

  • Cơ quan Hàng không Dân dụng New Zealand yêu cầu Air New Zealand cân hành khách trên các chuyến bay quốc tế khởi hành từ sân bay quốc tế Auckland đến hết ngày 2/7.

    can hanh khach
    Cuộc khảo sát trọng lượng hành khách của Air New Zealand sẽ diễn ra trên một số chuyến bay từ ngày 31/5 đến ngày 2/7. Ảnh: Air New Zealand

    Hãng hàng không quốc gia Air New Zealand cho biết chương trình này nằm trong cuộc khảo sát trọng lượng hành khách, là một cách để thu thập dữ liệu về tải trọng và phân bổ trọng lượng cho các máy bay, CNN đưa tin.

    “Chúng tôi cân mọi thứ trên máy bay, từ hàng hóa, bữa ăn trên máy bay, đến hành lý trong khoang hành lý”, Alastair James, chuyên gia cải tiến kiểm soát tải trọng của hãng hàng không Air New Zealand cho biết.

    “Đối với hành khách, phi hành đoàn và hành lý xách tay, chúng tôi sử dụng trọng lượng trung bình mà chúng tôi thu được từ cuộc khảo sát này”, ông nói.

    Tuy nhiên, cân nặng là vấn đề riêng tư mà không phải ai cũng muốn tiết lộ. Để bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân, hãng hàng không cho biết họ đã ẩn danh dữ liệu.

    Khách du lịch sẽ được yêu cầu đứng trên một chiếc cân kỹ thuật số khi họ làm thủ tục chuyến bay. Thông tin về trọng lượng của họ sau đó được gửi đến cuộc khảo sát nhưng không thể xem trên màn hình của nhân viên làm thủ tục.

    Hành khách cũng sẽ đặt hành lý lên một chiếc cân khác để cân riêng.

    “Chúng tôi biết bước lên bàn cân có thể rất khó khăn. Chúng tôi muốn trấn an khách hàng của mình rằng không có màn hình hiển thị (dữ liệu) ở bất cứ đâu. Không ai có thể nhìn thấy cân nặng của bạn, kể cả chúng tôi”, James nói.

    Đây không phải là lần đầu tiên Air New Zealand yêu cầu hành khách bước lên cân trước khi lên máy bay. Hành khách trong nước ở New Zealand đã tham gia một cuộc khảo sát vào năm 2021, nhưng cuộc khảo sát dành cho du khách quốc tế bị trì hoãn do đại dịch.

    Theo Zing

  • Hãng hàng không Cathay Pacific của Hong Kong đuổi việc 3 thành viên phi hành đoàn sau khi có khiếu nại về việc họ xúc phạm và phân biệt đối xử với hành khách không nói tiếng Anh.

    cathay pacific 1
    Nhóm tiếp viên của Cathay Pacific bị hành khách tố xúc phạm và phân biệt đối xử với người không nói tiếng Anh hoặc tiếng Quảng Đông. Ảnh minh họa: Jelly Tse.

    Ngày 23/5, Ronald Lam Siu-por, Giám đốc điều hành Cathay Pacific, xin lỗi về vụ việc, được trình báo bởi hành khách nói tiếng Quan Thoại, và cho biết ông sẽ chỉ đạo nhóm đặc nhiệm liên bộ phận tiến hành đánh giá nhằm đảm bảo sự việc tương tự không bao giờ tái diễn, theo SCMP.

    Tuyên bố của ông Lam được đưa ra vài giờ sau khi hãng hàng không thông báo đình chỉ phi hành đoàn liên quan đến vụ việc xảy ra trên chuyến bay từ Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) đến Hong Kong hôm 21/5.

    Đó là lời xin lỗi thứ 3 của Cathay trong vòng 2 ngày.

    “Sau khi kết thúc quá trình điều tra nội bộ, theo chính sách của công ty, chúng tôi sa thải 3 thành viên phi hành đoàn có liên quan. Chúng tôi có cách xử lý không khoan nhượng đối với bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào đi ngược chính sách và quy tắc ứng xử của công ty. Không có sự thỏa hiệp cho những vi phạm như vậy”, ông nói.

    Ông Lam nhấn mạnh rằng nhân viên của Cathay phải tôn trọng khách hàng từ mọi gốc gác và nền văn hóa khác nhau. Công ty đánh giá cao phản hồi của khách hàng và coi vụ việc vừa qua là bài học quý giá.

    Bộ trưởng Giao thông và Hậu cần Hong Kong Lam Sai-hung cho biết: “Tôi rất buồn trước những bình luận không phù hợp của một số thành viên phi hành đoàn Cathay Pacific. Vụ việc khiến danh tiếng của Hong Kong về dịch vụ xuất sắc, các giá trị lâu đời và tiêu chuẩn đạo đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

    Trước đó, một hành khách tung đoạn ghi âm lên mạng xã hội Xiaohongshu cho thấy một số thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay CX987 phàn nàn với nhau về hành khách bằng tiếng Anh và tiếng Quảng Đông.

    “Tôi thực sự không hiểu vì sao họ có quá nhiều ác ý đối với hành khách không nói được tiếng Anh hoặc tiếng Quảng Đông”, người này nói.

    Nhóm tiếp viên bị cáo buộc trao đổi với nhau bằng tiếng Anh để chế giễu một hành khách nói tiếng Quan Thoại: “Nếu không thể nói ‘blanket’ (chăn - PV), đừng mong có được nó” và “Thảm ở trên sàn kia kìa”.

    Người tố cũng cho biết một số hành khách hỏi bằng tiếng Anh cách điền vào mẫu đơn nhập cảnh, nhưng chỉ nhận được câu trả lời thiếu kiên nhẫn từ phi hành đoàn.

    Một tiếp viên được cho là nói bằng tiếng Quảng Đông với đồng nghiệp của mình rằng: “Họ không hiểu được tiếng người”. Trước đó, phi hành đoàn đọc thông báo bằng tiếng Quảng Đông để nhắc nhở hành khách ngồi yên khi có biển báo thắt dây an toàn, nhưng một hành khách vẫn bế con đi vệ sinh.

    Hành khách vạch trần sự việc tự xưng là người nói tiếng Quan Thoại bản địa, sống ở Hong Kong 11 năm và thông thạo tiếng Anh, tiếng Quảng Đông. Anh cho biết tình trạng phân biệt đối xử với hành khách nên được lật tẩy.

    “Tôi cảm thấy rất buồn và tức giận”, hành khách này nói, đồng thời kêu gọi hãng tăng cường đào tạo nhân viên để ngăn chặn những sự việc tương tự.

    Hôm 22/5, Cathay lên tiếng xin lỗi, đồng thời cho biết hãng rất coi trọng vụ việc.

    “Chúng tôi đã liên hệ với các hành khách có liên quan để tìm hiểu thêm và sẽ điều tra, xử lý vụ việc một cách công tâm. Chúng tôi một lần nữa bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc vì những rắc rối đã gây ra cho mọi người”, hãng cho biết.

    Vụ việc được truyền thông đưa tin rộng rãi.

    Một số người dùng Internet kêu gọi Cathay sa thải các tiếp viên hàng không có liên quan, trong khi những người khác chia sẻ trải nghiệm bị phi hành đoàn của hãng này phân biệt đối xử.

    People's Daily kêu gọi hãng hàng không tiến hành “cải chính” và thiết lập các quy tắc để đảm bảo nhân viên không ngược đãi khách hàng.

    Theo Zing

  • Hai nữ hành khách của hãng hàng không Jetstar Airways đã bị phạt 40 USD, sau khi họ trốn trả phí quá cân bằng cách mặc lên người số quần áo gần 6kg.

    Tờ New York Post đưa tin, hai cô gái Adriana Ocampo và Emily Altamura (19 tuổi) chuẩn bị lên máy bay từ thành phố Melbourne trở về thành phố Adelaide của Australia sau chuyến du lịch.

    Tuy nhiên, hành lý của họ bị vượt mức giới hạn cho phép 7kg. Do đó, cả hai quyết định tìm ra cách khắc phục để tránh phải trả thêm phí.

    hanh khach len may bay
    Cô gái mặc chồng chồng lớp lớp quần áo lên người để tránh trả phí quá cân lên máy bay. Ảnh: TikTok

    Trong đoạn video đăng tải lên TikTok vào ngày 8/5, Ocampo được nhìn thấy đang cười lớn khi khoác lên người tầng tầng lớp lớp áo phông và áo khoác. Thậm chí, Ocampo còn nhét một chiếc iPad vào quần. 

    Cô gái tiếp tục mặc thêm quần áo lên người sau khi tiếp viên thông báo hành lý cá nhân vẫn vượt giới hạn cân cho phép. Số quần áo trên người Ocampo là gần 6kg. 

    "Tôi đã chất cả hành lý lên người, đến mức chỉ có 3 thứ trong vali là một đôi giày, một đôi tất, một chiếc túi, và có thể là một chiếc quần jean", Ocampo nói với Business Insider.

    "Trước khi chúng tôi lên máy bay, họ đã nói 'Xin lỗi, chúng tôi không thể để bạn bay trong tình trạng như thế này'", Ocampo kể lại. 

    Ocampo và bạn sau đó được thông báo hoặc cởi bỏ mọi thứ đã khoác lên người và nộp phạt, hoặc lỡ chuyến bay.

    Cô gái đã làm theo cách thứ nhất là loại bỏ một số thứ mà họ đã nhét trong các túi áo khoác và quần.

    Hai cô gái cho hay ban đầu họ không nghĩ rằng hãng hàng không sẽ kiểm tra cân nặng hành lý. Bởi hành lý của Ocampo nặng tới gần 13kg trong video đầu tiên đăng lên TikTok.

    Hãng hàng không Jetstar Airways giải thích, họ cân hành lý để đảm bảo công bằng cho mọi hành khách. 

    “Việc theo dõi trọng lượng hành lý mang lên máy bay nhằm đảm bảo mọi người đều có chỗ để đồ đạc, và chúng tôi đang thực hiện các yêu cầu an toàn bay”, Jetstar Airways cho biết.

    Theo Vietnamnet

  • Trang Cirium công bố danh sách 6 hãng hàng không đúng giờ nhất trên toàn cầu, trong đó có những cái tên quen thuộc như Thai AirAsia, Delta Airlines...

    Không gì tồi tệ hơn khoảnh khắc vội vã đến sân bay, xếp hàng làm thủ tục để rồi nhận thông báo chuyến bay bị hoãn. Đặc biệt vào mùa cao điểm, sân bay đông đúc và chờ đợi khiến du khách mệt mỏi, làm giảm niềm vui của kỳ nghỉ. 

    Do đó, khách du lịch quan tâm hơn đến việc xem xét dữ liệu trước khi đặt kỳ nghỉ để tránh việc chuyến bay bị hoãn. Website phân tích dữ liệu hàng không Cirium vừa công bố thống kê 6 hãng hàng không có giờ bay chuẩn xác nhất trên toàn cầu trong tháng 2.

    KLM

    Với OTP là 89,66%, hãng hàng không Hà Lan KLM soán ngôi đúng giờ nhất thế giới của Iberia Airlines. KLM là hãng hàng không quốc gia của Hà Lan đặt trụ sở tại Amstelveen, với trung tâm hoạt động tại Sân bay Amsterdam Schiphol. 

    Thai AirAsia

    Có trụ sở tại Bangkok, Thai AirAsia tiếp tục là hãng hàng không đúng giờ nhất cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 2 với điểm số OTP là 89,03%. Hầu hết du khách sẽ đến đúng giờ theo dự kiến nếu lựa chọn hãng hàng không này.

    Thai AirAsia là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn di chuyển đến bất cứ quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Air China đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á với OTP là 87,60%.

    Delta Airlines

    Nếu bạn thường xuyên đi du lịch ở Bắc Mỹ, chắc hẳn bạn đã từng lựa chọn hãng hàng không Delta Airlines cho chuyến đi của mình. Hãng có điểm số OTP đạt 84.82%, thấp hơn khá nhiều so với những hãng khác trong danh sách này. Tuy nhiên, đây là hãng hàng không số một được lựa chọn ở Bắc Mỹ, với tuổi đời gần 100 năm.

    hang hang khong dung gio
    Delta Airlines là một trong những hãng hàng không lớn nhất của Mỹ và còn một 'tượng đài' của ngàng hàng không nước này. Ảnh: AdExchanger

    Austrian Airlines

    Hãng hàng không Áo Austrian Airlines mới vươn lên dẫn đầu ở khu vực Châu Âu, với OTP ấn tượng 91,09%, soán ngôi Air Europa. Tương tự như tại Bắc Mỹ, tất cả hãng bay hàng đầu ở Châu Âu đều cải thiện đáng kể về hiệu suất so với tháng trước và tháng 12.2022.

    Copa Airlines 

    Đúng giờ nhất khu vực Châu Mỹ Latin, hãng hàng không Copa Airlines được du khách trong khu vực và nước ngoài tin tưởng nhờ dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy. Hãng xuất hiện trong danh sách này với số điểm OTP là 94,39%, mạng lưới đường bay có ở hầu hết các nước Mỹ Latin. Hãng hàng không Copa Airlines phục vụ tổng cộng 80 điểm đến tại 32 quốc gia ở Bắc, Trung, Nam Mỹ và vùng Caribbean. 

    Safair

    Ở khu vực Trung Đông và Châu Phi, Safair là "tân vương" với OTP là 94,89%. Oman Air theo sát ở vị trí thứ 2 với OTP là 92,88%. Ethiopian Airlines (ET) xuất hiện lần đầu trong bảng xếp hạng top 5 với OTP là 86,03%. Hãng bay này cũng dẫn đầu trong bảng xếp hạng hàng không giá rẻ đúng giờ nhất thế giới.

    Theo Lao Động

  • Bằng thời gian di chuyển giữa Singapore và Bangkok, hành khách có thể chuyển từ Sydney sang London.

    bay tu anh den uc
    Hiện một chuyến bay từ Sydney tới London mất 22 giờ. Ảnh: AFP

    Theo nghiên cứu mới, khả năng như vậy trong lĩnh vực hàng không có thể nằm trong tầm tay trong 10 năm tới. Nhưng có một nhược điểm: máy bay sẽ phải di chuyển trong không gian vũ trụ.

    Điều này có nghĩa là máy bay sẽ đưa hành khách vào không gian trước khi hạ cánh xuống đích đến. Nhờ vậy, thời gian của chuyến bay từ Sydney sang London vốn kéo dài 22 giờ sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 2 giờ.

    Nghiên cứu mới đang xem xét tác động của các chuyến bay vào không gian dưới quỹ đạo như vậy, theo tờ The Times. Nghiên cứu được Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh (CAA) tài trợ.

    Các chuyến bay ngoài quỹ đạo hiện có giá hơn 350.000 bảng Anh (438.000 USD) một chỗ ngồi và do hãng Virgin Galactic của Sir Richard Branson và Blue Origin của tỉ phú Jeff Bezos cung cấp.

    Nhưng các nhà quản lý tin rằng những chuyến bay như vậy có thể trở thành một lựa chọn cho di chuyển xuyên lục địa mà “bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được”.

    Nghiên cứu do CAA tài trợ được công bố trên tạp chí Aerospace Medicine and Human Performance.

    “Các chuyến bay thương mại vào không gian dưới quỹ đạo hiện có sẵn cho du lịch và nghiên cứu khoa học, và cuối cùng được dự đoán sẽ phát triển thành du lịch từ điểm này sang điểm khác cực nhanh, như từ London đến Sydney trong vòng chưa đầy 2 giờ" - thông cáo cho biết.

    Nghiên cứu chỉ ra, những người tham gia các chuyến bay như vậy sẽ không cần phải cực kỳ khỏe mạnh hoặc trẻ tuổi.

    Trong nghiên cứu này, 24 người khoẻ mạnh đã tiếp xúc với lực G được cảm nhận trong quá trình phóng và hạ cánh của một chuyến bay dưới quỹ đạo. G là lực hấp dẫn của Trái đất.

    Trong quá trình đi lên, lực G có thể đạt gấp 4 lần lực hấp dẫn thông thường của Trái đất trong 20 đến 30 giây.

    Lực G đạt cực đại ở mức 6G trong thời gian giảm dần từ 10 đến 15 giây. Tức là gấp sáu lần lực hấp dẫn thông thường của Trái đất.

    Những lực như vậy có thể tạo ra một số hiệu ứng trong cơ thể con người, như cảm giác nặng nề ở ngực và chảy máu não.

    Theo nghiên cứu, một trong số 24 người tham gia bất tỉnh trong thời gian ngắn, nhưng không có ảnh hưởng xấu lâu dài.

    Tiến sĩ Ryan Anderton, lãnh đạo y tế của CAA về chuyến bay vào vũ trụ, nói với The Times: “Các phản ứng sinh lý có thể lành tính với hầu hết hành khách".

    Ông nói rằng, trong khi các phi hành gia cần phải cực kỳ khỏe mạnh và trải qua nhiều năm đào tạo chuyên sâu, trong tương lai, khách du lịch trên các chuyến bay dưới quỹ đạo sẽ không cần phải đáp ứng các yêu cầu đó.

    Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng một số vấn đề y tế nhất định có thể khiến việc trải qua lực G cao trở nên nguy hiểm. “Những gì chúng tôi đang nỗ lực nghiên cứu là xác định những cá nhân nào có thể dễ mắc bệnh hơn và những gì chúng tôi có thể phải sàng lọc họ” - ông nói.

    Theo Lao Động

     

  • Một hành khách ăn chay đã chỉ trích hãng hàng không sau khi cho biết cô được phục vụ trái cây và các loại hạt như một suất ăn nóng trên chuyến bay kéo dài 6 tiếng.

    suat an tren may bay
    Suất ăn của Juanita Headley gây tranh cãi. Ảnh: Jam Press/Juanita Headley

    Juanita Headley đã đi từ Accra, Ghana đến London Heathrow, Anh - một hành trình dài hơn 7.400 km, trên chuyến bay của hãng hàng không KLM.

    Vị diễn giả này chọn một suất ăn nóng trên máy bay, nằm trong dịch vụ miễn phí. Nhưng khi lên chuyến bay kéo dài 6 tiếng, Headley nói rằng cô được đưa cho những miếng dứa, một quả quýt và một nắm hạt.

    Vài giờ sau, cô cho hay phi hành đoàn đưa cho cô một gói thuần chay nguội, một quả chuối và thêm cốc hạt. Headley chỉ trích KLM là "trò đùa" với bữa ăn nhạt nhẽo này.

    "Ơn Chúa là tôi không bị dị ứng với các loại hạt, nếu không tôi đã phải ăn trái cây rồi”, cô nói. "Trong thời đại ngày nay, khi ăn chay không còn là hiện tượng mới, thật không thể chấp nhận được nếu một chuyến bay đường dài 6 tiếng không mang thêm một vài bữa ăn cho những tình huống như thế này”.

    Headley đã đăng tải bức ảnh chụp đồ ăn lên mạng, khiến những người ăn chay khác nổi giận. Một người ăn chay chia sẻ: "Vào năm 2023, điều này thật quá quắt".

    "Xin lỗi khi bạn đã gặp phải trải nghiệm này, tôi cũng từng gặp trường hợp tương tự nhưng vào năm 2014 và kể từ đó tôi luôn mang theo đồ ăn đề phòng", một người khác cho hay.

    "Thật khó để có sữa chua alpro, cà chua, bông cải xanh và mì ống phô mai thuần chay? Những thứ cơ bản”, một người ăn chay bình luận. “KLM Airlines không phải là hãng hàng không rẻ nhất để bay nên điều này thật quá đáng”.

    Tuy nhiên, một số khác lại bày tỏ ý kiến trái chiều

    "Thật khó hiểu tại sao mọi người không bao giờ mang theo thức ăn của mình", một người chia sẻ.

    "Tôi tin bạn sẽ sống sót sau 6 tiếng thôi", một người cho biết thêm.

    Theo Zing

  • Nữ du khách Mỹ Monica Humphries chọn hai chuyến cùng thời gian bay, khác nhau về hạng ghế để tìm sự khác biệt giữa khoang phổ thông và thương gia.

    Monica Humphries, đến từ Florida, Mỹ từng nghĩ rằng "bay ở hạng ghế nào cũng như nhau" vì mọi người đều có chung trải nghiệm: chịu cùng một độ ẩm, ăn những món nhạt nhẽo. Sau đó, cô đã đặt vé máy bay ngồi khoang phổ thông và thương gia để tìm sự khác biệt.

    ve may bay hang thuong gia 1
    Monica Humphries ngồi khoang thương gia...

    ve may bay hang thuong gia 1
    ...và phổ thông. Ảnh: Insider

    Lần thứ nhất, cô bay từ Los Angeles, Mỹ đến Auckland, New Zealand bằng ghế thương gia. Chuyến thứ hai, cô bay hạng phổ thông chặng Denver, Mỹ đến Tokyo, Nhật Bản. Cả hai chuyến đều hơn 12 tiếng.

    Sự khác biệt lớn nhất là giá cả. Chuyến bay một chiều hạng thương gia có giá 4.500 USD, ghế phổ thông 2.500 USD.

    Sự khác biệt thứ hai là chế độ đãi ngộ. Khách hạng thương gia được vào phòng VIP và phục vụ buffet miễn phí. Nữ du khách Mỹ dùng mỳ ramen, salad cùng rượu vang và ngồi đợi lên giờ bay trên ghế sofa trong phòng chờ. Với ghế phổ thông, Humphries ngồi tại sảnh chung sân bay, tốn 8 USD để mua cà phê và không mua đồ ăn vì đắt đỏ. Ghế ở sân bay nhiều, nhưng không có ghế dài kiểu sofa giống phòng chờ. Do đó, cô quyết định ngồi xuống sàn "để có thể duỗi người trước chuyến bay".

    Đến giờ bay, đại diện trong phòng chờ thông báo thời gian lên máy bay cho Humphries. Còn ở hạng phổ thông, cô phải tự ngồi nghe thông báo được phát qua loa. Nhưng do âm thanh rè nên cô không thể nghe thấy toàn bộ thông tin. Vì vậy, Humphries phải nhìn đồng hồ liên tục để đảm bảo chuyến bay không bị trễ.

    Khi mua vé hạng thương gia, cô gần như là người đầu tiên lên máy bay. Humphries lên, cabin vẫn vắng người. Cô chỉ đi bộ một quãng ngắn đã đến ghế . Sau khi ổn định chỗ, cô được tiếp viên phục vụ đồ uống.

    ve may bay hang thuong gia 7
    Trong phòng chờ hạng thương gia.

    ve may bay hang thuong gia 4
    Nữ du khách uống rượu vang miễn phí trong phòng chờ.

    ve may bay hang thuong gia 7
    Salad cũng được phục vụ miễn phí trong phòng chờ.

    ve may bay hang thuong gia 7
    Sảnh phòng chờ hạng thương gia.

    ve may bay hang thuong gia 7
    Nữ du khách mang đồ ăn nhẹ đi từ nhà khi ngồi hạng phổ thông.

    ve may bay hang thuong gia 7
    Nữ du khách ngồi xuống sàn nhà khi đợi lên máy bay của hạng ghế phổ thông. Bên cạnh là ly cà phê mua tại sân bay có giá $8.

    Ở hạng phổ thông, cô là một trong những vị khách cuối cùng, được phát khăn tẩm cồn thay vì rượu vang. Cô cũng đi "hầu hết chiều dài máy bay" để đến hàng ghế thứ 50 của mình.

    Khi hạ cánh, với tư cách là khách thương gia, cô là một trong những hành khách đầu tiên rời máy bay. Ở chuyến còn lại, cô là người xuống cuối cùng.

    Sự khác biệt tiếp theo đến từ ghế ngồi. Ghế hạng thương gia lớn, có hai tay vịn, màn hình tivi cỡ lớn và một khay bàn ăn lớn. Chỗ để chân đủ rộng để duỗi cả hai chân một cách thoải mái. Cô cũng có thể ngả ghế thành giường để nằm ngủ.

    Ghế phổ thông nhỏ, khay bàn ăn không đủ chỗ đặt máy tính xách tay, chân không thể duỗi hết và không được ngả ra sau thoải mái. Cả hai hạng ghế, cô đều được phát tai nghe, chăn, gối.

    ve may bay hang thuong gia 3
    Ghế ngồi hạng thương gia...và phổ thông. Ảnh: Insider

    Sự khác biệt tiếp theo là đồ ăn. Ở hạng thương gia, cô có thể gọi rượu bao nhiêu tùy thích, các đồ uống khác cũng đều miễn phí. Nhưng ở hạng phổ thông, cô phải trả tiền khi gọi rượu, trừ ly vang miễn phí ban đầu.

    Bữa tối ở hạng thương gia "giống như một bữa ăn ngon", với khăn ăn, dao dĩa kim loại và bát, chén sứ cùng bánh mỳ nóng, lọ muối nhỏ và hạt tiêu, dầu ô liu cùng nhiều lựa chọn thực đơn như cá tuyết Alaska, gà nướng.

    Tại ghế phổ thông, cô chỉ có hai lựa chọn: bữa ăn có thịt gà và ăn chay. Khi chọn món chay, cô phát hiện đó chỉ là một đĩa rau xào. Phòng vệ sinh giống nhau về kích thước, thiết kế. Nhưng phòng vệ sinh hạng thương gia có giấy dán tường.

    Sau khi trải nghiệm cả hai hạng bay, nữ du khách nhận ra các đặc quyền của hạng thương gia đã khiến cô "mở mang tầm mắt" để hiểu như thế nào là du lịch xa xỉ. "Nhưng những thứ xa xỉ đó đều phải trả thêm tiền - cái giá mà tôi không định phải trả sớm", Humphries nói.

    ve may bay hang thuong gia 16
    Đồ ăn hạng phổ thông, đựng trong khay nhữa (trái) và đồ ăn được phục vụ trên đĩa sứ ở hạng thương gia. Ảnh: Insider

    VnExpress (theo Insider)

  • Bốn hành khách đã bị cảnh sát bắt giữ trong 2 cuộc ẩu đả đã xảy ra liên tiếp giữa các hành khách trên cùng 1 chuyến bay khiến máy bay phải hạ cánh khẩn cấp.

    Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) và Cảnh sát Lãnh thổ phía Bắc xác nhận vụ việc xảy ra trên 1 chuyến bay từ thành phố Cairns, bang Queensland đến Groote Eylandt (phía bắc Australia), khiến máy bay phải hạ cánh khẩn cấp vào ngày 20/4.

    Trong đoạn video được một hành khách có mặt trên chuyến bay ghi lại cho thấy, một nhóm hành khách tham gia vào cuộc ẩu đả gần lối đi, một trong số này được nhìn thấy tay cầm một cái chai và cố gắng tấn công một hành khách khác.

    Sự việc khiến máy bay phải quay đầu trở lại Queensland và một nữ hành khách đã bị cảnh sát bắt giữ.

    au da tren may bay 1
    Vụ ẩu đả khiến một cửa sổ bên trong máy bay bị vỡ.

    Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) cho biết: “Một nữ hành khách đã bị đuổi khỏi máy bay do có hành động gây rối, hành hung người khác và không tuân thủ hướng dẫn an toàn của phi hành đoàn trên chuyến bay.

    Sau khi chuyến bay cất cánh trở lại, nhóm hành khách này lại tiếp tục cãi vã dẫn đến đánh nhau. Trong lúc ẩu đả nhóm hành khách này đã làm vỡ một tấm kính trên cửa sổ máy bay.

    au da tren may bay 1
    Nhóm hành khách gây rối trên máy bay.

    Ngay sau khi máy bay hạ cánh xuống Alyangula (Groote Eylandt, Australia) ba hành khách gây rối đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ.

    Một nam hành khách 23 tuổi bị buộc tội cố ý gây nguy hiểm cho người khác, hành hung, làm hư hỏng tài sản, gây mất trật tự ở nơi công cộng.

    Một phụ nữ 23 tuổi bị buộc tội phá hoại tài sản, gây mất trật tự nơi công cộng và cố ý gây nguy hiểm cho người khác. Người còn lại 22 tuổi, bị buộc tội mua bán, tàng trữ ma túy, cản trở cảnh sát, gây rối và tàng trữ rượu trong khu vực cấm.  

    Nhóm hành khách gây rối trên dự kiến phải hầu tòa vào ngày 1/5 tới đây.

    Vietnamnet (theo New York Post)