• Thỏa thuận mới được London và Kigali ký kết giống với chính sách hỗ trợ tài chính hiện nay của Chính phủ Anh, cung cấp số tiền 3.000 bảng cho những người bị bác đơn xin tị nạn.

    ho tro tien nguoi ti nan
    Lực lượng cứu hộ Anh giải cứu người di cư vượt biển.

    Theo phóng viên TTXVN tại London, chính phủ Anh cho biết sẽ hỗ trợ những người bị bác đơn xin tị nạn khoản tiền 3.000 bảng để chuyển đến Rwanda thay vì ở lại Anh theo kế hoạch do chính phủ Thủ tướng Rishi Sunak mới đưa ra nhằm giảm bớt căng thẳng cho hệ thống di cư của Anh.

    Chương trình chi trả tiền này tách biệt với hiệp ước được ký giữa London và Kigali năm 2023, theo đó những người đến Anh bất hợp pháp có thể bị đưa đến Rwanda.

    Tuy nhiên, kế hoạch của London đưa người đến quốc gia châu Phi này đã bị trì hoãn do những thách thức pháp lý chưa được giải quyết và chi phí liên quan ngày càng tăng.

    Thỏa thuận mới được London và Kigali ký kết giống với chính sách hỗ trợ tài chính hiện nay của Chính phủ Anh, cung cấp số tiền 3.000 bảng cho những người bị bác đơn xin tị nạn, người nước ngoài phạm tội và những người di cư khác trở về quê hương của họ.

    Điểm khác biệt là theo thỏa thuận mới, người bị bác đơn xin tị nạn chỉ được nhận tiền khi đồng ý đến ở Rwanda.

    Năm 2023, Chính phủ Anh đã bác hàng chục nghìn đơn xin tị nạn. Dù đơn bị bác nhưng chính phủ cũng không được phép đưa người trở về các quốc gia bị tàn phá do xung đột.

    Điều này đồng nghĩa rằng chính phủ phải chi trả cho nhiều chi phí phát sinh, như chi phí cung cấp chỗ ở tạm thời cho người di cư trong khách sạn, vốn đã tăng lên 8 triệu bảng mỗi ngày vào năm 2023.

    Thủ tướng Rishi Sunak đã coi chống di cư bất hợp pháp là 1 trong 5 cam kết quan trọng trước bầu cử của ông, trong đó kế hoạch đưa người di cư đến Rwanda hoặc một quốc gia thứ 3 an toàn là mấu chốt trong chiến lược này.

    Viethome (theo ITV News)

  • Theo phóng viên TTXVN tại London, Anh chỉ có khoảng 700 nơi giam giữ những người di cư bất hợp pháp, ít hơn nhiều so với mức cần thiết nếu thực hiện đúng quy định trong chính sách di cư của Thủ tướng Rishi Sunak.

    thieu cho giam nguoi
    Người di cư bất hợp pháp di chuyển từ Pháp vào Anh qua eo biển Manche. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Đạo luật Di cư bất hợp pháp quy định trục xuất bất kỳ người nào đến Anh mà không có sự cho phép rõ ràng của Chính phủ, và trước khi bị trục xuất, họ sẽ bị giam giữ tới 28 ngày. Tuy nhiên, điều khoản này vẫn chưa có hiệu lực vì Chính phủ chưa giải quyết được các thách thức pháp lý đối với kế hoạch đưa người di cư đến Rwanda, vốn là phần cốt lõi trong chính sách chống nhập cư mới.

    Tính toán cho thấy, nếu Chính phủ bắt đầu giam giữ người di cư từ tháng 4 thì sẽ cần ít nhất 2.000 chỗ trong các trung tâm giam giữ vào cuối tháng này. Theo dữ liệu chính thức theo dõi số lượng người nhập cư đến bằng thuyền nhỏ vào năm 2023, thì đến tháng 9, con số này sẽ tăng lên 5.400 chỗ.

    Các chuyên gia về di cư cho biết các địa điểm giam giữ mới trong kế hoạch, bao gồm Campsfield ở Oxfordshire, Haslar ở Hampshire và Bexhill ở Sussex, còn nhiều năm nữa mới đi vào hoạt động. Họ cảnh báo việc thiếu nơi giam giữ có thể sẽ dẫn đến việc hàng nghìn người biến mất khỏi nơi tị nạn nếu chính sách trục xuất sang Rwanda trở thành luật, gây ra tình trạng vô gia cư và bị các nhóm tội phạm bóc lột. Số liệu cho thấy Bộ Nội vụ Anh đã mất liên lạc với 32% trong số 17.000 người đã rút đơn xin nhập cư vào tháng 9/2023.

    Thủ tướng Sunak đã đưa mục tiêu “ngăn chặn nhập cư bằng thuyền nhỏ” là một trong 5 cam kết trước bầu cử của mình và kế hoạch đưa người di cư đến Rwanda hoặc một quốc gia thứ 3 an toàn khác là điểm mấu chốt trong kế hoạch di cư của ông. Chính phủ Anh đã đưa lên mạng các địa điểm lưu trú mới cho người xin tị nạn trong những năm gần đây, bao gồm sà lan Bibby Stockholm và doanh trại quân đội Wethersfield. Tuy nhiên, hiện tại không thể giam giữ người tại những địa điểm này vì đây không phải là địa điểm giam giữ được chỉ định chính thức và không có cơ sở hạ tầng cần thiết.

    Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly có quyền biến những địa điểm này thành nơi giam giữ, nhưng các chuyên gia di cư cho biết sẽ rất khó để cung cấp cơ sở vật chất và nhân sự cần thiết. Các cơ sở giam giữ hiện tại đã phải giảm công suất trong năm qua do thiếu nhân viên và nguồn lực.

    Một người phát ngôn của Chính phủ cho biết: “Các trung tâm trục xuất người nhập cư đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biên giới và chúng tôi đang nỗ lực xây dựng các địa điểm tại Campsfield và Haslar như một ưu tiên nhằm giúp đảm bảo chúng tôi đối phó hiệu quả với những người ở đây bất hợp pháp”.

    Theo TTXVN

  • Phòng Kiểm toán Quốc gia cho biết kế hoạch Rwanda của chính quyền Rishi Sunak có thể tiêu tốn đến 500 triệu bảng, bao gồm chi phí cho mỗi người tị nạn được gửi tới Rwanda là 170,000 bảng. 

    Hiện tại, Bộ Nội Vụ vẫn không chịu nói rõ họ phải trả thêm bao nhiêu tiền cho Rwanda, ngoài khoản tiền 290 triệu bảng đã được xác nhận. Theo điều tra độc lập của Phòng Kiểm toán Quốc gia, kế hoạch Rwanda có thể tiêu tốn của người đóng thuế tới 500 triệu bảng, bao gồm chi phí cho mỗi người tị nạn là 170,000 bảng. 

    ke hoach rwanda tieu ton 500 trieu
    Thủ tướng Anh được cho là đang sa lầy với Kế hoạch Rwanda.

    Trước mắt chính phủ đã chi trả cho Rwanda 220 triệu bảng để phát triển kinh tế, dù chưa có chuyến bay nào được triển khai. Thêm 50 triệu bảng nữa cũng đã được phê chuẩn để trả cho Rwanda trong năm tới. Và năm 2025, 2026, chính phủ cũng đều phải trả mỗi năm 50 triệu bảng, khiến tổng chi phí sơ bộ đã lên tới 370 triệu bảng. 

    Chưa hết, một khi 300 người nhập cư đầu tiên được đưa tới ổn định ở Rwanda, chính phủ sẽ phải chi tiếp 120 triệu bảng nữa cho quốc gia này, nâng tổng chi phí lên tới 490 triệu bảng. 

    Vẫn chưa xong, với mỗi người xin tị nạn được tổ chức sinh sống ở đây, chính phủ sẽ phải tốn thêm £20,000.

    Ngoài ra, Bộ Nội Vụ sẽ phải đưa riêng cho chính quyền Rwanda £151,000/mỗi người xin tị nạn. Đây được gọi là chi phí hội nhập cộng đồng, bao gồm chỗ ở, thực phẩm, chăm sóc y tế, giáo dục. Số tiền này sẽ được trải ra để sử dụng trong vòng 5 năm nếu người này ở lại Rwanda.

    Còn nếu họ không muốn ở lại Rwanda, chính phủ Anh sẽ ngừng khoản thanh toán này, nhưng vẫn trả Rwanda khoản tiền £10,000 để sắp xếp cho họ đi nước khác (chẳng hạn về cố quốc).

    Chính phủ Anh đã trả trước 20 triệu bảng tiền chi phí thủ tục và phí điều hành để chuẩn bị sẵn sàng đón những người đầu tiên. 

    Ngoài ra Bộ Nội Vụ cũng đã phải bỏ ra 20 triệu bảng tiền chi phí phát sinh để thiết lập thỏa thuận với Rwanda, bao gồm chi phí làm luật và chi phí đào tạo, phí pháp lý, phí nhân viên... Con số này có thể tăng lên đến 28 triệu bảng vào cuối năm nay. 

    Trong tương lai, ước tính chi phí cho mỗi người xin tị nạn bay tới Rwanda là £11,000. Đây là tiền xăng máy bay và tiền thuê chuyến bay riêng. 

    Năm đầu tiên chính phủ phải chi ra 12.6 triệu bảng để đào tạo nhân viên hộ tống người nhập cư đến Rwanda. Những năm sau sẽ chi ra 1 triệu bảng cho hạng mục đào tạo này, cộng với 1 triệu bảng tiền phí nhân viên.

    Hợp đồng ban đầu với Rwanda kéo dài 5 năm, đến tháng 4/2027. Việc thanh toán sẽ tiếp tục đến năm 2033. 

    Sau khi nhìn thấy báo cáo của Phòng Kiểm toán Quốc gia, đảng Lao Động đã chỉ trích đây là một "scandal quốc thể" mà chính phủ đang cố che giấu. 

    Rwanda cũng là một u nhọt chẳng khác gì Brexit. Sau khi Tòa án Tối cao Anh quốc bác bỏ Dự luật Rwanda, ông Sunak đang cố gắng chứng minh đây là một quốc gia an toàn, và đang thúc đẩy một hiệp ước với quốc gia này trong thời gian chờ Thượng Viện chỉnh sửa dự luật. 

    Thủ tướng Anh vẫn khẳng định rằng kế hoạch Rwanda là hợp lý và khả thi, vì hiện tại mỗi ngày người đóng thuế đang phải chi trả hàng triệu bảng để chứa người nhập cư bất hợp pháp trong các khách sạn. 

    Tuy nhiên các nhà phê bình cho rằng những con số ngày càng tăng chứng tỏ Rwanda chẳng khác nào một kế hoạch tống tiền người dân, nó vô nhân đạo và không hiệu quả. 

    Còn Bộ Nội Vụ vẫn khẳng định rằng nếu không thông qua Kế hoạch Rwanda, chi phí cung cấp chỗ ở cho người xin tị nạn ở Anh sẽ lên tới 11 tỉ bảng mỗi năm, tính đến năm 2026. 

    Viethome (theo ITV News)

  • 4 người Rwanda đã được cấp quyền tị nạn tại Vương quốc Anh do lo ngại họ có thể bị áp bức tại Rwanda. Trong khi đó chính phủ Anh vẫn một mực khẳng định Rwanda là quốc gia an toàn để gửi người xin tị nạn tới.

    Đây là 4 trường hợp mới được cấp quyền tị nạn tại UK, trước đó đã có 6 người Rwanda được cấp quyền tị nạn từ tháng 4/2022 đến tháng 9/2023. 

    1 trong những người Rwanda này theo trường phái ủng hộ đảng đối lập do bà Victoire Ingabire Umuhoza ở Rwanda lãnh đạo. Anh này đã được cấp tị nạn tại Anh vào ngày 12/10/2023, ngay sau khi chính phủ Anh kháng cáo lên Tòa án Tối cao Anh, đòi công nhận Rwanda là quốc gia an toàn. 

    Một báo cáo khác cho biết nguyên nhân khiến anh này xin tị nạn ở UK là vì sợ mình sẽ trở thành mục tiêu của chính quyền Tổng thống Paul Kagame sau khi một thành viên gia đình anh bị tình nghi có liên quan đến đảng đối lập. 

    skynews rishi sunak prime minister 6362993

    Hồi tuần trước, Thượng viện đã bỏ đa số phiếu chống lại Dự luật Rwanda. Trong một kết quả trái với mong muốn của chính phủ, Thượng viện đã bỏ 214 phiếu chống so với 171 phiếu thuận. Thượng viện cho rằng phải có các biện pháp bảo vệ trước khi Quốc hội quyết định Rwanda là nơi đủ an toàn để chuyển người tị nạn tới đó. 

    Chính phủ Anh đã đồng ý ký kết một hiệp ước, đảm bảo bất cứ ai bị gửi đến Rwanda sẽ không bị trục xuất đến một quốc gia nào nữa, vì sợ họ sẽ rơi vào nguy hiểm. 

    Hiệp ước này xuất phát từ việc Tòa án Tối cao Anh hồi năm ngoái cho rằng những người bị đưa đến Rwanda có thể tiếp tục bị trả lại quê hương của họ, nơi mà họ đã liều mạng chạy trốn vì lo ngại áp bức tra tấn. 

    Viethome (theo Sky News)

  • Hồ Kivu, nằm giữa Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo, mang vẻ đẹp yên bình, thơ mộng. Tuy nhiên, ít ai biết dưới lòng hồ chứa lượng khí mêtan cực độc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân sống gần đó.

    ho nuoc tu than rwanda 1
    Hồ Kivu mang vẻ đẹp thơ mộng.

    Lòng hồ không yên ả

    Bao quanh bởi những vách đá hùng vĩ, hồ Kivu nép mình trong một thung lũng xanh trải dài giữa Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo. Trên những chiếc thuyền nhỏ, ngư dân đánh bắt cá để kiếm sống. Khung cảnh đó tạo nên cảm giác yên tĩnh, thơ mộng.

    Tuy nhiên, dưới bề mặt hồ lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Hồ Kivu là một dị thường địa lý. Hồ nước này có nhiều tầng, trong đó tầng sâu nhất bão hòa carbon dioxide và mêtan tích tụ. Hai hồ có đặc điểm tương tự là hồ Nyos và hồ Monoun đều đã phun trào trong 50 năm qua. Chúng giải phóng đám mây khí độc có thể khiến bất kỳ người hoặc động vật nào hít phải bị ngạt thở.

    Khi hồ Nyos (Cameroon), phun trào vào năm 1986, gần 2 nghìn người ngạt thở và 4 ngôi làng lân cận bị xóa sổ. Điều nguy hiểm hơn là hồ Kivu dài gấp 50 lần và sâu gấp hơn 2 lần hồ Nyos. Hàng triệu người đang sinh sống bên bờ của nó.

    Hồ Kivu nằm dọc Thung lũng đới tách giãn Đông châu Phi, nơi rải rác những suối nước nóng đưa carbon dioxide và mêtan vào sâu trong lòng hồ.

    Ông Sergei Katsev, chuyên gia nghiên cứu hồ nước ở Đại học Minnesota Duluth, cho biết: “Hồ Kivu có cấu trúc thẳng đứng phức tạp. Trong khi lớp nước trên cùng, chiếm khoảng 60m, hòa lẫn thường xuyên, phần còn lại của hồ phân tầng. Gần 300 km3 carbon dioxide và 58 km3 mêtan hòa tan lẫn với hydro sulfide độc, vẫn mắc kẹt ở đáy hồ. Chúng nằm ở độ sâu 259m dưới mặt nước”.

    Những khí này có thể phát nổ trên bề mặt. Ông Philip Morkel, nhà sáng lập Hydragas Energy, tổ chức đang tìm kinh phí cho dự án khai thác mêtan từ hồ để sản xuất điện, cảnh báo: “Khi hồ đạt độ bão hòa 100%, nó sẽ phun trào ngay lập tức, trong khi hiện nay là hơn 60%. Hồ như một ấm nước sôi có vẻ bình thường cho tới khi bắt đầu sủi bọt”.

    Theo ông Morkel, vụ phun trào của hồ Kivu sẽ rất thảm khốc. Hồ sẽ thải ra lượng carbon tương đương 2 - 6 giga tấn carbon vào khí quyển trong một ngày. Để so sánh, tổng lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu hiện nay xấp xỉ 38 giga tấn mỗi năm.

    Lượng khí phun trào đó sẽ lơ lửng bên trên hồ trong đám mây sương mù từ vài ngày tới vài tuần. Những sinh vật ở quanh hồ vào thời gian phun trào sẽ tử vong vì khí cực độc. Bất cứ ai ở trong đám mây sẽ chết chỉ sau một phút.

    Đối mặt với thảm họa tiềm ẩn trên và mong muốn biến khí trong hồ thành nhiên liệu, Chính phủ Rwanda đã ủy quyền cho KivuWatt khai thác khí mêtan từ hồ. Khí này sau đó sẽ được chuyển hóa thành năng lượng cho mạng lưới điện toàn quốc.

    Ông Martin Schmid, chuyên gia ở Viện Nghiên cứu nước và môi trường Thụy Sĩ, giải thích cơ chế hoạt động tương đối đơn giản. Họ lấy nước từ một độ sâu bất kỳ có nước giàu khí mêtan, sau đó tách nước với carbon dioxide và mêtan. Sau đó, nước đã khử khí được bơm trở lại hồ.

    Với cách thức này, KivuWatt đã khai thác từ hồ 26 MW năng lượng cho mạng lưới điện Rwanda. Tổng công suất điện trên toàn quốc là 300 MW. Trước đây, Rwanda đã thử nghiệm nhiều dự án quy mô nhỏ nhưng KivuWatt là công ty triển khai thành công nhất. Công ty do Anh tài trợ.

    ho nuoc tu than rwanda 1
    Người dân sinh hoạt bên bờ sông Kivu.

    Nguy hiểm từ việc khai thác khí

    Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cảnh báo phương án này sẽ làm gây nhiễu cấu trúc hồ và kích hoạt vụ phun trào. Họ đưa ra giải pháp thay thế an toàn hơn là làm loãng khí mêtan trong hồ nhưng quá trình khai thác sẽ tốn kém và khó khăn hơn theo thời gian.

    Ông Katsev phân tích, nếu bơm nước về lại lớp nước sâu của hồ, bạn sẽ làm loãng vùng tài nguyên trong tương lai. Nhưng nếu bơm nước ở độ cao lớn hơn như cách KivuWatt thực hiện, nước sẽ chìm xuống qua tầng nước đặc, khiến nước bị trộn lẫn theo chiều dọc. Nguy cơ phun trào có liên quan đến chuyển động thẳng đứng này.

    Trong khi đó, ông Schmid tin rằng phương án hiện nay là an toàn. “Chúng tôi biết quá trình khử khí làm thay đổi sự phân tầng của hồ. Điều này đã được dự đoán trước. Chúng tôi không nghĩ đây là vấn đề vì dự đoán không hoàn toàn chính xác”.

    Chuyên gia này nhận định cả hai phương pháp đều khả thi. Nhưng cách thức KivuWatt đang làm có thể tăng cường khả năng khai thác khí mêtan từ hồ với quy mô nhỏ nên không thể thay đổi cục diện của hồ.

    Ngoài ra, với tốc độ hiện nay, dự đoán phải mất hàng thế kỷ để loại bỏ phần lớn khí mêtan khỏi hồ. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu nhanh hơn, KivuWatt đang lên kế hoạch tăng quy mô. Trong giai đoạn tiếp theo, họ muốn nâng tổng công suất khai thác lên hơn 100 MW.

    Nhưng ông Morkel cảnh báo việc tăng công suất cũng sẽ làm gia tăng rủi ro. Đồng tình với quan điểm trên, ông Schmid lưu ý trước khi tăng số lượng khai thác, chính phủ và doanh nghiệp cần thống nhất phương án.

    Hơn nữa, dù việc khai thác hiện nay vẫn đảm bảo an toàn, các bên liên quan lẫn người dân không nên lơ là cảnh giác. “Nó giống như con ếch nằm trong nồi nước sôi. Bạn từ từ đun sôi nồi nước và con ếch chỉ nghĩ là nước đang nóng lên nhưng đến một lúc lơ là, nó sẽ thiệt mạng”, ông Morkel cảnh báo.

    Kênh 14 (theo NatGeo)

  • Đây là lần đầu tiên Thượng viện bỏ phiếu chống lại Dự thảo luật Rwanda. 

    Trong một kết quả trái với mong muốn của chính phủ, Thượng viện đã bỏ 214 phiếu chống so với 171 phiếu thuận. Thượng viện cho rằng phải có các biện pháp bảo vệ trước khi Quốc hội quyết định Rwanda là nơi đủ an toàn để chuyển người tị nạn tới đó. 

    Thực tế, việc bỏ phiếu ở Thượng viện không gây ra nhiều ảnh hưởng lên chính sách của chính phủ. Vì Thượng viện là tập hợp những cựu chính trị gia, công chức và chuyên gia ngoại giao cùng với 26 giám mục. Họ không có quyền ngăn cản một hiệp ước. 

    Nhưng việc bác bỏ của Thượng viện lại tượng trưng cho một bước lùi đối với ông Sunak, và nhiều khả năng Thượng viện sẽ muốn sửa đổi dự luật này trong cuộc tranh luận vào tuần tới. Việc bác bỏ của thượng viện cũng sẽ là cơ sở để những người xin tị nạn dựa vào đó mà kháng cáo chống lại lệnh trục xuất.

    Ủy ban Hiệp ước Quốc tế của Thượng viện (IAC) cho rằng hiệp ước mà Anh đã kí với Rwanda là "chưa hoàn thiện", bởi vì những phương pháp bảo đảm an toàn cho người xin tị nạn tại Rwanda vẫn chưa được tiến hành. 

    22uk lords bfjw jumbo

    Cựu tổng chưởng lý Lord Goldsmith cho rằng có ít nhất 10 vấn đề cần được giải quyết trước khi Dự luật Rwanda có thể được Thượng viện thông qua. Việc Quốc hội tự tuyên bố rằng Rwanda là quốc gia an toàn mà không có phương pháp đo lường, chỉ dựa vào bằng chứng của Bộ Nội vụ là chưa đủ thuyết phục. 

    Vào ngày 29/1 tới, Thượng viện sẽ tiến hành tranh luận về sự an toàn của Dự luật Rwanda. Dù Thượng viện không thể ngăn chặn việc thực thi dự luật Rwanda, nhưng họ có thể trì hoãn dự luật này tới 1 năm nếu như nó không được đề cập trong tuyên ngôn bầu cử.

    Thượng viện cũng có quyền yêu cầu sửa đổi dự luật và Hạ viện phải tiến hành tranh luận những yêu cầu sửa đổi đó. Tiến trình này gọi là “parliamentary Ping-Pong” vì việc sửa đổi sẽ bị đẩy qua đẩy lại giữa 2 viện rất nhiều lần trước khi dự luật được thông qua và trở thành luật.

    Trước đó vào tối ngày 17/1, Dự luật Rwanda đã được Hạ viện thông qua với 320 phiếu thuận và 276 phiếu chống sau 2 ngày tranh cãi căng thẳng, gây chia rẽ mãnh liệt trong nội bộ Đảng Bảo Thủ. Vào một thời điểm, 60 nghị sĩ cánh hữu đã chống lại Dự luật này vì họ muốn ông Sunak phải cứng rắn hơn nữa, phải bít chặt mọi cơ hội kháng cáo lệnh trục xuất của người xin tị nạn. 

    Viethome (theo ITV News)

  • Vào tối ngày 17.1, ông Rishi Sunak xem như đã phần nào bảo toàn được chiếc ghế thủ tướng khi Dự thảo luật Rwanda được Hạ Viện thông qua trong lần trình thứ ba (third reading) và chỉ có 11 nghị sĩ Bảo Thủ bỏ phiếu chống. 

    Đây là lần bỏ phiếu cuối cùng tại Hạ viện, sau đó dự luật sẽ tiếp tục được trình lên Thượng viện. Vào buổi tối hôm trước đó, tại Hạ viện đã xảy ra một cuộc nổi loạn nghiêm trọng khi có đến 60 nghị sĩ Bảo Thủ yêu cầu ông Sunak phải chỉnh sửa dự luật theo hướng cứng rắn hơn nữa. 

    Họ yêu cầu ông phải ngăn chặn bất kỳ khả năng nào cho phép những người xin tị nạn kháng cáo lại quyết định trục xuất tới Rwanda. Tuy nhiên đến tối ngày 17/1, đa số các nghị sĩ đã chấp nhận rằng "thà linh hoạt một chút còn hơn để toàn bộ dự luật đều đổ sông đổ bể". 

    ha vien thong qua du thao luat rwanda

    Cuộc nổi dậy chưa từng có

    Tối ngày 16.1, khoảng 60 nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền đã đứng lên đòi chỉnh sửa Dự thảo Luật Rwanda theo hướng cứng rắn hơn. Sự việc này cùng với với việc một số thành viên chủ chốt trong đảng Bảo thủ từ chức để yêu cầu những điểm sửa đổi đi ngược lại đường lối của chính phủ, đã tạo nên cuộc “nổi loạn” lớn nhất trong nội bộ đảng kể từ khi ông Sunak lên nắm quyền hồi tháng 10.2022.

    Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Thương mại Kemi Badenoch, Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ Lee Anderson, cùng hai nghị sĩ Brendan Clarke-Smith và Jane Stevenson là những cá nhân đã từ chức, nằm trong nhóm 60 nghị sĩ “nổi loạn” (trong đó có cựu Thủ tướng Anh Liz Truss) nhằm ủng hộ các sửa đổi nhằm siết chặt Luật Rwanda, ngăn chặn bất kỳ khả năng nào cho phép những người xin tị nạn kháng cáo lại quyết định trục xuất họ về Rwanda.

    Đây là một đòn giáng mạnh vào cả chính sách lẫn thẩm quyền của ông đối với đảng cầm quyền. Ông Sunak đã coi chính sách nhập cư gây tranh cãi - và vô cùng tốn kém này - là trọng tâm trong nỗ lực giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.

    Giữa hai làn đạn

    Trong khi những người thuộc phe Bảo Thủ cứng rắn ở Anh chỉ trích Dự luật Rwanda, cho rằng Anh đang nhượng bộ quá mức, thì các nhóm nhân quyền lại chỉ trích đây là một kế hoạch vô nhân đạo. Thậm chí tháng 11 năm ngoái, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng chính sách này là bất hợp pháp và vi phạm Luật Nhân quyền của Anh vì Rwanda không phải là quốc gia an toàn đối với người tị nạn.

    Để đáp lại phán quyết của tòa án, Anh và Rwanda đã ký một hiệp ước cam kết tăng cường bảo vệ người di cư; đồng thời cho phép nước này thông qua Luật Rwanda, trong đó tuyên bố Rwanda là điểm đến an toàn đối với người tị nạn. Nếu được Nghị viện thông qua, luật này sẽ cho phép chính phủ “loại bỏ” các điều khoản trong Luật Nhân quyền của Vương quốc Anh đối với yêu cầu tị nạn liên quan đến Rwanda và khiến việc phản đối lệnh trục xuất tại tòa án trở nên khó khăn hơn.

    Trong bối cảnh cuộc bầu cử lập pháp đang đến gần, ông Sunak cần đoàn kết Đảng Bảo thủ, những người đang thua xa Đảng Lao động đối lập trong các cuộc thăm dò ý kiến. Nhưng phe tự do và độc đoán của Đảng Bảo thủ đang bất hòa về kế hoạch Rwanda. Những người ôn hòa lo ngại chính sách này quá cực đoan, trong khi nhiều người thuộc phe cánh hữu đầy quyền lực của đảng cho rằng nó sẽ không đủ mạnh để ngăn chặn làn sóng di cư sang Vương quốc Anh.

    “Bài kiểm tra” thực sự đối với ông Sunak đã đến vào tối ngày 17.1 khi Hạ viện Anh tiến hành bỏ phiếu trong lần trình thứ ba (third reading) của Dự luật Rwanda, theo quy trình lập pháp ở đảo quốc sương mù.

    Cuộc bỏ phiếu về Dự luật Rwanda giống như một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với thủ tướng. Ông Sunak phải đoàn kết trong đảng để có thể giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu. Nếu toàn bộ 60 nghị sĩ trên “đào ngũ”, dự luật có nguy cơ chết yểu. Kết quả này sẽ khiến cho một trong những chính sách cốt lõi của ông Sunak chính thức khai tử, và có thể đem đến những tác động tiêu cực đối với uy tín của đảng Bảo thủ nói chung và vai trò lãnh đạo của ông Sunak nói riêng, trong bối cảnh năm nay sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử tiếp theo.

    Trước tối ngày 17.1, tình thế của ông Sunak phần nào giống với một trong những người tiền nhiệm của ông, bà Theresa May. Vào thời điểm nắm quyền, bà May đối mặt với sự nổi loạn “không hồi kết” của các nghị sĩ trong vấn đề thỏa thuận rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) khi các thành viên cấp cao trong nội các “thay nhau” từ chức.

    Thủ tướng Sunak không thể chủ quan trước cuộc nổi dậy của các nghị sĩ trong đảng khi đây từng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho cả ba người tiền nhiệm, bao gồm bà Theresa May, ông Boris Johnson và bà Liz Truss buộc phải rời số 10 phố Downing.

    Chính sách Rwanda - lời hứa của ông Sunak

    Chính sách Rwanda là chìa khóa cho cam kết của Thủ tướng Sunak nhằm “ngăn chặn thuyền nhân”, một làn sóng đưa những người di cư trái phép tới Vương quốc Anh qua eo biển Manche từ Pháp. Hơn 29.000 người xin tị nạn đã thực hiện các chuyến hành trình đầy nguy hiểm trong năm 2023 với hy vọng có thể đến được miền đất hứa, con số này đã giảm so với con số 42.000 người tị nạn của năm 2022.

    London và Kigali (thủ đô Rwanda) đã đạt được một thỏa thuận về tiếp nhận người xin tị nạn cách đây gần hai năm. Theo đó những người di cư đến Anh qua eo biển Manche sẽ được gửi đến Rwanda, nơi họ sẽ được tiếp nhận vĩnh viễn. Đổi lại, Anh trả cho Rwanda ít nhất 240 triệu bảng Anh (305 triệu USD) theo thỏa thuận. Tuy nhiên, cho đến nay, hai bên vẫn chưa thể thực hiện bất kỳ cuộc tiếp nhận người di cư nào do thỏa thuận vấp phải sự phản đối kịch liệt từ nhiều phía.

    Viethome (theo Telegraph)

  • say xin kn
    Dự thảo luật Rwanda tiếp tục được đưa ra bàn thảo tại Hạ viện vào hôm nay. Ảnh: PA

    Chính phủ Anh đang đối mặt áp lực gia tăng khi Dự thảo luật Rwanda tiếp tục được đưa ra bàn thảo tại Hạ Viện vào hôm nay, ngày 16/1, giữa lúc số người xin tị nạn mất tích ngày càng tăng. 

    Đảng Lao Động kết tội Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly vì sự biến mất của hàng ngàn người xin tị nạn. Đảng Lao Động cho rằng Bộ Nội Vụ đã mất liên lạc với 85% trong tổng số 5,000 người được xác định trục xuất đến Rwanda. Đồng nghĩa 4,250 người đã mất tích. 

    Bộ trưởng Nội vụ đảng đối lập, ông Stephen Kinnock chất vấn: "Sự bất tài vô dụng của chính phủ này dường như không có giới hạn, hôm nay tôi xin nhấn mạnh một dẫn chứng đặc biệt nghiêm trọng. Cuối tuần trước tôi được biết Bộ Nội Vụ đã mất liên lạc với 85% trong số 5,000 người xin tị nạn được gửi thông báo trục xuất đến Rwanda. Thật đáng kinh ngạc. Cho hỏi Bộ trưởng Nội vụ 4,250 người này biến đi đâu rồi?"

    Cuộc khủng hoảng thuyền nhỏ lại chiếm tiêu đề trên các tờ báo vào cuối quần qua khi 5 người chết trong hành trình cố vượt eo biển Anh từ Pháp. Điều này xảy ra sau khi những vụ vượt biển thành công đầu tiên trong năm diễn ra vào thứ Bảy vừa rồi, với 124 người đã cập bến trên 3 chiếc thuyền. 

    Số lượng người nhập cư bất hợp pháp qua eo biển đã giảm theo từng năm, kể từ lần con số này được ghi nhận vào năm 2018. Tổng số người vượt biển đến Anh đã giảm hơn 1/3 trong năm 2023 so với năm 2022.

    Rủi ro của việc đến Anh bất hợp pháp bằng thuyền hơi hoặc xe tải

    Nhiều người, trong đó có trẻ em, đã thiệt mạng hoặc bị thương tật nghiêm trọng trong quá trình tìm cách sang Anh bất hợp pháp bằng thuyền hơi hoặc xe tải.

    Rủi ro của việc đến Anh bằng thuyền hơi bao gồm: :

    • Thời tiết trên biển biến động rất nhanh, khiến tàu thuyền dễ bị lật hoặc chìm
    • Bạn có thể bị rơi xuống biển và chết đuối chỉ trong vài phút vì nước rất lạnh
    • Thuyền hơi chất lượng kém, không phù hợp để vượt biển đường dài nên dễ xảy ra sự cố
    • Có thể bị tàu lớn va phải, vì vùng biển giữa Anh và Pháp là tuyến vận tải biển nhộn nhịp nhất thế giới

    Rủi ro của việc sang Anh bằng xe tải bao gồm: :

    • bị xe tông hoặc cán khi cố trèo lên một chiếc xe đang di chuyển
    • chết cóng khi nấp trong xe chở hàng đông lạnh
    • dễ chết ngạt trong xe container hoặc chở hàng niêm phong kín
    • thương tật khi bị hàng hóa xê dịch rơi vào  người
    • bị ngã xuống đường hoặc rơi vào gầm xe tải

    Rủi ro từ băng nhóm buôn người

    Những người  tổ chức  chuyến đi cho bạn thường là thành viên của các  nhóm tội phạm có tổ chức. Chúng có thể ép bạn vào những tình thế nguy hiểm để đảm bảo bạn phải trả hết nợ.

    Trái ngược với những gì nhóm buôn người nói, người di cư thường gặp rất nhiều khó khăn khi tìm việc và trang trải chi phí sinh hoạt tại Anh. Bạn có thể phải ngủ ngoài đường, ăn xin để kiếm tiền trả nợ, hoặc bị bóc lột sức lao động.

    Các nhóm tội phạm có thể bắt bạn làm việc và trả lương rất thấp hoặc không trả lương, và làm việc trong các môi trường nguy hiểm. Bạn phải trả chi phí cao cho việc đi lại và chỗ ở chất lượng kém.

    Việc phải phụ thuộc vào nhóm buôn người cũng có nghĩa là bạn sẽ:

    • Nợ nhiều tiền hơn
    • Không thể gửi tiền về cho gia đình
    • Trở thành một phần của mạng lưới tội phạm nguy hiểm – đặt bản thân và gia đình vào tình thế nguy hiểm

    Điều gì xảy ra nếu bạn đến Anh  từ một quốc gia an toàn

    Nếu bạn sang Anh thành công, bạn cũng có thể không được ở lại. Nếu bạn sang Anh từ một nước an toàn và nộp hồ sơ xin tị nạn, hồ sơ của bạn có thể không được xem xét.

    Quy trình xét tị nạn của Anh không ưu thế hơn quy trình xét tị nạn của các nước Châu Âu khác và bạn phải xin tị nạn tại nơi đầu tiên đặt chân đến.

    Nếu bạn đến được nước Anh, thực tế có thể khác với những gì bạn nghĩ trước đó, ví dụ:

    • Người xin tị nạn chỉ được phép làm việc tại Anh nếu hồ sơ xin tị nạn không được xem xét trong vòng 12 tháng và không phải lỗi của người xin tị nạn. Trong trường hợp bạn có thể làm việc, bạn cũng chỉ có thể làm các công việc trong danh mục ngành nghề thiếu nhân sự.
    • Làm việc trái phép tại Anh là một tội hình sự, người di cư làm việc bất hợp pháp có thể bị phạt án tù lên đến 6 tháng. Tiền lương làm việc bất hợp pháp có thể bị tịch thu do là thu nhập bất hợp pháp, chỉ cần có ai đó biết hoặc có lý do hợp lý để tin rằng bạn làm việc bất hợp pháp.
    • Nếu người chủ bị phát hiện thuê người làm việc không có giấy tờ người chủ sẽ bị phạt tiền hoặc bị truy tố.
    • Chỉ có những người có  giấy tờ hợp pháp mới được thuê nhà ở . Chủ nhà và đại lý cho thuê nhà bị xem là vi phạm hình sự nếu cố ý cho người di cư bất hợp pháp thuê nhà.
    • Người di cư bất hợp pháp ở Anh không được tiếp cận phúc lợi xã hội. Họ cũng có thể phải trả tiền khi đi khám bệnh hoặc nằm viện. Các hồ sơ xin ở lại Anh sau này của họ cũng sẽ bị từ chối nếu họ không chi trả các hóa đơn viện phí.
    • Các dịch vụ khác như mở tài khoản ngân hàng hoặc bằng lái xe không được cấp cho các đối tượng ở Anh bất hợp pháp

    Mức phạt và án tù

    Nước Anh cũng đang áp dụng các hình phạt ngày càng cứng rắn và áp dụng những luật hình sự mới đối với người nhập cảnh vào Anh bất hợp pháp. Khi bạn chủ ý đến Anh mà không qua thủ tục nhập cảnh hợp lệ theo yêu cầu thì có nghĩa là bạn phạm tội hình sự. Bạn có thể bị kết án đến 4 năm tù và bị chuyển đến một quốc gia an toàn khác nếu bạn nhập cảnh bất hợp pháp.

    Nếu bạn bị phát hiện tiếp tay cho đường dây buôn người, ví dụ lái thuyền hoặc giúp  trả tiền cho nhóm buôn người, Chính phủ Anh có thể truy tố bạn. Bạn có thể bị kết án tù trước khi được chuyển đến một quốc gia an toàn.

    Chính phủ Anh mới ban hành các hình phạt cứng rắn hơn đối với các nhóm buôn người với án tù cao nhất là chung thân. Báo cáo an toàn và ẩn danh về tội phạm di cư, bao gồm đường dây buôn người.

    Viethome (theo ITV News)

  • Ngày 5/12, Anh và Rwanda đã ký hiệp ước di cư mới nhằm khôi phục thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 4/2022. Theo đó, những người nhập cư bất hợp pháp sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi này.

    luatt dua nguoi ti nan rwanda
    Người di cư tìm cách vượt qua eo biển Manche vào Anh, ngày 15/3/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Theo phóng viên TTXVN tại London, với 313 phiếu thuận và 269 phiếu chống, Hạ viện Anh ngày 12/12 đã thông qua về nguyên tắc dự luật Rwanda gây tranh cãi nhằm khôi phục kế hoạch của chính phủ gửi người xin tị nạn đến quốc gia Đông Phi này.

    Dự luật nêu rõ Rwanda là quốc gia an toàn để đưa những người xin tị nạn đến, song họ vẫn có quyền kháng nghị dựa trên hoàn cảnh cụ thể.

    Sau vòng bỏ phiếu đầu tiên, dự luật sẽ tiếp tục được xem xét và trải qua vòng bỏ phiếu tiếp theo tại Hạ viện vào năm mới.

    Các nghị sỹ Anh vẫn đang bất đồng về dự luật, với một số cho rằng quy định chưa đủ cứng rắn để ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp, trong khi số khác lo ngại một dự luật cứng rắn hơn đồng nghĩa với việc Chính phủ Anh vi phạm luật pháp và các nghĩa vụ quốc tế.

    Có 37 nghị sỹ đảng Bảo thủ đã bỏ phiếu trắng hoặc không có mặt trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên này.

    Người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết đây là dự luật cứng rắn nhất từng được đưa ra trước Quốc hội và chính phủ sẽ cố gắng để đảm bảo dự luật có hiệu lực, nhằm bắt đầu các chuyến bay đưa người tị nạn đến Rwanda.

    Theo dữ liệu chính thức, từ đầu năm đến nay, hơn 30.000 người di cư đã vượt eo biển Manche để đến Vương quốc Anh trên những chiếc thuyền nhỏ.

    Ngày 5/12, Anh và Rwanda đã ký hiệp ước di cư mới nhằm khôi phục thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 4/2022, theo đó những người nhập cư bất hợp pháp và những người xin tị nạn tại Anh sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi này.

    Yêu cầu của những người nhập cư và xin tị nạn sẽ được xử lý tại Rwanda. Chính phủ Anh hy vọng hiệp ước di cư sẽ giúp ngăn chặn người di cư thực hiện hành trình mạo hiểm qua eo biển Manche.

    Tuy nhiên, hiệp ước di cư mới với Rwanda đang gây tranh cãi tại Anh. Vào ngày 15/11, hội đồng gồm 5 thẩm phán tại Tòa án tối cao Anh (SCUK) đã giữ nguyên phán quyết hồi tháng 6 năm nay của Tòa phúc thẩm, trong đó khẳng định chính sách này không phù hợp với nghĩa vụ của Anh theo quy định của các hiệp ước quốc tế.

    Hội đồng cảnh báo nguy cơ về việc biện pháp “tái định cư” này có thể sẽ buộc Rwanda phải gửi trả lại những người xin tị nạn và người tị nạn về những quốc gia, nơi họ có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro.

    Theo TTXVN

  • Theo một lá thư từ Bộ Nội Vụ, các bộ trưởng đã đồng ý chi thêm 50 triệu bảng trong năm tới cho kế hoạch Rwanda. Như vậy tổng chi phí cho kế hoạch này đã lên tới 290 triệu bảng, thông tin này khiến Đảng Lao Động vô cùng giận dữ. Tuy nhiên, chính phủ đã chữa cháy bằng cách chỉ ra rằng hệ thống tị nạn mỗi ngày cũng tiêu tốn tới 8 triệu bảng, do đó kế hoạch Rwanda là một "dự án đáng đầu tư", để giảm thiểu chi phí hàng ngày cho hệ thống tị nạn. 

    Thủ tướng Rishi Sunak đang đối mặt với áp lực khổng lồ khi nguồn tin mới đây cho thấy kế hoạch Rwanda đã tiêu tốn tới 240 triệu bảng, dù chưa phát huy tác dụng gì. 

    do them tien rwanda

    Ban đầu, chính phủ chỉ đồng ý chi ra 140 triệu bảng, nhưng sau đó phải chi tiếp 100 triệu bảng khi các chuyến bay liên tục bị trì hoãn vì kiện tụng pháp lý. 

    Trong năm tới, các bộ trưởng lại quyết định chi tiếp 50 triệu bảng, nâng tổng chi phí cho kế hoạch Rwanda lên tới 290 triệu bảng dù chưa có 1 người xin tị nạn nào được đưa tới Rwanda. 

    Hiện văn phòng chính phủ đang đùn đẩy trách nhiệm cho cựu Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman, nói bà mới chính là người kí các văn bản chi tiền. Thế nhưng những người thân cận của bà khẳng định chính ông Sunak mới là người phê duyệt các khoản chi vượt trội. Mặc dù những khoản chi này không liên quan đến hiệp ước vừa mới kí kết với Rwanda. Chính phủ Rwanda không hề đòi hỏi thêm tiền để kí hiệp ước mới. 

    Đảng Lao Động đang tiếp tục đay nghiến đảng đối lập, họ thắc mắc ông Sunak còn phải kí bao nhiêu tấm séc trước khi nhận ra tất cả kế hoạch này vô nghĩa. "Nước Anh không đủ tiền chi trả cho sự hỗn loạn của Đảng Bảo Thủ", thư ký Nội vụ đối lập, bà Yvette Cooper nói.

    Tuy nhiên, bộ trưởng pháp lý nhập cư, ông Tom Pursglove lại cho rằng kế hoạch của ông Sunak là đúng: "Hiện nay chúng ta vẫn phải chi ra tới 8 triệu bảng mỗi ngày cho hệ thống tị nạn, nếu muốn giảm chi phí này xuống, thì kế hoạch Rwanda chính là đáp án then chốt. Rwanda là một dự án đầu tư đúng đắn giúp dập tắt nạn xuồng nhỏ băng qua eo biển Anh".

    Dự thảo luật Safety of Rwanda (Asylum and Immigration) Bill sẽ được đưa ra biểu quyết vào thứ Ba tới. 

    Viethome (theo Sky News)

  • Ngày 6/12, Rwanda cho biết nước này có thể rút khỏi hiệp ước di cư vừa đạt được với Anh nếu London không tôn trọng luật pháp quốc tế. Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh những người theo đường lối cứng rắn ở Anh đang phản đối chính sách của Thủ tướng Rishi Sunak.

    rwanda hiep uoc
    Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly (trái) và Ngoại trưởng Rwanda Vincent Biruta ký hiệp ước di cư mới tại Kigali, ngày 5/12/2023. Ảnh: AFP

    Trước đó cùng ngày, cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Suella Braverman, đã đưa ra tối hậu thư yêu cầu Thủ tướng Rishi Sunak - lãnh đạo đảng Bảo thủ, có biện pháp cứng rắn hơn trong vấn đề nhập cư nếu không muốn gặp bất lợi trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra năm 2024. Tối hậu thư kêu gọi Thủ tướng Sunak dỡ bỏ tất cả rào cản pháp lý để mở đường cho các chuyến bay đưa người di cư đến Rwanda trước thời điểm diễn ra tổng tuyển cử, đồng thời ban hành các quy định về giam giữ và trục xuất người di cư.

    Trước diễn biến này, Ngoại trưởng Rwanda Vincent Biruta - người vừa ký hiệp ước di cư mới với Anh trong tuần này, tuyên bố nước này sẽ rút khỏi hiệp ước nếu Anh vi phạm các công ước quốc tế. Ông nhấn mạnh: “Nếu Vương quốc Anh không tuân thủ luật pháp quốc tế, Rwanda sẽ không thể tiếp tục tham gia thỏa thuận Sáng kiến đối tác phát triển kinh tế và di cư Rwanda-Anh”.

    Ngày 5/12, Anh và Rwanda đã ký hiệp ước di cư mới nhằm khôi phục thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 4/2022, theo đó những người nhập cư bất hợp pháp và những người xin tị nạn tại Anh sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi này. Yêu cầu của những người nhập cư và xin tị nạn sẽ được xử lý tại Rwanda. Chính phủ Anh hy vọng hiệp ước di cư sẽ giúp ngăn chặn người di cư thực hiện hành trình mạo hiểm qua eo biển Manche.

    Theo dữ liệu chính thức, từ đầu năm đến nay, hơn 30.000 người di cư đã vượt eo biển Manche để đến Vương quốc Anh trên những chiếc thuyền nhỏ.

    Tuy nhiên, hiệp ước di cư mới với Rwanda đang gây tranh cãi tại Anh. Hôm 15/11, hội đồng gồm 5 thẩm phán tại Tòa án Tối cao Anh (SCUK) đã giữ nguyên phán quyết hồi tháng 6 năm nay của Tòa phúc thẩm, trong đó khẳng định chính sách này không phù hợp với nghĩa vụ của Anh theo quy định của các hiệp ước quốc tế. Hội đồng cảnh báo nguy cơ hiện hữu về việc biện pháp “tái định cư” này có thể sẽ buộc Rwanda phải gửi trả lại những người xin tị nạn và người tị nạn về một quốc gia nơi họ có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro.

    Ngày 6/12, Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly - người kế nhiệm bà Suella Braverman, đã công bố dự luật khẩn cấp mang tên “Dự luật về sự an toàn của Rwanda”, trong đó tuyên bố Rwanda là quốc gia an toàn đối với người di cư, nhằm xúc tiến kế hoạch đưa người di cư tới quốc gia Đông Phi. Sau đó cùng ngày, Bộ trưởng Nhập cư Robert Jenrick xác nhận ông đã từ chức do dự luật khẩn cấp này “không đạt yêu cầu”.

    Theo TTXVN

  • Ngày 20/11, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết ông 'hoàn toàn cam kết' với kế hoạch của chính phủ chuyển những người xin tị nạn đến Rwanda mặc dù các thẩm phán Tòa án Tối cao Vương quốc Anh ra phán quyết bác bỏ tính hợp pháp của kế hoạch này vào tuần trước.

    Trả lời báo giới sau bài phát biểu ở London, Thủ tướng Sunak khẳng định cam kết sẽ làm tất cả những biện pháp cần thiết để đảm bảo kế hoạch trên sẽ tiếp tục được triển khai.

    Ngày 15/11 vừa qua, hội đồng gồm 5 thẩm phán tại Tòa án Tối cao Anh đã giữ nguyên phán quyết hồi tháng 6 năm nay của Tòa phúc thẩm, trong đó khẳng định chính sách này không phù hợp với các nghĩa vụ của Anh theo các hiệp ước quốc tế. Hội đồng cảnh báo nguy cơ hiện hữu về việc biện pháp "tái định cư này" có thể sẽ buộc Rwanda phải gửi trả lại những người xin tị nạn và người tị nạn về một quốc gia nơi họ có thể phải đối mặt nhiều rủi ro.

    rishi sunak cam ket

    Thủ tướng Sunak đã bày tỏ thất vọng về phán quyết nói trên. Thủ tướng Sunak tuyên bố London sẽ tìm cách nâng cấp kế hoạch di cư Rwanda thành hiệp ước mang tính ràng buộc pháp lý với Kigali nhằm xua tan những lo ngại của Tòa án Tối cao, sau đó sẽ thông qua luật tuyên bố Rwanda là quốc gia an toàn.

    Trong khi đó, Chính phủ Rwanda ngày 15/11 cho biết họ không đồng tình với việc Tòa án Tối cao Anh bác bỏ kế hoạch của London đưa người di cư đến quốc gia Đông Phi này với lý do "đây không phải là điểm đến an toàn cho những người xin tị nạn".

    Theo TTXVN

  • Người phát ngôn của Chính phủ Rwanda nói rằng phán quyết của Tòa án Tối cao chỉ hoàn toàn dựa trên những đánh giá "không trung thực" và "đạo đức giả" của Ủy ban Tị nạn Liên Hiệp Quốc.

    rwanda chinh sach
    Khách sạn Hope ở thủ đô Kigali, Rwanda, đã được chuyển đổi thành nơi ở cho người xin tị nạn. 

    Chính phủ Rwanda đã công kích phán quyết đáng thất vọng của Tòa án Tối cao Anh quốc. Tòa này nói rằng kế hoạch đưa người xin tị nạn đến Rwanda là trái pháp luật.

    Thế nhưng Rwanda phản đối ý kiến cho rằng quốc gia của họ không an toàn với người tị nạn, và rằng quy trình xử lý hồ sơ xin tị nạn ở đất nước họ hoàn toàn minh bạch, công bằng.

    Người phát ngôn của Chính phủ Rwanda, bà Yolande Makolo, nói rằng phán quyết của tòa chỉ dựa trên những đánh giá "không trung thực" và "đạo đức giả" của Ủy ban Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR). 

    "Chúng tôi có bề dày thành tích về việc chào đón và tổ chức sinh sống cho người nhập cư và người tị nạn ở đất nước này", bà nói. Rwanda vẫn kiên định với kế hoạch và sẵn sàng tiếp nhận người xin tị nạn. 

    Vào hôm 15/11, Tòa án Tối cao tuyên bố rằng những người bị đưa đến Rwanda sẽ có nguy cơ cao bị trục xuất trở về quê nhà, dù hồ sơ xin tị nạn của họ có hợp lệ hay không. Cuối cùng tòa án cho rằng kế hoạch Rwanda là trái với pháp luật quốc tế.

    Bà Makolo cho biết Rwanda đã làm việc với UNHCR trong thời gian dài và chưa từng trục xuất bất kì ai trở về quê nhà của họ. Cũng không có chuyện Rwanda bác bỏ 8% hồ sơ xin tị nạn mà không có lý do chính đáng hoặc không cho họ quyền kháng cáo. 

    Bà Makolo nói rằng UNHCR lại một lần nữa đưa ra những ví dụ "dối trá" về đất nước của bà mà không đặt nó vào ngữ cảnh cụ thể. "Bất cứ thiếu sót nào mà họ chỉ ra đều đã được chúng tôi xử lý xong từ năm ngoái", bà nói. 

    Bà cho rằng phán quyến của Tòa án Tối cao mang tính chính trị và thiếu công bằng. "Rwanda không có tội, đừng phán xét chúng tôi", bà nói.

    Dù vấp phải trở ngại lớn nhưng Thủ tướng Rishi Sunak vẫn cương quyết sẽ thúc đẩy kế hoạch. Ông nói sẽ đưa ra luật để tuyên bố Rwanda là quốc gia an toàn.

    Viethome (theo ITV News)

  • Sau khi Tòa án Tối cao (Supreme Court) đưa ra phán quyết bác bỏ kế hoạch Rwanda vào ngày 15/11, Thủ tướng Rishi Sunak đã thề rằng ông sẽ tìm mọi cách để thực thi kế hoạch. 

    Kế hoạch Rwanda lần đầu tiên được đệ trình vào tháng 4/2022 dưới thời ông Boris Johnson, lúc này chính phủ đang chịu nhiều sức ép phải giải quyết vấn đề xuồng nhỏ lũ lượt vượt qua eo biển Anh. Ông Johnson lúc đó vạch ra kế hoạch rằng, bất cứ ai đến Anh quốc bất hợp pháp sẽ bị trục xuất đến quốc gia đông Phi.

    Tại đó, họ sẽ nộp hồ sơ xin tị nạn và nếu hồ sơ được duyệt, sẽ được cấp quyền ở lại Rwanda, chứ không phải quay trở lại Anh. Còn những người bị từ chối hồ sơ tị nạn, thì họ sẽ bị trục xuất về quốc gia nguyên quán của họ.

    Kế hoạch này được Bộ trưởng Nội vụ lúc bấy giờ là bà Priti Patel ký tên đồng ý. 120 triệu bảng đã được chính phủ Anh chi cho Rwanda để tiến hành kế hoạch này. 

    Tuy nhiên, các đảng đối thủ và các tổ chức từ thiện cho rằng kế hoạch là "tàn nhẫn và kinh tởm". Họ cho rằng kế hoạch này có thể vi phạm các luật nhân quyền quốc tế. Có báo cáo cho rằng Vua Charles III (tức Thái tử Charles lúc bấy giờ) đã phê phán nó.

    Nhưng chính phủ vẫn cương quyết tiến hành, và chuyến bay đầu tiên đến thủ đô Kigali của Rwanda đã được hoạch định vào tháng 6/2022. Chỉ có 7 người xin tị nạn bị đưa lên máy bay, trong đó có 1 người Việt Nam

    Bài liên quan: Cảm giác của người tị nạn khi suýt bị đưa tới Rwanda

    toa an toi cao rwanda

    Nhưng các tổ chức từ thiện đã thưa chuyến bay này ra tòa. Những người phản đối cũng tìm cách chặn chuyến bay, họ dùng các ống kim loại để chặn các lối ra của Trung tâm Giam giữ Nhập cư Colnbrook tại Heathrow, nơi 7 người này đang bị giam giữ chờ đưa lên máy bay.

    Tuy nhiên, các thẩm phán phán quyết rằng 7 người này đủ điều kiện bị trục xuất, bởi vì chính phủ đã "trấn an" rằng nếu sau này kế hoạch bị cho là phi pháp, thì chính phủ hứa sẽ đưa những người này quay trở lại Anh.

    Dù vậy, các tổ chức từ thiện vẫn kiên trì kháng cáo. Và vào những phút nghẹt thở cuối cùng, Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) đã ra lệnh cấm trục xuất cả 7 người, khiến chiếc máy bay phải chôn chân trên đường băng của Sân bay Quốc phòng.

    Chính phủ nói sẽ kháng cáo. Các nghị sĩ Bảo thủ tức giận khi thấy một tòa án châu Âu có thẩm quyền bác phán quyết của các tòa án Anh. 

    Những tháng tiếp theo, nội các có nhiều thay đổi. Bà Liz Truss lên làm Thủ tướng và Suella Braverman làm Bộ trưởng Nội vụ. Hai người phụ nữ này vẫn ủng hộ kế hoạch Rwanda. Dù bà Truss bị bay chức vài tuần sau đó, thì người kế nhiệm là ông Rishi Sunak cũng vẫn giữ nguyên lập trường của kế hoạch. 

    Một số ít các nghị sĩ Bảo Thủ đã kêu gọi Vương quốc Anh rút khỏi Công ước Nhân quyền châu Âu, tuy nhiên thông tin mới nhất cho thấy ông Rishi Sunak sẽ không làm vậy vì không muốn gây bất hòa với các đồng minh Mỹ và châu Âu.

    Kế hoạch Rwanda lại bị các tổ chức từ thiện thưa ra tòa, cho rằng Rwanda không phải là quốc gia thứ 3 an toàn như Bộ Nội Vụ nói. 

    Tại một hội nghị của Đảng Bảo Thủ, bà Braverman nói rằng giấc mơ của bà là nhìn thấy chuyến bay cất cánh. Và giấc mơ ấy đã suýt chút nữa thành hiện thực vào tháng 12/2022, khi Tòa Thượng Thẩm (High Court) phán quyết nghiêng về các bộ trưởng. Tòa này tuyên bố rằng kế hoạch Rwanda không vi phạm Công ước Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc, cũng không vi phạm bất cứ luật nhân quyền nào, và Rwanda là quốc gia thứ 3 an toàn cho người nhập cư. 

    Tuy nhiên cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Các tổ chức từ thiện đã kháng cáo lên Tòa Phúc Thẩm (Court of Appeal). Và 3 vị thẩm phán đã đảo ngược phán quyết của Tòa Thượng Thẩm. 

    Tòa Phúc Thẩm kết luận rằng Rwanda không phải là quốc gia an toàn cho người xin tị nạn, do đó việc trục xuất họ tới đó là vi phạm pháp luật.

    Chính phủ lại nổi giận, Thủ tướng Anh nói rằng ông không đồng ý với phán quyết của Tòa Phúc Thẩm, và sẽ làm mọi việc cần thiết để chuyến bay trục xuất được tiến hành. 

    Sự giận dữ của bà Braverman và những người ủng hộ cánh hữu cũng leo thang. Ngày càng nhiều yêu cầu đòi Anh quốc rời ECHR, một số khác đòi chính phủ sửa luật nhân quyền.

    Chính phủ Anh đã gởi đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao (Supreme Court). Và vào ngày hôm qua 15/11, Thẩm phán Lord Rees của Tòa án Tối cao đã tuyên bố tán đồng phán quyết của Tòa Phúc Thẩm. Ông nói rằng những người bị đưa đến Rwanda sẽ có nguy cơ cao bị trục xuất trở về quốc gia nguyên quán, nơi họ có nguy cơ bị áp bức và tra tấn. Ông cho rằng kế hoạch Rwanda không chỉ vi phạm Công ước Nhân quyền châu Âu, mà còn vi phạm rất nhiều hiệp ước quốc tế khác.

    Ngay cả trước khi có phán quyết của Tòa án Tối cao, Thủ tướng Rishi Sunak đã khẳng định vào hôm 14/11 rằng ông sẽ đưa ra "luật khẩn cấp" để đảm bảo chuyến bay không bị chặn lần nữa, và khẳng định các chuyến bay sẽ được tiến hành vào mùa xuân tới.

    Thủ tướng nói ông đang thảo luận một hiệp ước quốc tế mới với Rwanda để giải quyết những vướng mắc của tòa án và đảm bảo kế hoạch này là an toàn. 

    Dù chính phủ Anh sẽ tiếp tục phải đối mặt với các thánh thức pháp lý, nhưng ông sẽ "không cho phép một tòa án ngoại quốc" ngăn chặn chuyến bay đến Rwanda. 

    Nhưng khi được hỏi liệu Anh quốc có rút khỏi Tòa án Nhân quyền châu Âu hay không, thì ông ngừng trả lời. 

    Viethome (theo Sky News)

  • Các bộ trưởng đang cân nhắc khả năng sửa lại luật nếu Tòa án Tối cao phán quyết chống lại kế hoạch Rwanda vào tuần tới.

    Những người nhập cư bất hợp pháp có thể không được viện cớ Luật Nhân Quyền để ở lại Anh quốc. Đây là kế hoạch được các bộ trưởng cân nhắc trong trường hợp Tòa án Tối cao bác bỏ chính sách Rwanda. 

    Các bộ trưởng đang cân nhắc đến việc chỉnh sửa Luật Nhân quyền của Anh, trong đó loại bỏ những áp đặt của Công ước Châu âu về Nhân quyền. Mục đích của các bộ trưởng là muốn luật này không còn áp dụng cho người nhập cư bất hợp pháp nữa.

    Đây là một phần trong Kế hoạch B, dùng để đối phó nếu Tòa án Tối cáo chống lại kế hoạch trục xuất người xin tị nạn tới Rwanda. 

    Các chuyến bay đến Rwanda đã bị đình trệ từ tháng 6, khi Tòa án châu Âu về Nhân quyền ra phán quyết ngăn chặn việc trục xuất người xin tị nạn cho đến khi các tòa án Anh công nhập tính hợp pháp của chính sách này.

    Vào thứ Tư tới, Tòa án Tối cao sẽ thông báo liệu họ có tán thành phán quyết của Tòa Phúc thẩm hay không. Tòa Phúc thẩm nói rằng chính sách Rwanda là bất hợp pháp vì nguy cơ người xin tị nạn Rwanda sẽ bị trả về quốc gia của họ và đối mặt việc bị áp bức. Tòa Phúc thẩm cho rằng chính sách Rwanda đã vi phạm quyền con người của người xin tị nạn.

    Các bộ trưởng khá bi quan về phán quyết của Tòa án Tối cao sắp tới, và tin rằng Tòa án Tối cao sẽ tán thành phán quyết của Tòa Phúc thẩm. 

    sua luat nhan quyen

    Cựu Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman từng tuyên bố ủng hộ Vương quốc Anh rút khỏi Công ước châu Âu về Nhân quyền. Bà nói rằng các thẩm phán châu Âu bị chính trị hóa và đã giẫm đạp lên quyền tự trị của một quốc gia. 

    Ít nhất 8 nghị sĩ quốc hội ủng hộ việc rút khỏi Công ước Nhân quyền châu Âu, đa phần là nghị sĩ Đảng Bảo Thủ. Tuy nhiên Thủ tướng Rishi Sunak sẽ không làm vậy vì ông không muốn gây họa lên mối quan hệ với các đồng minh then chốt là Mỹ và châu Âu. 

    Vì thế, các nghị sĩ Bảo Thủ đang vận động Thủ tướng chọn một phương án khác, đó là sửa đổi Luật Nhân quyền của Anh, trong đó sẽ loại bỏ các điều khoản liên quan tới người nhập cư bất hợp pháp. Bằng cách này sẽ cho phép chính phủ Anh quyền bỏ qua phán quyết của các thẩm phán châu Âu.

    Với tình trạng khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng như hiện nay, các nước châu Âu cũng phải công nhận chính sách Rwanda chính là một hình mẫu hiệu quả để làm nản lòng những người nhập cư liều lĩnh. 

    Hiện tại các nghị sĩ đang rất nóng lòng muốn thông qua việc sửa luật, để các chuyến bay đến Rwanda có thể tiến hành càng sớm càng tốt. 

    Viethome (theo Telegraph)

  • duc rwanda
    Biên giới Đức thành điểm quá cảnh của hàng vạn người từ Trung Đông, châu Phi và châu Á tới EU để rồi ở lại xin tỵ nạn hoặc sang Pháp và Anh

    Chính phủ Đức vừa nói họ muốn xem xét cách xử lý đơn tỵ nạn ở nước ngoài như Anh muốn làm ở Rwanda.

    Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong phát biểu trên truyền thông vào đêm 06/11 đã nêu cam kết sẽ “xem xét cách thức cứu xét đơn tỵ nạn ở nước ngoài”, thay vì làm trên lãnh thổ Đức.

    Đây là dấu hiệu thái độ của Đức thay đổi, trở nên cứng rắn hơn trước vấn đề người nhập cư lậu nhưng chính phủ của ông Scholz chưa hề nói nước thứ ba nào sẽ được chọn để người xin tỵ nạn "tạm cư".

    Bối cảnh chính trị chung là các đảng ở Đức đều phải bận tâm tới chuyện di dân và một số đảng cực hữu ở các tiểu bang tìm cách giành phiếu trong bầu cử bằng lá bài chống di dân.

    Tuy thế, ông Scholz chưa tỏ ra muốn đi con đường của Anh mà chỉ tỏ ra quan tâm đến cách Anh thời Boris Johnson đề xuất.

    Đó là quy chế chuyển ngay bất cứ ai vào Anh bất hợp pháp và xin tỵ nạn sang nước châu Phi, Rwanda trong khi chờ xét đơn.

    Nếu bị bác đơn, họ có quyền ra khỏi trung tâm tạm cư và đi đâu thì đi ở châu Phi. Đổi lại, Anh trả cho Rwanda hàng trăm triệu đô.

    Phương án Rwanda cũng chưa đi tới đâu

    Nhưng hiện nay, thỏa thuận ký năm 2022 bị toà án tại Anh ách lại vì lý do nhân quyền.

    Trong số các nguyên đơn kiện chính phủ Anh bắt họ đi Rwanda có một người Việt Nam.

    Ông ta nói vì mắc nợ và bị xã hội đen ở Việt Nam đe dọa tính mạng nên phải được quyền tỵ nạn tại Anh.

    Dù Anh chưa làm được gì với phương án Rwanda, tại Đức và châu Âu hiện các chính trị gia đều nghiên cứu cách dùng trung tâm thanh lọc tỵ nạn ở nước thứ ba để tìm cách hạn chế người vào nước họ xin tỵ nạn rồi ở luôn lại.

    Gần đây EU muốn tăng cường các biện pháp cho hồi hương di dân trái phép như chính sách chung nhưng các nước thành viên vẫn phải tự lo việc của mình.

    Hôm 06/11, Thủ tướng Ý, bà Giorhia Meloni tuyên bố đã ký được với Albania hợp đồng lập hai trung tâm xử lý đơn tỵ nạn.

    Theo thỏa thuận này, người vào Ý (rất đông từ châu Phi), sẽ được chuyển sang Albania chờ xét đơn tỵ nạn.

    Còn tại Đức, chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, 230 nghìn người nhập cư nộp đơn xin tỵ nạn.

    Trong 10 ngày tổ chức kiểm tra thử, đột xuất ở biên giới phía Đông của Đức với CH Czech, Ba Lan tháng 10 vừa qua, cảnh sát liên bang Đức đã phát hiện ra trên ba nghìn ca người nhập cư lậu chui trong xe thùng đi vào lãnh thổ nước họ.

    Một số lái xe người Lithuania và Ukraine đã bị bắt và phạt tiền.

    Hoạt động khám xe, chặn bắt người di cư của Bộ Nội vụ Đức tuy thế đã bị bang Brandenburg và thành phố Berlin phản đối vì họ không còn chỗ ở cho những người Syria, Afghanistan...bị bắt từ xe tải.

    Chỉ trong tháng 9 năm nay, thủ đô Berlin của Đức nhận được đơn xin tỵ nạn từ hơn 12 nghìn người. Trong cả năm nay, Berlin mới cứu xét xong chừng 3000 đơn và các trung tâm tạm cư cho người tỵ nạn hoặc chờ xét đơn đã chật cứng.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Các nghị sĩ yêu cầu những chuyến bay chở người nhập cư bất hợp pháp đến Rwanda phải khởi hành trong vòng 24h sau khi có phán quyết của Tòa án Tối cao.

    cai cach cong uoc nhan quyen chau au
    Kế hoạch Rwanda đã liên tục gặp nhiều thách thức. Ảnh: Getty

    Những lãnh đạo cấp cao của Đảng Bảo Thủ cảnh báo chính sách chống di dân quan trọng hàng đầu hiện nay là Kế hoạch Rwanda, tốt nhất không nên bị trì hoãn nữa. 

    Hiện tại, chính phủ phải chờ tới ít nhất là tháng 12 này thì Tòa án Tối cao (Supreme Court) mới công bố phán quyết về tính hợp pháp của Kế hoạch. Đây được xem là cột mốc quan trọng mà ai cũng trông chờ, nhưng hiện Đảng Bảo Thủ đang yêu cầu phải có hành động dứt khoát để tiến hành chuyến bay bất chấp việc Tòa án có chống lại Kế hoạch này hay không. 

    Đảng Bảo Thủ muốn Chính phủ Anh làm việc với các quốc gia Châu Âu khác về vấn nạn buôn người, để đi tới việc thay đổi Công ước Châu Âu về Nhân quyền. Từ đó, các quốc gia muốn bảo vệ biên giới của họ sẽ không bị cản trở nữa. Ông Rishi Sunak hiện đang phải chịu áp lực phải thay đổi luật của Anh quốc, để UK có thể kiên quyết với Kế hoạch Rwanda. 

    Bộ trưởng Nhập cư Robert Jenrick khẳng định Kế hoạch Rwanda sẽ khuyến khích người nhập cư ở lại quốc gia an toàn là Pháp, thay vì đến Anh. 

    Các nghị sĩ Bảo Thủ muốn các chuyến bay được tiến hành trước kì bầu cử năm 2024. Cựu Bộ trưởng Brexit, ông David Jones, cho biết nhập cư bất hợp pháp là "vấn đề quốc gia quan trọng duy nhất" mà khu vực cử tri của ông quan tâm. 

    Ông yêu cầu chuyến bay phải cất cánh ngay lập tức sau khi Tòa án Tối cao ra phán quyết tán thành. "Chuyến bay phải diễn ra trong ngày hôm đó, điều này là cực kì quan trọng", ông nói, "Nếu họ biết họ sẽ không được ở lại UK và sẽ bị đưa tới một quốc gia châu Phi, vậy thì ngay từ đầu họ sẽ không lên xuồng nữa".

    Một cuộc khảo sát trên trang tham mưu WeThink cho thấy mức độ ủng hộ đối với việc cấp chỗ ở cho người nhập cư đang ngày càng giảm. Chỉ 31% cho rằng nước Anh nên cung cấp chỗ ở cho người xin tị nạn trưởng thành, 47% cho rằng nước Anh không cần phải cấp chỗ ở cho họ.

    37% tin rằng các băng đảng buôn người chính là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng di cư bằng xuồng nhỏ, 26% tin rằng trách nhiệm thuộc về Chính phủ, 7% cho rằng các luật sư nhân quyền là thủ phạm, 29% tin rằng tất cả 3 đối tượng này là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng.

    1/5 người dân tin rằng nhập cư sẽ là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc bầu cử sắp tới. 

    Bản thân ông David Jones là một luật sư. Ông muốn UK quyết liệt vận động để đại tu Công ước châu Âu về Nhân quyền. Ông nói: "Công ước này đã 70 tuổi. Vào thời điểm kí kết vấn đề buôn người chưa nghiêm trọng như bây giờ. Công ước này không chỉ ngăn cản Anh mà còn ngăn cản các quốc gia khác - đặc biệt là Italy - quyền bảo vệ biên giới của mình. 

    Thủ tướng Áo cũng đề xuất quan điểm trục xuất người nhập cư đến Rwanda, và Đan Mạch cũng đang tiến hành thương lượng với Rwanda về ý định đưa người nhập cư tới đây. Tháng này Thủ tướng Italy đã gặp ông Sunak để tăng cường hợp tác xử lý vấn đề nhập cư. 

    Thị trưởng đảo Lampedusa (Italy) cho biết khoảng 7,000 người nhập cư đã đến hòn đảo này trong vòng 48 giờ, tình thế của hòn đảo có thể nói là "cùng đường". 

    Hiện các nghị sĩ cho rằng UK và các nước châu Âu nên lên minh để đưa vấn đề cải cách Công ước Nhân quyền lên Hội đồng châu Âu, Tòa án châu Âu về Nhân quyền...

    Viethome (theo Express.co.uk)

  • Tòa Phúc Thẩm (Court of Appeal) phán quyết rằng Rwanda không phải là một quốc gia thứ 3 an toàn để trục xuất người nhập cư.

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố ông "không đồng ý" khi tòa án nói rằng kế hoạch trục xuất đến Rwanda là phi pháp, và ông sẽ kháng cáo lên Tòa án Tối cao (Supreme Court). Ông Sunak nói sẽ "làm mọi thứ cần thiết" để thực hiện các chuyến bay trục xuất sau khi các nhà vận động ngăn cản thành công kế hoạch này tại Tòa phúc Thẩm. 

    "Tôi hoàn toàn tin rằng chính quyền Rwanda đã cung cấp những đảm bảo cần thiết để chắc chắn rằng không có hiểm nguy nào đối với người xin tị nạn ở đất nước này. Rwanda là một quốc gia an toàn. Tòa Thượng Thẩm đã phán quyết như vậy. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị Nạn cũng đã có kế hoạch cho người tị nạn Lybia đến ở tại Rwanda. Vì thế chúng tôi sẽ kháng cáo lên Tòa Tối Cao", ông nói.

    Vào sáng ngày 29/6/2023, ba vị thẩm phán đã đảo ngược phán quyết của Tòa Thượng Thẩm (High Court), tòa này từng nói rằng Rwanda có thể được xem là một quốc gia thứ 3 an toàn để trục xuất người nhập cư. 

    truc xuat den rwanda la phi phap
    Tòa Phúc Thẩm không đồng ý đưa người nhập cư đến Rwanda

    Bài liên quan: Việt Nam trao tặng lúa giống cho Rwanda

    Nhân dịp Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, chiều 26/4/2023 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời, ông Huỳnh Văn Thòn đã trao tặng 4 giống lúa chất lượng cao gồm OM 18, OM 5451, Lộc Trời 28 và IR 50404 cho Rwanda. 

    Đây là 4 giống lúa chất lượng cao được Tập đoàn Lộc Trời tuyển chọn kỹ lưỡng, cho năng suất cao, phòng trừ sâu bệnh tốt và thích hợp với nhiều điều kiện canh tác. 

    Đón nhận 4 giống lúa trên tay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Rwanda, ông Ildepphonse Musafiri cảm ơn tấm lòng của Tập đoàn Lộc Trời với ngành nông nghiệp và người dân Rwanda. Người đứng đầu ngành nông nghiệp Rwanda hy vọng, 4 giống lúa sẽ sinh trưởng và cho năng suất tốt khi được gieo trồng tại Rwanda, qua đó có thể tiếp cận nhiều hơn tới các giống lúa của Việt Nam nói chung và giống lúa do Tập đoàn Lộc Trời nghiên cứu nói riêng. 

    Viethome (theo Sky News)

  • Số liệu mới đây cho thấy chính phủ sẽ phải chi tới 1.8 tỉ bảng để trục xuất tất cả 11,000 người vừa mới cập bến UK trong năm nay. 

    Điều này đồng nghĩa, mỗi người nhập cư bất hợp pháp sẽ tiêu tốn của chính phủ Anh £169,000 để đưa họ đến các quốc gia như Rwanda. Tuy nhiên, việc đưa họ tới châu Phi sẽ giúp người dân Anh tiết kiệm được từ £106,000 - 165,000 / người. 

    Nếu chính phủ muốn hòa vốn, vậy phải giảm 37% số người vượt biển thành công. Chi phí này chỉ phát sinh khi người nhập cư đến được UK. Nếu họ không đến được đất UK, vậy chi phí sẽ không phát sinh.

    Hiện tại, UK đã chi cho Rwanda 140 triệu bảng nhưng vẫn chưa có ai bị trục xuất tới đây. Đây mới chỉ là tiền thiết lập cơ sở vật chất và trại tị nạn ở Rwanda, chứ không bao gồm khoản tiền £169,000 kia. 

    Trong khoản tiền £169,000 này:

    - Rwanda sẽ nhận được £105,000

    - Bộ Nội Vụ nhận được £18,000

    - Chi phí vé máy bay và phí hộ tống là £22,000

    - Phí giam giữ là £7,000

    - Phí cho Bộ Tư Pháp là £1,000

    Ngoài ra còn có một khoản phí 9% gọi là "ước tính lạc quan", nâng tổng số chi phí để đưa một người sang Rwanda lên £169,000.

    Vì trẻ em không người thân sẽ không bị trục xuất, cho nên có rất nhiều người xi tịn nạn khai báo mình là trẻ em. Dự luật Illegal Migration Bill được biên soạn nhằm mục đích ngăn người nhập cư bất hợp pháp xin tị nạn, đồng thời giam giữ họ trước khi trục xuất. Hiện luật này đang được Thượng Viện xem xét trước khi trả lại Hạ Viện. 

    chi phi dua nguoi den rwanda
    Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman đã đến Rwanda vào đầu năm nay.

    Viethome (theo Sky News)

  • Dưới đây là bức thư của Giáo sư Elspeth Webb gửi cho Guardian, bày tỏ sự lo ngại có thể xảy đến với những người tị nạn bị trục xuất đến Rwanda. Họ có thể nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh sốt rét và có thể không nhận được sự giúp đỡ.

    sot ret o rwanda
    Bà Suella Braverman và các chính trị gia dường như không quan tâm đến sức khỏe của người tị nạn. Ảnh: Wiki

    Theo Giáo sư Elspeth Webb, việc trục xuất người xin tị nạn đến Rwanda là sai trái ở nhiều cấp độ khác nhau (UK đã phớt lờ phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu về vấn đề người di cư bằng xuồng nhỏ. Trong số những khía cạnh về nhân đạo, có một vấn đề chưa được đề cập đúng mức, thậm chí không hề nhắc tới.

    Ở Rwanda tồn tại dịch sốt rét. Nghĩa là người dân ở bất kì nơi đâu cũng dễ dàng bị nhiễm biến thể sốt rét chết người vào tất cả mọi mùa trong năm. Người trưởng thành ở Rwanda có khả năng miễn dịch tương đối ổn. Dù họ có bị sốt rét và bị ốm, nhưng hệ miễn dịch của họ đã được rèn luyện sau nhiều lần nhiễm bệnh không quá khứ, nên họ vẫn chống chọi được. Tuy nhiên có rất nhiều đứa trẻ đã không qua khỏi. 

    Giáo sư Elspeth Webb đã từng là bác sĩ nhi khoa làm việc tại Kenya, ở khu vực có dịch bệnh sốt rét. "Tôi có thể chứng thực rằng đó là 1 căn bệnh chết người", ông nói.

    UK đang có kế hoạch gửi người xin tị nạn ra nước ngoài, bao gồm châu Phi, Albani, Trung Đông, Afghanistan và Pakistan. Hầu hết những nơi này có tỉ lệ nhiễm sốt rét thấp hoặc không có. Đất nước duy nhất có tỉ lệ lây nhiễm sốt rét cao là Pakistan, dù biến thể sốt rét ở đây không nguy hiểm bằng. Vậy mà bà Suella Braveman lại muốn gửi người xin tị nạn đến vùng đất có dịch bệnh sốt rét quanh năm.

    Người xin tị nạn cần mang theo thuốc phòng ngừa sốt rét, mùn chống côn trùng, và phải dễ dàng di chuyển nhanh đến bệnh viện khi các biện pháp phòng ngừa không hiệu quả.

    Rwanda thậm chí cũng không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân bản xứ, do đó việc họ đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người xin tị nạn là không khả thi. 

    Thiết nghĩ, sẽ là bất hợp pháp nếu trục xuất người xin tị nạn tới một nơi mà họ dễ dàng nhiễm dịch bệnh chết người

    Nguồn: Giáo sư Elspeth Webb

    Viethome (theo Guardian)