• Vừa qua, Vietnam Airlines và các cơ quan chức năng ghi nhận một số trường hợp hành khách mua phải vé máy bay giả từ các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của Vietnam Airlines.

    Để tránh bị lừa mua vé giả, đặc biệt trong các đợt cao điểm đi lại như 30-4, 1-5, nghỉ hè, lễ Tết, Vietnam Airlines Group (gồm 3 hãng Vietnam Airlines, VASCO và Pacific Airlines) khuyến cáo hành khách mua vé trên kênh chính thức của các hãng.

    ve gia vietnam airliens
    Zalo chính thức của Vietnam Airlines

    Phương thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là các đối tượng mạo danh đại lý, tự tạo ra các website, trang mạng xã hội, với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hoặc đại lý chính thức, sau đó quảng cáo các mức giá rất hấp dẫn so với mặt bằng chung để thu hút khách hàng. 

    Nếu khách hàng liên hệ, các đối tượng sẽ đặt chỗ, gửi khách mã đặt chỗ để làm tin và yêu cầu chuyển tiền thanh toán. Sau khi nhận thanh toán, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay, nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay.

    Sự vụ gần đây là trường hợp một khách mua vé khứ hồi nội địa cho gia đình 5 người qua một công ty. Khi đến sân bay check-in, khách mới biết công ty này chỉ đặt chỗ chứ không xuất vé, khách phải mua vé mới cho gia đình. Một phương thức khác là các đối tượng sau khi nhận được tiền của khách, vẫn xuất vé, nhưng sau đó lại hoàn vé để thu lại phần lớn tiền, chỉ phải chịu mất một khoản phí hoàn vé nhỏ.

    Cuối năm 2022, một khách hàng mua vé máy bay đi Úc cho đoàn khách qua đại lý là chỗ quen biết cá nhân. Khách đã chuyển cho đại lý này tiền vé, nhưng khi xác nhận lại vé trước ngày bay, khách hàng mới biết vé đã bị hoàn lại trước đó. Khách không thể thực hiện chuyến bay như dự định và phải hủy toàn bộ kì nghỉ.

    Để tránh mua nhầm vé giả, khách hàng Vietnam Airlines và VASCO chú ý mua vé trực tiếp trên website www.vietnamairlines.com, trên ứng dụng di động của Vietnam Airlines hoặc tại các phòng vé, đại lý chính thức của hãng trong và ngoài nước. Thông tin liên hệ phòng vé và danh sách các đại lý chính thức của Vietnam Airlines được cập nhật trên website của hãng tại mục đại lý (ở cuối website).

    Ngoài ra, khách hàng cần lấy phiếu thu, hóa đơn khi mua vé. Đây là chứng từ khách hàng dùng để bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Nếu khách hàng cần kiểm tra, xác thực vé hoặc cần được tư vấn mua vé trực tiếp, vui lòng nhắn tin trực tiếp Zalo Vietnam Airlines: https://zalo.me/3149253679280388721; fanpage facebook của Vietnam Airlines (có dấu tick xanh): www.facebook.com/VietnamAirlines hoặc gọi Tổng đài Chăm sóc khách hàng 1900 1100. Các kênh chăm sóc khách hàng này của hãng hoạt động 24/7 và hỗ trợ bằng nhiều ngôn ngữ.

    Hành khách của Pacific Airlines có thể liên lạc Tổng đài 19001550 hoặc truy cập https://www.pacificairlines.com để được hỗ trợ.

    Cục Hàng không Việt Nam cũng vừa ban hành Chỉ thị tuân thủ các quy định về giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa

    Theo đó, để đảm bảo quyền lợi của hành khách khi tham gia giao thông bằng đường hàng không, đặc biệt trong dịp nghỉ Lễ 30-4, 1-5 và cao điểm Hè 2023, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam thực hiện nghiêm việc niêm yết; công bố, công khai giá bán theo quy định trên các kênh phân phối; có chế tài đối với các đại lý không thực hiện đúng quy định về giá vé nội địa.

    Ngoài ra, Cục yêu cầu tăng cường kiểm soát công tác bán vé của hãng, đảm bảo triển khai bán vé theo đúng mức giá kê khai, không vượt giá trần quy định tại Thông tư 17/2019/TT-BGTVT ngày 3-5-2019 của Bộ Giao thông vận tải ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.

    Đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền tới hành khách về việc mua vé máy bay tại các đại lý ủy quyền, các kênh phân phối chính thức cũng như việc phản hồi thông tin về việc mua vé máy bay nội địa cao quá quy định tới đường dây nóng của các hãng hàng không.

    Theo Người Lao Động

  • Một hành khách của hãng hàng không Delta Air Lines (Mỹ) đã bị bắt giữ sau khi mở cửa thoát hiểm và trượt khỏi máy bay lúc đang chuẩn bị cất cánh.

    Sự cố xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26-3-2023 (giờ địa phương) trên chuyến bay mang số hiệu Delta 1714 chuẩn bị cất cánh từ Los Angeles đến Seattle, theo Cục Hàng không Mỹ (FAA).

    "Chiếc Boeing 737 đang chuẩn bị cất cánh trên đường băng thì nam hành khách trượt khỏi máy bay sau khi kích hoạt máng trượt thoát hiểm khẩn cấp" - kênh CNN dẫn nguồn tin từ FAA.

    Nhân viên hãng Delta Air Lines đã khống chế hành khách nói trên trước khi giao cho cơ quan thực thi pháp luật. Nhà chức trách hiện vẫn tiếp tục giam giữ hành khách này để điều tra làm rõ.

    Sự cố trên còn ảnh hưởng tới những hành khách khác đi cùng trên chuyến bay Delta 1714. Cụ thể, họ phải chuyển sang một máy bay khác khiến chậm trễ lịch trình.

    "Chúng tôi lấy làm tiếc và xin lỗi vì sự cố này" - thông báo của hãng bay có đoạn.

    mo cua thoat hiem may bay
    Một hành khách bị bắt giữ sau khi mở cửa thoát hiểm chiếc Boeing 737 và kích họat cầu trượt thoát hiểm tại Sân bay Quốc tế Los Angeles hôm 26-3 (Ảnh: 9News)

    Đây không phải sự cố tương tự đầu tiên xảy ra với hãng hàng không Delta Air Lines. Vào ngày 21-12-2020 đã xảy ra vụ việc một cặp đôi người Mỹ mở cửa thoát hiểm và rời khỏi máy bay cùng chú chó của mình bằng máng trượt khi máy bay vừa lăn bánh ra đường băng ở New York.

    Khi đó, các hành khách trên chuyến bay Delta 462 từ sân bay LaGuardia ở New York đã vô cùng sửng sốt khi một cặp đôi bất ngờ mở cửa thoát hiểm và trượt xuống đường băng cùng với con chó của họ.

    Theo USA Today, vụ việc khiến chuyến bay bị hoãn và hai hành khách Antonio Murdock, 31 tuổi cùng Brianna Greco, 27 tuổi, bị bắt giữ với các tội danh bao gồm cố ý hủy hoại tài sản và vi phạm quy định hàng không.

    Theo Người Lao Động

  • tiep vien hang khong xach ma tuy tu phap

    Theo luật sư, nếu các tiếp viên biết trong các tuýp kem đánh răng là chất ma túy, họ sẽ bị xử lý hình sự với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, bởi số ma túy là đặc biệt lớn.

    Cơ quan chức năng phát hiện có 8.400 gram viên nén và 2.080 gam ma tuý dạng bột trong hành lý của 4 nữ tiếp viên thuộc hãng bay Vietnam Airlines. Họ gồm tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thuỷ cùng 3 nữ tiếp viên Võ Tú Quỳnh, Trần Thị Thu Ngân, Đặng Phương Vân.

    buon ma tuy tiep vien hang khong
    Tổng lượng tang vật thu giữ là hơn 10kg ma tuý. Ảnh: Hải quan TP.HCM

    Trong hành lý của tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thuỷ có 2 valy chứa quần áo cá nhân. 1 valy bên trong có chứa 43 hộp kem đánh răng; trong đó có 31 hộp chứa viên nén màu xám có tổng trọng lượng 2,18kg và 12 hộp có chứa chất bột màu trắng có tổng trọng lượng 1kg.

    Tiếp viên Võ Tú Quỳnh mang 2 valy, 1 valy chứa quần áo của tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thuỷ. 1 valy chứa 43 hộp kem đánh răng, bên trong có các viên nén, bột màu trắng đúng bằng trọng lượng mà bà Thuỷ cất giấu trong hành lý nêu trên.

    Trong hành lý của nữ tiếp viên Trần Thị Thu Ngân, lực lượng Hải quan phát hiện có chứa 780 gram viên nén màu xám. Còn nữ tiếp viên Đặng Vân Phương ngoài 2 valy chứa quần áo, đồ dùng cá nhân còn có 1 valy chứa 2.020 gram viên nén màu xám và 2.000 gram chất bột màu trắng.

    Tất cả viên nén màu xám và chất bột màu trắng thu giữ trong hành lý đoàn tiếp viên như trên, lực lượng chức năng đã lấy mẫu thử nhanh. Kết quả mẫu thử đều có phản ứng dương tính với thuốc thử Cocain, Ketamin. 

    Khi làm việc với cơ quan chức năng, 4 nữ tiếp viên hàng không tỏ ra bàng hoàng, bất ngờ trước sự việc. Cả 4 người khai, khi ở Pháp có một người chưa rõ lai lịch đã tiếp cận, nhờ nhóm xách tay một số hàng hoá về nước, trả công 10 triệu đồng. 

    Nhóm nữ tiếp viên đã mở một số hộp xem thử, thấy là kem đánh răng bình thường nên đã nhận chuyển hàng. Hiện, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) Công an TP.HCM đã tiếp nhận người cùng tang vật để mở rộng điều tra.

    buon ma tuy tiep vien hang khong 1
    Trong hành lý của tiếp viên trưởng và 4 nữ tiếp viên đều có chứa lượng lớn các hộp kem đánh răng. Ảnh: Hải quan TP.HCM

    Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là vi phạm pháp luật, nhưng người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy chỉ có thể bị xử lý hình sự nếu người đó biết rõ đây là chất ma tuý.

    Trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được những người này biết rõ những tuýp đánh răng này là chất ma túy thì không đủ căn cứ để xử lý hình sự với họ.

    Chuyện tiếp viên hàng không vi phạm pháp luật, buôn lậu không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên chuyện tiếp viên hàng không bị phát hiện vận chuyển trái phép chất ma tuý là chưa từng có. Bởi vậy, cơ quan chức năng cần làm rõ để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai và cũng không bỏ lọt tội phạm.

    Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, theo quy định của pháp luật, tội Vận chuyển trái phép chất ma túy có lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là người thực hiện hành vi phạm tội phải biết là hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.

    Nếu các tiếp viên biết trong các tuýp kem đánh răng là chất ma túy, họ sẽ bị xử lý hình sự với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, bởi số ma túy là đặc biệt lớn.

    Còn trường hợp các nữ tiếp viên không biết trong số tuýp thuốc đánh răng được vận chuyển về Việt Nam có chứa chất mà túy thì không đủ căn cứ để xử lý hình sự với họ.

    buon ma tuy tiep vien hang khong 1
    Bên trong các hộp kem đánh răng là các viên nén và ma tuý dạng bột.

    buon ma tuy tiep vien hang khong 1
    Hiện 4 nữ tiếp viên và tang vật được chuyển giao cho Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý (PC04) - Công an TP.HCM để mở rộng điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Ảnh: Hải quan TP.HCM

    Ông Đặng Văn Cường cho hay, CQĐT sẽ tạm giữ hình sự đối với các tiếp viên hàng không xách ma túy để làm rõ việc vận chuyển thuốc đánh răng này được thực hiện như thế nào, ai là người gửi, ai là người nhận và số tiền vận chuyển là bao nhiêu.

    Việc chứng minh các nữ tiếp viên hàng không có biết đây là chất ma túy hay không thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào diễn biến hành vi, mức độ nhận thức, đặc điểm về nhân thân, các mối quan hệ của các nữ tiếp viên này và các tình tiết khác có liên quan để xác định các nữ tiếp viên này có biết đây là chất ma túy hay không.

    Theo luật sư, Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm và theo nguyên tắc suy đoán vô tội, một người chỉ có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án... Lời khai nhận tội không được coi là chứng cứ buộc tội nếu lời khai đó không phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác để phản ánh sự thật khách quan.

    Bởi vậy, việc các nữ tiếp viên này có thừa nhận đây là chất ma túy hay không thì không phải là vấn đề quan trọng. Kể cả trường hợp các nữ tiếp viên này thừa nhận họ biết đây là chất ma túy,  nhưng nội dung này không phù hợp với các tình tiết diễn biến của vụ việc thì cũng không thể kết tội họ.

    Ngược lại, nếu các nữ tiếp viên này không thừa nhận số ma túy này do mình vận chuyển nhưng CQĐT có căn cứ cho thấy các nữ tiếp viên này biết đây là chất ma túy nhưng vẫn cố tình vận chuyển thì sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy mà không phụ thuộc vào việc bị can có nhận tội hay không.

    Theo Vietnamnet

  • Cục Hàng không Việt Nam cho biết, có 4 tiếp viên của một hãng hàng không vừa bị tạm giữ để phục vụ điều tra, làm rõ việc xách ma túy và thuốc lắc từ nước ngoài về Việt Nam.

    Tối 16/3, theo đại diện Cục Hàng không Việt Nam, vụ việc phát hiện 4 tiếp viên hàng không xách hơn 10kg thuốc lắc và ma túy trên chuyến bay từ Pháp về Việt Nam tiêu thụ, được phía cơ quan Hải quan phát hiện.

    Cục Hàng không chưa nhận được báo cáo chính thức từ hãng hàng không và Cảng vụ nên chưa có báo cáo gửi tới Bộ GTVT. Vụ việc này được Cơ quan Công an và Hải quan xử lý, chưa rõ là ma túy loại gì.

    Đây là chuyến bay có chặng bay CDG - SGN đáp lúc 08h10 phút ngày 16/03/2023, đội Hải quan hành lý nhập đã tạm giữ 4 nữ tiếp viên hàng không của một hãng hàng không, tên Th., Q., V. và N. cùng hành lý để kiểm tra.

    tiep vien hang khong buon ma tuy 1
    Các vật dụng được cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Cục Hàng không cung cấp

    Được biết, để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần có văn bản yêu cầu các đơn vị tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa bằng đường hàng không.

    Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không được yêu cầu có trách nhiệm chỉ đạo đoàn bay, đoàn tiếp viên rà soát nội bộ, thường xuyên kiểm soát tổ bay khi làm nhiệm vụ.

    tiep vien hang khong buon ma tuy 1
    Tang vật được cơ quan chức năng phát hiện. Ảnh: Cục HK cung cấp

    Đồng thời, quán triệt và yêu cầu tổ bay chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động hàng không.

    Cùng với đó, hãng hàng không chỉ đạo bộ phận an ninh hàng không của hãng tập trung phân tích, đánh giá tình hình, xác định trọng điểm về thời gian, chuyến bay, chặng bay, đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động để phối hợp lực lượng Hải quan, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

    Ngoài ra, phải có biện pháp kiểm tra chặt chẽ với các chuyến bay, đối tượng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh.

    Theo Dân Việt

  •  Jennie Barber british airways 1
    Jennie Barber đã kiện British Airways, cô đòi đổi voucher du lịch thời kì Covid-19 thành tiền mặt. Ảnh: PA

    Một phụ nữ "tay không đánh giặc" đã thành công lôi British Airways ra tòa và đánh bại hãng sau khi khám phá ra một quy định 80 năm tuổi ít người biết. Cô hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp những hành khách khác đòi được tiền.

    Jennie Barber là 1 trong số hàng triệu khách hàng bị hủy chuyến bay suốt thời kỳ dịch bệnh, khi các quốc gia đóng cửa biên giới và du lịch bị hạn chế trên toàn cầu.

    3 năm và hàng giờ ngồi nghiền ngẫm các cuốn sách luật trong thư viện, cô Barber cuối cùng cũng đòi được tiền hoàn trả cho 2 chuyến bay đến Nhật Bản mà cô đã đặt với British Airways vào tháng 1-2020. 

     Jennie Barber british airways 1
    Jennifer Barber đã dành 1 năm "truy đuổi" British Airways trước khi vùi đầu vào các cuốn sách luật.

    Theo đó, vào tháng 5-2020 chuyến bay của cô dự định sẽ cất cánh. Nhưng cô không còn lựa chọn nào khác khi UK phong tỏa và Nhật Bản đóng biên. Nên cô đã chấp nhận voucher du lịch của British Airways. Vào thời điểm đó, đây dường như là lựa chọn khôn ngoan. 

    Nhưng đại dịch kéo dài khiến Barber không thể dùng voucher của mình, cô quyết định đòi lại tiền mặt. Mãi đến tháng 11-2022, Nhật Bản mới dở bỏ hết các hạn chế du lịch. 

    "Lần đầu tiên tôi liên hệ với British Airways là vào tháng 12-2020. Nhưng họ không đồng ý trả lại tiền cho tôi. Họ nói tôi đã chấp nhận voucher nên đó là thứ duy nhất tôi được nhận".

    Vậy là Barber (đến từ Birmingham) đã dành một năm kiên trì "vây đuổi" British Airways. "Tôi tìm đến Phòng Cạnh tranh và Thị trường (Competition and Markets Authority), tôi viết thư cho nghị sĩ địa phương, tôi viết thư cho Cơ quan Hàng không Quốc nội (Civil Aviation Authority), tôi tìm đến cơ quan trọng tài CEDR. Và tại cơ quan trọng tài, tôi đã thua vì họ thiên về British Airways", Barber nói.

    "Nhưng tôi vẫn chưa nguôi giận. Ai cũng biết việc đi du lịch là bất hợp pháp, vậy tại sao tiền của tôi lại nằm trong túi British Airways khi mà đó không phải lỗi của tôi? Đến lúc này tôi bắt đầu suy nghĩ liệu mình có thể làm gì. Điều này xuất phát từ sự tò mò thay vì sự giận dữ".

    Tháng 1-2022, cô Barber, người đã học luật ở cấp bậc A-level gần 2 thập kỷ trước, bắt đầu sử dụng lại chiếc thẻ thư viện đã phủ bụi và nghiền ngẫm sách luật.

    "Tôi không có bằng luật. Tôi có bằng A-level cách đây 19 năm. Tôi không phải là chuyên gia luật pháp", cô nói. Sau nhiều tuần nghiên cứu sách luật tiêu dùng, cô Barber đã phát hiện ra điều kỳ diệu. Đó là khoảnh khắc "eureka" khi cô tình cờ phát hiện một điều luật hợp đồng đã có từ những năm 1940.

    Luật cải cách The Law Reform (Frustrated Contracts) Act 1943 nói rằng: "Nếu bạn ký kết một hợp đồng, nhưng sau đó việc thực hiện hợp đồng là bất hợp pháp, như vậy hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu".

    "Nhìn sơ qua thì luật này có thể giúp tôi thắng, nhưng đối thủ của tôi lại là British Airways. Ai biết được họ có bao nhiêu luật sư và chuyên gia pháp lý. Trong thân tâm tôi vẫn nghĩ là mình sẽ thua, họ chắc chắn sẽ tìm được kẻ hở. Nhưng rồi tôi tự thuyết phục mình rằng tôi đã nắm được điểm mấu chốt, một điều luật chí mạng, tôi như được khai sáng khi phát hiện ra nó", cô nói.

    Barber đã khóc khi thẩm phán Tòa án Redditch Magistrates Court tuyên cô thắng kiện vào tháng 1-2023. Cô được trả lại số tiền £2,523.42 bao gồm tiền vé và lãi suất tính đến ngày tòa ra phán quyết, và các chi phí khác. 

    "Tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc. Tôi thậm chí đã nhảy múa khi rời tòa án", cô chia sẻ.

    British Airways nói: "Chúng tôi là hãng hàng không Anh duy nhất thoải mái để cho hành khách thay đổi kế hoạch của họ trong suốt đại dịch, bằng cách đổi cho họ voucher để đi du lịch trong tương lai. Voucher có hiệu lực tới tháng 9-2023, chúng tôi đã cho hành khách nhiều thời gian nhất có thể để sắp xếp kế hoạch của mình". 

    Bạn có thể làm gì nếu muốn đổi voucher lấy tiền mặt?

    Chiến thắng của Barber có thể giúp những hành khách khác dễ dàng hơn nếu muốn đổi voucher để lấy lại tiền mặt, vì có thể họ sẽ không sử dụng nó trước deadline là tháng 9-2023. 

    Luật sư Michael Frisby, Cộng sự tại Công ty luật Stevens & Bolton, cho biết: “Các hãng hàng không chắc chắn sẽ không ngồi yên khi nhận ra các khách hàng của họ có thể theo bước Barber và tiến hành đòi tiền. Điều đáng lo ngại hơn nữa là phán quyết của tòa án ngày hôm nay có thể thôi thúc khách hàng lập các nhóm kiện tập thể".

    Barber khuyên mọi người kiện British Airways nhưng cô cảnh báo chi phí sẽ đắt đỏ và căng thẳng. Cô Barber đã thành lập một hội nhóm Facebook để tư vấn cho những người cùng cảnh ngộ. Nhóm này có tên là British Airways - Covid Travel Voucher Refunds.

    Viethome (theo ITV News)

  • Viên phi công nghĩ rằng cơ phó ngồi ở ghế phụ chỉ đang đùa ngủ gật trong buồng lái, anh tiếp tục chặng bay và chỉ đến sau khi hạ cánh, anh mới phát hiện đồng nghiệp đã tử vong.

    phi cong tren may bay
    Phi công hạ cánh máy bay xuống sân bay Blackpool ở Lancashire, nghĩ rằng người hướng dẫn đang giả vờ ngủ như một trò đùa. Ảnh: Blackpool Airport

    BBC hôm 21/2 đưa tin về vụ việc hy hữu này xảy ra trên chiếc máy bay hạng nhẹ G-​BORL vào ngày 29/6/2022 tại sân bay Blackpool ở Anh.

    Phi công ngồi ở ghế phụ trong chuyến bay này là một người hướng dẫn bay.

    Theo kết quả khám nghiệm tử thi, vị phi công hướng dẫn bay, từng vượt qua bài kiểm tra y tế bốn tháng trước đó, tử vong do suy tim cấp tính, theo BBC.

    Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Anh (AAIB) cho biết vào thời điểm máy bay chưa cất cánh, người hướng dẫn bay vẫn trao đổi về hành trình bay cùng đồng nghiệp.

    Tuy nhiên, ngay sau khi máy bay cất cánh, viên phi công 57 tuổi đột ngột ngửa đầu ra sau do lên cơn đau tim đột ngột dẫn đến tử vong, nhưng học viên phi công vẫn tiếp tục chặng bay vì cho rằng đó là một trò đùa.

    Chỉ đến khi hạ cánh máy bay an toàn, viên phi công mới nhận ra có điều bất thường khi người hướng dẫn vẫn gục trên vai anh và không đáp lời, theo BBC.

    “Trong chuyến bay này, anh ấy bay cùng một phi công có trình độ và có khả năng hạ cánh máy bay an toàn. Tuy nhiên, nếu vụ việc xảy ra trên một chuyến bay khác thì kết quả có thể đã khác”, trích báo cáo của AAIB.

    Theo Zing

  • Sự việc một cán bộ hải quan sân bay Nội Bài lên máy bay gây áp lực, yêu cầu hành khách xuống máy bay xóa bài trên Facebook đang nóng trên mạng xã hội.

    Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc một cán bộ hải quan tại sân bay Nội Bài lên máy bay gây áp lực, yêu cầu hành khách xuống máy bay xóa bài trên Facebook.

    Theo phản ánh của chị N.T.T trên một group lớn Facebook, vào lúc 0h sáng 29/1, gia đình chị đang làm thủ tục ở sân bay Nội Bài để chuẩn bị sang Nhật Bản. Trong lúc xếp hàng làm thủ tục, bà ngoại dẫn 2 con nhỏ của chị T. đi vệ sinh rồi sau đó trở lại chỗ chị làm thủ tục.

    can bo hai quan 1
    Vị cán bộ hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài thời điểm xảy ra vụ lùm xùm với chị N.T.T

    Tại đây, 3 bà cháu thấy ông N.P.H (cán bộ hải quan) đang làm thủ tục check-in cho người quen. Vị này có thái độ rất “khó chịu”, quát to 3 bà cháu và đuổi ra khỏi khu vực.

    Khi thấy cách hành xử thiếu chuẩn mực của vị cán bộ hải quan đối với người già và trẻ nhỏ, chị T. trao đổi lại và nhận phản hồi từ vị này rằng “không phải nhân viên nên không cần lịch sự”.

    Do bức xúc trước thái độ, cách hành xử của vị cán bộ hải quan này, chị T. đăng vụ việc lên một group lớn trên Facebook. Tuy nhiên, sau khi các thành viên trong group phản hồi là không có video bằng chứng nên chị T. đã xóa bài đăng.

    Sự việc không dừng lại, sau khi lên máy bay và ổn định chỗ ngồi, chị T. liên tục nhận được yêu cầu từ một nam nhân viên đề nghị 3 mẹ con chị phải xuống máy bay kèm theo hành lý xách tay để kiểm tra lại với lý do “hành lý có vấn đề”.

    Khi được chị T. hỏi lại là hành lý có vấn đề gì, thì nam nhân viên này không trả lời được. Vì máy bay sắp cất cánh và nếu xuống sẽ khiến cả chuyến bay trễ nên sau đó tiếp viên hàng không không cho nhân viên này đưa 3 mẹ con chị T. xuống.

    Chị T. cho biết, 3 mẹ con chị phải mang hành lý từ cuối máy bay lên cửa máy bay đến 3 lần và có cả chuyến bay chứng kiến. Tuy nhiên, sau khi thấy chị T. không xuống được, vị cán bộ hải quan đã từ bên ngoài bước hẳn vào trong máy bay và lấy giấy bút yêu cầu chị T. viết cam kết xóa bài đăng và không được sử dụng hình ảnh.

    Chị T. tỏ ra bức xúc vì sự việc trên mà cán bộ hải quan đã nói dối, yêu cầu 3 mẹ con phải vác theo hành lý xuống máy bay để kiểm tra.

    Trước sự việc nói trên, trả lời trên Báo Tiền Phong, ông Đỗ Mạnh Hùng - Chi Cục trưởng Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài cho biết, đã yêu cầu cán bộ hải quan viết tường trình vụ “lời qua tiếng lại" với nữ hành khách, để làm rõ thông tin bị tố lên máy bay lúc sắp cất cánh yêu cầu hành khách xóa bài đăng trên Facebook.

    Đại diện Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài thông tin, cán bộ hải quan phải giải trình là ông Nguyễn Phúc Hải - Đội phó Đội thủ tục hành lý xuất khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.

    “Trong tường trình, anh Hải giải thích, trong lúc làm thủ tục check-in có thấy hai cháu nhỏ đi từ nhà vệ sinh chạy thẳng vào khu vực làm thủ tục. Thấy vậy, anh đã yêu cầu quay lại khu vực đầu để xếp hàng. Lúc đó, mẹ của 2 cháu có ra trao đổi rồi hai bên có lời qua tiếng lại. Hiện đơn vị đã yêu cầu ông Hải chấn chỉnh tác phong giao tiếp. Trong lúc thực hiện nhiệm vụ cần đúng lễ tiết của ngành, đồng thời rút kinh nghiệm từ việc này” - ông Đỗ Mạnh Hùng cho hay.

    can bo hai quan 1
    Quang cảnh sân bay lúc chị N.T.T. làm thủ tục check-in

    Về phản ánh việc Đội phó Đội thủ tục hành lý xuất khẩu lên máy bay khi sắp cất cánh để yêu cầu hành khách xóa bài đăng trên Facebook, ông Hùng cho rằng, theo video anh Hải quay gửi tường trình cho thấy anh chỉ đứng ở khu vực ống lồng rồi nhờ bộ phận tiếp viên xóa bài đăng chứ không lên máy bay.

    Theo Congthuong

  • Bỏ rơi con tại quầy làm thủ tục ở sân bay của Isarael vì không muốn mua vé cho bé, cặp vợ chồng bị bắt giữ trước khi kịp lên chuyến bay tới Brussels (Bỉ).

    bo con so sinh o quay hanh ly
    Khoảnh khắc nhân viên sân bay phát hiện bé sơ sinh bị bỏ lại ở quầy check-in hôm 31/1. 

    Theo các nhà chức trách, đôi vợ chồng đến sân bay ở Tel Aviv hôm 31/1 với hộ chiếu Bỉ và vé cho chuyến bay của hãng Ryanair để tới thủ đô Brussels. Tuy nhiên, cả hai không đặt vé cho đứa con. Khi được nhân viên sân bay thông báo không thể lên máy bay nếu không mua vé riêng cho em bé, cặp vợ chồng bỏ lại con trong xe đẩy ở quầy làm thủ tục và đi thẳng đến khu vực kiểm tra an ninh.

    Đoạn video gây sốc do nhân viên sân bay ghi lại cho thấy một nữ nhân viên bàng hoàng khi phát hiện chiếc xe đẩy bị bỏ lại trên băng chuyền hành lý. Trong video, nữ nhân viên nhấc tấm chăn phủ trên xe đẩy ra và thở hổn hển vì hãi hùng khi thấy đứa trẻ bị bỏ nằm lại.

    Họ nhanh chóng báo cho an ninh. Kết quả, nhân viên tại khu vực kiểm tra an ninh đã từ chối cho cặp vợ chồng đi qua, buộc cả hai phải quay lại chỗ đứa con. Ngay sau đó, cảnh sát cũng được gọi tới để bắt giữ cặp vợ chồng, đưa họ vào phòng thẩm vấn.

    Khoảnh khắc nhân viên sân bay phát hiện bé sơ sinh bị bỏ lại ở quầy check-in hôm 31/1. 

    Quản lý của hãng Ryanair nói với tờ Jerusalem Post: "Chúng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp này. Chúng tôi không thể tin nổi chuyện như vậy lại xảy ra được". Theo hãng hàng không, người lớn đi cùng trẻ chỉ phải trả khoảng 25 bảng Anh nếu để bé ngồi trong lòng hoặc cũng có thể mua một ghế riêng với giá vé tiêu chuẩn.

    Trong khi đó, cơ quan quản lý sân bay Tel Aviv cho biết cặp vợ chồng đến trễ và để lại con vì muốn kịp lên máy bay. "Một cặp vợ chồng có hộ chiếu Bỉ đã đến Nhà ga số 1 để lên chuyến bay của Ryanair mà không có vé cho em bé. Họ đến muộn sau khi quầy làm thủ tục đã đóng cửa. Để lại em bé, họ đến khu vực kiểm tra an ninh ở Nhà ga số 1 để ra cổng khởi hành. Quản lý an ninh mặt đất đã đưa cặp vợ chồng trở lại quầy thủ tục đón con và gọi cảnh sát", tuyên bố của cơ quan quản lý sân bay giải thích.

    Vụ việc xảy ra chỉ một tháng sau khi nhân viên sân bay ở Mauritius tìm thấy một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng rác máy bay. Em bé chào đời trên chuyến bay từ Madagascar tới Mauritius vào ngày 1/1. Một phụ nữ 20 tuổi bị bắt giữ vì nghi liên quan đến vụ việc. Ban đầu, cô này phủ nhận mình là mẹ đứa trẻ nhưng kết quả kiểm tra cho thấy người phụ nữ nói dối. Sau khi được đưa đến bệnh viện điều trị, đứa bé hiện có tiến triển tốt.

    Ngôi Sao (theo Mirror)

  • Đối với tiếp viên, hai chiếc đồng hồ để đánh dấu thời gian ở điểm đi và điểm đến, đồng thời còn phòng khi một chiếc bị hỏng.

    Tiếp viên hàng không không phải nghề dễ dàng khi họ luôn phải để mắt đến hàng trăm hành khách trên một chuyến bay, trong đó chưa kể tới những trường hợp khách hành xử lỗ mãng. Họ phải giải quyết mọi tình huống với phong thái chuyên nghiệp - luôn bình tĩnh và xử lý bất kỳ rắc rối nào từ lúc phát sinh. Một trong những "trợ thủ" của họ chính là hai chiếc đồng hồ trên tay.

    Theo The Travel, hai chiếc đồng hồ giúp tiếp viên ghim chính xác khoảng thời gian xảy ra sự cố để báo cáo cho các nhà chức trách sau đó. Những trường hợp khẩn cấp luôn phải được báo cáo ngay khi hạ cánh, kèm theo giấy tờ liên quan để phục vụ công tác điều tra. Do đó, ghi nhớ chính xác thời gian là điều vô cùng quan trọng khi bất cứ sự cố nào phát sinh.

    dong ho cua tiep vien hang khong 1
    Đồng hồ hai mặt của tiếp viên hàng không và phi công. Ảnh: Watch Center.

    Bên cạnh đó, hai chiếc đồng hồ cũng có một công dụng với những tiếp viên phục vụ trên chặng dài, do họ có thể phải chịu đựng jet lag - cảm giác mệt mỏi sau một chuyến bay dài qua nhiều múi giờ. Hai chiếc đồng hồ sẽ giúp tiếp viên ghi lại thời gian ở điểm khởi hành và tại điểm đến. Từ đó, tiếp viên có thể theo dõi thời gian của hành trình, thông báo với bất kỳ hành khách nào nếu chuyến bay chậm trễ và biết khi nào đội bay phải sẵn sàng cho màn hạ cánh.

    Ngoài ra, hai chiếc đồng hồ cũng có thể thay thế cho nhau phòng khi một trong hai bị hỏng. Trong trường hợp đó, tiếp viên vẫn nắm bắt được thời gian.

    dong ho cua tiep vien hang khong 1
    Hiện nay phi công và tiếp viên có thể chọn các mẫu đồng hồ hàng không tích hợp nhiều mặt để theo dõi các múi giờ khác nhau. Ảnh: Man of Many.

    Đồng hồ không chỉ là vật dụng duy nhất phi hành đoàn buộc phải mang theo, nhiều hãng hàng không còn yêu cầu tiếp viên mặc váy đồng phục. Chiều dài của váy có thể tiết lộ chức vụ của họ.

    Tiếp viên Heather Poole từng viết trong cuốn sách "Cruising Altitude" về sự nghiệp của mình rằng: "Chúng tôi không thể cắt ngắn gấu váy tới một khoảng nhất định cho đến khi hết hạn thử việc. Kể từ khi trở thành tiếp viên chính thức, chúng tôi có thể cắt ngắn váy và để hở một chút chân".

    Trong khi đó một số hãng hàng không như Cathay Pacific và British Airways đã bỏ quy định tiếp viên nữ phải mặc váy đồng phục, và họ có thể chọn mặc quần tây thay thế.

    Theo VnExpress

  • Hãng hàng không nội địa Go First của Ấn Độ lên tiếng giải thích sự cố bỏ quên 55 hành khách lại sân bay, trong khi máy bay vẫn cất cánh chở theo hành lý.

    Cơ quan quản lý hàng không Ấn Độ yêu cầu hãng Go First giải trình vụ việc hơn 50 hành khách bị bỏ quên trong xe buýt trên đường bay ở Bangalore, trong khi máy bay vẫn cất cánh tới Delhi. 

    Sự việc khiến 55 hành khách bị nhỡ chuyến xảy ra vào sáng sớm ngày 9/1 trên chuyến bay G8 116 của hãng Go First. Theo NDTV, nguyên nhân là có nhầm lẫn trong lúc trao đổi thông tin giữa phi hành đoàn và nhân viên kiểm soát mặt đất.

    bo quen hanh khach
    Sự cố bỏ quên 55 hành khách của hãng Go First. (Ảnh: Go First)

    Dù những hành khách này đã có thẻ lên máy bay và thẻ hành lý, nhưng khi họ vẫn chưa kịp vào chỗ ngồi, máy bay đã cất cánh tới Delhi theo lịch trình. 

    Phát ngôn viên hãng Go First xác nhận đang tiến hành điều tra sự cố. Ngoài ra, có 53 hành khách đã lên chuyến bay của một hãng hàng không khác và tới Delhi muộn hơn 4 tiếng đồng hồ so với lịch trình ban đầu. Hai người khác chọn cách lấy lại tiền vé. 

    Thời gian gần đây, các hãng hàng không Ấn Độ gặp một số sự cố trong quá trình hoạt động. Tuần trước, cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ một nam hành khách vô ý thức tè bậy lên người nữ hành khách ngồi khoang thương gia trên chuyến bay của hãng Air India tới New York. 

    Các nhà hoạt động đã phản đối mạnh mẽ việc người đàn ông chỉ bị cấm bay 30 ngày sau hành vi thô lỗ. Sau đó, một tòa án ở New Delhi đã phát lệnh giam tù 14 ngày đối với nam hành khách trong lúc cảnh sát tiến hành điều tra sự việc. Nếu bị kết án, người này có thể phải nhận án 3 năm tù.

    Bài liên quan: Bà bầu giả vờ "vỡ ối" trên máy bay, giúp 12 người nhập cư trốn thoát

    Tây Ban Nha đang truy tìm 12 hành khách trốn khỏi máy bay sau khi phi cơ hạ cánh khẩn cấp xuống Barcelona vì "tình huống y tế giả".

    Chuyến bay của hãng hàng không Pegasus Airlines chở 228 hành khách khởi hành từ thành phố Casablanca, Morocco, đến thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 7/12/2022 đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay El Prat của Barcelona, Tây Ban Nha vì "một nữ hành khách được cho là vỡ ối".

    Sau khi máy bay hạ cánh, một xe cứu thương và ba cảnh sát tuần tra tiếp cận. Tuy nhiên, khi họ đang đưa người phụ nữ mang thai xuống, nhóm 28 khách, được cho là người di cư, đã rời máy bay và cố bỏ trốn.

    Cảnh sát đã bắt 14 người trong số họ, bao gồm người phụ nữ mang thai. 5 người được đưa trở lại máy bay theo yêu cầu của họ sau khi được nhân viên hàng không chấp nhận.

    hanh khach bo tron may bay
    Phóng viên tác nghiệp tại sân bay El Prat của Barcelona, Tây Ban Nha sau khi nhóm hành khách bỏ trốn khỏi máy bay thương mại từ Morocco hôm 7/12. Ảnh: Reuters.

    "Người phụ nữ được đưa đến bệnh viện Sant Joan de Deu để kiểm tra sức khỏe, không phát hiện dấu hiệu chuyển dạ nên cô ấy được xuất viện và bị bắt vì gây rối trật tự công cộng", nguồn tin từ chính quyền vùng Catalonia cho hay. Catalonia là vùng tự trị gồm 4 tỉnh Barcelona, Girona, Lleida và Tarragona.

    Cảnh sát ban đầu truy tìm 14 hành khách, nhưng sau đó thông báo đã bắt hai người. Giới chức đang xử lý trường hợp những người sẽ di cư khác để đảm bảo họ quay trở lại Morocco.

    Theo Vietnamnet

  • Hai ngày qua, trên mạng xã hội Facebook nhiều tài khoản chia sẻ lại bài đăng ngày 2.1 của một tài khoản có tên Kugan Pillai, đến từ Singapore.

    san bay noi bai xin tien tip 1
    Bài đăng trên trang Facebook của Kugan Pillai đang được chia sẻ "chóng mặt". Ảnh: FACEBOOK NV

    Theo bài đăng trên trang Facebook cá nhân, anh Kugan Pillai vừa đáp chuyến bay từ Hà Nội về Singapore ngày 2.1. Khi qua khu vực cửa khẩu sân bay Nội Bài để làm thủ tục xuất cảnh, một nhân viên an ninh đã để lại lời nhắn trên vé máy bay của anh bằng chữ viết tay có nội dung: "tip" (tiền boa, tiền cho thêm - PV). Khi đó, nhân viên xuất cảnh đang giữ hộ chiếu của Kugan Pillai.

    Vị khách này đã hỏi nhân viên an ninh cửa khẩu rằng "để làm gì?" nhưng "anh ấy cứ chỉ vào những gì anh ấy viết".

    "Tôi không biết phải làm gì hoặc nhờ ai giúp đỡ và tôi cũng đang gấp rút chuẩn bị cho chuyến bay của mình. Cuối cùng, tôi đã nhượng bộ anh ta bằng cách đưa 500.000 đồng. Tôi biết điều này có thể là bình thường ở các quốc gia bên kia nhưng tôi cảm thấy rằng mình có thể đã bị bắt lại, như kiểu nếu không đưa tiền, hộ chiếu của tôi sẽ không được công nhận" - Kugan Pillai chia sẻ trên bài đăng.

    san bay noi bai xin tien tip 1
    Hình ảnh do anh Kugan Pillai chụp tại sân bay Nội Bài. Ảnh: FACEBOOK NV

    Đáng chú ý, Kugan Pillai cho biết anh đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Singapore về sự việc. Chưa đầy 1 ngày sau khi đăng tải, bài viết đã nhận về gần 6.000 lượt chia sẻ, hơn 10.000 lượt like kèm theo hàng trăm bình luận chia sẻ trải nghiệm tương tự ở 1 số sân bay khác tại Việt Nam.

    Liên hệ với Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, đại diện đơn vị này cho biết đã nắm sự việc. Tuy nhiên, mọi quy trình thuộc khâu kiểm tra an ninh khu vực xuất nhập cảnh do lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (thuộc Bộ Công an) chịu trách nhiệm, Cảng không có quyền can thiệp nên hiện Cảng Nội Bài đã chuyển thông tin cho cơ quan trực tiếp quản lý tiếp nhận và xử lý.

    Trong khi đó, đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết mới tiếp nhận và đang cho kiểm tra, xác thực thông tin.

    Theo Thanh Niên

  • Ngày 31/12, Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) đang làm rõ vụ 1 hành khách trình báo mất chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe trị giá 278 triệu đồng khi qua máy soi chiếu sân bay Phú Quốc.

    Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Minh Đông, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc cho biết, đơn vị vừa bàn giao cho cơ quan Công an TP Phú Quốc 4 đoạn camera và 3 hình ảnh hành lý xách tay qua máy soi liên quan đến vụ hành khách báo mất đồng hồ Patek Philippe ngày 25/12 tại sân bay này.

    Khoảng 9h30 ngày 25/12, một hành khách báo mất đồng hồ hiệu Patek Philippe khi qua máy soi chiếu ở sân bay Phú Quốc.

    Theo phản ánh của hành khách, thời điểm đi qua cửa soi chiếu an ninh, chiếc đồng hồ được để trong túi xách và đặt vào khay, đưa qua máy soi chiếu. Khi sang đầu bên kia của máy, hành khách phát hiện chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe đã “biến mất”. 

    san bay phu quoc
    Sân bay Phú Quốc, nơi một hành khách báo bị mất đồng hồ. Ảnh: HOÀNG TRUNG

    Hành khách trên không ở lại sân bay làm việc với an ninh hàng không mà để lại thông tin rồi lên máy bay về TP.HCM. Đến khoảng 18h30 cùng ngày, hành khách quay lại Phú Quốc. Lúc này, lực lượng an ninh đã làm việc với hành khách.

    Thông tin với Thanh Niên, chị Thanh Thảo cho biết, chị cùng gia đình từ Mỹ bay về Việt Nam vào ngày 2.12. Đến ngày 22.12, chị cùng gia đình bay từ TP.HCM ra Phú Quốc để du lịch.

    Ngày 25.12, gia đình chị định trở về lại TP.HCM trên chuyến bay VN6526 cất cánh tại sân bay Phú Quốc lúc 9 giờ 55 phút. Sau khi làm thủ tục, chị cùng chồng đến khu vực kiểm soát an ninh để vào khu vực chờ.

    Tại đây, chị để chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe trị giá 278 triệu đồng vào trong túi xách, sau đó để túi xách vào khay. Chị Thảo để chồng qua máy soi trước rồi chị đẩy khay qua máy, chồng chị ở đầu bên kia nhận khay đựng túi. Sau đó, chị Thảo qua máy soi sau cùng với khay để giày.

    Tuy nhiên, sau khi qua máy soi kiểm lại thì chiếc đồng hồ không còn trong túi xách. Lúc đó, chị chưa đi khỏi khu vực soi, vẫn đứng cách băng chuyền khoảng vài bước chân, kiểm các khay xung quanh đều không tìm thấy chiếc đồng hồ.

    Trước sự việc trên, chị yêu cầu nhân viên an ninh sân bay hỗ trợ. Nhân viên an ninh cho rằng chị phải tự bảo quản tài sản cá nhân. Nhưng theo chị, khi hành khách để tài sản lên băng chuyền qua máy soi thì nhân viên sân bay phải có nhiệm vụ bảo vệ tài sản cho hành khách.

    Sau đó, chị Thảo cho biết đến trình báo vụ việc với Công an xã Dương Tơ - nơi Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc tọa lạc.

    “Khách báo bị mất đồng hồ giá trị lớn, đồng thời có báo cho công an xã Dương Tơ. Hiện, Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc đã phối hợp và bàn giao các hình ảnh, clip cho công an”, đại diện Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc thông tin và cho biết, an ninh báo cáo chỉ ghi nhận mất đồng hồ, không ghi nhận giá trị.

    Liên quan vụ việc trên, chiều cùng ngày, trao đổi qua điện thoại với PV Tiền Phong, Đại tá Lê Văn Mót - Trưởng Công an TP. Phú Quốc - cho biết, công an thành phố đã tiếp nhận và đang làm rõ vụ khách báo mất chiếc đồng hồ trị giá gần 300 triệu đồng.

    Theo Vietnamnet / Thanh Niên

  • Hơn 120 hành khách đã phải sơ tán khẩn cấp trên một chuyến bay của hãng hàng không JetBlue hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế JFK, thành phố New York vào ngày 24/12, sau pin sạc dự phòng của một hành khách bất ngờ bốc cháy.

     pin du phong boc chay

    Hãng hàng không JetBlue cho biết, chuyến bay JetBlue 662 xuất phát từ Bridgetown (Barbados) vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế JFK (New York) và đang di chuyển vào nhà ga số 5 vào khoảng 8h50 tối thì pin sạc dự phòng bất ngờ bốc khói bên trong cabin.

    Ngay sau khi sự cố xảy ra, phi hành đoàn đã nhanh chóng dập tắt được ngọn lửa. Vụ việc khiến 7 hành khách bị thương nhẹ do ngạt khói và xây xát chân tay khi cố gắng thoát khỏi máy bay.

    Cơ quan quản lý cảng vụ New York cho biết, phi hành đoàn đã sơ tán 67 người khỏi chiếc Airbus A320 bằng hệ thống cầu trượt khẩn cấp, trong khi 60 hành khách khác ra khỏi máy bay một cách bình thường.

    Một hành khách có mặt trên chuyến bay đã nói với  CBS New York rằng cơ trưởng chuyến bay đã phản ứng nhanh chóng trước khi khói tràn ngập cabin.

    "Cơ trưởng nhanh chóng rời khỏi buồng lái và lấy ngay một bình chữa cháy để dập tắt ngọn lửa”. vị hành khách cho biết.

    Trong một tuyên bố với Daily News, người phát ngôn của JetBlue cho biết: “An toàn luôn là ưu tiên số một của chúng tôi và chúng tôi đang điều tra vụ việc với sự phối hợp của cục hàng không liên bang (FAA) và NTSB.

    Vietnamnet (theo DailyMail)

  • Ngày nay, nhiều người rất phụ thuộc vào điện thoại di động. Điều này đã dẫn đến việc nhiều người không mua đồng hồ, nhưng có một nghề nhất định phải đeo đồng hồ, đó là tiếp viên hàng không. Vì trên máy bay, điện thoại di động của mọi người đều phải tắt.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Tiếp viên hàng không đeo đồng hồ để báo giờ tiện lợi. Bạn đã tìm ra vấn đề Tại sao tiếp viên hàng không đeo đồng hồ đắt tiền? Tiếp viên hàng không từ chức đã bí mật chia sẻ lại. Chúng ta hãy hiểu kĩ hơn.

    Trước hết, tiếp viên chuyến bay khởi hành cho biết, hãng có chủ trương rõ ràng là tất cả các tiếp viên hàng không đều phải đeo đồng hồ. Khi điện thoại di động của hành khách bị tắt, đôi khi máy bay bị chậm chuyến, chuyến bay bị hoãn, nhiều hành khách muốn biết giờ hiện tại nên để cung cấp cho hành khách thời gian chính xác, tiếp viên phải đeo đồng hồ.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Sau đó, hầu hết các tiếp viên hàng không bây giờ là những cô gái trẻ và xinh đẹp, và đeo đồng hồ đã luôn là một biểu tượng địa vị. Đặc biệt, lương của các tiếp viên hàng không cũng rất cao nên họ đều sắm những chiếc đồng hồ rất cao cấp và đắt tiền để đeo. Điều này sẽ không chỉ tôn lên hình ảnh của họ một cách hoàn hảo mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các tiếp viên hàng không.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Thứ hai, nữ tiếp viên đã từ chức cho biết, đôi khi máy bay rất dễ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố thời tiết, và ảnh hưởng việc hạ cánh máy bay. Tiếp viên sẽ kết nối với cơ trưởng, sau đó kết nối đồng thời với phi công, cần đảm bảo thời gian của mọi người, kênh khẩn cấp phải được mở trong vòng 15 giây để đảm bảo an toàn của hành khách.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Hơn nữa, một khi máy bay gặp sự cố, tất cả hành khách đều phải mở mặt nạ dưỡng khí. Thời gian cung cấp mặt nạ dưỡng khí có hạn nên tiếp viên phải đảm bảo thời gian chính xác, có khi đến từng giây. Rốt cuộc, một giây chậm trễ có thể mất mạng của một người, vì vậy tiếp viên hàng không phải đeo một chiếc đồng hồ tốt.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Cuối cùng, các tiếp viên khởi hành tin rằng họ đều chọn mua đồng hồ đắt tiền và cao cấp vì công việc của họ đòi hỏi thời gian phải chính xác. Có một số đồng hồ thông thường, có thể chậm hơn một vài giây hoặc nhanh hơn một vài giây bất kỳ lúc nào. Vì vậy, họ phải mua đồng hồ tốt, để đảm bảo an toàn cho hành khách đi máy bay.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Tóm lại, lý do chính khiến các tiếp viên đeo một chiếc đồng hồ có giá trị là vì yêu cầu của công việc. Tiếp viên hàng không thường xuyên xử lý thời gian, chỉ cần đồng hồ chậm một giây là có thể xảy ra chuyện nghiêm trọng nên họ không dám coi thường. Sau khi nghe những gì cô tiếp viên hàng không đã từ chức bí mật nói, mọi người đều hiểu. Bạn có quan điểm nào khác về điều này?

    Theo Suckhoedoisong

  • gui xe o san bay 1
    Chiếc xe nát phần đầu.

    Một cặp đôi trở về sau kì nghỉ đã vô cùng tức giận khi phát hiện chiếc xe của họ đã bị va chạm nát phần đầu, dù họ đã trả £55 cho công ty thầu bãi đỗ xe ở Sân bay Luton.

    Sam Watkins và Chiara Ferri, đều 30 tuổi, cho biết họ đã phải lái chiếc xe về nhà trong tình trạng phần cảng xe và đèn pha đều bị hư hại. Sự việc xảy ra vào ngày 17-10-2022.

    Công ty quản lý bãi đỗ xe là Maple Parking khẳng định rằng tất cả các đèn pha đều hoạt động tốt khi bàn giao lại xe cho Sam, và nói rằng phần hư hại có thể sửa được. 

    Công ty này cuối cùng đã đồng ý trả £1,339.20 tiền sửa xe, nhưng Sam và bạn gái vẫn tức giận vì cách hành xử của công ty. Khi cặp đôi trở về từ chuyến du lịch đến Edinburgh, họ cho biết không có ai ở địa điểm lấy xe. 

    Sam nói: "Khi chúng tôi trở về, lúc đó đã rất trễ, và chúng tôi hy vọng lấy được chiếc xe và lái về nhà. Khi không thấy ai ở đó, chúng tôi đã vô cùng bối rối. Sau đó tôi nhận được một cuộc gọi từ Maple cho biết có một tai nạn xảy ra giữa xe của tôi và một chiếc xe khác".

    gui xe o san bay 3
    Maple Parking nói rằng chiếc xe chỉ bị hỏng bên ngoài một chút.

    Sau đó, một tài lái chiếc xe Volkswagen Polo của Sam tới. Anh khẳng định rõ ràng là một chiếc đèn pha đã bị hỏng. "Khi một tài xế mang xe của chúng tôi tới, anh ta đội mũ trùm đầu nên chúng tôi không nhìn rõ mặt anh ta. Anh ta đặt chìa khóa vào tay tôi rồi nhảy lên một chiếc xe khác rồi phóng đi mất".

    "Tôi gọi văn phòng thì họ bảo họ không thể làm gì khác, nghĩa là chúng tôi phải tự lái chiếc xe nát bươm về nhà giữa đêm khuya trên đường cao tốc", Sam nói.

    Công ty Maple nói rằng chiếc xe an toàn và có thể lái đi được, còn việc Sam dùng nó để chạy về nhà (ở Farnham, Surrey) là quyết định của riêng anh, không liên quan đến công ty.

    Ngày hôm sau Sam gọi cho công ty nhưng họ không chịu nhận trách nhiệm. Sam nói: "Tôi mừng vì cuối cùng họ cũng đồng ý trả tiền sửa xe cho chúng tôi. Nhưng họ cũng đã quá chây ì. Tôi sẽ không bao giờ sử dụng dịch vụ của họ nữa".

    Công ty Maple Parking tuyên bố: "Chúng tôi khẳng định rằng khi giao xe lại cho ông Watkins, chiếc xe vẫn an toàn và có thể lái được, nó chỉ bị hỏng nhẹ bên ngoài. Cả 2 đèn pha đều sáng trước khi giao xe. Ông Watkins đã tự quyết định lái xe về nhà. Hiện nay chiếc xe đang được sửa chữa và trong khi chờ đợi, ông được lái tạm một chiếc Toyota Rav 4 mới cóng. Chúng tôi đã nói chuyện với ông Watkins và ông khẳng định rằng đã thỏa mãn với cách giải quyết của chúng tôi."

    Viethome (theo Metro)

  • Ngoài chiến lược phát triển dài hạn, vấn đề visa…, nhiều bạn đọc còn cho rằng ngay những điều nhỏ nhất như sân bay nhếch nhác, cung cách phục vụ của nhân viên sân bay cũng làm cho du khách 'một đi không trở lại' với du lịch Việt Nam.

    nhan vien san bay kho chiu
    Kiểm tra an ninh trước khi hành khách lên máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Khách đến mà mặt chủ nhà khó đăm đăm

    Rất nhiều bạn đọc chứng kiến và phản ánh cung cách phục vụ của nhân viên sân bay cũng như hải quan cho thấy không có sự thân thiện, niềm nở khi làm các thủ tục cho khách.

    Như bạn đọc Khanh Dao viết: Điều tệ hại nhất là hải quan sân bay thiếu thân thiện, gắt gỏng, vắng hẳn nụ cười trên môi. Mỗi khi tôi làm thủ tục tại các sân bay còn thấy khủng khiếp, nói gì đến du khách họ mới lần đầu tới nước mình.

    "Chẳng cần nhìn đâu xa, mỗi lần đi qua Thái Lan, tôi chỉ mất 5 phút làm thủ tục và nhân viên hải quan, an ninh ở đây rất lịch sự. Thú thật, trong khi mình là con em dân Việt còn thấy ghét và buồn cho những nhân viên an ninh tại sân bay của mình thì nói gì là khách", bạn đọc Dao bày tỏ.

    Tương tự, bạn đọc Lê Thi Ca cho biết sau vài lần đi nước ngoài, bạn đọc Ca đã chứng kiến, nhận xét và xin góp ý:

    "Các cơ quan quản lý nên đào tạo, giáo dục lại tất cả những nhân viên ở sân bay, cảng biển, các khu du lịch… hãy biết luôn mỉm cười nhẹ nhàng khi tiếp xúc với khách.

    Ngoài ra điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết là bố trí đủ nhà vệ sinh sạch sẽ ở tất cả những nơi mà khách có thể đến. Đừng để khách đến nhà chơi mà sợ luôn khi bước vào cái toilet nhà mình".

    Nhiều bạn đọc cũng đồng tình với những ý kiến trên và cho rằng muốn khách đến nhà chơi trong những lần sau thì chủ nhà phải niềm nở tiếp đón. Chứ ngay lần đầu khách đến, chủ nhà mặt lạnh như tiền, cáu gắt, đá thúng đụng nia… thì khách sẽ cáo biệt ngay, một đi không trở lại.

    "Tôi thật sự bị ức chế và buồn khi đi đến sân bay Tân Sơn Nhất hoặc ra sân bay Nội Bài hay các sân bay khác nhau trong nước. Tại các quầy làm thủ tục bay, qua cổng an ninh sân bay là gặp những khuôn mặt vô cảm, lạnh lùng, hách dịch, cộc cằn.

    Thậm chí có không ít nhân viên an ninh còn nói trống không với khách như "tháo thắt lưng ra", "có cái gì trong túi quần áo mà máy kêu?","tháo giày ra"...", bạn đọc Phạm Thiết Hùng phản ánh.

    Nhìn người lại ngẫm đến ta

    Du khách làm thủ tục xuất ngoại tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: NGỌC THƠ

    Đó là ý kiến của bạn đọc Nguyên Đức. Bạn đọc Đức kể lại câu chuyện của chính bản thân mình: Mấy năm trước, tôi bay qua Mỹ, máy bay quá cảnh tại sân bay Narita (Nhật) 3 giờ.

    Tôi rảnh nên đi lang thang tham quan trong sân bay. Đi đến đâu, gặp nhân viên sân bay từ cô lao công đến anh an ninh sân bay cũng được họ chào "hello" và "thank you".

    Và trước khi khách lên máy bay, toàn bộ phi hành đoàn, tất cả nhân viên an ninh khu vực đó đã xếp một hàng dài, cúi chào sâu và gửi lời cảm ơn tất cả hành khách sau đó mới lên máy bay. Tôi có ấn tượng quá tốt với những hình ảnh đầy tính nhân văn này!.

    Trong khi đó nhìn lại ở sân bay của chúng ta thì thật buồn như lời bạn đọc Tuấn Trần kể lại:

    "Tôi từng chứng kiến hình ảnh nhóm du khách châu Á vì quên cái phiếu boarding pass nên khi làm thủ tục nhập cảnh, nhân viên xuất nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất đã thẳng thừng, gắt: "Get out of here" mà không hướng dẫn hay hỗ trợ gì cho khách cả".

    Cùng chung phản ánh nhưng nhìn ở góc độ khác, bạn đọc Erik cho rằng không thể hiểu nổi đến thời buổi này mà hệ thống máy tính Việt Nam sử dụng ở sân bay vẫn còn cũ kỹ chậm chạp.

    Nội việc chờ đợi truy xuất dữ liệu để hải quan đóng dấu không thôi cũng mất quá nhiều thời gian, nói chi là hệ thống tự động như các nước khác.

    "Còn thái độ của nhân viên sân bay thì ôi thôi miễn bàn. Gần như thái độ của các nhân viên an ninh và nhân viên sân bay... đều rất tệ trong mắt người dân Việt Nam, chứ đừng nói chi là nước ngoài.

    Còn trình độ, năng lực và tư duy giải quyết vấn đề thì mỗi người làm một kiểu nhưng đa phần là tệ", bạn đọc Erik viết.

    Do đó bạn đọc có nick name Ph. Duong kết luận: "Chỉ cần vài chuyến bay hạ cánh cùng một lúc là lập tức khách phải xếp hàng từ 1 - 1,5 tiếng để làm thủ tục nhập cảnh ở cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Xin lỗi ai người ta muốn đến nữa!".

    Theo Tuổi Trẻ

  • Nhân viên thuộc Lực lượng Biên phòng sẽ đình công suốt mùa Giáng sinh và Năm mới tại Heathrow, Gatwich và một số sân bay khác. 

    vuong nhat bac
    Không chỉ đường sắt mà đường hàng không cũng xảy ra đình công.

    Kế hoạch đi chơi lễ của người dân lại chịu thêm một cú sốc khi các nhân viên sân bay sẽ tiến hành đình công từ ngày 23 - 26 tháng 12, rồi lại tiếp tục đình công từ ngày 28 - 31 tháng này. 

    Tình trạng tắc nghẽn sẽ xảy ra ở các sân bay Birmingham, Cardiff, Gatwick, Glasgow, Heathrow, Manchester và cảng Newhaven. Nhưng tình hình còn có thể leo thang nếu chính phủ không dùng "tiền" để xoa dịu. 

    Thông tin sân bay đình công xuất hiện sau thông báo đình công của công đoàn đường sắt từ 6h tối ngày Christmas Eve đến 6h sáng ngày 27/12

    Liên đoàn Dịch vụ Thương mại và Công cộng đã thông báo lịch đình công giữa những tranh cãi về tiền lương, biên chế và điều kiện làm việc. 

    Chưa hết, đình công cũng sẽ diễn ra tại Bộ Việc làm và Lương hưu, cùng Cơ quan Kiểm soát Đường Cao Tốc. Khoảng 40,000 công chức đang phải sống dựa vào ngân hàng thực phẩm và người lao động không còn lựa chọn nào khoác ngoài việc đình công. 

    Tổng thư ký Liên đoàn Dịch vụ Thương mại và Công cộng đã thận trọng thông báo: "Đây là một cuộc khủng khoảng. Các thành viên liên đoàn đã tìm đến tôi, đôi khi họ khóc, nói rằng họ không còn đủ tiền mua thức ăn".

    Liên đoàn cho biết 86% trong tổng số 100,000 người lao động thuộc 124 ban ngành chính phủ và nhân viên dịch vụ công đã bỏ phiếu ủng hộ đình công. Họ nói rằng đây là hành động chưa từng có.

    "Chúng tôi đã cố gắng thương lượng với chính phủ suốt nhiều tháng, nhưng không có tiến triển. Chính phủ không thể bắt chúng tôi chấp nhận tăng lương 2% trong khi lạm phát đã tăng 11%", ông Serwotka nói. 

    Một số quan chức có ý định điều động quân đội vào lấp chỗ trống của nhân viên Biên phòng, nhưng "điều này sẽ gây ra phẫn nộ vì chỉ với 3 ngày huấn luyện, quân đội không thể thay thế Lực lượng Biên phòng đã được đào tạo đầy đủ và có kinh nghiệm lâu năm".

    Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết các quan chức "thất vọng" về quyết định đình công của liên đoàn, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và doanh nghiệp.

    "Chúng tôi đã lên kế hoạch giảm thiểu tác động của đình công, nhưng hành khách hãy chuẩn bị cho việc phải chờ đợi. Ai có ý định ra sân bay vào những ngày diễn ra đình công, thì nên lên kế hoạch trước và liên hệ với hãng hàng không và đại lý lữ hành để biết chuyến bay sẽ bị ảnh hưởng như thế nào", người này nói.

    Viethome (theo Metro)

  • Các quan chức cứu hỏa và cứu hộ khẩn cấp đã làm việc đến khuya 27/11 để giải cứu một phi công và một hành khách bị vướng vào đường dây điện ở hạt Montgomery, Maryland, Mỹ.

    may bay dam cot dien 1
    Chiếc máy bay mắc kẹt trên đường dây điện ở hạt Montgomery, Maryland, Mỹ, hôm 27/11. Ảnh: Pete Piringer Twitter

    Gần 90.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh trên toàn hạt Montgomery, bang Maryland, mất điện sau khi một chiếc máy bay nhỏ đâm vào đường dây điện Pepco, ở phía bắc làng Montgomery, Pete Piringer - phát ngôn viên của dịch vụ cứu hỏa và cứu hộ của hạt cho biết.

    Không có thương tích nào được báo cáo, các quan chức cho biết, theo Washington Post. Sự cố xảy ra trên một phần của đường dây điện trung tâm của hạt. Pepco cho biết họ đang đánh giá thiệt hại và hợp tác chặt chẽ với đội ứng cứu khẩn cấp.

    Hiện nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa được làm rõ, nhưng thời tiết vào thời điểm đó có sương mù và mưa ở khu vực.

    Chiếc máy bay, được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) mô tả là chiếc Mooney M20J một động cơ, đã đâm vào đường dây điện cao thế cách Sân bay hạt Montgomery ở Gaithersburg vài km vào khoảng 17h40.

    Mức độ thiệt hại đối với các đường dây vẫn chưa rõ ràng.

    Pepco đang chờ giải phóng chiếc máy bay khỏi đường dây điện mới có thể bắt đầu “ổn định cơ sở hạ tầng điện và khôi phục dịch vụ”, nhà cung cấp điện viết trên Twitter lúc 18h45.

    Số người bị ảnh hưởng trên thực tế có thể lớn hơn con số 90.000, vì mỗi một căn hộ - thường gồm nhiều người sống - chỉ được tính là một khách hàng.

    Chưa rõ các nhà chức trách sẽ mất bao lâu để sửa chữa đường dây. Một ước tính chỉ ra rằng chiếc máy bay có thể đã đâm vào đường dây điện ở độ cao tương đương tầng thứ 10 tầng của một tòa nhà.

    Theo Zing

  • quy dinh mang chat long
    Luật này từng được ban hành vào năm 2006 sau một âm mưu khủng bố bất thành. Ảnh: Getty Images

    Các sân bay có thể sớm loại bỏ lệnh cấm hành khách mang chất lỏng trên 100ml trong hành lý xách tay. Luật này có thể bị loại bỏ vào năm 2024, một vị sếp ở Sân bay Heathrow cho biết. 

    Hiện tại, hành khách không được mang chất lỏng quá 100ml trong hành lý xách tay, và lọ chứa chất lỏng phải được đựng trong một túi nylon trong suốt. 

    Sự thay đổi sắp tới được những người trong ngành nhận xét là một màn "thay đổi cuộc chơi". Thiết bị quét 3D mới sẽ được triển khai ở khắp các sân bay UK, giúp hành khách không cần phải lấy chất lỏng ra khỏi vali xách tay để kiểm tra. Các sân bay lớn ở Vương quốc Anh đã được cho hạn cuối là giữa năm 2024 để lắp đặt các thiết bị công nghệ cao này. 

    Bên cạnh chất lỏng, hành khách cũng không cần phải lấy laptop ra khỏi vali xách tay. John Holland-Kaye, giám đốc điều hành tại Heathrow, cho biết: "Chúng tôi đang dần triển khai hệ thống máy quét 3D. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu mở rộng khu vực an ninh ở Terminal 3, nơi này sẽ có nhiều máy quét CT và chúng tôi được giao hạn chót là giữa năm 2024 phải hoàn thành mục tiêu".

    Vào năm 2006, lần đầu tiên các sân bay áp dụng luật không được phép mang chất lỏng quá 100ml trong hành lý xách tay. Luật được ban bố sau khi cảnh sát phát hiện một âm mưu khủng bố lớn và đã ngăn chặn kịp thời.

    Cảnh sát phát hiện những kẻ tình nghi đã lên kế hoạch vận chuyển lậu thuốc nổ trong những chai nước ngọt nhằm qua mặt an ninh sân bay. Từ đó lệnh cấm được áp dụng.

    Ban đầu, hành khách không được phép mang bất kì chất lỏng nào trong hành lý xách tay, trừ sữa em bé. Sữa này phải được phụ huynh nếm trước mặt một nhân viên sân bay. Nhưng những quy định khắt khe này đã được lược bỏ khi số lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng. 

    Nicky Kelvin, quản lý website du lịch The Points Guy, cho biết: "Bãi bỏ lệnh cấm sẽ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn trong quá trình xếp hàng kiểm tra an ninh".

    SEI 134902244 e103
    Túi nylon chứa các lọ chất lỏng phải trong suốt và được niêm phong. Ảnh: Getty Images/iStockphoto

    Ông nói: "Loại bỏ các giới hạn về chất lỏng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho hành khách và cả nhân viên sân bay, tiết kiệm được thời gian kiểm tra an ninh, nâng cao trải nghiệm của hành khách". 

    "Chẳng hạn, ở Israel không hề có luật giới hạn chất lỏng, cho phép hành khách mang chất lỏng qua cổng an ninh lên máy bay. Điều này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian".

    "Hiện tại ở một số sân bay chẳng hạn London City Airport, các máy quét đã được lắp đặt. Do đó hành khách không cần phải lấy chất lỏng và laptop ra khỏi vali xách tay khi qua cổng an ninh. Dù ở đây vẫn còn quy định không được mang quá 100ml chất lỏng".

    "Tiến trình này giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý ở cổng an ninh và giảm tình trạng hỗn loạn. Nhưng ngay cả ở London City Airport, không phải máy quét nào cũng có công nghệ này và đôi khi những máy móc hiện đại nhất cũng không hoạt động hiệu quả". 

    Viethome (theo Metro)

  • Có nhiều người đã mắc kẹt cả tuần, cả tháng, thậm chí cả năm tại sân bay. Có những người do hoàn cảnh mà phải sống dựa, có người lựa chọn trở thành người vô gia cư tại nơi này.

    song bam o san bay 1

    Tháng 1/2021, một người đàn ông tên là Aditya Singh đã bị bắt giữ sau khi sống 3 tháng tại sân bay quốc tế O'Hare của Chicago. Từ tháng 10/2020, ông đã sống vạ vật trong khu an ninh của sân bay, được những người tốt bụng mua đồ ăn, cho ngủ nhờ trong nhà ga và sử dụng phòng tắm. Cho đến khi một nhân viên sân bay yêu cầu ông xuất trình giấy tờ tùy thân, mọi việc mới bị vỡ lẽ.

    Tuy nhiên, ông không phải là người đầu tiên "sống bám” sân bay lâu đến như vậy. Đã có nhiều trường hợp tương tự, có người sống cả tuần, cả tháng, thậm chí cả năm, nhưng không phải ai cũng đều muốn rơi vào hoàn cảnh này.

    Hòa vào đám đông

    Sân bay luôn được ví như một thành phố thu nhỏ vì có đầy đủ các yếu tố như nơi thờ cúng, cảnh sát, khách sạn, nhà hàng cao cấp, khu mua sắm và hệ thống giao thông công cộng.

    Nhưng nếu coi đây là thành phố, thì chúng là những thành phố kỳ lạ vì những người quản lý không thích có cư dân nào sống tại đó.

    song bam o san bay 1
    Sân bay Quốc tế O'Hare, Chicago là nơi Aditya Singh đã sống 3 tháng. Ảnh: Wall Street Journal.

    Sống ở sân bay là điều khả thi, vì nơi này có nhiều tiện nghi cơ bản: thức ăn, nước, phòng tắm và nơi ngủ nghỉ. Nhiều sân bay lớn đến mức mà những người như ông Singh có thể ở lâu dài mà không bị phát hiện. Để tránh bị phát hiện, họ thường hòa mình vào đám đông.

    Trước dịch Covid-19, các sân bay Mỹ thường đón tiếp từ 1,5 triệu tới 2,5 triệu du khách mỗi ngày. Sau đại dịch, con số này giảm chỉ còn dưới 100.000 người trong những tuần đầu tiên của năm 2020. Người đàn ông sống tại sân bay O'Hare đã tới đây vào giữa tháng 10/2020 khi lượng hành khách tăng trở lại. Sau đó 3 tháng, ông ấy mới bị phát hiện và bắt giữ khi lượng khách giảm rõ rệt, sau mùa du lịch cao điểm vào cuối năm kết thúc và dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

    Mắc kẹt tại sân bay

    Mặt khác, một số người sống ở sân bay là do hoàn cảnh xô đẩy.

    Thường thì hành khách sẽ ở lại sân bay để quá cảnh qua đêm, nhưng sẽ có một vài người bị kẹt lại ở sân bay vì lỡ nối chuyến bay, bị hủy chuyến hoặc do thời tiết xấu. Những trường hợp này, hiếm khi nào khiến hành khách phải ở lại quá 1-2 ngày tại sân bay.

    song bam o san bay 1
    Một người đang nghỉ ngơi tại sân bay Mexico. Ảnh: Reuters.

    Thế nhưng có những người trở thành cư dân của sân bay vô thời hạn. Mehran Karimi Nasseri là một trường hợp như vậy.

    Năm 1988, ông Nasseri là một người tị nạn Iran, đang trên đường đến Anh qua Bỉ và Pháp thì bị mất giấy tờ xác minh tình trạng tị nạn của mình. Không có giấy tờ, ông không thể lên máy bay đến Anh. Ông cũng không được phép rời sân bay Paris và vào Pháp. Sự việc này đã thu hút dư luận quốc tế khi giới chức Anh, Pháp và Bỉ liên tục tranh cãi để giải quyết vấn đề.

    Chính quyền Pháp đề nghị cho phép ông được cư trú ở Pháp, nhưng Nasseri đã từ chối vì vẫn muốn đến Anh như ban đầu. Và cứ thế ông ở lại sân bay Charles de Gaulle gần 18 năm. Ông rời sân bay duy nhất vào năm 2006, khi phải nhập viện vì sức khỏe kém.

    Edward Snowden cũng từng mắc kẹt tại sân bay một tháng khi đến Nga vào năm 2013, trước thời điểm được tị nạn.

    Tháng 5/2004, Sanjay Shah đến Anh bằng hộ chiếu công dân nước ngoài của Anh. Tuy nhiên, cơ quan nhập cư đã từ chối cho ông nhập cảnh. Bị yêu cầu quay trở về Kenya, ông rất lo sợ vì ông đã từ bỏ quốc tịch Kenya. Sau một năm vật vờ sống tại sân bay, cuối cùng Shah đã được nước Anh cấp đầy đủ quyền công dân.

    Kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành, ngày càng xuất hiện nhiều “cư dân sân bay” một cách bất đắc dĩ. Roman Trofimov, người Estonia, bay đến Sân bay Quốc tế Manila từ Bangkok vào ngày 20/3/2020. Vào thời điểm anh đến, Philippines đã ra lệnh ngừng cấp thị thực nhập cảnh để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Trofimov đã có 100 ngày sống ở Sân bay Manila cho đến khi đại sứ quán Estonia sắp xếp được cho anh một chuyến bay giải cứu về quê hương.

    Trở thành người vô gia cư

    Trong khi nhiều người bất đắc dĩ phải sống ở sân bay, thì một số người cố gắng biến sân bay thành “nhà” của mình. Điều này thường xảy ra ở các sân bay lớn tại Mỹ và châu Âu.

    Từ năm 2018, số lượng người vô gia cư tại một số sân bay lớn của Mỹ đã tăng dần từ vài năm trước, tiêu biểu là Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và tại Sân bay Quốc tế Thurgood Marshall của Baltimore/Washington.

    Đại dịch Covid-19 đã gây thêm mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng với nhóm người sống tại sân bay. Hầu như ban quản lý các sân bay đều cung cấp viện trợ cho những người cư dân hoàn cảnh này. Sân bay Quốc tế Los Angele từng triển khai các hoạt động hỗ trợ để kết nối người vô gia cư với nhà ở và các dịch vụ khác.

    Nhưng rõ ràng là mọi nhà điều hành sân bay đều không mong muốn sân bay của mình trở thành nơi cư trú cho người vô gia cư.

    Theo Zing