• Theo Reuters, hàng chục người trên hai chiếc xuồng cao su đã đến bờ biển phía Nam nước Anh ngày 4-5.

    Đây là những trường hợp mới nhất trong số hàng ngàn người di cư thực hiện chuyến vượt eo biển Manche nối Anh và bờ biển phía Bắc nước Pháp đầy rủi ro trong năm nay.

    thuyen di cu tiep tuc den anh 8
    Một chiếc xuồng bơm hơi chở người di cư đang tiến về phía Anh ở eo biển Manche, Anh, ngày 4 – 5. Ảnh: Reuters

    Những người xin tị nạn phần lớn là nam giới, đã được đưa lên tàu của Lực lượng Biên phòng Anh ngoài khơi Dover. Việc người tị nạn tiếp tục đến Anh cho thấy những khó khăn mà Thủ tướng Rishi Sunak phải đối mặt khi thực hiện cam kết giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra cuối năm nay.

    Kể từ đầu năm đến nay, hơn 8.000 người di cư đã đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ, trong đó nhiều người chạy trốn chiến tranh hoặc nạn đói, khiến London đang lập kỷ lục về số lượng người di cư chỉ trong 5 tháng.

    Thủ tướng Sunak hy vọng kế hoạch Rwanda- chính sách hàng đầu của ông nhằm giải quyết tình trạng “quá tải” người di cư từ khắp nơi trên thế giới đổ về quốc gia này - sẽ ngăn cản mọi người vượt eo biển Manche.

    Kế hoạch Rwanda, được Quốc hội Anh thông qua ngày 25-4, cho phép Chính phủ Anh thuê máy bay, đưa người di cư trái phép đã đến được nước Anh sang Rwanda. Tại đó, người di cư sẽ được phân loại và làm thủ tục xin tị nạn. Đơn xin tị nạn sẽ được xử lý, nếu hội đủ quy chế tị nạn thì được phép định cư tại Rwanda, hoặc một nước nào đó khác, nhưng không phải là nước Anh.

    Chính phủ Anh hy vọng sẽ khai thác các chuyến bay đầu tiên đến Rwanda trong 9 đến 11 tuần tới. Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Anh cho biết: “Số lượng người tiếp tục vượt qua eo biển Manche là không thể chấp nhận được và càng minh chứng rằng tại sao chúng ta phải triển khai các chuyến bay tới Rwanda càng sớm, càng tốt”.

    Theo Hanoimoi

  • Ahmed (không phải tên thật) đột nhiên bị còng tay khi anh đi kí như thường lệ ở Loughborough. Sau đó anh bị đưa lên xe của Bộ Nội Vụ để chở tới một trại giam giữ cách đó hàng dặm.

    Ahmed là một người xin tị nạn quốc tịch Iran. Cứ mỗi 2 tuần anh phải đến trình diện tại một trung tâm di trú ở Loughborough. Người đàn ông 35 tuổi không ngờ cuộc hẹn vào hôm thứ Tư tuần này lại rất khác thường so với những lần trước đây. 

    Khi Ahmed không trở về nhà ở Derby, một người bạn đã cảm thấy lo lắng. Anh Iman, cũng là người Iran 35 tuổi, đã lái xe đến văn phòng Loughborough và nghe những người biểu tình bên ngoài nói rằng bạn anh đã bị bắt. 

    Iman đã nhìn thấy Ahmed cùng một số nam giới bị còng tay đưa ra khỏi tòa nhà, bị đẩy lên xe và chở đi. Lúc này điện thoại của Ahmed đã không còn đổ chuông. Tới khi Iman nhận được tin của Ahmed, thì anh đã bị giam trong trại tập trung. Với mỗi cuộc gọi Ahmed chỉ được trò chuyện vài phút trước khi điện thoại bị dập tắt. 

    Anh cho biết mình đang bị giam giữ gần sân bay Gatwick. Anh nói mình "rất buồn, giống như đang ở trong tù". 

    tam trang nguoi bi bat 1
    Iman nói với phóng viên Sky News rằng anh đã khóc trước tình cảnh của bạn mình. 

    Điện thoại của Ahmed đã bị lấy đi, do đó liên lạc của anh bị hạn chế vì anh chỉ được cho một thẻ SIM để sử dụng trong 2 phút, rồi lại phải top-up.

    Iman tâm sự: "Không có ai đáng bị như vậy. Ahmed không biết mình có nguy cơ bị gửi tới Rwanda. Anh ấy là một người tốt, anh ấy không làm điều gì xấu. Nhìn anh ấy như vậy, tôi buồn phát khóc".

    Đầu tuần này Bộ Nội Vụ đã thông báo sẽ bắt đầu bắt người để đưa tới Rwanda. Taran Cheema, một nhân viên ủy thác tại quỹ từ thiện Derbyshire Refugee Solidarity, nói rằng 10 người mà cô biết đã bị bắt. 

    tam trang nguoi bi bat 1
    Taran Cheema

    "Điện thoại của tôi liên tục nhận được cuộc gọi từ những người đang sợ hãi, hoặc những người đã bị giam giữ. Họ nói rằng họ sẽ bị đưa đến Rwanda, nhưng chưa biết lịch cụ thể", Taran nói.

    Những đồng nghiệp của cô đã khóc suốt 2 tuần nay. "Chúng tôi không biết phải giúp đỡ họ như thế nào. Họ không làm gì sai cả. Họ không phạm tội. Bộ Nội Vụ đã lao vào nhà và bắt họ đi. Chúng tôi đang cố gắng nghĩ cách giúp họ", Taran nói.

    Viethome (theo Sky News)

  • Ngày 2/5, nhà chức trách cho biết, mưa lớn gây ra lở đất và sấm sét ở Rwanda đã khiến ít nhất 49 người chết và 79 người khác bị thương trong 2 tháng qua.

    lu lut o rwanda 1
    Mưa lớn gây thiệt hại nặng nề cho Rwanda - Ảnh: Thoko Chikondi

    Bộ trưởng phụ trách Quản lý Tình trạng khẩn cấp Albert Murasira cho biết, khoảng 12 người đã thiệt mạng do sét đánh, những người khác tử vong sau khi bị những ngôi nhà đổ nát đổ sập đè lên mình. Thảm họa cũng phá hủy cơ sở hạ tầng, bao gồm nhà cửa, cầu cống, trường học, hệ thống đường bộ và diện tích rừng trồng.

    Tính đến nay, chính phủ Rwanda đã sơ tán khoảng 5.000 cư dân khỏi các khu vực có nguy cơ cao đến các vùng an toàn hơn trên khắp đất nước.

    Cơ quan Khí tượng Rwanda cảnh báo một số khu vực sẽ tiếp tục có mưa lớn trong 10 ngày đầu tháng 5. Dự kiến, những trận mưa lớn có khả năng khiến một số con sông vỡ bờ và gây lũ lụt cho các cộng đồng xung quanh. Các nhà chức trách đã khuyến cáo người dân sống gần các khu vực dễ bị lũ lụt nhanh chóng sơ tán.

    Trước đó, vào tháng 5/2023, lũ lụt và lở đất đã tấn công miền tây và miền bắc Rwanda, khiến 135 người thiệt mạng. Mưa lớn thường bắt đầu từ cuối tháng Ba và mạnh hơn vào đầu tháng 5, gây ra lũ lụt và lở đất cuốn trôi một số ngôi nhà trên khắp đất nước và khiến một số con đường không thể tiếp cận được.

    lu quet rwanda 7714.png
    Các hoạt động cứu hộ sau thiên tai được triển khai tại Rwanda. (Nguồn: Reuters)

    Cùng ở Đông Phi, Kenya hiện là quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do lũ lụt. 

    Reuters đưa tin mưa lớn kéo dài do tác động của hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng tới hầu hết các vùng ở Kenya, gây hư hại nhiều cầu đường và cơ sở hạ tầng khác. Theo dữ liệu của chính phủ, từ tháng 3 đến nay, hơn 180 người, trong đó có 15 trẻ em đã thiệt mạng trong các thảm họa liên quan đến lũ lụt trên khắp Kenya.

    Khoảng 90 người mất tích, làm dấy lên lo ngại rằng số người thiệt mạng có thể tăng cao và hơn 195.000 người khác phải sơ tán. Trong khi đó, hàng chục người khác thiệt mạng ở các nước láng giềng Tanzania và Burundi.

    Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, Liên hợp quốc và các đối tác đang phối hợp chặt chẽ với giới chức các địa phương để hỗ trợ nhân đạo kịp thời cho những vùng chịu ảnh hưởng.

    phunuvietnam (theo Tân Hoa Xã)

  • Khách sạn này có cả sân bóng đá, sân bóng rổ, nhiều cây xanh và khoảng không cho bạn thư giãn. 

    Hope Hostel nằm ở thủ đô Kigali của Rwanda. Nơi đây đã được tân trang để chào đón người nhập cư từ Anh tới. Hình ảnh cho thấy đây là một khách sạn khá sang trọng với những hàng cây cọ và sân chơi tươi mát. Tọa lạc tai khu dân cư cao cấp Kagugu, khách sạn này gần với nơi làm việc của các chuyên gia quốc tế và các trường học quốc tế. 

    khach san rwanda 1
    Khách sạn Hope Hostel đã được tân trang để chào đón người nhập cư.

    khach san rwanda 1
    Nơi đây rợp bóng cây xanh mát.

    khach san rwanda 1
    Ở đây có nhiều sân chơi cho bạn sạc năng lượng.

    khach san rwanda 1
    Bạn có thể chơi bóng đá, bóng rổ hay bóng chuyền...

    khach san rwanda 1
    Thức ăn được chuẩn bị ở nhà bếp lớn. Ngoài ra còn có khu vực riêng cho ai muốn tự nấu nướng.

    khach san rwanda 1
    Khách sạn gồm 4 tầng với sức chứa tối đa 100 khách.

    Giám đốc của Hope Hostel, ông Ismael Bakina, cho biết các tiện ích ở khách sạn đã sẵn sàng để phục vụ tối đa 100 khách. Đây sẽ là trung tâm trung chuyển và nhiều nơi ở khác sẽ được chuẩn bị khi cần thiết. 

    Sau khi từ Anh đến đây, người nhập cư sẽ được đưa về phòng để nghỉ ngơi, sau đó họ sẽ được phục vụ thức ăn và được giới thiệu về Kigali cũng như Rwanda. 

    Một ki-ốt sẽ được dựng trong khách sạn để phục vụ việc xử lý giấy tờ và hướng dẫn những công việc khác. Khách sạn đã được trang bị camera an ninh khắp nơi. 

    Thức ăn được chuẩn bị tại nhà bếp lớn, nhưng ở đây cũng có khu vực riêng cho người muốn tự nấu nướng. Người nhập cư được tự do đi ra ngoài khách sạn, thậm chí đến thăm trung tâm thành phố Kigali gần đó.

    Ở đây cũng có thông dịch viên, bao gồm thông dịch tiếng Anh và tiếng Ả Rập. Bên trong khách sạn là khung cảnh tươi sáng với những dãy phòng ấm cúng, hành lang được trang trí nhiều cây xanh, có rất nhiều không gian để đi lại và sinh hoạt. Ở trong phòng nhìn ra ngoài cửa sổ là những mảng xanh trải rộng đầy sức sống.

    khach san rwanda 1
    Khách sạn là trung tâm trung chuyển và nhiều nơi ở khác đang được chuẩn bị.

    khach san rwanda 1
    Phòng họp rất rộng rãi.

    khach san rwanda 1
    Phòng y tế có máy lạnh.

    khach san rwanda 1
    Camera an ninh được lắp đặt khắp nơi.

    Một số phòng ở đây có 2 giường đôi, chăn nệm tươm tất với bàn nhỏ ở đầu giường. Ở đây có sân thể thao để chơi bóng đá, bóng rổ hay bóng chuyền và các môn khác. 

    Ngoài ra còn có một phòng cầu nguyện được trải thảm đỏ, phòng cho người hút thuốc. Ở đây cũng có phòng họp quy mô lớn với đầy đủ bàn ghế cho nhiều người. 

    Ở đây cũng có phòng y tế được lắp máy lạnh. Ngoài ra còn có một số phòng nhỏ với bàn làm việc, ghế xoay và máy tính cho người có nhu cầu làm việc.

    Khách sạn này từng được sử dụng cho các sinh viên có bố mẹ mất trong cuộc diệt chủng năm 1994. Thời điểm đó ước tính có 800,000 người Tutsi đã bị những kẻ quá khích Hutu tàn sát trong hơn 100 ngày. 

    khach san rwanda 1
    Phòng làm việc với bàn, ghế xoay và máy tính.

    khach san rwanda 1
    Máy tính cho ai có nhu cầu sử dụng.

    khach san rwanda 1
    Phòng ngủ có giường đôi với tiện ích cơ bản.

    khach san rwanda 1
    Khách sạn từng được sử dụng cho sinh viên có bố mẹ mất trong cuộc diệt chủng 1994.

    khach san rwanda 1
    Chính quyền Rwanda đã chờ người nhập cư Anh suốt 2 năm qua.

    khach san rwanda 1
    Hồ sơ của người nhập cư sẽ được xử lý trong vòng 3 tháng sau khi tới nơi. Ảnh: phòng vệ sinh trong khách sạn

    khach san rwanda 1
    Ảnh: phòng tắm trong khách sạn

    Viethome (theo Daily Mail)

  • Những người nhập cư đầu tiên được chỉ định đi Rwanda hiện đã bị bắt tạm giữ.

    Bộ Nội Vụ cho biết một loạt vụ bắt giữ đã diễn ra khắp cả nước trong tuần này, sẽ ngày càng nhiều vụ được tiến hành trong những tuần tới. Bộ không nói rõ có bao nhiêu người đã bị tạm giam, và họ bị giam ở đâu. 

    Phụ nữ nhập cư bất hợp pháp cũng bị nhân viên Bộ Nội Vụ bắt đi, tuy nhiên trẻ em chưa thuộc diện bị bắt. Từ giữa trưa ngày thứ Hai, Bộ Nội Vụ đã đồng loạt ra quân ở England, Wales, Scotland và Northern Ireland. Chuyến bay đầu tiên được dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới. 

    Trong một đoạn video, một đội 6 nhân viên Bộ Nội Vụ đã đến một căn nhà liền kề và đi vào bằng cửa chính. Một nữ nhân viên mở một cánh cửa phòng và hô to: "Immigration". Sau đó là hình ảnh một người đàn ông bị khóa tay từ đằng sau và bị đưa lên xe Bộ Nội Vụ.

    kich hoat ke hoach rwanda 1
    Từ tuần này, Bộ Nội Vụ sẽ tiến hành bắt người để đưa đến các trại tạm giam chờ trục xuất.

    kich hoat ke hoach rwanda 1
    Bộ không nói rõ có bao nhiêu người đã bị bắt.

    kich hoat ke hoach rwanda 1
    Hơn 7,000 người nhập cư đã vượt eo biển đến Anh trong năm nay.

    kich hoat ke hoach rwanda 1
    Hoạt động bắt người là một phần trong kế hoạch Rwanda với chuyến bay đầu tiên sẽ cất cánh trong 9-11 tuần tới. Trong ảnh là một chuyến bay suýt nữa thì diễn ra vào năm 2022.

    Sau đó, nhân viên Bộ tiếp tục tới một căn nhà liền kề khác và bắt một người đàn ông râu quai nón. Địa điểm diễn ra 2 vụ bắt người không được tiết lộ. 

    Giám đốc của Lực lượng thực thi Bộ Nội Vụ, ông Eddy Montgomery, cho biết nhân viên của ông đều đã được huấn luyện và trang bị "tận răng" để tiến hành việc bắt người nhanh gọn và an toàn nhất có thể. Quy mô của việc bắt người là rất lớn, và cũng được tiến hành rất nhanh với cường độ ngày càng dày. Những người bị bắt sẽ bị đưa lên những chuyến bay đầu tiên diễn ra trong 9-11 tuần tới.

    Bộ trưởng Nội Vụ James Cleverly cho biết Bộ đã đặt thuê những chuyến bay thương mại để sẵn sàng khởi hành, một phi trường cũng đang đợi lệnh, nhiều khả năng đó là sân bay Bộ Quốc Phòng ở Boscombe Down, gần Salisbury, Wiltshire. 

    Các vụ bắt giữ diễn ra ngay trước lịch bầu cử địa phương vào hôm nay. Vào ngày 2 tháng 5, hàng triệu người sẽ đi bầu và Đảng Bảo Thủ được dự kiến sẽ mất đa số ghế. Các đảng đối lập cho rằng chính sách Rwanda là vô nhân đạo, tốn kém. Nhưng Phủ Thủ tướng đã bác bỏ thông tin cho rằng quyết định bắt người nhập cư vào tuần này có liên hệ với cuộc bầu cử. 

    Bộ Nội Vụ cho rằng sẽ có nhiều thách thức pháp lý chống lại hoạt động giam giữ, nhưng Bộ tự tin rằng Bộ có đủ cơ sở pháp lý để đè bẹp các trường hợp kháng cáo, kiện tụng.

    Một số trường hợp có thể được bảo lãnh ra khỏi trại giam giữ, nhưng Bộ nhấn mạnh rằng bất cứ ai được bảo lãnh cũng sẽ phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt. 

    Người nhập cư chỉ bị giam nếu đã có quyết định rõ ràng họ sẽ bị đưa lên máy bay. Như vậy, nếu một người bị giam quá 4 tháng mà không có quyết định lên máy bay thì họ sẽ được cho bảo lãnh.

    Có một vụ bắt người nhập cư đã diễn ra trên đường Holmfield Road ở Coventry vào lúc 5h30 sáng thứ Hai tuần này. Hàng xóm trong khu dân cư cho biết ngôi nhà đó có 2 người đàn ông sinh sống. Họ rất kín đáo vào làm việc theo ca ở một bệnh viện. Hàng xóm tỏ ra kinh ngạc khi biết ngôi nhà đó là nơi ở của những người nhập cư bất hợp pháp trong suốt 10 năm qua. Đây là một căn nhà thuộc sở hữu tư nhân, thường có 5 người đàn ông sống trong đó, nhưng mỗi người chỉ ở từ 6-9 tháng là chuyển đi. Vào thời điểm Bộ Nội Vụ tới, căn nhà này chỉ có 2 người đàn ông sinh sống. 

    Vào tối thứ Hai, đã có một người đàn ông tình nguyện lên chuyến bay đến Rwanda. Người này được chính phủ Anh tặng cho £3,000. Trong năm 2023, đã có 19,000 người tự nguyện rời khỏi Vương quốc Anh sau khi được thông báo họ sẽ không bao giờ có quyền ở lại Anh hợp pháp.

    Các nghị sĩ nói rằng đưa người đến Rwanda sẽ rẻ hơn việc nuôi họ ở Anh. 

    Viethome (theo DailyMail)

  • Người đàn ông Sudan bị tam giam ở Croydon sau khi đi kí tên như thường lệ. Đây được cho là trường hợp bị trục xuất đầu tiên sau khi Luật Rwanda được thông qua.

    nguoi dau tien bi truc xuat den rwanda
    Người đàn ông Sudan là 1 trong 3 người bị tạm giam tại Trại giam giữ chờ trục xuất Lunar House ở Croydon, theo thông tin từ Soas Detainee Support (tổ chức hỗ trợ người bị cấm túc). Ảnh: Martin Godwin/The Guardian

    Một người xin tị nạn đến một cuộc hẹn với Bộ Nội Vụ như thường lệ vào hôm thứ Hai (29/4/2024), đã bị giữ lại và được thông báo anh ta sẽ bị gửi đến Rwanda. 

    Đây được cho là trường hợp bị trục xuất đầu tiên kể từ khi Luật Rwanda được thông qua. Tổ chức hỗ trợ người bị cấm túc Soas Detainee Support (SDS) cho biết người đàn ông Sudan này hiện đang bị tam giam ở Croydon, south London. 

    Người đàn ông cho biết anh ta vừa tới Lunar House để kí tên như thường lệ thì nhận được thông báo anh ta sẽ bị trục xuất tới Đông Phi. 

    Nguồn tin chính thức công bố hôm 29/4 cho thấy, hàng ngàn người được chỉ định đến Rwanda đã quyết định dừng ra văn phòng Bộ Nội Vụ trình diện theo thông lệ. 

    Theo SDS, người đàn ông Sudan đang bị giam giữ ở Croydon kể trên là 1 trong 3 người đang bị tạm giam ở Lunar House chờ trục xuất. Người còn lại là người Afghanistan. 

    Đại diện SDS cho biết: "Vào hôm thứ Hai 29/4, chúng tôi đã tiếp xúc với 3 người xin tị nạn đang bị giam giữ sau khi họ đến trình diện như thường lệ tại Lunar House. Cả 3 người đều đáp ứng các điều kiện trục xuất đến Rwanda dù họ chưa nhận được thư Thông báo về Ý Định (Notice of Intent). Họ cũng đến từ các quốc gia có tỉ lệ người đậu tị nạn cao".

    SDS là một tổ chức do các sinh viên của trường Đại học The School of Oriental and African Studies thành lập vào năm 2005 tại London. Họ cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ người bị giam giữ. 

    SDS đã nhận được rất nhiều cuộc gọi xin tư vấn sau khi chính phủ thông báo kế hoạch giam giữ số lượng lớn người xin tị nạn để đưa đến Rwanda. 

    "Hôm qua chúng tôi có mặt ở trại tạm giam Eaton House (Hounslow, west London). Tại đây có ít nhất 3 người đi kí như thường lệ và cũng bị bắt lên xe của Bộ Nội Vụ. Nhưng chúng tôi chưa rõ có phải họ bị bắt để chờ trục xuất đến Rwanda hay không", đại diện SDS cho biết.

    Ngoài ra, thông tin tiết lộ vào tối ngày 30/4 cho biết, có một người đàn ông bị từ chối tị nạn, và anh này đã quyết định tình nguyện đến Rwanda. Đây được gọi là "chính sách trục xuất tự nguyện - voluntary removal scheme".

    Đó là một người đàn ông châu Phi, anh này đã được đưa lên một chuyến bay thương mại vào hôm 29/4. Sau khi đồng ý lên máy bay, anh ta được chính phủ Anh cho £3,000.

    Một đánh giá về sự thay đổi luật cho thấy, trong tuần này, sự thay đổi về luật pháp đã cho phép Bộ trưởng Nội Vụ quyền cao hơn các thẩm phán, trong việc quyết định những người dễ bị tổn thương có thể bị tạm giam trong bao lâu. Những người dễ bị tổn thương bao gồm nạn nhân bạo lực t.ình d.ục, người chuyển đổi giới tính, người mắc chứng khó đọc, người bị rối loạn sang chấn tâm lý. Trước đây mục đích của các chính sách luật là hạn chế giam giữ các đối tượng này. Nhưng nay mục đích của chính phủ đã thay đổi, chính phủ đã mở rộng các trại tạm giam, do đó số người dễ bị tổn thương bị tạm giam cũng sẽ tăng lên. 

    Một vấn đề khác được đăng tải trên webstie của Bộ Nội Vụ vào hôm 29/4 là, Bộ này nói rằng họ chỉ liên hệ được với 38% trong tổng số người mà họ muốn trục xuất đến Rwanda. 

    Cụ thể, chỉ có 2,145 người tiếp tục ra trình diện với Bộ Nội Vụ, và những người này có thể bị đưa đến trại tạm giam. Những người còn lại trong tổng số 5,700 được chỉ định lên máy bay, đã tự ý ngừng ra trình diện với Bộ. 

    Viethome (theo Guardian)

  • Báo cáo đánh giá tác động do Bộ Nội vụ Anh công bố ngày 29/4, cho thấy Bộ này không thể xác định vị trí của hơn một nửa trong số 5.700 người nhập cư bất hợp pháp thuộc diện bị trục xuất sang Rwanda.

    bia dat
    Nỗ lực mới nhất của Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong việc gửi những người nhập cư bất hợp pháp đến Rwanda đã vượt qua trở ngại cuối cùng, khi Quốc hội nước này (ảnh) thông qua Dự luật Rwanda sáng sớm 23/4/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Theo phóng viên TTXVN tại London, báo cáo đánh giá tác động do Bộ Nội vụ Anh công bố ngày 29/4, cho thấy Bộ này không thể xác định vị trí của hơn một nửa trong số 5.700 người nhập cư bất hợp pháp thuộc diện bị trục xuất sang Rwanda.

    Đánh giá tác động, được cập nhật trên trang web của Bộ Nội vụ Anh cho biết một nhóm người đã nhận được thông báo cảnh báo rằng họ có thể bị gửi đến quốc gia châu Phi này.

    Nhưng bộ này cũng thừa nhận rằng: "Trong số 5.700 người mà Rwanda đã đồng ý tiếp nhận về nguyên tắc, 2.143 người tiếp tục thông báo cập nhật cho Bộ Nội vụ và có thể bị tạm giữ."

    Tuần trước, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết ông hy vọng sẽ bắt đầu đưa người đến Rwanda vào tháng Bảy tới sau khi Đạo luật Rwanda được thông qua thành luật. Đạo luật này được thiết kế để thu hẹp các cơ quan pháp lý có thể được sử dụng để chống lại việc trục xuất người nhập cư bất hợp pháp.

    Đánh giá tác động của Bộ Nội vụ Anh cũng thừa nhận việc thực thi luật này có thể tiếp tục chậm trễ do các nghị sĩ đưa ra tuyên bố vào phút cuối về việc đình chỉ việc trục xuất.

    Điều này là do tập quán lâu đời của Quốc hội Anh, theo đó việc trục xuất có thể bị đình chỉ cho đến khi vụ việc được xem xét và cung cấp phản hồi cho nghị sỹ.

    Theo TTXVN

  • Theo phóng viên TTXVN tại London, Chính phủ Anh khẳng định sẽ không tiếp nhận lại những người xin tị nạn từng ở nước này nhưng sau đó đã chuyển tới Ireland.

    London cũng cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng tiêu chuẩn kép về vấn đề người di cư khi Ireland tuyên bố sẽ gửi người xin tị nạn trở lại Anh, còn một thành viên khác của EU là Pháp lại từ chối tiếp nhận những người di cư qua eo biển Manche.

    Tờ Guardian ngày 29/4 trích dẫn một nguồn tin Chính phủ Anh cho biết nước này sẽ không nhận lại bất kỳ người xin tị nạn nào từ EU thông qua Ireland cho đến khi EU chấp nhận rằng Anh có thể gửi trả những người xin tị nạn trở lại Pháp. Anh đang tập trung vào việc triển khai kế hoạch Rwanda và sẽ tiếp tục hợp tác với Pháp để ngăn chặn người di cư qua eo biển Manche để vào Anh.

    Phản ứng của London được đưa ra sau khi Chính phủ Ireland vào ngày 28/4 tuyên bố sẽ xem xét ban hành một đạo luật khẩn cấp để đưa người tị nạn trở lại Anh. Bộ trưởng Tư pháp Ireland Helen McEntee dự kiến có cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly trong ngày 29/4 để trao đổi về vấn đề nhập cư, nhưng ông Cleverly đã hủy cuộc gặp này do “trùng lịch công tác”.

    anh ko nhan lai ireland

    Từ ngày 29/4, Bộ Nội vụ Anh bắt đầu giam giữ những người xin tị nạn để trục xuất về Rwanda khi chuyến bay đầu tiên dự kiến cất cánh trong vài tuần tới.

    Động thái mới của London được đưa ra trong bối cảnh số lượng người vượt biên để vào Anh bằng thuyền qua eo biển Manche đang tiếp tục tăng cao kỷ lục.

    Theo số liệu của Bộ Nội vụ Anh, khoảng 359 người đã đến nước này trong ngày 27/4, nâng tổng số người di cư từ đầu năm đến thời điểm này là 7.167 người, tăng 25% so với cùng thời điểm của năm ngoái (5.745 người) và tăng 7% so với con số của năm 2022 (6.691 người).

    Theo Đạo luật An toàn Rwanda, đã được ký thành luật hôm 25/4, những người xin tị nạn vào Anh bất hợp pháp sau ngày 1/1/2022 sẽ bị trục xuất đến Rwanda và những người này có thể xin tị nạn ở đây nếu không muốn trở về quê hương.

    Theo TTXVN

  • Chiến dịch thực thi Rwanda đến sớm hơn vài tuần so với dự kiến, mục đích là để trùng hợp với thời gian diễn ra các cuộc bầu cử địa phương. 

    Bộ Nội Vụ sẽ tiến hành một chiến dịch lớn ngay từ hôm nay, mục tiêu là đưa những người xin tị nạn về các trại giam chờ trục xuất đến Rwanda. Hoạt động này diễn ra khắp UK, và diễn ra sớm hơn nhiều tuần so với dự kiến. 

    Đối tượng được chọn lựa là những người tị nạn thường xuyên đi trình diện tại văn phòng dịch vụ nhập cư, hoặc người có hẹn bảo lãnh. Đôi khi là những đối tượng ngẫu nhiên khắp UK. Chiến dịch này sẽ diễn ra bất ngờ trong vòng 2 tuần. 

    Các luật sư và những tổ chức từ thiện nói rằng hành động này của Bộ Nội Vụ sẽ dẫn đến các cuộc đấu tranh pháp lý, các cuộc biểu tình. Tại Scotland, có nguy cơ người biểu tình sẽ đụng độ với cảnh sát và nhân viên Bộ Nội Vụ.

    Những người xin tị nạn sẽ ngay lập tức được chuyển đến các trung tâm giam giữ, và bị giam tới khi được đưa lên máy bay đi Rwanda. Chuyến bay đầu tiên dự kiến sẽ cất cánh vào mùa hè này. 

    trai giam cho truc xuat rwanda

    Thời điểm diễn ra chiến dịch giam giữ trùng hợp với thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử hội đồng địa phương ở England (vào thứ 5 này). Đảng Bảo Thủ có nguy cơ mất nửa số ghế mà họ đang nắm giữ.

    Người dân Scotland đã 2 lần ngăn chặn các chuyến bay trục xuất bằng những cuộc biểu tình quy mô lớn trên phố Kenmure Street ở Glasgow vào tháng 5/2021, và quảng trường Nicolson Square ở Edinburgh vào tháng 6/2022. Trong cả 2 cuộc biểu tình này, hàng trăm người đã bao vây phương tiện của lực lượng di trú nhằm ngăn chặn việc chở người xi tị nạn ra sân bay. 

    Dù ông Sunak đã đặt mục tiêu ngăn chặn xuồng nhỏ, nhưng số liệu cho thấy số người đến Anh bằng xuồng nhỏ trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt mức cao nhất so với cùng kì các năm trước. Cụ thể là 7,167 người so với 5,745 người năm 2023. Kỉ lục trước đó cũng chỉ là 6,691 người. 

    Một ngày trước khi dự luật Rwanda được thông qua, Thủ tướng Rishi Sunak thông báo, chính phủ nước này đã đặt thuê máy bay thương mại và 500 nhân viên được đào tạo sẵn sàng hộ tống người di cư đến Rwanda với những chuyến bay sẽ khởi hành trong khoảng 10 đến 12 tuần nữa.

    “Chúng tôi đã sẵn sàng. Các kế hoạch đã sẵn sàng và những chuyến bay này sẽ diễn ra dù có chuyện gì xảy ra. Không có tòa án nước ngoài nào có thể ngăn cản chúng tôi cất cánh các chuyến bay”, ông Rishi Sunak cho biết.

    Trước đó, các cơ quan của Anh đã nỗ lực chuẩn bị các khâu hậu cần cho kế hoạch này. Các bước triển khai bao gồm: một sân bay dự phòng và các chuyến bay thương mại được lên kế hoạch cụ thể; địa điểm tạm giữ người di cư với sức chứa lên đến 2.200 người; 200 cán bộ phụ trách được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng xử lý đơn yêu cầu; cơ quan tư pháp đã bố trí 25 phòng xét xử nhằm giải quyết các vụ án nhanh chóng và dứt khoát; Chính phủ Anh đã đào tạo 500 nhân viên nhằm hộ tống người nhập cư trái phép đến Rwanda, thêm 300 nhân viên sẽ được đào tạo trong vài tuần tới.

    Việc thúc đẩy thông qua thành công dự luật Rwanda được coi là chiến thắng lập pháp quan trọng của phe bảo thủ. Bởi đây đây là một phần trong chính sách mà ông Sunak kỳ vọng có thể giúp đảng của ông giành được sự ủng hộ của những cử tri đang do dự trước cuộc bầu cử Nghị viện sắp tới.

    Viethome (theo Guardian)

  • Mối đe dọa trục xuất đến Rwanda đang khiến người di cư hướng đến Ireland thay vì ở lại Anh, Phó thủ tướng Ireland Micheal Martin nói với tờ The Daily Telegraph, ngày 26-4.

    nguoi nhap cu ireland
    Người nhập cư vạ vật ở Ireland

    Kế hoạch hàng đầu của Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhằm gửi những người xin tị nạn đến Rwanda nếu họ đến Anh bất hợp pháp, đã được Quốc hội Anh phê chuẩn vào đầu tuần này và chính phủ muốn các chuyến bay đầu tiên sẽ cất cánh sau 10-12 tuần nữa.

    Bình luận trên The Daily Telegraph, Phó Thủ tướng Micheal Martin nói rằng, chính sách này đã ảnh hưởng đến Ireland vì người dân "sợ" ở lại Anh. Ông cho biết, những người xin tị nạn đang tìm cách "có được nơi trú ẩn ở đây và trong Liên minh châu Âu (EU) thay vì khả năng bị trục xuất về Rwanda".

    Biên giới giữa Bắc Ireland, một phần của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland, một thành viên của EU, là biên giới đất liền duy nhất giữa Anh và EU kể từ khi Anh rời khỏi khối. Biên giới đó không có kiểm tra nhập cư - điều kiện quan trọng của thỏa thuận đưa Anh ra khỏi EU (Brexit) vào năm 2020.

    Đầu tuần này, Bộ trưởng Tư pháp Ireland Helen McEntee phát biểu trước ủy ban quốc hội rằng, bà ước tính hơn 80% người xin tị nạn ở Ireland đến từ Anh qua biên giới đất liền với Bắc Ireland.

    Các bình luận được đưa ra khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chỉ trích kế hoạch và cảnh báo rằng nó sẽ "không hiệu quả".

    Thủ tướng Sunak, đã mô tả dự luật Rwanda là một “sự răn đe không thể thiếu”. Kế hoạch này là trọng tâm mà chính phủ Rishi Sunak đề ra để ngăn chặn hàng chục nghìn người di cư trái phép từ nhiều nước đang có chiến tranh hoặc nghèo đói triền miên ở châu Á, Trung Đông và châu Phi vào Anh thông qua eo biển Manche trong vài năm gần đây. Trong năm 2023, hơn 29.000 người đã tìm cách vào Anh qua con đường này.

    Theo Hanoimoi

  • Những ngày tháng 4 này, Rwanda kỷ niệm 30 năm xảy ra cuộc diệt chủng khi gần 1 triệu người Tutsi và người Hutu ôn hòa bị sát hại một cách có hệ thống trong cuộc tàn sát kéo dài 100 ngày bắt đầu vào ngày 7-4-1994. Các sự kiện tưởng nhớ các nạn nhân và tôn vinh những người sống sót diễn ra, nhưng bài học nào để tránh tái diễn thảm kịch tương tự?

    diet chung rwanda 1
    Cuộc diệt chủng đã khiến hàng triệu người Rwanda phải di tản sang các nước láng giềng châu Phi khác

    Nỗi ám ảnh khôn nguôi

    Ông Freddy Mutanguha là người Tutsi - một trong những người sống sót sau thảm kịch diệt chủng 30 năm trước. Năm ấy, Mutanguha mới 18 tuổi và đang nghỉ học tại ngôi làng quê nhà Mushubati ở Kibuye (một thành phố cách Thủ đô Kigali của Rwanda khoảng 130km). Những kẻ cực đoan người Hutu đã săn lùng những thanh niên nghi ngờ có cảm tình với Mặt trận yêu nước Rwanda (RPF - một nhóm nổi dậy chủ yếu là người Tutsi lãnh đạo). Lo sợ điều tồi tệ nhất xảy ra với con trai mình, mẹ của Mutanguha khuyên cậu nên trốn trong nhà của một người bạn học cũ người Hutu.

    Trong khi Mutanguha được an toàn bên người bạn học thì gia đình anh ở gần đó cầm cự bằng cách hối lộ nhóm cực đoan Hutu bằng tiền và rượu. Nhưng vào ngày 14-4-1994, gia đình họ hết tiền và những kẻ cực đoan đã sát hại cha, mẹ, và 4 em gái của Mutanguha.

    “Tôi có thể nghe thấy tiếng la hét của các em mình khi họ bị giết không thương tiếc. Họ cầu xin những kẻ tấn công tha mạng, hứa sẽ không bao giờ trở thành người Tutsi nữa nhưng vô ích. Họ ném xác các chị em tôi xuống một cái hố gần đó cùng với một số người vẫn còn sống”. Các em gái của Freddy Mutanguha khi đó chỉ mới 4, 6, 11 và 13 tuổi. Ngoài việc mất đi người thân, Mutanguha trải qua mất mát với hơn 80 thành viên trong đại gia đình bị sát hại trong cuộc diệt chủng.

    Cuộc diệt chủng bùng phát vào ngày 6-4-1994, khi chiếc máy bay chở Tổng thống Juvenal Habyarimana (một thành viên của người Hutu chiếm đa số) bị bắn rơi ở Thủ đô Kigali. Mặc dù chưa bao giờ xác định được nhóm RPF hay người Hutu đã bắn hạ máy bay, nhưng truyền thông địa phương ngay lập tức đổ lỗi cho phe nổi dậy về vụ việc. Cơn phẫn nộ bùng phát, các nhóm người Hutu cực đoan bắt đầu giết người Tutsi và bất kỳ ai cố gắng bảo vệ họ. Phong trào được quân đội và cảnh sát hậu thuẫn.

    Vào ngày 7-4-1994, các thành viên của lực lượng an ninh chính phủ ban đầu ám sát nữ Thủ tướng Agathe Uwilingiyimana (một người Hutu ôn hòa) và 10 binh sĩ (người Bỉ) thuộc Lực lượng Gìn giữ hòa bình được giao nhiệm vụ bảo vệ bà tại nhà, chỉ vài giờ sau khi bản tin về vụ tai nạn máy bay nói trên được phát. Sau đó, lực lượng chính phủ cùng với các nhóm dân quân Hutu (được gọi là Interahamwe, nghĩa là “Những người cùng nhau tấn công”), dựng lên các rào chắn và chướng ngại vật ở Thủ đô Kigali rồi bắt đầu tấn công người Tutsi cùng những người Hutu ôn hòa. Các vụ giết người nhanh chóng lan sang các thành phố khác.

    Binh lính nổ súng vào đám đông, trong khi những người đàn ông Hutu bị kích động bởi giới truyền thông và lời hứa hẹn trao thưởng của các quan chức chính phủ. Họ cầm vũ khí tự chế đi từ nhà này sang nhà khác để tấn công những người mà họ biết là người Tutsi hoặc bất kỳ người Hutu nào đang cho người Tutsi trú ẩn. Họ giết người, hãm hiếp phụ nữ và cướp phá nhà cửa. Sau đó, nạn nhân bị dồn vào những khu vực rộng lớn như sân vận động hay trường học và… bị thảm sát.

    diet chung rwanda 1
    Hiện trường vụ máy bay chở Tổng thống Juvenal Habyarimana rơi ngày 6-4-1994, ngòi nổ cho các hoạt động thảm sát ở Rwanda

    Mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ

    Căng thẳng giữa người Hutu và Tutsi đã nảy sinh từ trước tháng 4-1994. Theo điều tra dân số năm 1991, người Tutsi chiếm 8,4% dân số Rwanda, trong khi người Hutu chiếm 85%. Nhưng trên thực tế người Hutu không thể tiếp cận các cơ hội giáo dục và kinh tế như những người Tutsi dưới chế độ “ủy nhiệm” của thực dân Bỉ. Lennart Wohlgemuth - nhà nghiên cứu và cựu giáo sư tại Đại học Gothenburg (Thụy Điển), cho biết: “Điều mà các nhà sử học thường hiểu là người Bỉ đã sử dụng người Tutsi làm bên ủy nhiệm để cai trị đất nước này và đó là lý do tại sao họ trở nên có đặc quyền”.

    Chính phủ người Hutu đã lên nắm quyền từ năm 1962 sau khi giành độc lập từ Bỉ. Tuy nhiên, nhà nước mới ngay từ đầu đã phải đối mặt với các mối đe dọa từ những người tị nạn Tutsi lưu vong. Trong số này, nhóm RPF có trụ sở tại Uganda, đặt mục tiêu giành chính quyền ở Rwanda. Lãnh đạo chủ yếu của RPF là các chỉ huy người Tutsi, bao gồm cả Tổng thống hiện tại của Rwanda là ông Paul Kagame.

    Cuộc diệt chủng kết thúc 100 ngày sau đó (4-7-1994) khi lực lượng RPF phản công giành quyền kiểm soát Thủ đô Kigali. Người Hutu đã tham gia vào cuộc diệt chủng cũng như nhiều thường dân Hutu khác vì lo sợ bị người Tutsi trả thù đã chạy trốn khỏi đất nước để đến Cộng hòa Dân chủ Congo và các nước khác.

    Liên hợp quốc cho biết, 800.000 người Rwanda đã thiệt mạng trong cuộc diệt chủng kéo dài 3 tháng. Nhưng Tổ chức Theo dõi nhân quyền ước tính, có tổng cộng 1,1 triệu người thiệt mạng trong thảm kịch này. Có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết chính xác có bao nhiêu người chết trong cuộc diệt chủng ở Rwanda vì cho đến nay vẫn còn tìm thấy những ngôi mộ tập thể thời đó. Ví dụ, vào tháng 1-2024, một địa điểm chứa hài cốt của 119 người đã được phát hiện ở quận Huye, miền Nam Rwanda.

    Bên cạnh đó, quy mô dân số của người Tutsi sau cuộc diệt chủng cũng không rõ ràng vì nhiều người tự nhận mình là người Hutu để tránh bị giết. Và Rwanda kể từ đó đã loại bỏ bất kỳ giấy tờ tùy thân nào thể hiện sắc tộc trong các cuộc điều tra dân số của mình.

    diet chung rwanda 1
    Nhà thờ Ntamara gần Thủ đô Kigali, nơi 4.000 người thiệt mạng trong cuộc diệt chủng khiến 1,1 triệu người Rwanda thiệt mạng

    Quá trình hòa giải và hàn gắn

    Tháng 11-1994, Liên hợp quốc đã thành lập Tòa án Hình sự quốc tế cho Rwanda, có trụ sở tại Arusha (Tanzania). Tòa án đã xét xử một số thủ lĩnh cấp cao về tội diệt chủng, bao gồm cả Thủ tướng tạm quyền Jean Kambanda. Ngoài bị tuyên án chung thân vì tội kích động, hỗ trợ, tiếp tay và không ngăn chặn nạn diệt chủng, ông ta cũng bị kết án về 2 tội ác chống lại loài người. Tòa án đã kết án tổng cộng 61 người.

    Các phiên tòa ở Rwanda bắt đầu vào năm 1996, đặc biệt tập trung vào những người lên kế hoạch, xúi giục, giám sát hoặc chỉ đạo các vụ giết người. 22 bị cáo bị kết tội nặng nhất đã bị kết án tử hình. Để giải quyết số lượng lớn các vụ án tồn đọng (khoảng 150.000 người đã bị cầm tù sau nạn diệt chủng), vào năm 2001 Chính phủ Rwanda đã triển khai hệ thống Gacaca vốn trước đây chuyên dùng để giải quyết xung đột cộng đồng, nhắm đến bị cáo không phải là quan chức chính phủ hoặc người có vai vế. Các tòa án chính thức đóng cửa vào năm 2012.

    Mặc dù còn nhiều ý kiến chỉ trích, Tổng thống Kagame đã được nhiều người ca ngợi vì duy trì hòa bình và ổn định bằng cách cố gắng thu hẹp sự chia rẽ sắc tộc bằng nhiều biện pháp. Chính phủ đã áp đặt một bộ luật hình sự cứng rắn để trừng phạt tội diệt chủng và đặt hệ tư tưởng đằng sau nó ra ngoài vòng pháp luật.

    “Rwanda đã đạt được những bước tiến to lớn về mặt hòa giải sau nạn diệt chủng khi hàng trăm nghìn thủ phạm diệt chủng bị kết án đang quay trở lại sống cùng cộng đồng nơi họ phạm tội, sát cánh cùng những người sống sót sau nạn diệt chủng” - đó là nhận xét của giáo sư Phil Clark tại Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi (London), người đã nghiên cứu những diễn biến ở Rwanda trong 20 năm qua. Ông nói thêm: “Hầu hết các cộng đồng này đều hòa bình, ổn định và hiệu quả. Và những tiến bộ mà Rwanda đã đạt được là rõ ràng”.

    Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Rwanda nhằm thúc đẩy sự hòa giải giữa những người sống sót và những kẻ gây ra nạn diệt chủng, hành trình hàn gắn vết thương vẫn là một con đường gập ghềnh đối với những người sống sót như ông Mutanguha, người hiện là Giám đốc của Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Kigali, nơi chôn cất khoảng 250.000 hài cốt nạn nhân diệt chủng.

    Ông Mutanguha chỉ ra rằng, điều quan trọng là nạn diệt chủng Rwandan phải trở thành bài học được nhắc nhở trên toàn cầu. “Việc ghi nhớ những gì đã xảy ra ở Rwanda 30 năm trước không phải là điều quan trọng đối với những người Tutsi sống sót sau nạn diệt chủng, mà là để cả thế giới luôn nhắc nhở đó là tội ác chống lại loài người” - ông nói.

    anninhthudo (theo Al Jazeera/DW)

  • ryan air ti nan 1
    Ông chủ của Ryanair - Michael O’Leary. Ảnh: Getty

    Ông chủ của hãng hàng không giá rẻ Ryanair - Michael O’Leary - cho biết ông rất vui khi được đưa người xin tị nạn đến Rwanda, nhưng phải chờ hết hè.

    Mặc dù chính phủ Anh vẫn chưa có động thái liên lạc với hãng này để đặt chỗ, nhưng CEO Ryanair đã lên tiếng trước, rằng hãng của ông sẵn sàng kiếm tiền từ việc trục xuất người di cư đến một quốc gia nổi tiếng là thiếu nhân quyền.

    Ông Michael O’Leary nói với Bloomberg: "Nếu là mùa đông thì chúng tôi còn nhiều máy bay trống. Nếu chính phủ muốn bay vào thời điểm đó thì chúng tôi rất sẵn sàng".

    Thủ tướng Rishi Sunak đã tuyên bố những chuyến bay đầu tiên sẽ cất cánh trong vòng 10-12 tuần tới. Chi phí cho mỗi người tị nạn ở Rwanda lên tới 1.8 triệu bảng/người, theo Cục Thống kê Quốc gia.

    Các tổ chức nhân quyền nói rằng Rwanda không phải là quốc gia an toàn. Cảnh sát Rwanda đã bắt chết 12 người tị nạn trong một cuộc biểu tình năm 2018.

    Tổng thống Rwanda là ông Paul Kagame, đã bị buộc tội bắt cóc và giết hại các đối thủ chính trị. Trong số này có nhà phê bình Paul Rusesabagina, ông là người có công cứu hàng ngàn sinh mạng trong Cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994. Ông bị bắt cóc ở Dubai vào năm 2020 và bị đưa về Rwanda, nơi ông bị khép tội khủng bố. 

    Chính phủ Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại về tính công bằng của bản án này, nhưng chính phủ Anh vẫn kiên trì khẳng định Rwanda là một quốc gia an toàn cho người tị nạn. Ông Sunak nói rằng "không gì có thể ngăn cản ông thực thi sứ mệnh cứu giúp hàng trăm ngàn người tị nạn".

    Hãng hàng không quốc gia Rwanda từ chối chở người xin tị nạn Anh

    Tờ Financial Times đưa tin vào cuối năm 2023, Chính phủ Anh đã tiếp cận hãng hàng không RwandAir để triển khai một phần trong kế hoạch trục xuất. Tuy nhiên, RwandAir đã từ chối đề xuất của Anh vì lo sợ bị tổn hại đến thương hiệu của mình.

    RwandAir thuộc sở hữu hoàn toàn của Chính phủ Rwanda, bắt đầu mở rộng hoạt động tại Anh vào năm 2023 và từ cuối tháng 4 này sẽ khai thác các chuyến bay thương mại hàng ngày từ sân bay London Heathrow đến thủ đô Kigali.

    Quyết định của RwandAir càng gây thêm khó khăn cho kế hoạch đưa người di cư trái phép đến Rwanda. Một số hãng vận tải thương mại từng được Anh và chính phủ các nước châu Âu sử dụng cho các chuyến bay trục xuất cũng đã từ chối tham gia kế hoạch của Anh.

    Hãng hàng không Privilege Style, có trụ sở tại Mallorca, Tây Ban Nha, từng ký hợp đồng khai thác các chuyến bay đến Kigali vào năm 2022 với Bộ Nội vụ Anh, nhưng trước áp lực từ các tổ chức từ thiện, hãng này đã dừng hợp đồng. AirTanker, một hãng hàng không thuê chuyến của Anh có hợp đồng với Bộ Quốc phòng Anh, đã từ chối bình luận về thông tin đang đàm phán với Bộ Nội vụ về các chuyến bay đến Rwanda. Tuy nhiên, vào tháng 6/2022, AirTanker cho biết họ không có kế hoạch khai thác các chuyến bay đến Rwanda.

    Viethome (theo Metro)

  • Thượng viện Anh đã gỡ bỏ rào cản cuối cùng đối với dự luật về nhập cư của Anh, còn được gọi là Dự luật Rwanda, vốn cho phép trục xuất người di cư bất hợp pháp đến Rwanda, đánh dấu một chiến thắng lập pháp quan trọng đối với Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong bối cảnh phe Bảo thủ coi chính sách nhập cư là lời hứa tranh cử quan trọng của mình.

    Ngăn chặn “thuyền nhân” – lời hứa của Thủ tướng Sunak

    Kế hoạch Rwanda là trọng tâm mà Chính phủ Rishi Sunak đề ra để ngăn chặn hàng chục nghìn người di cư trái phép từ nhiều nước đang có chiến tranh hoặc nghèo đói triền miên ở châu Á, Trung Đông và châu Phi vào Anh thông qua eo biển Manche trong vài năm gần đây. Trong năm 2023, hơn 29.000 người đã tìm cách vào Anh qua con đường này.

    chien thang cua dang bao thu
    Năm 2023 có hơn 29.000 người tìm cách vượt biên vào Anh qua biển Manche.

    Tháng 4.2022, Anh và Rwanda nhất trí với thỏa thuận cho phép Anh trục xuất những người nhập cư trái phép đến Rwanda trong quá trình chờ xử lý đơn xin tị nạn. Rwanda, quốc gia vốn là nơi sinh sống của hàng nghìn người tị nạn từ các nước châu Phi, đồng ý thỏa thuận này sau khi Anh trả trước 140 triệu bảng Anh (175 triệu USD). Chính phủ Anh cho rằng cách trục xuất này sẽ gây nản lòng những người định vượt biển theo cách đầy rủi ro để vào Anh và thuê dịch vụ của các băng nhóm buôn người.

    Tại sao có Dự luật Rwanda?

    Tuy nhiên, Hiệp ước ký giữa Anh và Rwanda đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhóm nhân quyền. Những người chỉ trích cho rằng thỏa thuận giữa Anh và Rwanda về việc đưa người di cư, trong đó nhiều người chạy khỏi các quốc gia có xung đột như Afghanistan, Syria và Iraq, đến một quốc gia cách đó 6.400km, là phi đạo đức và không khả thi.

    Vào tháng 6.2023, Anh dự định tổ chức chuyến bay đầu tiên để trục xuất 7 người di cư đến Rwanda nhưng sau đó kế hoạch này đã bị hủy do sự can thiệp vào phút cuối của Tòa án Nhân quyền châu Âu. Vài tháng sau, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh cũng ra phán quyết rằng kế hoạch trục xuất của chính phủ là bất hợp pháp thỏa thuận này là trái với Luật Nhân quyền Anh, vì Rwanda không phải là quốc gia an toàn cho người tị nạn, khiến họ có nguy cơ bị ngược đãi.

    Tuy nhiên, Chính phủ của Thủ tướng Sunak đã không từ bỏ nỗ lực và thúc đẩy một đạo luật khẩn cấp, chính là Dự thảo Luật Rwanda nhằm vô hiệu hóa Luật Nhân quyền vốn đang cản trở những vụ trục xuất như vậy.

    Dự luật Rwanda có nội dung gì?

    Dự luật Rwanda nêu rõ, Nghị viện Anh là cơ quan có thẩm quyền và có quyền quyết định tính pháp lý của một luật mới mà không bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế. Chính phủ Anh có thể cân nhắc tuân thủ hay không các phán quyết tạm thời từ Tòa án Nhân quyền châu Âu.

    Kể từ khi được thúc đẩy, dự luật cũng gây tranh cãi trong cơ quan lập pháp và chính trường Anh. Tuy nhiên, sự bế tắc này đã được khơi thông vào rạng sáng 23.4 khi Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó. Dự luật đã được Hạ viện Anh thông qua vào tháng 12 năm ngoái. Dự kiến, Vua Charles III sẽ thông qua dự luật này vào cuối tuần này, trước khi dự luật chính thức được ban hành.

    Phản ứng của các tổ chức quốc tế

    Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi Nghị viện Anh thông qua dự luật, Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu đã đồng loạt yêu cầu chính phủ Anh xem xét lại văn bản này.

    Trong một thông cáo, Liên Hợp Quốc yêu cầu chính phủ Anh xem xét lại dự luật Rwanda để tránh tạo ra “một tiền lệ nguy hiểm” trên thế giới. Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Volker Türk và Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Filippo Grandi đã kêu gọi Thủ tướng Rishi Sunak đưa ra những biện pháp thiết thực hơn để ngăn chặn dòng người di cư và tị nạn, dựa trên cơ sở hợp tác và tôn trọng nhân quyền quốc tế.

    Ông Volker bày tỏ lo ngại khi Dự luật Rwanda sẽ “làm suy yếu nghiêm trọng nền pháp quyền ở Vương quốc Anh” và hạn chế phạm vi bảo vệ nhân quyền ở nước này cũng như trên thế giới. Về phần mình, ông Grandi nhấn mạnh dự luật mới của chính phủ Anh nhằm mục đích trì hoãn trách nhiệm bảo vệ người tị nạn và làm suy yếu hợp tác quốc tế về di cư.

    Chiến thắng quan trọng của phe Bảo thủ trước bầu cử

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh James Cleverly khẳng định: “Đây là bước tiến pháp lý quan trọng để tiếp tục triển khai kế hoạch Rwanda và trục xuất những cá nhân không có quyền sinh sống hợp pháp tại Anh. Cách duy nhất để ngăn chặn nhập cư trái phép bằng thuyền hơi vào Anh là xóa bỏ động lực nhập cư bằng cách đưa ra thông điệp rõ ràng rằng: nếu bạn vào Anh bất hợp pháp, bạn sẽ không được phép ở lại”.

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố rằng: “Việc thông qua đạo luật không chỉ là bước tiến quan trọng mà còn thay đổi cơ bản trong bài toán toàn cầu về di cư. Chúng tôi đưa ra Dự luật Rwanda nhằm ngăn chặn các nhóm di cư dễ bị tổn thương bất chấp nguy hiểm vượt biển và triệt phá đường dây buôn bán người của các nhóm tội phạm có tổ chức. Mục tiêu hiện tại của chúng tôi là tập trung tổ chức các chuyến bay đến Rwanda, và tôi khẳng định rằng không gì có thể cản trở chúng tôi thực hiện kế hoạch này và để bảo vệ tính mạng người di cư”.

    Một ngày trước khi dự luật được thông qua, Thủ tướng Anh Sunak thông báo, chính phủ nước này đã đặt thuê máy bay thương mại và 500 nhân viên được đào tạo sẵn sàng hộ tống người di cư đến Rwanda với những chuyến bay sẽ khởi hành trong khoảng 10 đến 12 tuần nữa.

    “Chúng tôi đã sẵn sàng. Các kế hoạch đã sẵn sàng và những chuyến bay này sẽ diễn ra dù có chuyện gì xảy ra. Không có tòa án nước ngoài nào có thể ngăn cản chúng tôi cất cánh các chuyến bay”, ông Rishi Sunak cho biết.

    Trước đó, các cơ quan của Anh đã nỗ lực chuẩn bị các khâu hậu cần cho kế hoạch này. Các bước triển khai bao gồm: một sân bay dự phòng và các chuyến bay thương mại được lên kế hoạch cụ thể; địa điểm tạm giữ người di cư với sức chứa lên đến 2.200 người; 200 cán bộ phụ trách được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng xử lý đơn yêu cầu; cơ quan tư pháp đã bố trí 25 phòng xét xử nhằm giải quyết các vụ án nhanh chóng và dứt khoát; Chính phủ Anh đã đào tạo 500 nhân viên nhằm hộ tống người nhập cư trái phép đến Rwanda, thêm 300 nhân viên sẽ được đào tạo trong vài tuần tới.

    Việc thúc đẩy thông qua thành công dự luật Rwanda được coi là chiến thắng lập pháp quan trọng của phe bảo thủ. Bởi đây đây là một phần trong chính sách mà ông Sunak kỳ vọng có thể giúp đảng của ông giành được sự ủng hộ của những cử tri đang do dự trước cuộc bầu cử Nghị viện sắp tới.

    Theo daibieunhandan

  • Chưa đầy 12 tiếng sau khi luật Rwanda Bill được Quốc hội Anh thông qua, một nhóm người xin tị nạn đã bắt đầu chạy trốn khỏi nơi ở của mình. Họ thà trở thành vô gia cư còn hơn bị đẩy đến Rwanda. Họ cũng đã hoàn toàn hết hy vọng về việc ở lại UK. 

    Bộ Nội Vụ cho biết đã có trong tay một danh sách những người sẽ bị gửi đến Rwanda. Vào sáng thứ Ba tuần này, trên TikTok xuất hiện nhiều đoạn livestream về hàng trăm người xin tị nạn rải rác khắp UK, bày tỏ sự hoang mang trước tình huống hiện tại. Một số người nói rằng họ thà ra đường hoặc tự tử còn hơn bị gửi đến Rwanda. 

    Một người xin tị nạn 23 tuổi ở London nói: "Tất cả mọi người đều hoảng loạn, nhưng họ sẽ không dễ gì tự giao nộp, họ không đi đâu, có luật thì họ cũng không đi".

    rwanda tiktok
    Người xin tị nạn than khóc trên Tiktok

    Hàng chục người trên TikTok khổ sở chia sẻ cảm giác của mình: "Không biết phải làm gì, không biết nên quyết định như thế nào, giải pháp duy nhất là trốn khỏi nơi cư trú...thà ngủ bờ bụi, thà trốn chui trốn nhủi còn hơn đến Rwanda. Ai cũng căng như dây đàn, mọi người đều phát ốm". 

    Hầu hết người xin tị nạn đều không thể liên hệ với nhân viên Bộ Nội Vụ, cũng không thể liên hệ luật sư. Một người nói: "Ít nhất ở UK vẫn an toàn, kể cả khi không có chỗ ở hay thành vô gia cư thì ở đây vẫn an toàn...Tôi cực khổ đến đây để được sống cuộc sống bình thường, để được tự do dân chủ, vậy mà...giờ đây tôi hoàn toàn tuyệt vọng".

    Một thanh niên 18 tuổi nói: "Tôi sẽ không bao giờ đi Rwanda, tôi thà kết liễu ở đây".

    "Thà ngủ bờ bụi ở Bỉ hay Pháp còn hơn đến Rwanda, nơi đó không an toàn. Dù Rwanda có an toàn, thì nó cũng gần Eritrea, nơi mà tôi đã trốn chạy. Xin hãy lên tiếng giùm chúng tôi, xin hãy giúp chúng tôi, chúng tôi không muốn đến Rwanda", một người than khóc.

    Không gì có thể cản trở chuyến bay đến Rwanda

    Việc thông qua Dự luật vào ngày 22/4 vừa qua đồng nghĩa với việc Chính phủ Anh tiến rất gần tới việc thực hiện các chuyến bay đưa người di cư đến Rwanda, và tiên phong trong giải quyết vấn đề về di cư trái phép trên toàn cầu.

    Chính phủ Anh đã lên kế hoạch chi tiết đảm bảo chuyến bay đầu tiên đến Rwanda có thể thực hiện trong vòng 10 - 12 tuần tới; và tiếp tục tổ chức các chuyến bay tương tự nối tiếp.

    Đạo luật mang tính bước ngoặt này đồng nghĩa với việc Vương quốc Anh, bao gồm các Tòa án và cơ quan xét xử của Anh, công nhận Rwanda là quốc gia an toàn cho mục đích tái định cư.

    Quy định mới này sẽ gỡ bỏ rào cản về pháp lý nhằm trì hoãn hoặc cản trở việc đưa người sang Rwanda với lý do đất nước này không an toàn, hoặc hồi hương các cá nhân về một đất nước không an toàn sau khi được đưa đến Rwanda – hay còn gọi là quy định về hồi hương.

    Dự luật nêu rõ Nghị viện Anh là cơ quan có thẩm quyền và có quyền quyết định tính pháp lý của một Luật mới mà không bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế. Các Bộ trưởng có thể cân nhắc tuân thủ hay không các phán quyết tạm thời từ Tòa án Nhân quyền Châu Âu, ví dụ như Điều 39.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh James Cleverly khẳng định: “Đây là bước tiến pháp lý quan trọng để tiếp tục triển khai kế hoạch Rwanda và trục xuất những cá nhân không có quyền sinh sống hợp pháp tại Anh. Cách duy nhất để ngăn chặn nhập cư trái phép bằng thuyền hơi vào Anh là xóa bỏ động lực nhập cư bằng cách đưa ra thông điệp rõ ràng rằng: nếu bạn vào Anh bất hợp pháp, bạn sẽ không được phép ở lại.”

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố rằng: “Việc thông qua đạo luật không chỉ là bước tiến quan trọng mà còn thay đổi cơ bản trong bài toán toàn cầu về di cư. Chúng tôi đưa ra Dự luật Rwanda nhằm ngăn chặn các nhóm di cư dễ bị tổn thương bất chấp nguy hiểm vượt biển và triệt phá đường dây buôn bán người của các nhóm tội phạm có tổ chức. Mục tiên hiện tại của chúng tôi là tập trung tổ chức các chuyến bay đến Rwanda, và tôi khẳng định rằng không gì có thể cản trở chúng tôi thực hiện kế hoạch này và để bảo vệ tính mạng người di cư.”

    Chính phủ Anh đã sẵn sàng triển khai chuyến bay đầu tiên và các cơ quan đang nỗ lực lên kế hoạch thực hiện mục tiêu này. Các bước triển khai bao gồm: Một sân bay dự phòng và các chuyến bay thương mại được lên kế hoạch cụ thể; Địa điểm tạm giữ người di cư với sức chứa lên đến 2.200 người; 200 cán bộ phụ trách được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng xử lý đơn yêu cầu; Cơ quan tư pháp đã bố trí 25 phòng xét xử nhằm giải quyết các vụ án nhanh chóng và dứt khoát; Chính phủ Anh đã đào tạo 500 nhân viên nhằm hộ tống người nhập cư trái phép đến Rwanda, thêm 300 nhân viên sẽ được đào tạo trong vài tuần tới.

    Các biện pháp này cùng với những thay đổi tại Rwanda kể từ mùa hè năm 2022 cho phép Chính phủ Anh thực hiện chính sách, phát triển kế hoạch quy mô lớn hơn nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép bằng thuyền hơi.

    Dự luật sẽ là một trong những đạo luật cứng rắn nhất mà Vương quốc Anh từng ban hành, và được xây dựng dựa trên Hiệp ước Anh - Rwanda, thể hiện khả năng bảo vệ và cam kết tái định cư của Chính phủ Rwanda theo Hiệp ước đã ký.

    Dự luật dự kiến sẽ nhận được sự đồng thuận của Quốc vương Anh trong vài ngày tới.

    Chính phủ Anh đã hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm ngăn chặn hơn 26.000 lượt vượt biển vào năm ngoái, cũng như triệt phá 82 nhóm tội phạm có tổ chức kể từ tháng 7/2020.

    Viethome (theo ITV News)

  • Ngày 23/4, Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu đã đồng loạt yêu cầu chính phủ Anh 'xem xét lại kế hoạch' trục xuất người di cư đến Rwanda, chỉ vài giờ sau khi dự luật này được thông qua tại Quốc hội Anh.

    Trong một thông cáo, Liên Hợp Quốc yêu cầu chính phủ Anh xem xét lại Dự luật Rwanda để tránh tạo ra “một tiền lệ nguy hiểm” trên thế giới. Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Volker Türk và Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Filippo Grandi đã kêu gọi Thủ tướng Rishi Sunak đưa ra những biện pháp thiết thực hơn để chống lại dòng người di cư và tị nạn, dựa trên cơ sở hợp tác và tôn trọng nhân quyền quốc tế.

    lhq du luat rwanda
    Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong cuộc họp báo ở London, ngày 22 tháng 4 năm 2024, trước cuộc bỏ phiếu về dự luật cho phép đưa người nhập cư trái phép vào nước này tới Rwanda. Ảnh: France Info

    Ông Volker bày tỏ lo ngại khi Dự luật Rwanda sẽ “làm suy yếu nghiêm trọng nền pháp quyền ở Vương quốc Anh” và hạn chế phạm vi bảo vệ nhân quyền ở nước này cũng như trên thế giới. Về phần mình, ông Grandi nhấn mạnh Dự luật mới của chính phủ Anh nhằm mục đích trì hoãn trách nhiệm bảo vệ người tị nạn và làm suy yếu sự hợp tác quốc tế.

    Tương tự như vậy, ngày 23/4, người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Hội đồng Châu Âu, Michael O'Flaherty cũng kêu gọi chính phủ Anh xem xét lại kế hoạch trục xuất người di cư đến Rwanda. Ông Michael cho rằng Anh nên kiềm chế trục xuất người đến Rwanda và nghiên cứu lại dự luật để tránh vi phạm luật pháp.

    Trước đó vào sáng sớm 23/4, Quốc hội Anh đã bỏ phiếu phê chuẩn dự luật cho phép đưa người nhập cư trái phép vào nước này tới Rwanda trong thời gian chờ xem xét đơn xin nhập cư của họ. Thủ tướng Anh cho biết chính phủ nước này đã đặt thuê máy bay thương mại và 500 nhân viên được đào tạo sẵn sàng hộ tống người di cư đến Rwanda với những chuyến bay sẽ khởi hành trong khoảng 10 đến 12 tuần nữa.

    “Chúng tôi đã sẵn sàng. Các kế hoạch đã sẵn sàng và những chuyến bay này sẽ diễn ra dù có chuyện gì xảy ra. Không tòa án nước ngoài nào có thể ngăn cản chúng tôi cất cánh các chuyến bay”, Thủ tướng Anh, Rishi Sunak cho biết.

    Đây là một phần trong chính sách mà ông Sunak kỳ vọng có thể giúp đảng Bảo thủ của ông giành được sự ủng hộ của những cử tri đang do dự trước cuộc bầu cử sắp tới. Dự kiến, Vua Charles III sẽ thông qua dự luật mới vào cuối tuần này, trước khi dự luật chính thức được ban hành.

    Theo VOV

  • Nửa đêm ngày hôm qua, Thượng viện Anh đã thông qua Dự luật Rwanda. Trước đó, ông Rishi Sunak đã kiên quyết tuyên bố rằng ông sẽ chờ, chờ tới nửa đêm, để chứng kiến thời khắc chính sách này trở thành luật. 

    Trong bài diễn văn hùng hồn của mình, ông đã nhắc đến 2 nhóm người di cư mà Vương quốc Anh muốn trục xuất nhất, đó là người Albani và người Việt Nam. 

    Bởi vì 1/3 người đến Anh bất hợp pháp là người Albani. Chính phủ Anh đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Albani nhằm giảm 90% người di cư từ quốc gia này đến Anh. Và quả thật năm ngoái số lượng thuyền di cư đã giảm 1/3. 

    Tuy nhiên ngay khi số lượng người nhập cư Albani giảm thì bọn buôn người nhanh chóng chuyển hướng sang người nhập cư Việt Nam. Kết quả là số lượng người nhập cư Việt Nam đã tăng gấp 10 lần. 

    stop the boat

    Nhưng nhờ những kinh nghiệm từ cuộc chiến với người Albani, ông Sunak tin rằng ông sẽ thành công tương tự trong việc ngăn chặn người Việt Nam. Vào ngày 17/4 vừa qua, đại diện của chính quyền VIệt Nam, ông Phó Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, Đại tá Vũ Văn Hưng và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Anh phụ trách phòng chống di cư bất hợp pháp, Michael Tomlinson đã ký Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp, khuyến khích người Việt hồi hương.

    Quan chức VN đã đến 2 trung tâm tạm giữ người xin tị nạn là Western Jet Foil và Manston, để quan sát hoạt động của Lực lượng Biên phòng ở tuyến đầu trong việc ngăn chặn thuyền nhỏ.

    Nhưng chính quyền Anh không thể cứ tiếp tục đối phó với sự thay đổi chiến thuật của các băng nhóm buôn người, cách tốt nhất là phải dập tắt ham muốn đi Anh ngay từ gốc rễ. Phải cho người VN thấy rằng nước Anh không màu hồng, họ sẽ chẳng thể nào kiếm tiền nếu đến Anh bất hợp pháp. Và Luật Rwanda chính là cách tiếp cận thẳng thắn giúp người Việt nhìn thấy rõ họ sẽ uổng phí tiền vay mượn trong vô ích. Bởi vì "SẼ KHÔNG MỘT NGƯỜI TỊ NẠN NÀO ĐƯỢC QUAY TRỞ LẠI ANH".  

    Sẽ không tòa án quốc tế nào có thể can thiệp vào chuyến bay trục xuất. Sẽ không có "nếu, nhưng". Để đẩy nhanh việc trục xuất, chính quyền Sunak đã tăng sức chứa của trại tạm giam chờ trục xuất lên 2,200 người. Thêm 200 nhân viên được thuê để xử lý hồ sơ. Thêm 25 phòng xử án và 150 thẩm phán, đủ sức cung cấp 5,000 ngày xử án. Hiện Bộ Nội Vụ đã có 500 nhân viên được huấn luyện để hộ tống người xin tị nạn đến Rwanda, và thêm 300 nhân viên nữa sắp hoàn thành tập huấn. 

    Thủ tướng Anh khẳng định rằng chuyến bay trục xuất đầu tiên sẽ diễn ra trong 10-12 tuần tới. Điều này là trễ 2 năm so với kế hoạch, nhưng "muộn còn hơn không".

    Viethome (theo GOV)

  • Nỗ lực mới nhất của Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong việc gửi những người nhập cư bất hợp pháp đến Rwanda đã vượt qua trở ngại cuối cùng khi Quốc hội thông qua dự luật trên vào sáng sớm 23/4, chỉ vài giờ sau khi ông Sunak công bố chuyến bay đầu tiên chở những người xin tị nạn tại Anh đến quốc gia Đông Phi này.

    Những tranh cãi giữa các nhà lập pháp Anh đã khiến dự luật trên bị đình trệ trong hai tháng qua, và cuối cùng, sự bế tắc này đã được khơi thông ngay sau nửa đêm 22/4 khi Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó. Dự kiến, Vua Charles III sẽ thông qua dự luật này vào cuối tuần này, trước khi dự luật chính thức được ban hành.

    Hồi tháng 12 năm ngoái, Hạ viện Anh cũng đã thông qua Dự luật Rwanda.

    Ngày 22/4 vừa qua, Thủ tướng Rishi Sunak thông báo chuyến bay đầu tiên chở những người xin tị nạn tại Anh đến Rwanda sẽ khởi hành sau 10-12 tuần nữa. Theo ông Sunak, Chính phủ Anh đã đặt thuê máy bay thương mại và 500 nhân viên được đào tạo đã sẵn sàng hộ tống người di cư đến Rwanda. Đây là một phần trong chính sách mà ông kỳ vọng có thể giúp đảng Bảo thủ của ông giành được sự ủng hộ của những cử tri đang do dự trước cuộc bầu cử sắp tới.

    thong qua du luat rwanda
    Hình ảnh một chuyến bay trục xuất vào tháng 6/2022.

    Hàng chục nghìn người di cư từ nhiều nước đang có chiến tranh hoặc nghèo đói triền miên ở châu Á, Trung Đông và châu Phi đã vượt biên trái phép vào Anh thông qua eo biển Manche trong vài năm gần đây. Ngăn chặn dòng người nhập cư trái phép này là mục tiêu hàng đầu của chính phủ thuộc đảng Bảo thủ.

    Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng kế hoạch trục xuất người xin tị nạn đến Rwanda là vô nhân đạo và Rwanda không phải là điểm đến an toàn. Dự luật này được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/2022 và mặc dù Anh đã chi hàng triệu bảng cho Rwanda, nhưng chưa có một chuyến bay nào được thực hiện.

    Sau khi Tòa án tối cao Anh phán quyết kế hoạch này là “bất hợp pháp” vào tháng 11/2023, chính phủ của Thủ tướng Sunak đã tìm cách thay đổi phán quyết này bằng cách nâng cấp thỏa thuận giải quyết vấn đề người tị nạn giữa London và Kigali lên thành một hiệp ước vào tháng 12/2023. Rwanda cam kết không bao giờ gửi trả bất kỳ người xin tị nạn nào trở lại đất nước mà họ xuất phát ban đầu.

    Theo TTXVN

  • nguoi viet bi dua den rwanda 1
    Một phụ nữ Việt Nam mang thai được cáng đi khi chiếc thuyền chở bà cùng 60 người khác đang tìm cách vượt eo biển Manche từ thành phố cảng Calais của Pháp để đến Anh vào ngày 1/4/2021

    Chính phủ Anh đang nỗ lực thông qua Dự luật Rwanda để đưa người nhập cư trái phép sang Rwanda – một quốc gia ở Trung Phi.

    Nỗ lực này đang được tái khởi động sau khi con số người tị nạn vượt biển vào Anh tăng đột biến trong ba tháng đầu năm 2024, trong đó người Việt chiếm số lượng đông nhất.

    Bất kỳ ai “vào Vương quốc Anh bất hợp pháp” sau ngày 1/1/2022 đều có thể bị đưa đến Rwanda, không giới hạn số lượng. Câu hỏi được đặt ra là di dân bất hợp pháp người Việt và các nước khác có thật sự đối diện nguy cơ bị đưa đến Rwanda hay không và khi nào?

    Dự luật Rwanda là gì?

    Chính phủ Anh đã thảo ra một thỏa thuận 5 năm với Rwanda - một quốc gia nhỏ không giáp biển ở khu vực Trung Phi - cách Vương quốc Anh 6.500 km.

    Theo đó, người tị nạn trái phép vào Anh sẽ được đưa đến Rwanda và Anh sẽ trả các khoản tiền lớn cho quốc gia châu Phi.

    Đơn xin tị nạn của di dân sẽ được xử lý tại Rwanda. Nếu được duyệt, họ có thể được cấp quy chế tị nạn và được phép ở lại Rwanda. Nếu không, họ có thể nộp đơn xin định cư ở Rwanda với lý do khác hoặc xin tị nạn ở một "nước thứ ba an toàn" khác.

    Không một người xin tị nạn nào có thể nộp đơn xin quay trở lại Vương quốc Anh.

    nguoi viet bi dua den rwanda 1

    Đã có di dân nào bị đưa đến Rwanda?

    Chưa có người xin tị nạn nào được đưa đến Rwanda. Chuyến bay đầu tiên dự kiến khởi hành vào tháng 6/2022 nhưng đã bị hủy vì những vấn đề pháp lý.

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã nhiều lần cho biết các chuyến bay sẽ cất cánh vào mùa xuân năm nay (tháng 3, 4, 5) nhưng không nêu rõ ngày cụ thể.

    nguoi viet bi dua den rwanda 1
    Các vụ kiện khiến chuyến bay đầu tiên đưa di dân đến Rwanda đã bị hủy vào phút chót hồi tháng 6/2022

    Rwanda có an toàn cho người tị nạn?

    Tháng 11/2023, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng kế hoạch Rwanda là bất hợp pháp.

    Tòa lập luận rằng kế hoạch này có thể đặt những người thực sự cần/muốn tị nạn vào nguy cơ bị trục xuất về nước, nơi họ có thể phải đối mặt với sự bức hại.

    Điều này vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR), trong đó cấm tra tấn và đối xử vô nhân đạo. Vương quốc Anh là một bên ký kết ECHR.

    Phán quyết cũng viện dẫn những lo ngại về hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Rwanda và cách đối xử nước này đối với người tị nạn.

    Các thẩm phán cho biết vào năm 2021, chính phủ Anh chỉ trích Rwanda về "các vụ giết người phi pháp, tử vong khi bị giam giữ, cưỡng bức mất tích và tra tấn".

    Các thẩm phán cũng nhấn mạnh một sự việc xảy ra vào năm 2018, khi cảnh sát Rwanda nổ súng vào những người tị nạn biểu tình.

    nguoi viet bi dua den rwanda 1
    >Người dân Rwanda đang cầu nguyện tại thủ đô Kigali

    Dự luật Rwanda có gì?

    Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, Chính phủ Anh đã đưa ra một dự luật nhằm nêu rõ trong luật pháp Anh rằng Rwanda là một quốc gia an toàn.

    Dự luật Rwanda - phải được cả hai viện của Quốc hội thông qua – yêu cầu các tòa án bỏ qua các phần quan trọng của Đạo luật Nhân quyền, một bước đi nhằm tránh né phán quyết của Tòa án Tối cao.

    Dự luật này cũng buộc các tòa án phải bỏ qua các luật khác của Anh hoặc các quy tắc quốc tế - chẳng hạn Công ước về người tị nạn quốc tế - vốn cản trở việc trục xuất tới Rwanda.

    Một số nghị sĩ chỉ trích dự luật này, cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế. Những người khác lại cho rằng nó chưa đủ răn đe.

    Dự luật đã được Hạ viện thông qua vào ngày 17/1, bất chấp sự phản đối của một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ.

    Dự luật được kỳ vọng sẽ được thông qua trong tuần này - với đa số phiếu đủ để có thể lật ngược các sửa đổi của Thượng viện.

    Các tổ chức từ thiện hỗ trợ người xin tị nạn có kế hoạch khởi động các vụ kiện chống lại kế hoạch của chính phủ "càng nhanh càng tốt".

    Hiệp ước mới với Rwanda nói gì?

    Chính phủ Anh cũng đã ký một hiệp ước di cư mới với Rwanda.

    Bộ trưởng Nội vụ James Cleverley cho biết hiệp ước này đảm bảo rằng bất kỳ ai được đưa đến Rwanda đều sẽ không có nguy cơ bị trả về quê hương.

    Hiệp ước nêu rõ rằng một ủy ban giám sát độc lập mới sẽ đảm bảo Rwanda tuân thủ các nghĩa vụ của mình và các thẩm phán Anh sẽ được đưa vào quy trình kháng cáo mới.

    Kế hoạch Rwanda sẽ tốn bao nhiêu tiền?

    Chính phủ Anh đã trả 240 triệu bảng (khoảng 7.600 tỷ đồng) cho Rwanda vào cuối năm 2023.

    Tuy nhiên, tổng số tiền thanh toán ít nhất là 370 triệu bảng (11.730 tỷ) trong vòng 5 năm, theo Văn phòng Kiểm toán Quốc gia.

    Nếu hơn 300 người được chuyển đến Rwanda, Vương quốc Anh sẽ trả một khoản tiền 120 triệu bảng (3.800 tỷ) để giúp thúc đẩy nền kinh tế nước này, với khoản thanh toán thêm là 20.000 bảng (634 triệu đồng) với mỗi cá nhân bị chuyển đến.

    Ngoài ra, mỗi người được đưa đến Rwanda sẽ được trả tới 150.000 bảng Anh (4,8 tỷ đồng).

    Những con số này sẽ không được trả đối với bất kỳ ai chọn đến Rwanda một cách tự nguyện.

    Các số liệu chính thức được công bố trước đây cho thấy việc đưa mỗi cá nhân sang nước thứ ba sẽ tốn kém hơn 63.000 bảng Anh (2 tỷ đồng) so với việc giữ họ ở Anh.

    Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố rằng kế hoạch của Rwanda sẽ "tiết kiệm cho chúng ta hàng tỷ bảng Anh về lâu dài theo đúng nghĩa đen," nhưng không giải thích các con số.

    Hệ thống tị nạn của Vương quốc Anh tiêu tốn gần 4 tỷ bảng (127.000 tỷ đồng) mỗi năm, bao gồm tiền lưu trú khoảng 8 triệu bảng (253 tỷ đồng) mỗi ngày.

    Tổng thống Rwanda Paul Kagame đã đề nghị trả lại số tiền mà Anh đã chuyển nếu không có người xin tị nạn nào được đưa đến đây.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Theo phóng viên TTXVN tại Anh và châu Phi, hãng hàng không quốc gia RwandAir của Rwanda đã từ chối đề nghị của Anh về việc vận chuyển người xin tị nạn tại Anh đến quốc gia châu Phi này.

    hang khong rwanda
    Người di cư được lực lượng biên phòng Anh áp giải về cảng Dover khi đang tìm cách vượt biên trái phép vào Anh qua Eo biển Manche, ngày 6/3/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

    Tờ Financial Times đưa tin vào cuối năm 2023, Chính phủ Anh đã tiếp cận RwandAir để triển khai một phần trong kế hoạch đưa người nhập cư bất hợp pháp vào Anh đến Rwanda của Thủ tướng Rishi Sunak. Tuy nhiên, RwandAir đã từ chối đề xuất của Anh vì lo sợ bị tổn hại đến thương hiệu của mình.

    RwandAir, thuộc sở hữu hoàn toàn của Chính phủ Rwanda, bắt đầu mở rộng hoạt động tại Anh vào năm 2023 và từ cuối tháng 4 này sẽ khai thác các chuyến bay thương mại hàng ngày từ sân bay London Heathrow đến thủ đô Kigali.

    Thông tin về việc RwandAir từ chối vận chuyển người xin tị nạn tại Anh được công bố khi Tổng thống Rwanda Paul Kagame đang có chuyến thăm London. Trong khuôn khổ cuộc gặp ngày 9/4 tại London, Thủ tướng Anh Sunak và Tổng thống Rwanda Kagame cho biết đang mong chờ những chuyến bay đầu tiên theo kế hoạch trục xuất những người xin tị nạn từ Anh đến Rwanda khởi hành vào mùa Xuân.

    Do đó, quyết định của RwandAir đang càng gây thêm khó khăn cho kế hoạch đưa người di cư trái phép đến Rwanda của Chính phủ Anh trong bối cảnh cho đến nay, một số hãng vận tải thương mại từng được Anh và chính phủ các nước châu Âu sử dụng cho các chuyến bay trục xuất cũng đã từ chối tham gia kế hoạch của Anh.

    Hãng hàng không Privilege Style, có trụ sở tại Mallorca, Tây Ban Nha, từng ký hợp đồng khai thác các chuyến bay đến Kigali vào năm 2022 với Bộ Nội vụ Anh, nhưng trước áp lực từ các tổ chức từ thiện, hãng này đã dừng hợp đồng. AirTanker, một hãng hàng không thuê chuyến của Anh có hợp đồng với Bộ Quốc phòng Anh, đã từ chối bình luận về thông tin đang đàm phán với Bộ Nội vụ Anh về các chuyến bay đến Rwanda. Tuy nhiên, vào tháng 6/2022, AirTanker cho biết họ không có kế hoạch khai thác các chuyến bay đến Rwanda.

    Chính phủ của Thủ tướng Sunak hiện vẫn hy vọng dự luật đưa người nhập cư trái phép từ Anh đến Rwanda sẽ được Hạ viện nước này thông qua vào cuối tháng 4 này và các chuyến bay sẽ cất cánh vào mùa Xuân.

    Theo Bộ Nội vụ Anh, chỉ trong ngày 9/4 có 82 người di cư vượt qua eo biển Manche trên những chiếc thuyền nhỏ để vào Anh, nâng tổng số người vượt biển trái phép vào Anh từ đầu năm đến nay lên con số kỷ lục là 5.517 người.

    Hữu Tiến - Hoàng Minh (TTXVN)

     

  • Theo phóng viên TTXVN tại London, Hạ viện Anh vào tối 18/3 (theo giờ địa phương) lại một lần nữa không thông qua dự luật Rwanda sau khi chính phủ của nước này sửa đổi một số nội dung của dự luật. Động thái mới này sẽ gây khó khăn cho việc triển khai kế hoạch chuyển người nhập cư trái phép vào Anh bằng đường biển đến quốc gia châu Phi.

    rwanda ha vien anh
    Hạ viện Anh. 

    Mặc dù dự luật Rwanda đã được chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak sửa đổi 10 nội dung so với bản đệ trình trước đó, nhưng điều này vẫn chưa làm hài lòng các nghị sĩ.

    Dự luật sửa đổi nhận được 328 phiếu chống và 250 phiếu thuận trong cuộc bỏ phiếu, đồng thời các nghị sĩ cũng yêu cầu dự luật cần bổ sung một điều khoản theo đó văn bản luật này cần “tuân thủ đầy đủ luật pháp trong nước và quốc tế”.

    Trước thất bại này, vào năm 2023, Tòa án tối cao Anh đã ra phán quyết cho rằng kế hoạch chuyển người xin tị nạn đến Rwanda của Chính phủ Anh là bất hợp pháp vì những người xin tị nạn có thể bị đưa trở lại quê hương và sự an toàn của họ bị đe dọa.

    Chính phủ của ông Sunak sau đó đã tìm cách thay đổi phán quyết trên bằng việc nâng cấp thỏa thuận giải quyết vấn đề người tị nạn giữa London và Kigali lên thành một hiệp ước vào tháng 12/2023, đồng thời Rwanda cam kết không bao giờ gửi trả bất kỳ người xin tị nạn nào trở lại đất nước mà họ xuất phát ban đầu.

    Sau khi bị Hạ viện bác bỏ, dự luật Rwanda sẽ được chuyển đến Thượng viện vào ngày 20/3 để tiếp tục điều chỉnh và có thể lại một lần nữa được đệ trình lên Hạ viện vào cuối tuần này hoặc sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh để xem xét.

    Nếu dự luật được thông qua, dự kiến một nhóm đầu tiên gồm 150 người xin tị nạn sẽ được chuyển đến các cơ sở tiếp nhận tại Rwanda.

    Theo TTXVN