• Học kỳ mùa thu có nhiều học bổng và khóa học, nhưng hai học kỳ còn lại cũng có những lợi thế riêng.

    Chọn thời điểm phù hợp để du học Anh rất quan trọng vì mỗi kỳ nhập học sẽ có những đặc trưng riêng.

    Tại Anh, các trường đại học có ba kỳ nhập học chính, gồm tháng 9 (học kỳ mùa thu) bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12; tháng 1 (học kỳ mùa đông) bắt đầu vào tháng 1 và kéo dài đến tháng 4; tháng 5 (học kỳ mùa hè) từ tháng 5 đến tháng 8.

    Mỗi kỳ nhập học đều có ưu và nhược điểm, từ cơ hội học bổng đến các khóa học. Việc đăng ký học kỳ nào tùy vào mục tiêu và lộ trình học tập của sinh viên.

    1. Học kỳ tháng 9

    Đây là kỳ nhập học chính ở Anh nên các khóa học, ngành học đa dạng và trải rộng ở khắp lĩnh vực như kiến trúc, tài chính, kinh doanh, luật. Các đại học cũng cung cấp nhiều học bổng cũng như hỗ trợ tài chính ở học kỳ này, nhằm thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

    Ngoài ra, hầu hết công ty thường có đợt tuyển dụng trùng với đợt tuyển sinh tháng 9. Vì thế, nếu đang tìm cơ hội thực tập hoặc công việc sau tốt nghiệp, lựa chọn kỳ nhập học mùa thu sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn.

    Tuy nhiên, vì thế đây cũng là học kỳ có sự cạnh tranh khốc liệt nhất.

    cac ki nhap hoc anh quoc
    Đại học Cambrigde, Anh, là một trong những đại học lâu đời nhất thế giới. Ảnh: World Atlas

    2. Học kỳ tháng 1

    Nếu đã bỏ lỡ kỳ nhập học tháng 9, học kỳ tháng 1 là lựa chọn tiếp theo bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, sự đa dạng về học bổng và các khóa học sẽ không nhiều so với kỳ nhập học mùa thu.

    Bạn cũng nên cân nhắc theo học vào thời điểm này vì đây không phải là đợt tuyển sinh chính, sự cạnh tranh sẽ ít và dễ thở hơn. Nhưng vì các khóa học không nhiều, bạn cũng phải chấp nhận những môn học không nằm trong kế hoạch của mình.

    Ưu điểm khi đăng ký học kỳ tháng 1 thay vì tháng 9 là bạn có thêm thời gian bổ sung và hoàn thiện hồ sơ du học, ôn luyện IELTS hay viết bài luận.

    3. Học kỳ tháng 5

    Thời điểm gần đây, kỳ nhập học tháng 5 là kỳ nhập học hiếm khi nhận được sự quan tâm của học sinh, sinh viên vì các khóa học hầu như đã kín chỗ.

    Đây cũng là thời điểm trùng với kỳ nghỉ mùa xuân, khuôn viên trường khá vắng lặng và không có nhiều hoạt động sôi nổi từ trường hoặc các câu lạc bộ. Tuy nhiên, ưu điểm chính của học kỳ này là mức độ cạnh tranh thấp và bạn sẽ khả năng cao được tham gia khóa học mà mình yêu thích.

    VnExpress (theo IDP)

  • Trước khi trở thành Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam, Lê Phương Thảo đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn trong thời gian du học Anh.

    Người đẹp Lê Phương Thảo - Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam được biết đến là một "beauty queen" chính hiệu với thành tích học vấn khủng. Khi còn học ở Anh, Phương Thảo từng kinh qua nhiều nghề như bồi bàn, tiếp thị, nhân viên bán hàng...

    Mới đây, trên trang cá nhân, người đẹp chia sẻ kỷ niệm 9 năm về trước khi du học Anh. Cụ thể, Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam từng nhờ bạn dẫn đi xin việc làm thêm nhưng bị 15 nơi từ chối. Trải qua 3 tháng tìm việc, cô mới được nhận vào làm tại 1 cửa hàng bán quần áo. Sau đó, Phương Thảo vừa đi học vừa thực tập trong một số khách sạn ở Anh.

    a hau le phuong thao 1
    Lê Phương Thảo - Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam từng du học tại Anh cách đây 9 năm

    Khi tốt nghiệp thạc sĩ, người đẹp tiếp tục gửi CV, đi phỏng vấn xin việc ở London (Anh). Tuy nhiên cô bị 32 công ty từ chối với lý do không phù hợp. Nàng Hậu kể trên chuyến tàu về nhà, cô nghẹn ngào bật khóc vì tủi thân.

    Dù vậy, Lê Phương Thảo vẫn nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Sau nhiều vòng phỏng vấn khắc nghiệt, kèm theo bài kiểm tra logic, cô đã trúng tuyển chuyên viên marketing trụ sở chính của Victoria's Secret London. Phương Thảo cũng từng thử sức với vị trí tương đương trong ngân hàng và khách sạn.

    Năm 2020, sau 9 năm bươn chải, nàng Hậu mua được nhà chung cư tại Việt Nam. Trở về từ Anh, tốt nghiệp ngành quản trị, cô hiện đang làm Giám đốc Dự án Bất động sản, Giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Kinh tế và Tài chính TP.HCM.

    a hau le phuong thao 1
    Người đẹp từng bị 32 công ty từ chối tuyển dụng với lý do không phù hợp

    a hau le phuong thao 1
    Sau bao nỗ lực, Phương Thảo đã đạt những thành công đáng tự hào

    Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam chia sẻ: "Sau khi đến Anh, tôi từng học 18 tiếng/ ngày. Tốt nghiệp xong về Việt Nam công tác, tôi lại muốn thử thách bản thân trong môi trường làm việc Trung Đông và Mỹ. Bên trong mỗi người đều có những nỗi sợ hãi, đôi khi tôi tự hỏi tại sao bản thân vẫn nỗ lực làm bằng được?

    Đối với cuộc chiến sinh tồn, là người phụ nữ muốn đi khắp thế giới, trước tiên phải đảm bảo cho bản thân luôn được an toàn, bước tiến bước lùi, cẩn trọng trong mọi việc".

    a hau le phuong thao 1

    a hau le phuong thao 1

    a hau le phuong thao 1
    Lê Phương Thảo - Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam

    Theo phunuvietnam

  • Theo các trung tâm tư vấn du học trên thế giới, nhiều sinh viên quốc tế đang gấp rút giành suất vào các trường đại học Vương quốc Anh mùa hè này.

    sinh vien do xo den anh 2
    Du học sinh muốn đến nước Anh sớm.

    Theo các trung tâm tư vấn du học trên thế giới, nhiều sinh viên quốc tế đang gấp rút giành suất vào các trường đại học Vương quốc Anh vào mùa Hè này, trước khi sinh viên quốc tế ở bậc cử nhân bị cấm đưa người thân đến Vương quốc Anh.

    Ông Jamie Hastings, Giám đốc Tổ chức Du học Văn phòng Quốc tế, làm việc với sinh viên Nigeria, Ghana và Côte d’Ivoire, nhận định: “Mọi người đang tranh nhau đến Vương quốc Anh vào tháng 9 để được phép mang theo gia đình. Nhiều đại lý đã lợi dụng lệnh cấm này để quảng cáo thông tin du học nhằm khuyến khích sinh viên nộp đơn vào tháng 9/2023”.

    Cụ thể, trong quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, một công ty tư vấn du học ở Nigeria, viết: “Bạn có dự định học tập và chuyển đến Vương quốc Anh cùng gia đình không? Hiện nay là thời điểm thích hợp vì từ tháng 1/2024, Vương quốc Anh sẽ không cho sinh viên quốc tế mang theo người thân đến nước này”.

    Một quảng cáo khác viết: “Đây là cơ hội cuối cùng để nộp đơn. Gia đình các bạn sẽ không được sang Vương quốc Anh sau kỳ nhập học tháng 9”. Từ sau những quảng cáo trên, Nigeria ghi nhận số lượng sinh viên đăng ký vào trường đại học Vương quốc Anh vào học kỳ tháng 9 này tăng chóng mặt.

    Bà Beatrice Adegbiji, nhân viên phụ trách tuyển sinh tại Nubi Educational Counselling, chia sẻ: “Dù còn sớm để đưa ra kết luận nhưng số lượng sinh viên nộp đơn vào các trường đại học Vương quốc Anh cho kỳ nhập học ngày 23/9 đã tăng lên đáng kể. Nhiều sinh viên cố đăng ký ngay để đảm bảo suất cho gia đình khi họ du học”.

    Trong những năm gần đây, số lượng người Nigeria học tập tại Vương quốc Anh đã có những bước nhảy vọt. Hơn 59.000 người Nigeria đã được cấp thị thực du học vào năm 2022, tăng so với mức 6.798 người vào năm 2019.

    Sinh viên quốc tế Nigeria cũng mang theo nhiều người thân nhất trong số các quốc tịch du học tại Vương quốc Anh. Ước tính, năm 2022, số lượng sinh viên Nigeria và người thân đến Anh là 60.923 người. Vì lệnh cấm có tác động lớn đến sinh viên Nigeria nên nhóm này đang tích cực đăng ký trước thời hạn.

    Ngoài nhóm sinh viên Nigeria, các chuyên gia dự đoán số lượng sinh viên quốc tế đến Vương quốc Anh sau khi lệnh cấm có hiệu lực sẽ giảm. Đơn cử, tại Ấn Độ, các tổ chức tư vấn ghi nhận số lượng sinh viên nhập học vào tháng 9/2023 ở mức bình thường. Tuy nhiên, một số cảnh báo sinh viên có ý định kết hôn hoặc có gia đình đang cân nhắc lại việc du học vì chính sách mới.

    Ông Parin Shah, Giám đốc Điều hành Tổ chức du học Back2Study, lý giải, nhiều người Ấn Độ kết hôn ngoài 20 tuổi nên nếu chọn du học Anh đồng nghĩa họ phải xa gia đình. Vì vậy, nước này có thể không còn là điểm đến hấp dẫn trong mắt sinh viên Ấn Độ, thay vào đó là Australia hoặc Canada.

    Tương tự, ông Sadiq Basha, Giám đốc Điều hành cơ quan việc làm với sinh viên Edvoy, cho rằng không chỉ Ấn Độ, thị trường Nam Á hay châu Phi cũng ghi nhận những dao động tương tự. Sinh viên đến từ các khu vực này đang cân nhắc chuyển sang du học Australia hoặc Canada.

    Nhiều chuyên gia, sinh viên quốc tế kêu gọi Chính phủ Anh làm rõ các chi tiết trong lệnh cấm mới. Trong khi đó, một số trường đại học Vương quốc Anh hy vọng những sinh viên quốc tế nhận học bổng 100% có thể được miễn lệnh cấm nhằm tạo môi trường giáo dục công bằng cho tất cả mọi người.

    Viethome (theo Guardian)

  • Hàng năm, vào mỗi dịp nghỉ hè vào khoảng đầu tháng 7, trường tiếng Việt London (VietSchool London) – tiền thân của hội từ thiện Gia đình Việt (VFP) - lại tổ chức một trại hè dã ngoại tại Macaroni Woods ở Cotswolds, gần Cirencester, cách London 2,5 giờ lái xe.

    trai he o anh 1
    Học sinh của trường Vietschool London và cha mẹ tham dự trại hè tại Macaroni Woods.

    Theo phóng viên TTXVN tại London, được đặt tại một khu rừng rộng gần 7 ha ở Cotswolds với hệ sinh thái, cây cối, động vật hoang dã và không gian mở, Macaroni Woods mang đến một khung cảnh đồng quê an toàn, thiên nhiên, không có xe cộ, ô nhiễm và tiếng ồn, rất lý tưởng cho trẻ em và người lớn có cơ hội vui chơi và thư giãn.

    Tổ chức trại hè dã ngoại là một trong những hoạt động truyền thống mà Vietschool bắt đầu từ năm 2008 cho đến khi buộc phải tạm dừng do đại dịch COVID-19 vào năm 2020. Do đó, năm nay là lần đầu tiên Vietschool bắt đầu lại hoạt động ý nghĩa này sau dịch bệnh nhằm tạo cơ hội cho các em học sinh gốc Việt tại Anh được giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, học tập lẫn nhau; cùng thưởng thức ẩm thực, văn nghệ, trò chơi dân gian đậm nét nét văn hóa truyền thống của Việt Nam; bổ sung, hoàn thiện kỹ năng hoạt động nhóm và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt.

    trai he o anh 1
    Trò chơi câu cá với sự tham gia, hỗ trợ của nhiều cha mẹ học sinh.

    Với đặc thù là ngôi trường dạy tiếng Việt cho các thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba được sinh ra tại Anh, VietSchool tổ chức trại hè nhằm mục đích tạo ra một cơ hội gắn kết, giao lưu và giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt cho các học sinh, vốn không có nhiều cơ hội thực hành trong đời sống hằng ngày tại Anh.

    Chuyến dã ngoại năm này được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 7 đến 9/7 thu hút 32 trại sinh là học sinh của VietSchool và cha mẹ các em. Chương trình được thiết kết một cách công phu, tỉ mỉ với các hoạt động thể thao như bóng đá, đua xe đạp được tất cả mọi người tham gia hưởng ứng; chương trình “Đi dạo đêm” giúp các trại sinh được trải nghiệm khu rừng về đêm với tiếng chim thú hoang dã và các loài động vật đặc trưng của rừng rậm; các buổi đi dạo ban ngày trên những cánh đồng lúa mì tạo cơ hội cho các thành viên được ngắm phong cảnh, thiên nhiên ngoạn mục của mùa Hè nước Anh.

    Sau đó các em trại sinh được tham gia chương trình “Kids Got Talent” (Tìm kiếm tài năng trẻ), một cơ hội để các em thể hiện và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và tự tin hơn khi trình bày dự án của mình.

    Sau khi tham quan Bibury, được mệnh danh là “ngôi làng đẹp nhất nước Anh”, các gia đình được trải nghiệm trò chơi câu cá, một trong những kỹ năng mà các bạn trẻ muốn trải nghiệm trong cuộc dã ngoại của VietSchool London.

    trai he o anh 1
    Hoạt động đi dạo ban ngày trên những cánh đồng lúa mì của các trại sinh.

    Các em trại sinh và gia đình đều thích thú với bài học Forest School, một hoạt động giáo dục thực tế, trực quan giúp tìm hiểu thêm về các sinh vật trong rừng và làm thế nào để con người chia sẻ môi trường sống, cùng tồn tại với các loài khác trong tự nhiên. Các em học các kỹ năng thú vị, giúp phát triển hiểu biết cá nhân, khả năng hòa hợp tốt hơn với môi trường thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.

    Độc đáo hơn cả trong chương trình trại hè là trải nghiệm chế biến và thưởng thức ẩm thực truyền thống Việt Nam. Trước hết là cuộc thi “gói Gỏi cuốn”, một món ăn mang đậm phong cách thiên nhiên của ẩm thực Việt và đây là cơ hội cho các thành viên trong gia đình cùng nhau tương tác, phối hợp để tạo nên một món ăn rất ngon, lành mạnh và dễ làm. Các em đã học được kỹ năng chọn nguyên liệu, cuốn gỏi, trình bày món ăn và giới thiệu cho cả nhóm.

    Bên cạnh đó, các thành viên vô cùng ấn tượng với sự kết hợp tinh tế, có ý đồ giữa các món ăn truyền thống của Anh và Việt Nam. Các bữa sáng được phục vụ hoàn toàn kiểu Anh nhưng bữa trưa và chiều là các món ăn Việt như phở, thịt nướng và bánh mì Việt được chính cô chủ nhà hàng Bánh mỳ Bay, cũng là mẹ của học sinh Vietschool tài trợ.

    trai he o anh 1
    Các em học sinh xếp banner của trại hè Macaroni Woods bằng lá cây trong rừng.

    Trao đổi với phóng viên TTXVN tại London, bà Quỳnh Giao, người sáng lập và Giám đốc điều hành của tổ chức VFP, cho rằng việc tổ chức trại hè mang đến cho các học sinh cơ hội phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và hợp tác thông qua thể thao, trò chơi và các dự án nhóm. Hơn nữa, bằng việc hòa mình cùng thiên nhiên, học sinh có thể cải thiện sức khỏe và tinh thần, tăng khả năng tập trung và sáng tạo, trở nên có trách nhiệm hơn và trưởng thành hơn.

    Bà Quỳnh Giao bày tỏ tin tưởng rằng hành trang mà các bạn học sinh mang về sau trại hè sẽ là một kỳ nghỉ hè ấn tượng về sự chân thành, thân thiện và tình cảm nồng ấm của những người bạn, đồng hương chung dòng máu Việt Nam ở "xứ sở sương mù". Bà mong muốn các hoạt động bổ ích này sẽ được nhân rộng cho các thế hệ trẻ người Việt tại Anh.

    trai he o anh 1
    Các em trại sinh tranh tài trong cuộc thi Kids Got Talent (Tìm kiếm tài năng trẻ).

    Đến Anh từ năm 1994, bà Quỳnh Giao, tốt nghiệp Thạc sĩ Nhân loại học và Phát triển Cộng đồng tại London năm 2007, trải qua 15 năm làm trong Hệ thống Y tế Nhà nước Anh (NHS), chuyên về phát triển các dự án hình thành nếp sống lành mạnh cho Sức khỏe Cộng đồng và hơn 5 năm làm việc với các tổ chức từ thiện Anh về sức khỏe tâm thần.

    Sau một thời gian dài mở lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em, đến năm 2019, bà và nhóm cộng sự dành công sức thành lập tổ chức từ thiện VFP ở quận Lewisham, London. Tổ chức thường xuyên tham gia các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Anh, góp phần lưu giữ và quảng bá truyền thống văn hóa Việt Nam, khuyến khích các thế hệ trẻ yêu và nói tiếng Việt, nổi bật là Lễ hội Tết Nguyên đán và Tết Trung thu hằng năm ở Lewisham, London.

    Theo TTXVN

  • Nói đến một người có trình độ học vấn "khủng" trong showbiz Việt hiện nay, không thể không kể đến nữ siêu mẫu Hà Anh (tên thật là Vũ Nguyễn Hà Anh, sinh năm 1982, quê gốc Hà Nội). Theo đó, cô xuất thân trong một gia đình trí thức khi có bố là họa sĩ thiết kế phim truyện, mẹ là nhà báo - dịch giả. Hà Anh từng là học sinh chuyên Anh của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, sau đó nhận học bổng du học Anh.

    Trong một podcast được phát sóng mới đây, nàng mẫu đã chia sẻ lại toàn bộ hành trình du học của mình. Bên cạnh những niềm vui, sự tự hào thì đằng sau đó, siêu mẫu Hà Anh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.

    sieu mau ha anh 1
    Siêu mẫu Hà Anh

    Được biết, nguyên nhân đầu tiên thúc đẩy cô chọn đi du học Anh Quốc thay vì một đất nước nào khác bắt nguồn từ câu chuyện "tình yêu kẹo bông" của mình. Cô kể lại:"Hà Anh có một cậu bạn trai du học bên Anh vào thời điểm trước đó rồi. Đây chính là động lực đầu tiên mà mình chọn nước Anh để đi du học".

    Ngoài ra, học sinh của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thường có truyền thống chọn đi du học sau kết thúc lớp 12. Là một Amser, Hà Anh cũng đưa ra lựa chọn tương tự. Đáng chú ý, ở thời điểm đó, cô đã viết đơn cho 200 trường để xin học bổng.

    Khi ấy, có nhiều trường trong danh sách nữ siêu mẫu ứng tuyển đưa ra các mức học bổng, gói hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, theo Hà Anh, có được học bổng thôi chưa đủ, mà học bổng đó phải ở mức cao để phù hợp hơn với hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Vậy nên, giữa vô vàn cơ hội, cô rút ngắn lại thành 2 lựa chọn: Một trường cấp 100% học phí nhưng lại phải tự túc tiền ăn ở và trường Bromsgrove (Anh Quốc) - nơi cô chọn theo học sau này, cấp 80% học bổng bao gồm cả tiền học và sinh hoạt.

    sieu mau ha anh 2
    Trường Bromsgrove - ngôi trường siêu mẫu Hà Anh du học

    Dẫu vậy, gia đình của cô lúc đấy không thực sự ủng hộ nữ ca sĩ theo học bên Anh: "Cha mẹ của Hà Anh ước mơ cho con đi du học, nhưng có thể không phải đất nước Anh vì nó quá xa lạ. Gia đình của mình có người ở Pháp, Mỹ và mọi người thường hay nghĩ rằng nếu có đi học thì đi những đất nước như vậy để gửi gắm con mình. Gia đình của Hà Anh không phản đối nhưng cũng không hoàn toàn ủng hộ vì rất lo lắng con gái du học một mình ở đất nước không có người quen, gia đình, bạn bè...".

    Nhưng khi thấy được sự quyết tâm của Hà Anh, gia đình dần dần cũng ủng hộ cô hơn trên con đường đã chọn. Khó khăn đầu tiên trong hành trình du học đã vượt qua, nữ siêu mẫu tiếp tục đến với vật cản tiếp theo khi đặt chân đến nước Anh.

    Theo đó, trước khi bay sang Anh, cô còn cố mang theo nồi cơm điện. Khi vừa hạ cánh xuống sân bay, xe của trường đã đến để đón cô. Ấn tượng đầu tiên là ngôi trường mà Hà Anh theo học nằm ở ngoại ô, rất xa xôi và hẻo lánh. Diện tích của nó rộng lớn nằm ở nguyên trên một quả đồi, biệt lập tại một ngôi làng. Lần đầu xa gia đình, xa Việt Nam, Hà Anh mang trong mình nỗi nhớ nhà da diết.

    Tuy nhiên, mọi thứ cũng có thể vượt qua được. Sang đến năm 2 đại học, cô quyết định gap year" (gap year là khoảng thời gian "tạm dừng" sau một quá trình học tập hoặc làm việc nhằm mục đích nghỉ ngơi, khám phá bản thân hoặc thực hiện một kế hoạch còn dang dở) để theo đuổi đam mê người mẫu của bản thân.

    Sau đó, Hà Anh quay trở lại và chinh phục con đường học vấn của mình tại khoa Quản lý Doanh nghiệp, Đại học Reading. Ngoài ra, cô còn học xong thanh nhạc tại một trường đào tạo âm nhạc mang tên British Academy Music và có thể chơi thành thạo đàn piano.

    Sau khi hoàn thành việc học và có được những trải nghiệm mới mẻ ở môi trường quốc tế, Hà Anh quyết định trở về Việt Nam để tiếp tục phát triển sự nghiệp làm mẫu. Kể từ đây, bằng nhiều nỗ lực, Hà Anh trở thành cái tên "đình đám" trong làng người mẫu Việt.

    Theo Phunuvietnam

  • Tìm hiểu những lợi ích, hạn chế và cân nhắc khi học bằng thạc sĩ ở Mỹ hoặc Anh để xác định nơi nào phù hợp nhất với mục tiêu và nguyện vọng của bạn.

    Tiếp tục con đường học vấn của bạn bằng cách theo đuổi bằng thạc sĩ là một cơ hội tuyệt vời để củng cố thông tin đăng nhập của bạn, mở rộng quan điểm của bạn và tạo sự khác biệt cho bạn so với các đồng nghiệp trong thị trường việc làm.

    Thử thách bản thân để theo đuổi bằng cấp ở nước ngoài sẽ bổ sung thêm những thách thức và lợi ích khi bạn học cách thích nghi với một môi trường xa lạ và hòa mình vào một nền văn hóa mới.

    du hoc anh va my

    Ưu và nhược điểm khi theo đuổi bằng thạc sĩ tại Anh

    Ưu điểm:

    Tiếp xúc với môi trường làm việc quốc tế: Các chương trình thạc sĩ tại Anh thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới.

    Thời lượng chương trình ngắn hơn: Các chương trình thạc sĩ ở Anh thường kéo dài 1 năm so với hơn 2 năm ở Mỹ.

    Độ chuyên sâu của chương trình: Các chương trình thạc sĩ ở Anh có xu hướng chuyên môn hóa cao.

    Nhược điểm

    Học phí quốc tế đắt đỏ: Chi phí học phí cho các chương trình Thạc sĩ tại Anh có thể cao, đặc biệt đối với sinh viên quốc tế.

    Cơ hội tài trợ hạn chế: Có thể có những lựa chọn tài trợ hạn chế cho sinh viên quốc tế tại Anh.

    Trọng tâm hẹp: Sinh viên thường không tham gia các khóa học ngoài chuyên môn cấp bằng cụ thể của họ.

    Ưu và nhược điểm khi theo học thạc sĩ tại Mỹ

    Ưu điểm

    Nhiều lựa chọn chương trình: Mỹ có rất nhiều chương trình Thạc sĩ ở nhiều lĩnh vực chủ đề khác nhau.

    Cơ hội nghiên cứu nổi tiếng thế giới: Các trường đại học Mỹ sở hữu một số cơ sở nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.

    Thêm tài trợ: Từ các khoản vay sinh viên liên bang đến học bổng và trợ cấp tư nhân, Mỹ có thể có nhiều lựa chọn tài trợ hơn mà bạn đủ điều kiện nhận.

    Nhược điểm

    Thời lượng chương trình dài hơn: Các chương trình thạc sĩ ở Mỹ thường kéo dài từ 2 năm trở lên.

    Chi phí tổng thể: Thời lượng chương trình dài hơn làm tăng tổng chi phí học phí và chi phí cơ hội.

    Sự quen thuộc: Mặc dù điều này có thể tốt và xấu, nhưng việc tiếp tục học trong hệ thống mà bạn đã quen sẽ mang lại ít cơ hội phát triển hơn so với những thách thức khi thích nghi với hệ thống khác.

    Những yếu tố khác cần xem xét

    Ngoài các hệ thống giáo dục, còn có những cân nhắc quan trọng bổ sung khi quyết định giữa việc theo đuổi bằng thạc sĩ ở Mỹ hay Anh như:

    - Yêu cầu về thị thực: Là một sinh viên quốc tế, bạn sẽ cần xin thị thực để học tập tại một trong hai quốc gia. Quy trình đăng ký, yêu cầu và chi phí khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, vì vậy hãy đảm bảo bạn nghiên cứu và lên kế hoạch phù hợp.

    - Ngân hàng quốc tế: Nếu bạn chuyển đến từ một quốc gia khác để học tập, bạn sẽ cần có tài khoản ngân hàng địa phương. Tìm kiếm các ngân hàng cung cấp tài khoản sinh viên, chẳng hạn như HSBC.

    - Nhà ở: Tìm nhà ở giá cả phải chăng có thể là một thách thức, đặc biệt là ở các thành phố sinh viên nổi tiếng như London. Xem xét các lựa chọn như nhà ở đại học, căn hộ chung cư hoặc nhà trọ.

    - Chăm sóc sức khỏe: Ở Mỹ, chi phí chăm sóc sức khỏe có thể cao và sinh viên quốc tế có thể không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thông qua trường đại học của họ. Còn tại Anh, sinh viên quốc tế thường đủ điều kiện được chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc chi phí thấp thông qua Dịch vụ Y tế Quốc gia.

    - Khả năng chuyển đổi bằng cấp: Nếu bạn dự định trở về nước hoặc làm việc quốc tế sau khi hoàn thành chương trình học của mình, điều quan trọng là phải nghiên cứu xem bằng cấp của bạn có được công nhận ở nước sở tại hay không.

    - Kỳ vọng: Văn hóa học thuật và nghề nghiệp ở Mỹ và Anh có thể khác nhau, ảnh hưởng đến trải nghiệm sinh viên và triển vọng việc làm trong tương lai của bạn. Hãy chuẩn bị để thích nghi với môi trường làm việc xa lạ và xem xét quốc gia nào có cơ hội tốt nhất cho các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của bạn.

    Giaoducthoidai (theo gooverseas)

  • Vợ chồng siêu mẫu Vũ Thu Phương cùng ba con gái nhỏ đưa chị cả Kim Ngọc sang Anh du học từ cuối tháng 6.

    Tối 28/6 (giờ Hà Nội), Vũ Thu Phương cho biết gia đình cô sang Anh từ bốn ngày trước, đưa con gái lớn Kim Ngọc nhập học ngành Mỹ thuật của trường Đại học Nghệ thuật London. Siêu mẫu 38 tuổi nói con gái gặp vấn đề về visa, lần đầu đi học xa nhà nên dù công việc bận rộn, vợ chồng cô vẫn cố gắng dành thời gian đồng hành cùng con.

    Ngày đầu nhập học, 10h30 sáng trường mới đón sinh viên nhưng từ 8h, vợ chồng Vũ Thu Phương đã đưa con đến lớp để xử lý vấn đề trễ visa. "Vợ chồng tôi ban đầu hồi hộp, không biết có sự cố gì xảy ra hay không. Nhưng khi thấy con gái cầm thẻ sinh viên trên tay, cảm giác trong tôi rất đã. Tôi từng ước mơ được đi du học nhưng không thể. Giờ con gái hiện thực hóa ước mơ thay mình, tôi và chồng sẽ cố gắng vun đắp cho con", cô nói.

    vu thu phuong 1
    Vợ chồng Vũ Thu Phương đưa Kim Ngọc (ngoài cùng bên trái) sang Anh nhập học. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Vũ Thu Phương cho biết từ nhỏ Kim Ngọc đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật nên vợ chồng cô định hướng cho con theo học ngành này. Cô gái cô dự kiến sẽ học đại học trong ba năm, sau đó tiếp tục theo đuổi chương trình cao học. Theo siêu mẫu, học nghệ thuật có nhiều lựa chọn nhưng để phù hợp với tính cách cũng như những giá trị mà con theo đuổi, cô tin môi trường mới phù hợp với con.

    "Sau hai ngày đi học và làm quen với những người bạn mới, tôi nhìn thấy sự hạnh phúc ánh lên trong ánh mắt của con. Kim Ngọc cũng tâm sự rằng con rất sướng, được 'gãi đúng chỗ ngứa' và liên tục cảm ơn bố mẹ đã định hướng đúng, giúp con được học những điều bản thân tâm đắc", Vũ Thu Phương cho biết.

    Cựu siêu mẫu nói cô chăm sóc Kim Ngọc từ nhỏ, mớm từng thìa cơm cho con ăn thời điểm mới kết hôn cùng ông xã. Do đó, con gái tới tuổi trưởng thành vẫn luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với mẹ chuyện học hành, tình cảm. Khi Kim Ngọc có những rung động đầu đời, con cũng tâm sự với cô trước khi kể cho bố nghe. Là chị lớn trong nhà, Ngọc có trách nhiệm với gia đình, giúp mẹ chăm sóc các em, quán xuyến việc nhà. 13 năm rèn giũa, Vũ Thu Phương tin con riêng của chồng sẽ chiến thắng sự cô đơn, nỗi nhớ nhà để tự lập, học tập tốt.

    "Ba tháng đầu, con sẽ sống trong ký túc xá cùng các bạn. Tôi tin vào sự trưởng thành, vững chãi, khả năng tự xoay xở của con. Cả gia đình tôi sẽ ở lại Anh trong một tuần trước khi trở về Việt Nam vào ngày 2/7. Chăm con 13 năm, dù chưa về nước, tôi đã thấy quyến luyến. Tôi nghĩ tháng đầu tiên trở về sẽ rất 'dã man' với cả gia đình vì mọi người đều nhớ con", cô nói.

    vu thu phuong 1
    Vũ Thu Phương dự lễ tốt nghiệp trung học phổ thông của Kim Ngọc ở TP HCM hôm 27/5. Video: Nhân vật cung cấp

    Vũ Thu Phương kết hôn năm 2011 với doanh nhân Trần Thanh Hải, hơn cô 9 tuổi. Ông xã của cô có hai con gái riêng là Kim Ngọc và Bảo Ngọc. Sau thời gian gắn bó, cặp vợ chồng có thêm hai cô công chúa. Năm 2019, cựu siêu mẫu cho biết chính cô chủ động đề nghị đưa hai con riêng của chồng về sống chung. Từ đó, gia đình cô trở nên đông vui, tràn ngập tiếng cười. Cựu siêu mẫu quê Nam Định cho biết hai con riêng của chồng rất quý mến và thương cô. Ngược lại, cô cũng dành tình thương cho hai bé như con đẻ. Cô nói mình hạnh phúc khi bốn con yêu thương, gắn kết và quấn quýt nhau. Với cô, các con là bốn viên ngọc quý của mình và chồng.

    Người đẹp nói cô từng là đứa trẻ có bố mẹ ly hôn nên rất hiểu tâm lý hai con gái lớn. Cô luôn dành tình thương đặc biệt cho các con riêng của chồng. Người đẹp cho biết đôi lúc cũng chạnh lòng vì mang tiếng mẹ kế, phải nghiêm khắc với các con. Nhưng kết quả nhận được khiến cô yên lòng. "Đôi khi tôi cũng chạnh lòng khi cứ phải đóng vai ác trong nhà, nghiêm khắc uốn nắn các con nhưng chỉ cần nhìn vào sự trưởng thành, khôn lớn, ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học của các con là tôi lại yên lòng tiếp tục nhiệm vụ. Tôi luôn tự nhủ bản thân rằng mấy đời bánh đúc có xương, đã làm mẹ kế nên thương con chồng", cô nói.

    Vũ Thu Phương sinh năm 1985, quê Nam Định. Cô nổi tiếng làng catwalk cùng thời các chân dài như Bảo Hòa, Võ Hoàng Yến, Ngọc Quyên... Ngoài làm mẫu, cô từng đóng các phim: Chuyện tình công ty quảng cáo, Cô nàng bất đắc dĩ, Hoàng tử ăn mày, Khát vọng thượng lưu. Thời gian qua, Vũ Thu Phương bận rộn. Cô chấm thi hoa hậu và người mẫu, trình diễn thời trang, kinh doanh ẩm thực. Gần đây, cô gây chú ý khi trở thành huấn luyện viên The Face Vietnam.

    Theo Giadinh

  • Đơn đăng ký tăng mạnh đồng nghĩa với việc bộ phận tuyển sinh có rất ít thời gian để đọc các luận của học sinh.

    Thời gian, công sức học sinh bỏ ra để viết bài luận cá nhân để nộp hồ sơ vào các trường đại học ở Vương quốc Anh có thể sẽ trở thành công cốc. Số liệu đưa ra cho thấy nhiều bài luận hầu như không được cán bộ tuyển sinh đọc đến, theo The Guardian.

    Trong nhiều thập kỷ qua, bài luận là một phần của quy trình tuyển sinh. Người nộp đơn sẽ viết một bài luận khoảng 600 từ, giới hạn trong 4.000 ký tự. Tuy nhiên, số lượng đơn đăng ký vào trường tăng mạnh đồng nghĩa với việc cán bộ tuyển sinh chỉ còn rất ít thời gian để đọc bài luận - sản phẩm được học sinh viết, đôi khi có sự hỗ trợ của cha mẹ, giáo viên hay thậm chí là các nhà tư vấn viết luận.

    Một khảo sát đối với nhân viên tuyển sinh do Viện Chính sách Giáo dục Đại học (Hepi) thực hiện cho thấy thời gian trung bình dành cho việc đọc một bài luận cá nhân là hai phút. Cứ 5 bài lại có 2 bài chỉ được đọc trong một phút hay thậm chí ít hơn.

    du hoc anh kho khan
    Bài luận được học sinh chăm chút rất kỹ nhưng cán bộ tuyển sinh ở Anh chỉ đọc qua. Ảnh: Pixabay

    Cán bộ tuyển sinh tại các trường đại học thuộc Russell Group trung bình chỉ dành 90 giây cho mỗi bài luận. Một cán bộ tuyển sinh cho biết họ kiểm tra tất cả bài luận nhưng phần lớn không đọc hết mà chỉ đọc lướt qua. Những người làm ở bộ phận tuyển sinh khi được Hepi khảo sát đều cho biết quyết định cho thí sinh đậu hay trượt chủ yếu dựa trên điểm thi.

    Tom Fryer, một nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết điều họ nhận thấy là những lời bài luận cá nhân thường được đọc rất nhanh và nó không quan trọng như phụ huynh, học sinh và giáo viên mong đợi.

    Thậm chí, con số 2 phút cho một bài luận vẫn được cho là quá mất thời gian. Năm 2022, Đại học London nhận được hơn 76.000 đơn đăng ký. Với số lượng hồ sơ đó, bộ phận tuyển sinh sẽ cần 2.500 giờ hoặc hơn 63 tuần để đọc hết tất cả bài luận.

    Báo cáo được đưa ra khi cơ quan tuyển sinh UCAS đang xem xét các thay đổi đối với hình thức của các bài luận cá nhân - điều bị chỉ trích là gây căng thẳng và thiên vị thí sinh.

    UCAS cho biết bài luận có thể bị thay thể bằng loạt câu hỏi ngắn gồm 6 chủ đề. Tuy nhiên, khảo sát của Hepi nêu một vấn đề là trong số 6 chủ đề này, các cán bộ tuyển sinh cho rằng 2 chủ đề trong đó là "Sẵn sàng học tập" và "Phong cách học tập" không thực sự quan trọng.

    Thay vào đó, khảo sát đề xuất rằng mẫu đơn ứng tuyển của UCAS cần có chỗ trống để thí sinh trình bày về trường hợp đặc biệt của bản thân vì các cán bộ tuyển sinh sẽ xem xét thông tin này.

    Theo Zing

     

  • Bài viết được đăng vào ngày 9 tháng 4/2020 trên blog CHUYỆN CỦA NGÂN, mời các bạn tham khảo:

    Mình bắt đầu đi làm lại sau khi nghỉ thai sản mùa hè năm 2017. Tính tới thời điểm này là đã gần ba năm. Trong ba năm này mình đã làm ba công việc ở ba nơi khác nhau.

    Công việc đầu tiên, công ty M, nhân viên kế toán, 9 tháng. Công việc thứ hai, Bộ B, quản lý, 18 tháng. Công việc thứ ba, Bộ H, quản lý cấp cao hơn, tới giờ là 6 tháng. Nếu dịch ra chức vụ ở Việt Nam chắc nôm na là nhân viên, phó phòng, rồi trưởng phòng. Cấp trên mình hiện là phó giám đốc.

    Khi được nhận vào công ty M, đó là lần nhảy việc chính thức đầu tiên của mình kể từ khi tốt nghiệp, vì lúc đó mình vẫn đang nghỉ thai sản với công ty kiểm toán. Lần nhảy việc đó, lương mình tăng được khoảng £5,000 (~£146tr). Đến lần nhảy việc thứ hai từ công ty M sang Bộ B, mình hoàn toàn không được tăng lương vì chuyển ngành, từ tư nhân sang nhà nước. Đến lần thứ ba, mình được tăng lương £13,000 (~£380tr) vì lên bậc trong cùng một ngành. Vậy tính ra trong vòng ba năm, tổng tăng lương là £18,000 (~£526tr). Đó là một điểm lợi lớn của việc nhảy việc tăng chức.

    chuyen cua ngan
    Tác giả blog Chuyện của Ngân.

    Nếu so với mặt bằng chung trong ngành kế toán, mình lên tới chức “trưởng phòng” sau sáu năm kinh nghiệm (không tính hai năm nghỉ thai sản), cũng có thể coi là nhanh. Ví dụ, sếp của mình ở Bộ B cũ, cũng từ Big4* ra như mình, lên tới cấp bậc “trưởng phòng” sau tám năm kinh nghiệm. Trong nhóm chín đồng nghiệp cũ cùng cấp tốt nghiệp bằng chuyên ngành cùng năm ở Big4, mình là người thứ ba đạt cấp độ này, tuy nhiên, hai đồng nghiệp kia không có đợt nghỉ dài như mình. Ở cả hai Bộ mình đã làm, ngoại trừ một hai sinh viên thực tập mới ra trường, phần lớn các đồng nghiệp cấp dưới trong đội đều lớn tuổi hơn mình.

    Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ năm yếu tố giúp mình thành công tăng chức nhanh:

    1. Làm việc có trách nghiệm hết sức mình

    Điều quan trọng nhất cho sự thăng tiến trong bất kỳ công việc nào, cấp độ nào, cũng là tinh thần làm việc có trách nghiệm hết sức mình, không ngại khó, ngại khổ. Điều này bao gồm làm việc cần mẫn chăm chỉ ngay cả khi sếp không ngồi bên cạnh, hay khi ngồi làm việc tại nhà một mình không ai nhìn không ai quản; cũng bao gồm sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành công việc đúng thời hạn.

    Phải có tinh thần trách nhiệm thì người khác mới có thể tin tưởng giao việc cho mình. Phải có tinh thần trách nghiệm thì mới có thể quản lý người khác. Và tin hay không tin, sự cố gắng bạn bỏ vào công việc, dù không chủ động quảng bá cho thiên hạ biết, người khác tự động sẽ nhìn thấy.

    Mình nhớ ngày xưa khi còn làm ở công ty kiểm toán, công việc thường là các đề án riêng lẻ cho các khách hàng. Mỗi đề án, đội trưởng sẽ phải lên kế hoạch chọn thành viên cho đội. Mỗi lần như thế những thành phần được hốt nhanh trong vòng một nốt nhạc đều là những người có tiếng thơm làm việc có trách nghiệm hết mình. Những người 9 giờ tới chỗ làm, cả ngày chỉ ngồi đợi tới 5 giờ để đến giờ về, sẽ không bao giờ được giao cho trọng trách gì quan trọng.

    Thêm một điểm lợi nữa là, càng bỏ nhiều sức lực cố gắng vào công việc mình làm, bạn sẽ càng yêu công việc của mình hơn, càng cảm thấy có động lực để làm tốt, và bạn sẽ nhìn ra được những điểm thú vị và cơ hội mà trước đây bạn không thấy.

    2. Tìm hướng giải quyết chứ không thụ động chờ đáp án

    Khi gặp phải vấn đề trong công việc, nếu việc đầu tiên bạn làm là chạy đi tìm sếp thì bạn cần phải suy nghĩ lại.

    Không người nào có thể tiến xa bằng cách ngồi chờ đáp án. Sếp là người như thế nào? Sếp là người ra quyết định giải quyết vấn đề. Nếu muốn trở thành sếp thì cần phải học cách động não giải quyết vấn đề.

    Hãy suy nghĩ kỹ: Vì sao lại có vấn đề này? Đó là vấn đề tự mình có thể giải quyết hay cần sự trợ giúp của người khác? Có bao nhiêu hướng giải quyết khác nhau? Điểm lợi điểm hại của mỗi hướng là gì? Hướng nào là hướng nên đề xuất với sếp?

    Nếu không biết cách phải bắt đầu như thế nào, hãy quan sát những người xung quanh. Chọn những người luôn có những đề xuất hay, ý tưởng tốt, hỏi thăm kinh nghiệm bí quyết của họ. Và hãy bắt đầu từ những vấn đề nhỏ nhất, chủ động tìm những phương án khác nhau. Ngày qua ngày nó sẽ dần trở nên dễ dàng. Tháng qua tháng, nó sẽ bắt đầu biến thành bản năng.

    3. Áp dụng điểm mạnh của bản thân

    Nếu bây giờ có ai hỏi bạn: Hãy nói cho tôi biết ba điểm mạnh của bạn? Bạn có thể trả lời ngay tắp tự không?

    Đây là một câu hỏi phỏng vấn rất phổ biến, và cũng chính là câu hỏi phỏng vấn mình đã định ra cho ứng cử viên của mình trong buổi phỏng vấn tuần tới.

    Nếu bạn không có câu trả lời, rất thì bạn nên dành thời gian ngồi xuống, nhìn lại những điều mình đã trải qua và viết xuống tập giấy ba cái gạch đầu dòng. Nó không chỉ giúp bản có thể trả lời phỏng vấn một cách trôi chảy, mà sẽ còn giúp bạn nhìn ra thể loại công việc gì bạn sẽ làm tốt, và hướng đi cho sự nghiệp của bạn về lâu về dài.

    Ví dụ, trong trường hợp của mình, khả năng hiểu và áp dụng kế toán phức tạp giúp mình nổi trội hơn các ứng của viên khác. Vì vậy mình luôn tìm những công việc cần phải hiểu và áp dụng nhiều kế toán phức tạp để điểm nổi trội giúp mình ghi điểm.

    Trong trường hợp của bạn có thể là khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức, khả năng phân tích dữ liệu, hay khả năng sáng tạo…

    4. Nắm bắt lấy cơ hội

    Nếu nhìn thấy cơ hội trước mắt, đừng bao giờ chùn bước với những suy nghĩ như là: mình chưa có đủ kinh nghiệm, có đầy người khác giỏi hơn mình, liệu mình có làm được không…

    Thời điểm mình được bạn mình giới thiệu cho công việc “trưởng phòng” ở Bộ H, mình không biết mình có đủ khả năng không, nhưng khi thấy mình có thể làm được 70% những trách nghiệm đề ra trong tờ quảng cáo tuyển việc, mình đã bạo dạn đăng ký, và mình đã thành công trở thành ứng cử viên phù hợp nhất.

    Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những lý do tại sao đàn ông thường ở chức vụ cao hơn phụ nữ đó là vì khi nhìn thấy một công việc đòi hỏi cao, đàn ông thường không chùn bước nắm lấy cơ hội cho dù chưa đạt được hết các điều kiện ghi ra. Trong khi phụ nữ sẽ rụt rè và tự thuyết phục mình thoái lui.

    Vì thế khi nhìn thấy cơ hội thích hợp, hãy nhanh tay nắm lấy.

    5. Nhiệt tình quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp

    Thế giới rất nhỏ và ngày một trở nên kết nối, đặc biệt khi bạn làm trong một ngành nghề gì đó, rất có thể bạn sẽ gặp lại những đồng nghiệp này ở một nơi nào khác, và cũng có thể họ sẽ trở thành ban tuyển sinh trong đợt phỏng vấn của bạn. Đó là điều đã xảy ra trong cuộc phỏng vấn của đội mình cuối năm ngoái. Một anh đồng nghiệp làm cũng mình ở Bộ cũ, thường lờ tịt email của mình, nổi danh tiếng làm việc không chủ động nhanh nhẹn, đã đăng ký cho một đợt tuyển dụng mà mình là thành viên trong ban phỏng vấn.

    Một ví dụ khác về sự tiện dụng của duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp xung quanh đó là khi mình nhảy việc từ công ty M sang Bộ B. Mình biết tới công việc ở Bộ B cũng là do anh cấp trên cũ của mình liên lạc. Trước kia ở công ty kiểm toán, mình và anh có mối quan hệ làm việc tốt, anh đã không ngần ngại liên lạc gọi mình tới đăng ký, còn giúp đỡ cho lời khuyên trong quá trình tuyển dụng.

    Và không ít lần trong quá trình tuyển dụng mình đã nghe những câu như: Tao đã nghe được về A từ B, A là một ứng cử viên tốt…

    Tuy nhiên, điều tối quan trọng hơn tất cả trong những lý do kể trên, một khi bạn nhiệt tình quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, bạn sẽ dần phát triển được những mối quan hệ chất lượng. Bạn sẽ thấy mình thuộc về một nơi nào đó, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để làm tốt công việc, bạn sẽ tìm được những giá trị lớn lao, và bạn muốn đóng góp nhiều hơn. Công việc sẽ không còn đơn thuần là kiếm miếng cơm manh áo.

    *Big 4: Là nhóm bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

    Nguồn: CHUYỆN CỦA NGÂN

  • Đại học Kinh doanh Oxford (Oxford Business College) và nhiều trường tương tự khác ở Anh đã kiếm được hàng triệu USD, chủ yếu nhờ tuyển sinh viên nhập cư.

    oxford business college 1

    Các nhân viên tuyển sinh đến khu phố của dân nhập cư, gõ cửa hoặc bắt chuyện với mọi người ở trung tâm mua sắm. Họ lăng xê giá trị của chương trình giáo dục tại một trường kinh doanh và đính kèm ưu đãi đáng ngạc nhiên: Học viên mới sẽ được tặng tiền.

    Tin tức về cơ hội này đã lan truyền rộng rãi với sự góp sức của các nhóm Facebook và lời truyền miệng. Nhiều gia đình đã ghi danh, qua đó giúp biến một trường dạy nghề gồm 41 học viên trên đỉnh một nhà hàng Trung Quốc thành tổ chức giáo dục vì lợi nhuận, hiện có vài cơ sở và hơn 8.000 sinh viên.

    Hồ sơ của ngôi trường ấy, có tên Oxford Business College, cho thấy quá trình chuyển đổi đó đã mang lại hàng triệu USD cho chủ sở hữu. Nhưng dù trong tên có chữ "Oxford", cơ sở giáo dục này không có liên quan tới ngôi trường danh giá của Anh.

    Những thay đổi theo hướng thị trường tự do trong nhiều năm đối với giáo dục đại học của Anh đã tạo cơ hội cho các trường vì lợi nhuận như Oxford Business College. Nhưng cách những ngôi trường này kiếm doanh thu tạo ra một số lo ngại, theo New York Times.

    "Cứ cho anh ta đỗ"

    Thông qua thỏa thuận hợp tác còn không rõ ràng với các trường đại học nhận tài trợ từ chính phủ, các trường vì lợi nhuận như Oxford Business College có thể cấp bằng đại học và nhận được hỗ trợ sinh viên từ chính phủ Anh.

    Một số trường được quảng cáo là con đường lấy bằng cấp dễ dàng và là cách kiếm tiền nhanh, dưới dạng khoản vay chính phủ khoảng 16.000 USD/năm để sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt.

    “Hãy ghi danh vào một trường đại học để nhận được tới 18.500 bảng Anh (23.000 USD), không yêu cầu bằng cấp”, một quảng cáo trên Facebook viết. Hàng chục bài đăng ẩn danh tương tự xuất hiện trên các nhóm Facebook dành cho người Đông Âu ở Anh.

    Các chuyên gia giáo dục đại học nhận định sự hợp tác giữa các trường đại học công và các trường vì lợi nhuận như Oxford Business College có thể giúp những sinh viên lớn tuổi và sinh viên ở những khu vực kém phát triển có được sự nghiệp tốt hơn.

    Một số sinh viên cho biết trường đại học Oxford Business College mang đến những cơ hội mà họ lẽ ra không thể có. Một cuộc khảo sát sinh viên toàn quốc cho thấy tỷ lệ ủng hộ cao dành cho ngôi trường này.

    Theo New York Times, nhiều quan hệ đối tác chỉ mới được xác lập nên rất khó để xác định liệu chúng có giúp sinh viên kiếm được việc làm được trả lương cao hơn sau khi tốt nghiệp hay không. Dữ liệu nhìn chung là chưa rõ ràng.

    Nhưng điều hiển hiện ở đây là việc nhiều ngôi trường kiếm ra tiền nhờ tham gia vào một khu vực đang phát triển nhanh trong hệ thống đại học nổi tiếng của nước Anh, nhưng khu vực này hiện chưa được giám sát chặt chẽ. Điều đó khiến hệ thống dễ bị trục lợi, các nhà quản lý nhận định.

    oxford business college 1
    Con phố nơi một cựu nhân viên tuyển sinh từng đi qua và kêu gọi mọi người ghi danh vào trường Oxford Business College. Ảnh: New York Times.

    Oxford Business College có ít nhất ba thỏa thuận hợp tác với các trường đại học công. Đối với mỗi sinh viên mới được nhận theo các thỏa thuận này, cả trường đại học và đối tác đều được hưởng lợi từ học phí sinh viên chi trả.

    Điều đó đã tạo ra động lực rất lớn để tuyển sinh. Các nhân viên tuyển sinh cho biết họ được trả tiền dựa trên số sinh viên ghi danh. Thậm chí, một số sinh viên nói tiếng Anh trầy trật cũng vẫn được nhận vào trường, theo nhiều nguồn tin.

    Ngay cả những ứng viên đã đạo văn câu trả lời trong các bài kiểm tra đầu vào cũng được trao cơ hội thứ hai hoặc thậm chí được đi bước tiếp theo trong quy trình tuyển sinh.

    “Anh ta đã sao chép câu trả lời từ nguồn trực tuyến”, một người phỏng vấn - người chịu trách nhiệm kiểm tra tiếng Anh của sinh viên - viết trong tin nhắn gửi tới người giám sát.

    “Cứ để anh ta đỗ”, người giám sát trả lời.

    Nhiều sinh viên cho biết họ rất vui khi có cơ hội học các nguyên tắc kinh doanh và cải thiện tiếng Anh. Tuy nhiên, nhiều người khác tự hỏi làm thế nào họ có thể trả các khoản vay và liệu trường có chuẩn bị đầy đủ hành trang để họ có công việc tốt.

    Trong câu trả lời bằng văn bản, Oxford Business College cho biết họ cung cấp các cơ hội giáo dục cho một nhóm sinh viên đa dạng. Padmesh Gupta, giám đốc của trường, nói rằng họ có các tiêu chuẩn tuyển sinh chặt chẽ, phù hợp với các đối tác và từ chối 60% số sinh viên nộp đơn.

    Trong một bản ghi nhớ vào tháng 10/2022, Văn phòng Sinh viên Anh - cơ quan quản lý giáo dục đại học - khẳng định các thỏa thuận hợp tác đó có nguy cơ bị lợi dụng. Sinh viên cũng có thể bỏ túi các khoản vay để trang trải chi phí sinh hoạt mà không có ý định học tập thực sự.

    Oxford Business College còn tặng cho sinh viên của mình một “tấm vé vàng” trị giá 250 bảng (khoảng 310 USD) với mỗi người ghi danh qua lời giới thiệu của sinh viên ấy. Trong khi đó, cách làm này bị cấm ở một số nước, như Mỹ.

    Một sinh viên cho biết cô đã giới thiệu hàng chục người, bao gồm cả chồng cô. Người chồng cho biết mình không lên lớp học và chỉ ghi danh để nhận hỗ trợ sinh viên của chính phủ. Bài vở ở trường của anh do vợ làm hộ.

    Theo New York Times, mô hình kinh doanh như trên chủ yếu thành công nhờ cách thức nước Anh tài trợ cho giáo dục đại học. Giáo dục đại học từng được miễn phí phần lớn do được chính phủ tài trợ trực tiếp. Điều đó đã dần được thay thế bằng học phí và các khoản vay sinh viên.

    Những khoản vay đó bao gồm học phí và chi phí sinh hoạt. Sinh viên chỉ được yêu cầu hoàn trả số tiền đó sau khi kiếm được 34.000 USD/năm.

    Lợi nhuận tăng mạnh

    Mối quan hệ đối tác với Đại học New Buckinghamshire vào năm 2019 đã thúc đẩy quá trình lột xác của Oxford Business College. Trường New Buckinghamshire lúc này cho biết họ “không thấy có chứng cứ về hành vi sai trái”, nhưng sẽ tạm dừng tuyển sinh thông qua trường đối tác.

    Họ cũng sẽ chỉ định nhân viên giám sát các chương trình tuyển dụng và học tập của Oxford Business College.

    Trong khi đó, Đại học West London, một đối tác khác, cho biết họ tự tin rằng sinh viên của mình tại Oxford Business College đáp ứng các tiêu chuẩn nhập học tương tự.

    Từ nhiều năm trước, trường đại học công và các trường khác ở Anh đã có thể xác lập quan hệ đối tác, còn được gọi là thỏa thuận nhượng quyền thương mại.

    Nhưng phải tới gần đây, dạng thỏa thuận ấy mới sinh lời lớn cho các trường cao đẳng và là cứu tinh của các trường đại học, chuyên gia đánh giá.

    Lý giải cho hiện tượng ấy, New York Times chỉ ra nguyên nhân nằm ở chỗ viện trợ trực tiếp của chính phủ hầu như đã cạn kiệt và học phí bị áp mức trần theo luật. Do đó, các trường đại học, đặc biệt là những trường không thể thu hút sinh viên quốc tế, phải chật vật tìm doanh thu.

    oxford business college 1
    Doanh thu của Oxford Business College tăng nhanh. Ảnh: New York Times.

    Mark Leach, người sáng lập tổ chức nghiên cứu giáo dục đại học Wonkhe, cho biết: “Thị trường đã trở nên cạnh tranh và khốc liệt hơn rất nhiều”. Ông gọi sự gia tăng gần như không kiểm soát của các trường học vì lợi nhuận thông qua nhượng quyền thương mại là một thất bại chính sách.

    Một năm trước khi hai bên ký thỏa thuận hợp tác, Oxford Business College chỉ có khoảng 25.000 bảng trong ngân hàng, trong khi Buckinghamshire hoạt động thua lỗ.

    Một năm sau đó, Oxford Business College có trong tay hơn một triệu bảng và Buckinghamshire hoạt động có lãi, nhờ chiến lược tăng trưởng bao gồm nhượng quyền thương mại. Theo những thỏa thuận này, sinh viên theo học Oxford Business College sẽ tốt nghiệp với bằng cấp từ một trường đại học đối tác.

    New York Times cho biết rất khó để đánh giá kết quả của một chương trình giáo dục đại học tại Oxford Business College do sinh viên nhập học vào năm 2019 chỉ mới vừa tốt nghiệp.

    Ngôi trường này đang hoạt động tốt. Vào năm 2022, họ kiếm được khoảng 6 triệu bảng Anh và có khoảng 15 triệu bảng Anh trong ngân hàng, hồ sơ cho thấy.

    Trả lời phỏng vấn, một số sinh viên Oxford Business College nói họ hài lòng với giáo viên và chương trình của trường. Nhưng nhiều người khác cho biết thật khó để phát triển bản thân khi các bạn cùng lớp dường như đi học chỉ vì tiền hoặc thậm chí nói tiếng Anh còn kém.

    “Hồi đầu, một số người trong lớp không nói được tiếng Anh. Đây là trường đại học kiểu gì vậy”, Lidia Lei, sinh viên năm ba đến từ Đông Timor, đặt câu hỏi.

    Lei chuẩn bị tốt nghiệp năm nay với bằng quản lý kinh doanh của Đại học New Buckinghamshire. Cô đặt câu hỏi liệu trình độ học vấn của mình có xứng đáng với món nợ đó hay không và liệu nó có giúp cô có được sự nghiệp tốt hay không.

    Theo Zing

  • Cuộc thi tìm kiếm tài năng sinh viên Việt ở Anh tạo sân chơi để sinh viên thể hiện tài năng và niềm đam mê nghệ thuật, kết nối và đoàn kết trong cộng đồng du học sinh Việt Nam.

    tim kiem tai nang sinh vien viet o anh 1
    Các tiết mục được sinh viên Việt Nam tại Anh đầu tư kỹ lưỡng để tham gia cuộc thi. (Ảnh: Hải Vân/TTXVN)

    Tối 2/6 theo giờ Anh, vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng sinh viên Việt Nam tại Anh (SVUK’s Talent Show) 2023 đã diễn ra tại Nhà hát Greenwood, Đại học King’s College London.

    Cuộc thi đã thu hút đông đảo sinh viên Việt Nam đến từ các trường đại học trên toàn Vương quốc Anh và là cơ hội để quảng bá văn hóa Việt ngay trên đất Anh.

    Phóng viên TTXVN tại Anh cho biết đây là sự kiện do Hội sinh viên Việt Nam tại Anh (SVUK) tổ chức để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Anh.

    Cuộc thi tạo sân chơi để sinh viên Việt Nam thể hiện tài năng và niềm đam mê nghệ thuật, đồng thời tạo sự kết nối và đoàn kết trong cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Anh.

    Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Đào Thị Hồng, Bí thư thứ nhất phụ trách giáo dục của Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, đánh giá cao sự năng động và sáng tạo của SVUK khi tổ chức SVUK’s Talent Show, một sân chơi bổ ích và ý nghĩa, tạo cơ hội để sinh viên Việt Nam học hỏi, khám phá và phát triển bản thân. Cuộc thi cũng là dịp để giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam tới bạn bè Anh và quốc tế.

    Chủ tịch SVUK Hà Phương Anh cũng cho biết đây là hoạt động lớn nhất trong năm của tổ chức này nhằm lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước trong cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Anh, đồng thời quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và giới thiệu hình ảnh năng động, sáng tạo của tuổi trẻ đất nước tới bạn bè quốc tế. Sự kiện cũng nhằm tôn vinh, quảng bá nền văn hóa hai nước nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Anh.

    tim kiem tai nang sinh vien viet o anh 1
    Tiết mục áo dài Việt Nam được các sinh viên Việt Nam biểu diễn tại sự kiện. (Ảnh: Hải Vân/Vietnam+)

    Trong đêm chung kết, 9 thí sinh - được lựa chọn từ 20 đội và cá nhân trong vòng thi đầu được tổ chức theo hình thức trực tuyến - đã tranh tài với các màn biểu diễn đặc sắc và đa dạng, từ hát, múa, nhảy tới biểu diễn nhạc cụ dân tộc và hiện đại. Mỗi tiết mục đều mang cá tính riêng của thí sinh, khiến cuộc thi đầy màu sắc và sống động.

    Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải cho 3 thí sinh xuất sắc nhất. Giải Nhất thuộc về cựu sinh viên Đại học Brunel Nguyễn Ngọc Minh, với bài hát Workaholic (Tham công tiếc việc) do em tự sáng tác và trình bày.

    tim kiem tai nang sinh vien viet o anh 1
    Các sinh viên đoạt giải tại cuộc thi. (Ảnh: Hải Vân/Vietnam+)

    Thí sinh Đàm Thị Huế đến từ Đại học Huddersfield giành giải Nhì với ca khúc Nàng thơ xứ Huế. Tiết mục Glorious Revenge (Màn trả thù vẻ vang) của sinh viên Đại học Northampton, Vương Đỗ Mai Hạnh, giành giải Ba.

    Quán quân Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ em đến với SVUK’s Talent Show bởi đây là một sân chơi lành mạnh, tạo cơ hội để sinh viên Việt Nam tại Anh giao lưu, kết nối và thể hiện bản thân.

    Ngọc Minh cho biết em sáng tác ca khúc Workaholic để chia sẻ những khó khăn và thách thức của giới trẻ trong việc tạo dựng sự nghiệp riêng. Ca khúc cũng là lời nhắc nhở các bạn trẻ đừng để tình yêu bị lãng quên giữa công việc bộn bề.

    SVUK’s Talent Show được tổ chức lần đầu tiên năm 2015 và tiếp theo là vào năm 2017 với sự góp mặt của ca sỹ Hà Anh Tuấn, nhạc sỹ Vũ Cát Tường, nhà thiết kế Lan Hương.

    Ban giám khảo cuộc thi năm nay gồm biên đạo và vũ công hiphop Việt Max; Giám đốc trường đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Ha My Academy, Hà My Phạm; quán quân SVUK Talent Show 2017 Jolly Mai; và Bí thư thứ nhất phụ trách văn hóa của Đại sứ quán Việt Nam tại Anh Nông Đàm Linh Tuấn.

    Theo Vietnamplus

  • Trong top 50 đại học tại Vương quốc Anh, 9 trường thu học phí khoảng 13.000 - 17.000 bảng Anh (370 - 480 triệu đồng) một năm, rẻ hơn so với mức trung bình 22.000 bảng (627 triệu đồng).

    Đây là những đại học hàng đầu Vương quốc Anh theo xếp hạng của US News. Những ngành học phí rẻ nhất tại đây là thường là Giáo dục, Truyền thông, Ngôn ngữ.

    Học phí rẻ nhất với sinh viên quốc tế là ở trường Y học Nhiệt đới Liverpool. Ngành Global Health (Sức khỏe toàn cầu) của trường này có học phí 12.900 bảng Anh (368 triệu đồng) một năm. Các ngành khác của trường như Sinh học bệnh Nhiệt đới, Bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm, Y tế công cộng thu học phí 23.000 bảng (khoảng 654 triệu đồng) mỗi năm.

    vnd
    Một tòa nhà trong khuôn viên Đại học Leicester, Anh. Ảnh: Univercity of Leicester

    Trường có mức học phí trung bình tốt nhất là Đại học Leicester với học phí 14.350 bảng (409 triệu đồng) cho tất cả ngành học. Tiếp đó là Đại học West Scotland, dao động 14.200 - 14.500 bảng Anh (khoảng 400 triệu đồng) một năm với ngành Giáo dục cộng đồng. Mức học phí cao nhất với sinh viên quốc tế trong số này thuộc về Đại học Loughborough với các khóa học về Khoa học máy tính, khoảng 27.250 bảng Anh (776 triệu đồng) một năm.

    Các trường còn lại thu học phí phổ biến ở mức 17.000 - 20.000 bảng Anh (480 - 570 triệu đồng) một năm. Hầu hết có chương trình học đa dạng, bao gồm cả Khoa học Xã hội, Kỹ thuật, Tài chính - Kế toán, Y sinh. Học phí nhiều trường được thông báo tăng 5% mỗi năm.

    truong dai hoc anh

    Về xếp hạng, đứng đầu là Đại học Leicester. Trường xếp thứ 24 trong top đại học tốt nhất Vương quốc Anh và thứ 217 trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu của US News. Các trường còn lại trong top 400 - 600 thế giới. Nếu theo học các trường có thứ hạng cao hơn ở Vương quốc Anh, sinh viên quốc tế cần chi trả khoảng 30.000 - 45.000 bảng (850 triệu - 1,3 tỷ đồng) một năm.

    Ngoài học phí, du học sinh cần thêm ít nhất khoảng 1.300 bảng Anh (37 triệu đồng) cho chi phí sinh hoạt hàng tháng, mức này sẽ cao hơn nếu du học sinh theo học các trường ở thủ đô London.

    Du học đại học ở Vương quốc Anh thường đắt đỏ hơn so với các quốc gia châu Âu khác. Nhiều đại học ở Tây Ban Nha, Hà Lan, Na Uy, Phần Lan thu học phí 5.000 - 15.000 euro (125 - 370 triệu đồng) một năm với sinh viên quốc tế, nhiều nơi gần như miễn phí, tuy nhiên điểm hạn chế của các trường này là ít chương trình cử nhân học bằng tiếng Anh.

    VnExpress (theo US News)

  • Phần lớn sinh viên quốc tế sẽ bị cấm đưa người thân đến Vương quốc Anh trong bối cảnh nước này muốn hạn chế người nhập cư.

    Thông tin được công bố trên website của Chính phủ Anh hôm 23/5. Theo đó, chỉ du học sinh theo các chương trình nghiên cứu (thạc sĩ, tiến sĩ) mới được mang theo người thân sang cùng, thay vì tất cả như trước đó.

    Sinh viên quốc tế cũng không được chuyển đổi thị thực du học sang thị thực làm việc cho đến khi tốt nghiệp. Chính thay đổi trên sẽ được áp dụng từ tháng 1/2024.

    dai hoc manchester
    Khuôn viên Đại học Manchester, Anh. Ảnh: The University of Manchester

    Quyết định này diễn ra trong bối cảnh Anh đón dòng người di cư cao kỷ lục thời gian qua. Một thống kê cho thấy số người di cư ròng (chênh lệch giữa số người đến và đi) tăng từ hơn 500.000 từ tháng 6/2022 lên hơn 700.000 vào cuối năm ngoái.

    Ngoài ra, năm 2022, gần nửa triệu visa (thị thực) sinh viên đã được cấp. Số visa cấp cho người thân của những du học sinh này là 136.000, tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Trong đó, Nigeria có số lượng người phụ thuộc visa sinh viên cao nhất với gần 61.000 người. Xếp thứ hai là Ấn Độ với 39.000 người, tăng mạnh so với hơn 3.100 hồi năm 2019. Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka ở các vị trí tiếp theo.

    Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman cho rằng đã đến lúc thắt chặt điều này để thực hiện cam kết của Chính phủ với người dân về việc cắt giảm di cư ròng, đảm bảo những người di cư đến Vương quốc Anh là những người có tay nghề cao, mang lại nhiều lợi ích.

    "Đây là điều công bằng để bảo vệ tốt hơn các dịch vụ công cộng, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế bằng cách cho phép những sinh viên đóng góp nhiều nhất đến đây", bà Suella nói.

    Một phát ngôn viên của Thủ tướng cho biết chính phủ cũng có kế hoạch rà soát các yêu cầu về tài chính với sinh viên và người phụ thuộc, đồng thời trấn áp "những cơ sở đào tạo bất chính, cung cấp các chương trình học tập không phù hợp chỉ để bán cơ hội nhập cư, chứ không phải giáo dục".

    Jo Grady, Tổng thư ký Liên đoàn đại học và cao đẳng, phản đối việc này.

    "Những người chọn học tập ở Anh, bất kể họ đến từ đâu đều mang lại giá trị to lớn cho xã hội và xứng đáng có quyền sống cùng những người thân của họ", bà nói.

    Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách mới có thể gây ra khó khăn lớn cho các trường đại học ở Anh, vì nhiều trường phụ thuộc vào nguồn thu học phí từ sinh viên nước ngoài.

    Hiện, khoảng 600.000 sinh viên quốc tế theo học tại Anh. Trong đó, du học sinh Việt khoảng hơn 12.000.

    Học phí bậc cử nhân với sinh viên quốc tế tại Anh khoảng 13.000-40.000 bảng (380 triệu - 1,1 tỷ đồng) mỗi năm. Ngoài ra, du học sinh cần chi khoảng 300-700 bảng (8,7-20 triệu đồng) tiền thuê nhà và 300-500 bảng tiền chi tiêu hàng tháng.

    Dù chi phí cao, lợi thế của du học Anh là thời gian lấy bằng cử nhân khoảng 3 năm so với 4 năm ở các quốc gia khác. Tương tự, chương trình thạc sĩ chỉ kéo dài một năm, thay vì hai năm.

    VnExpress (theo The Guardian, LBC London, OGL)

  • ba suella visa sinh vien
    Bà Suella Braveman muốn giới hạn visa 2 năm dành cho du học sinh tốt nghiệp. Tuy nhiên ý kiến này của bà đang vấp phải sự phản đối của Quốc hội, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục. Ảnh: Leon Neal/Getty Images

    Các lãnh đạo nhập cư đang ủng hộ kế hoạch thu hẹp quyền hạn của visa dành cho du học sinh tốt nghiệp, tuy nhiên Nội Các lại chưa đồng ý. 

    Thủ tướng Anh và Bộ trưởng Tài chính không tán thành lời đề nghị rút quyền được ở lại 2 năm sau tốt nghiệp của du học sinh. Vì sao lại có đề nghị này?

    Trong một cuộc phỏng với tờ Telegraph, Giáo sư Brian Bell, chủ tịch Ủy ban Tư vấn Nhập cư (Migration Advisory Committee - MAC) cho biết ủy ban này đã cảnh báo quốc hội cách đây 5 năm. Rằng visa 2 năm sẽ tạo điều kiện cho du học sinh ở lại Anh làm việc trong những ngành nghề kỹ năng thấp (low-skilled).

    Visa này cũng tạo điều kiện cho du học sinh đưa người phụ thuộc của họ tới UK. Số lượng du học sinh đưa "người ăn theo" đến Anh đã tăng gấp 10 lần. Từ năm 2018, số lượng "người nhà" của du học sinh thạc sĩ đã tăng từ 16,000 lên 135,000 người. Cũng có 73,000 du học sinh đang theo visa 2 năm.

    Sự kết hợp giữa visa 2 năm và quyền được đưa người nhà đến Anh, đã góp phần gia tăng số lượng người nhập cư ở UK. 

    Bà Suella Braverman muốn hạn chế loại visa này, nhưng đã vấp phải sự phản đối của Quốc Hội, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục. 

    Giáo sư Bell làm việc tại khoa kinh tế của trường King's Business School thuộc Đại học King's College London. Ông nói rằng visa 2 năm cho phép sinh viên nước ngoài "làm việc không giới hạn suốt 2 năm", trong khi họ chỉ phải bỏ ra chi phí cho 1 năm học thạc sĩ. Du học sinh thạc sĩ còn được đem cả vợ/chồng và con cái đến UK. 

    MAC phát hiện ra rằng những du học sinh ở lại sau tốt nghiệp thường làm việc trong các ngành nghề không đòi hỏi kỹ năng, lương thấp và đóng góp ít cho nền kinh tế.

    Ông Bell cho rằng giảm số lượng du học sinh sẽ khiến GDP sụt giảm. Tuy nhiên, một lượng lớn "người phụ thuộc" đến UK sẽ gia tăng gánh nặng cho người đóng thuế. 

    Bà Braveman đang muốn "trảm" visa 2 năm và chỉ cho du học sinh được ở lại 6 tháng để tìm việc. MAC đã đưa ra đề nghị này vào năm 2018 nhưng bị phớt lờ. Bà Braveman cho rằng visa 2 năm cho phép "du học sinh ở lại 2 năm, không bắt buộc phải làm việc và cũng không phải học". 

    Bà cũng muốn cấm du học sinh thạc sĩ mang người nhà theo. Đề xuất này của bà đã được chấp nhận và sẽ được công bố trong tuần này.

    Trong khi đó, bà lại muốn tăng lương tối thiểu cho lao động nước ngoài có kĩ năng. Hiện tại mức lương đang là £26,200. Còn những ngành nghề như lái xe tải, thu hoạch rau quả, bán hàng trong chợ...thì nên để lao động trong nước làm. 

    Tuy nhiên Bộ Tài Chính cho rằng đề xuất này có thể khiến thị trường lao động thêm thiếu hụt, dẫn tới lạm phát lương, khiến giá cả gia tăng. 

    Viethome (theo Telegraph)

  • Sinh viên du học tại xứ sương mù có thể làm nhân viên dọn phòng, gia sư, nhân viên kho hàng... và nhận mức lương xấp xỉ 300.000 đồng/giờ trở lên.

    Gần đây Vương quốc Anh đã nới lỏng các quy định về thị thực làm việc sau khi học tập. Thị thực làm việc dành cho sinh viên quốc tế có nguyện vọng ở lại Anh để tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Điều này cho phép sinh viên quốc tế ở lại Vương quốc Anh để làm việc sau khi học xong.

    Tuy nhiên, luôn có một số quy định nghiêm ngặt về việc làm thêm tại Vương quốc Anh đối với sinh viên quốc tế đi theo thị thực du học. Trong trường hợp bất kỳ sinh viên quốc tế nào không tuân thủ các quy tắc do Cơ quan bảo vệ biên giới Anh quốc đưa ra, họ có nguy cơ bị trục xuất.

    Sinh viên quốc tế tới Anh du học có thể làm việc trong khuôn viên trường học của họ hoặc bên ngoài trường với bất kỳ cơ hội công việc nào mà họ tìm được.

    Những sinh viên quốc tế làm việc bán thời gian sẽ được làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần. Điều này có nghĩa là bạn không thể làm việc hơn 4 giờ mỗi ngày, trừ hai ngày nghỉ cuối tuần.

    lam them o anh
    Nhân viên kho hàng (Ảnh: Courtesy of Gov.UK).

    Với những sinh viên còn đang là học viên của trung tâm ngoại ngữ, họ chỉ có thể làm việc tối đa 10 giờ mỗi tuần.

    Thị thực sinh viên phải hợp lệ và được cấp cho một chương trình học toàn thời gian. Sinh viên quốc tế được phép làm việc toàn thời gian trong các kỳ nghỉ.

    Trước khi nhận bất kỳ công việc bán thời gian nào, hãy kiểm tra xem tình trạng thị thực của bạn có cho phép bạn làm việc tại Vương quốc Anh hay không.

    Lưu ý rằng, làm thêm quá nhiều giờ mỗi ngày sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của bạn. Đó là lý do tại sao nhiều trường đại học và cao đẳng khuyến nghị sinh viên quốc tế chỉ nên làm thêm tối đa 15 giờ mỗi tuần.

    Lý do đằng sau điều này là để duy trì sự cân bằng giữa học tập và cuộc sống. Bạn cần suy nghĩ kỹ rằng, công việc làm thêm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học tập và cuộc sống hàng ngày của bạn.

    Một số công việc phù hợp với sinh viên quốc tế tại trường học bao gồm: Nhân viên thư viện, nhân viên cửa hàng sách, nhân viên trung tâm y tế trường đại học, gia sư... Một số công việc ngoài khuôn viên trường mà sinh viên có thể làm bao gồm: Nhập dữ liệu, dịch vụ sức khỏe, dịch vụ giao hàng, nhân viên bán hàng, công việc lễ tân...

    Dưới đây là những công việc làm thêm có thu nhập khá tốt dành cho sinh viên du học Anh:

    Quản trị viên (280.000 đồng/giờ)

    Nếu bạn đang muốn phát triển kinh nghiệm trong môi trường văn phòng thì hãy xem xét một công việc bán thời gian với tư cách là quản trị viên của một công ty. Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm: Nhận cuộc gọi; Chào đón khách; Gửi Email; Nộp tài liệu; Quản lý nhật ký công ty.

    Vai trò quản trị viên sẽ cho phép bạn xây dựng các kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức công việc, viết văn bản và giao tiếp bằng lời nói. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn thành công trong nhiều ngành nghề nếu bạn tiếp tục theo đuổi lĩnh vực này.

    Tổng đài viên (310.000 đồng/giờ)

    Các nhân viên tổng đài sử dụng những kỹ năng dịch vụ khách hàng của họ để xử lý các cuộc gọi đến và đi.

    Bản chất của các tin nhắn và cuộc gọi mà họ nhận được bao gồm thanh toán hóa đơn, khiếu nại hỗ trợ, giải đáp câu hỏi, thắc mắc... Là một điện thoại viên, bạn sẽ phụ trách những công việc như: Nghiên cứu giải pháp; Xử lý đơn đặt hàng, đơn đăng ký và biểu mẫu do khách hàng yêu cầu; Xác định và báo cáo các vấn đề ưu tiên; Ghi lại chi tiết các thắc mắc, khiếu nại, nhận xét và các công việc đã thực hiện; Hoàn thành ghi chú cuộc gọi và báo cáo cuộc gọi.

    Công việc này có giờ làm việc linh hoạt, vì thế nó khá lý tưởng cho những sinh viên quốc tế cần sự cân bằng giữa lịch học và công việc của mình.

    Nhân viên dọn phòng (260.000 đồng/giờ)

    Nếu bạn không muốn ngồi bên bàn làm việc cả ngày mà muốn được vận động tay chân thì một công việc quản gia hoặc dọn phòng khách sạn bán thời gian có thể là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

    Với vai trò này, bạn sẽ: Quét, hút bụi và lau các khu vực sinh hoạt; Lau sạch các quầy, cửa tủ, thiết bị và bồn rửa trong nhà bếp; Lau nhà vệ sinh, bồn tắm, gương và vòi hoa sen trong phòng tắm; Giặt, gấp và là quần áo; Làm sạch cửa sổ; Thay ga trải giường.

    Nếu việc dọn dẹp và sắp xếp luôn là một trong những điểm mạnh của bạn, hãy tìm kiếm công việc tại các công ty dọn dẹp và vệ sinh trong thành phố của bạn.

    Gia sư riêng (595.000 đồng/giờ)

    Một trong những công việc bán thời gian được trả lương cao nhất cho sinh viên quốc tế là dạy kèm riêng.

    Nếu bạn có kiến thức chuyên môn về một môn học cụ thể và biết sắp xếp công việc, đáng tin cậy và có kỹ năng sư phạm, bạn nên làm gia sư. Là một gia sư, bạn sẽ có trách nhiệm: Nhận biết nhu cầu học tập cá nhân của học sinh; Dạy học sinh để nâng cao kỹ năng của họ trong các môn học cụ thể; Chuẩn bị bài và giao, sửa bài ở nhà; Đánh giá sự tiến bộ của học sinh; Thảo luận về kết quả học tập với học sinh hoặc phụ huynh của họ; Chuẩn bị và sửa chữa các bài kiểm tra.

    Nếu bạn có ước mơ trở thành một giáo viên hoặc thích truyền thụ kiến thức mà bạn đã có cho người khác thì trở thành một gia sư riêng là công việc tuyệt vời dành cho bạn.

    Nhân viên vận hành kho hàng (300.000 đồng/giờ)

    Nếu bạn là người sẵn sàng làm việc chân tay nặng nhọc thì công việc bán thời gian của một nhân viên kho hàng sẽ nằm trong tầm ngắm của bạn.

    Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ sau: Chọn và đóng gói hàng hóa để giao hàng; Bốc vác sản phẩm lên xe; Kiểm tra số lượng hàng tồn kho.

    Các nhân viên kho hàng không chỉ có cơ hội làm việc theo giờ giấc linh hoạt mà họ còn có thể bỏ qua phòng tập thể dục do công việc này đòi hỏi người làm phải có sức khỏe, làm việc "luôn chân luôn tay".

    Nhân viên pha chế đồ uống (300.000đồng/giờ)

    Làm việc trong một quán cà phê hẳn là sự yêu thích của nhiều sinh viên bởi môi trường làm việc khá dễ chịu.

    Các quán cà phê có xu hướng thuê sinh viên làm việc do lịch làm việc linh hoạt. Là một nhân viên pha chế, bạn sẽ phụ trách: Pha chế và phục vụ đồ uống nóng và lạnh; Vệ sinh và làm sạch các dụng cụ, khu vực và thiết bị làm việc; Lau chùi bàn ghế; Đề xuất sản phẩm cho khách hàng; Mô tả các món đồ ăn/uống trong thực đơn; Phục vụ khách hàng và nhận đơn đặt hàng.

    Ngoài môi trường thú vị, một lợi ích khác khi làm việc trong quán cà phê là nhiều chủ quán cung cấp cà phê và đồ ăn miễn phí hoặc giảm giá cho nhân viên của họ.

    Theo studyabroad.shiksha.com

  • Trúng tuyển học bổng Chevening để du học Anh, Nguyễn Tùng Sơn kết hợp đi đến 34 quốc gia trong 16 tháng tại đây.

    Học thạc sĩ Đầu tư - Tài chính tại Đại học Queen Mary London, chàng trai 29 tuổi, người Long An, thường tranh thủ thời gian du lịch vào ngày nghỉ giữa học kỳ, ngày lễ, hoặc thời gian viết khóa luận.

    Đi qua 34 quốc gia, cùng 15 thành phố, thị trấn ở Anh, nhưng Sơn nói không chỉ "check-in" qua loa. Sơn lên kỹ lịch trình mỗi ngày để trải nghiệm, ở cùng để tiếp xúc với người dân bản địa thay vì ở khách sạn. Để tiết kiệm chi phí, Sơn dùng Couchsurfing - website tìm chủ nhà để xin ở nhờ. Sau các chuyến đi, 58 người ở cùng đã để lại nhận xét về Sơn trên ứng dụng này. Tất cả đều đánh giá tốt về chàng trai người Việt.

    "Tôi đã tận dụng được cơ hội mà học bổng toàn phần mang lại để vừa học tốt, vừa trải nghiệm văn hóa ở châu Âu", Sơn nói.

    du hoc sinh anh du lich chau au 1
    Sơn trong lễ tốt nghiệp tại Đại học Queen Mary London, tháng 1/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Cho rằng mọi trải nghiệm đều quý giá, Sơn cố gắng đi nhiều nhất có thể thay vì chọn lựa theo xu hướng. Chẳng hạn với Luxembourg, không nhiều người đến châu Âu chọn tới đất nước bé nhỏ này. Tuy nhiên, đây là một trong những quốc gia thú vị nhất mà Sơn từng đặt chân đến.

    Sơn cho hay, đi dạo trung tâm thành phố Luxembourg chỉ mất vài tiếng nhưng anh cảm nhận được rõ nét sức sống của một thành phố dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính vì đây là nơi đặt trụ sở của rất nhiều cơ quan trong liên minh châu Âu, các tập đoàn tài chính lớn. Nhiều người Pháp, Đức, Italy đến đây làm việc vào mỗi sáng, rồi trở về biên giới vào buổi chiều.

    "Tôi ngạc nhiên khi biết nếu sinh ra và lớn lên tại đây, người dân sẽ biết ít nhất ba ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, đó là tiếng Luxembourg, Pháp và Đức", Sơn nói.

    Không chỉ mở mang kiến thức về lịch sử, văn hóa, đến mỗi quốc gia, Sơn cũng quan tâm tìm hiểu cách vận hành các hệ thống, đặc biệt là giáo dục và môi trường sống của người dân. Chẳng hạn ở Thụy Sĩ, Sơn biết thêm về hệ thống giáo dục với hai hướng riêng biệt về học thuật và dạy nghề. Dù lựa chọn con đường nào, mọi người đều được tôn trọng. Hay ở Đan Mạch, khi trò chuyện cùng người hướng dẫn bản địa, Sơn lý giải được động lực học tập của người dân khi có hệ thống giáo dục miễn phí và được tạo điều kiện, gồm cả trợ cấp tiền để theo đuổi việc học.

    "Tôi thấy được sự khác biệt rõ ràng về chất lượng sống giữa Tây Âu, Nam Âu, Đông Âu và Bắc Âu. Những trải nghiệm này giúp tôi biết bản thân ở đâu và cần làm gì để phát triển hơn nữa", Sơn chia sẻ. Ở góc độ của một nhà đầu tư, khi đi nhiều nơi, Sơn cũng nhìn ra những cơ hội để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp môi trường kêu gọi đầu tư. Theo Sơn, đây là những đối tượng khó khăn khi tiếp cận thị trường tài chính.

    Dù đi nhiều, Sơn vẫn tốt nghiệp xuất sắc chương trình thạc sĩ ở Đại học Queen Mary London - ngôi trường xếp thứ 124 trong bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education năm 2023.

    Sơn nói động lực rời bỏ vị trí trưởng nhóm kiểm toán và tư vấn quản trị tài chính tại KPMG - một trong bốn công ty kiểm toán nổi tiếng thế giới (big 4), trụ sở tại Việt Nam, năm 2020 để du học bởi muốn nâng cao năng lực trong lĩnh vực đầu tư tạo tác động.

    "Khi tham gia một tổ chức phi chính phủ, đánh giá các dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho nhà dân hay xây dựng trường học, tôi nhận ra các tổ chức thực hiện còn thiếu nhiều kỹ năng khi viết đề xuất, lập ngân sách và kêu gọi đầu tư. Đáng lẽ tôi có thể đưa ra những gợi ý thiết thực hơn nhưng lại chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm", Sơn nhớ lại. Vì thế, trong thời gian học ở Anh, Sơn tập trung cao độ để thu nạp kiến thức tốt nhất có thể.

    "Khi lên lớp, tôi ngồi gần bục giảng để có thể tiếp thu tốt hơn, cố gắng trao đổi và đặt câu hỏi những điểm chưa rõ tại lớp, hoặc email hỏi giảng viên", Sơn chia sẻ.

    Ngoài ra, Sơn tích cực học nhóm để có thể tự động viên mình và được bạn bè hỗ trợ khi làm bài tập, giải thích những kiến thức khó và ôn thi. Tổng cộng, Sơn hoàn thành 135 tín chỉ ở 8 môn học và 45 tín chỉ khóa luận. Đề tài của Sơn về định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp bội số và triển vọng ESG đạt 80/100 điểm.

    Bên cạnh đó, Sơn tham gia điều hành một quỹ đầu tư mạo hiểm tạo tác động tại trường và đi thực tập ở một công ty tư vấn, kiêm quản lý quỹ tại London để học hỏi kinh nghiệm thực tế.

    Hồi tháng 1, Sơn nhận bằng tốt nghiệp Đại học Queen Mary London loại xuất sắc với điểm tốt nghiệp đạt 78%. Đồng thời, chàng trai quê Long An nhận tin trở thành ủy viên của Hiệp hội Hoàng gia Anh về Xúc tiến Nghệ thuật, Sản xuất và Thương mại (RSA) - tổ chức có lịch sử 260 năm về các sáng kiến xã hội.

    du hoc sinh anh du lich chau au 1
    Sơn khi mới sang Anh du học, tháng 9/2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Chị Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Kiểm toán tại KPMG, nhận xét Tùng Sơn là người có khả năng suy nghĩ, trình bày ấn tượng; ham học hỏi và cầu tiến.

    "Sơn luôn lập kế hoạch một cách khoa học và tận dụng triệt để thời gian để hoàn thành các mục tiêu trong cuộc đời. Em biết cách huy động mọi nguồn lực xung quanh để đạt được các mục tiêu đó", chị Hà nhận xét.

    Trở về Việt Nam ngay sau khi tốt nghiệp, Sơn hiện làm việc cho một tổ chức trong lĩnh vực đầu tư tạo tác động có trụ sở tại Singapore.

    "Tôi hỗ trợ các doanh nghiệp Việt chuẩn bị hồ sơ tài chính, các tài liệu huy động vốn và kết nối họ với các nhà đầu tư trên thế giới", Sơn nói.

    Nhìn lại quãng thời gian học ở Anh, Sơn cho rằng cũng phải đánh đổi khi gần như không có thời gian tụ tập ở London cùng bạn bè. Dù vậy, các trải nghiệm học tập, du lịch cũng như tham gia các tổ chức và cộng đồng sinh viên sau đại học đã đặt nền móng vững chắc cho Sơn về con đường sắp tới. Đó là sự khiêm tốn và kiên trì tinh thần life-long learning (học tập suốt đời), để trở thành nhà đầu tư tạo tác động giỏi như Sơn mơ ước.

    Theo VnExpress

  • Nguyễn Hoàng Phúc cho rằng không nên chọn công việc part-time chỉ vì thu nhập và dù có học bổng toàn phần vẫn nên sắp xếp đi làm.

    Nguyễn Hoàng Phúc, 26 tuổi, từng học 3 năm dự bị đại học, 5 năm đại học và thạc sĩ tại Đại học Bath, Anh. Anh chia sẻ một số kinh nghiệm nhận công việc part-time phù hợp. Những điều này được anh chỉ ra khi làm cố vấn cho học sinh Việt Nam mong muốn du học Anh, trong khuôn khổ dự án "Pay It Forward by Du học sinh Việt Nam":

    1. Đừng chọn công việc chỉ vì thu nhập

    Mình sang Anh từ năm lớp 9, khi giành được học bổng toàn phần học phí cho 3 năm dự bị đại học (một năm GCSE và hai năm A-Level, tương đương như cấp 3 ở Việt Nam). Khi lên đại học, mình học tập theo dạng tự túc. Vì vậy, mình làm thêm nhiều công việc để trang trải cuộc sống.

    Trong khi nhiều bạn sang Anh du học sẽ làm những công việc như rửa bát, phụ bàn ở quán ăn, quán cà phê thì mình chọn hướng đi khác. Mình hay nộp hồ sơ xin việc vào những vị trí cần kỹ năng giao tiếp và học thuật, chuyên ngành, chẳng hạn trợ giảng, gia sư hướng dẫn các bạn lớp dưới, dẫn tour tham quan trường, thành phố. Đến năm thứ ba, mình cố gắng giành suất thực tập một năm do các công ty ngoài tuyển chọn ứng viên trong trường, để vừa học tập, vừa có thu nhập.

    tim viec lam them o anh vuong nhat bac
    Nguyễn Hoàng Phúc là cựu sinh viên Đại học Bath (Anh). Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Lựa chọn của mình không phải do những công việc như phụ bàn không xứng đáng để làm. Nó vẫn khai thác được nhiều kỹ năng như tính kiên trì, sự chủ động trong công việc. Tuy nhiên theo mình, kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc và kết nối mọi người, đặc biệt liên quan đến chuyên ngành đang học sẽ quan trọng hơn. Và mình lựa chọn những công việc xoay quanh kỹ năng mình muốn phát triển.

    Như những công việc mình chọn, ngoài phát triển kỹ năng, nó còn giúp CV đẹp hơn. Vì vậy, các bạn nên suy nghĩ về công việc part-time để lựa chọn cho phù hợp, cố gắng tìm việc có thể hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân chứ đừng chỉ nhìn vào một khía cạnh như dễ làm, nhàn hạ hay thu nhập cao.

    2Tìm kiếm việc làm part-time từ nhiều luồng

    Có nhiều cách để tìm việc part-time, có thể thông qua trường, bạn bè hay đọc thông tin trên mạng. Mình thường tìm kiếm thông qua hai luồng. Thứ nhất là ở trong khoa mình học. Khoa hay tuyển sinh viên năm thứ hai và thứ ba có kinh nghiệm học tập các môn ở năm nhất để làm trợ giảng, giúp đỡ sinh viên năm nhất học tập, giải bài liên quan đến kiến thức chuyên môn.

    Số lượng sinh viên năm hai, năm ba khá nhiều. Tuy nhiên, khối lượng học tập rất lớn, đặc biệt với chương trình học lấy bằng master (thạc sĩ) như mình. Vì vậy, nhiều sinh viên không muốn tham gia làm trợ giảng để tập trung vào việc học. Mình thì nghĩ công việc này cũng hỗ trợ việc học, ôn luyện kiến thức chuyên môn nên chỉ cần quản lý thời gian tốt là có thể nhận.

    Luồng thứ hai là website của trường. Trường mình có đăng tin tuyển dụng nội bộ với nguồn tin rất rõ ràng. Các vị trí công việc rất đa dạng, từ trông trẻ, phụ bàn đến làm hướng dẫn viên cho khách tham quan trường, thành phố. Các tin tuyển dụng cũng mô tả rõ bạn cần bao nhiêu năm kinh nghiệm, cần có kỹ năng gì. Vì vậy, các bạn sẽ không khó để tìm kiếm một công việc. Quan trọng là phải lựa chọn phù hợp với mong muốn của bản thân và có thể quản lý thời gian để đảm bảo hoàn thành công việc đó song song với việc học.

    3. Chú ý kỹ năng giải quyết tình huống khi đi phỏng vấn

    Với một số công việc part-time, không đơn giản chỉ nộp hồ sơ là được nhận. Đơn vị tuyển dụng có thể đặt ra những cuộc phỏng vấn nhỏ với những câu hỏi không khó nhưng cũng đòi hỏi bạn phải có sự tìm hiểu một chút trước đó và có kỹ năng giải quyết vấn đề.

    Chẳng hạn, khi mình xin làm hướng dẫn viên của trường, họ sẽ hỏi các câu dạng "Nếu khách tham quan gặp vấn đề sức khỏe, bạn sẽ xử lý như nào", "Bạn cần tìm sự hỗ trợ từ bộ phận nào khi gặp vấn đề phát sinh"?

    4. Đừng ngại hỏi

    Như đã nói ở trên, làm part-time cũng là cách để học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân chứ không đơn thuần để có thêm thu nhập. Vì vậy, bạn hãy cố gắng học hỏi từ các anh chị đi trước, những người đã làm công việc tương tự. Họ sẽ cho bạn nhiều bài học, kinh nghiệm hữu ích.

    Nếu công việc có lượng người Việt Nam làm quá ít, bạn vẫn có thể hỏi các bạn nước ngoài. Với đa số người mình gặp, họ nhiệt tình chia sẻ. Với một số công việc nhất định như dẫn tour tham quan hay trợ giảng, bạn có thể đề nghị họ cho theo cùng để học hỏi, quan sát cách họ tương tác với người khác.

    Ngoài học hỏi những người có kinh nghiệm, bạn cũng đừng ngại hỏi khi gặp bất kỳ vấn đề gì trong công việc hoặc khi chưa thành thạo kỹ năng nào đó. Chỉ khi hỏi, bạn mới biết mình đang thiếu gì và cần bổ sung kỹ năng nào.

    5. Nhất định quản lý tốt thời gian

    Như mình đã nhắc rất nhiều ở trên, để có thể làm part-time khi học đại học, bạn cần nhất là kỹ năng quản lý thời gian. Nếu không có kỹ năng này, rất có thể bạn lơ là việc học, dẫn đến không hoàn thành môn đúng kỳ hạn mong đợi, hoặc ngược lại không hoàn thành tốt công việc part-time và bỏ dở giữa chừng.

    Không ít bạn rơi vào trường hợp này, đặc biệt khi tới năm thứ tư, khối lượng học tập lớn. Khi đó, mình đã cắt giảm thời gian đi làm thêm để tập trung việc học, ra trường và lấy bằng tốt nghiệp như rất nhiều sinh viên khác cùng khóa.

    Ở Anh, visa dành cho sinh viên nước ngoài cho phép bạn làm tối đa 20 tiếng mỗi tuần. Với mình, lượng thời gian này là khá vừa vặn. Nhiều bạn không thể tận dụng hết 20 tiếng. Có những bạn không áp lực về mặt chi phí thậm chí không sử dụng quỹ thời gian này.

    Tuy nhiên, với rất nhiều lợi ích từ việc làm thêm, mình khuyên các bạn nên đi làm, ngay cả khi nhận được học bổng toàn phần. Chắc chắn nó sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm mới lạ ngoài vùng an toàn và những kỹ năng cần thiết cho công việc sau khi ra trường.

    Theo VnExpress

  • Nối tiếp "Phần 1: Cuộc chơi hay cuộc đầu tư?" khi suy nghĩ về việc "Nhà ít tiền vẫn cố đi du học có được không?", cựu du học sinh Anh tại London - anh Hoàng Huy tiếp tục chia sẻ những khó khăn đã trải qua để đưa tới độc giả góc nhìn thực tế nhất về cuộc sống của một sinh viên Việt Nam tại phương trời Tây.

    Phần 2: Cuộc vạn lý trường chinh

    Ba ngày sau khi đến London, đợi cho hết Jet-lag, và tìm hiểu được cách đi lại di chuyển phương tiện công cộng, tôi quyết định đi tìm cái gì đó để làm tranh thủ thời gian còn chưa vào học chính thức. Thực ra với một vốn ngôn ngữ tốt và sự bạo dạn sẵn có - dễ thích nghi với cái mới, tôi chẳng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm gì mấy, từ Việt Nam sang London thì cũng chỉ giống như từ Hải Phòng lên Hà Nội. Đấy là tôi, còn các bạn khác, tôi không biết.

    Với một kinh nghiệm đi làm thêm từ rất rất sớm, dù đúng là không phải con nhà khó khăn, tôi thấy cái sự đi làm thêm là hết sức thú vị. Nó giúp tuổi trẻ được tận hưởng sự thô ráp của cuộc sống một cách trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, chuyện bạn có "chịu nổi nhiệt" khi đi làm ở trời Tây không thì lại là khác. Tiền đúng là dễ kiếm, đấy là với người khác; còn bạn có kiếm nổi hay không, thì cũng lại là chuyện khác.

    tuyet o london 1
    Anh Hoàng Huy đã trải qua nhiều mùa tuyết rơi ở London. Ảnh: FB Hoàng Huy

    Ở Anh, sẽ có hai sự lựa chọn cho sinh viên quốc tế như Việt Nam. Một, làm cho Tây, mức lương tối thiểu, 20 tiếng/tuần, lương tối thiểu 6 bảng/giờ, tổng cộng kiếm được khoảng 120 bảng và phải đóng thuế, bù lại bạn được pháp luật bảo vệ. 120 bảng là chỉ đủ đi xe bus 1 tuần và đi TESCO mua đồ về tự nấu ăn thôi. Tiền nhà, tiền sách vở, tiền ăn chơi nhảy múa, tiền ăn hàng và các loại tiền lặt vặt khác là không đủ đâu. Hai là, làm cho người Việt, muốn làm bao nhiêu thì làm, lương thấp hơn nhiều, tuy nhiên chẳng ai bảo vệ nổi bạn vì chính bạn cũng đang làm sai luật. Tất nhiên là tôi, như đại đa số sinh viên Việt Nam, đã chọn cách kiếm nhiều tiền hơn: làm cho một nhà hàng Việt Nam đông nhất nhì khu Kingsland người Việt ở London.

    Lúc đó tôi gầy nhẳng chứ chẳng to lớn như bây giờ; trong khi cái nhà hàng mấy chục bàn đông nườm nượp khách mà một ca chỉ có vỏn vẹn 5 người làm. Mỗi đứa phục vụ cả hai chục cái bàn khách. Mỗi bàn lại cả chục món ăn khác nhau. Một buổi tối một bàn lại có cả vài ba lượt khách. Bạn order nhầm một món thôi thì coi như tối đó bạn đi làm không công luôn. Một môi trường cực kì hỗn loạn, tiếng bước chân chạy, tiếng cười nói, tiếng chửi thề của nhà bếp, tiếng quát tháo, hò hét của bà chủ... nhưng công việc vẫn buộc phải trôi chảy, vì nếu bạn chỉ cần tỏ ra một nét mệt mỏi hay phản ứng, luôn có sẵn vài chục số điện thoại chờ sẵn ngoài kia để thế chân bạn. 

    Tôi nghĩ cái nhà hàng này mà có thuê robot thì nó cũng lăn vật ra chập điện mà chết. Quả thực là trong vòng có một tuần, những ông anh to lớn gấp đôi tôi xin cùng vào làm đã biến mất sạch sẽ sau tuần lương đầu tiên. Tôi hiểu họ đã đầu hàng, đã gọi điện về nhà cầu cứu hoặc an phận lên thư viện học đợi tiền nhà gửi sang. Tuy nhiên, robot có thể chết, nhưng tôi thì không, tôi cần phải sống. Trừ khi tôi muốn chết, ngoài ra tôi không chịu để bất kỳ cái hoàn cảnh nào giết tôi cả.

    Học ở trường từ 8h đến 5h chiều. Bay như một cơn gió khỏi giảng đường để có mặt ở chỗ làm lúc 5h30, và cày dập mặt đến 11h30. Có những lúc mệt đến mức độ mắt nhìn thấy đầy trăng và sao giữa ban ngày luôn, tôi đành vào nhà vệ sinh ngồi nghỉ 5 phút để kiểm tra xem chân nó còn nằm ở dưới đầu gối không rồi chiến tiếp. Tôi chấp tất cả các thể loại vất vả, gian khổ nhưng tôi không thể sống chung với sự bất công.

    Thực tế là người ta sẽ trả lương cho bạn từ 5h30 đến 11h30 tối, nhưng thỉnh thoảng nếu 11h29 khách vẫn vào và họ ngồi đến 2h sáng thì yên tâm là bạn cứ việc ngồi chờ đợi đến mòn mỏi mà không được thêm một xu nào từ chủ. Đấy là lý do vì sao bây giờ tôi không bao giờ đi ăn vào cái giờ người ta sắp đóng cửa, tôi nhìn thấy bóng hình của chính mình ngày xưa trong những bạn phục vụ, tiền có thể mua được một bữa ăn, nhưng chưa chắc mua được sự cảm thông cho đồng loại.

    2h sáng, đóng cửa lau dọn xong, trời thì mưa tuyết, hết tàu điện ngầm, hết xe buýt, vừa lạnh vừa vắng, tôi vừa đi vừa khóc, vừa phải hát thật to cho đỡ sợ trên con đường đi bộ về nhà. 4h sáng về đến nhà, xúc một chậu tuyết hoặc một chậu nước đá, cắm cái mặt vào đó cho tỉnh ngủ rồi học bài cho ngày hôm sau. Và vì có rất ít thời gian để học nên tôi buộc phải suy nghĩ cách học thế nào tốn ít thời gian nhất mà hiệu quả, bởi nếu không sẽ bị tụt lại ngay lập tức trên lớp. 

    Sách coursebook các loại thì dày như đại từ điển. Đại học của nước ngoài ngược hoàn toàn với Việt Nam: vào thì dễ nhưng ra cực khó; chứ không phải bạn đóng một đống tiền thì bạn có bằng luôn đâu. Ở Anh, thời gian học nhìn thì có vẻ ngắn hơn nhưng thực ra là họ nén cường độ học tập lại rất cao. Học một năm ở Anh áp lực còn hơn bốn năm ở Việt Nam, có khi hơn. Ngủ được vài tiếng, 8h sáng dậy đi học, ngồi trên tàu ngủ bù, tàu cứ giật giật 3-4 cái thì tôi hiểu là đã đến ga cần chuyển tàu, mở mắt lao ngay vào dòng người hối hả. Đó là lý do vì sao bây giờ tôi thường bị phàn nàn là đi bộ quá nhanh so với người khác.

    Chưa kể đến chuyện ma mới bắt nạt ma cũ ở chỗ làm. Tôi nhớ tôi không biết đã phải ấn đầu bao nhiêu đứa làm trước vào cái thùng rác trong hẻm đằng sau nhà bếp và trang điểm gấu trúc cho bao nhiêu thằng để chúng nó hiểu là không phải ai cũng chấp nhận im lặng để bị bắt nạt vô cớ. Tôi luôn cố gắng để sống tử tế và không bắt nạt ai, nhưng nếu ai thích gây chuyện, tôi sẽ cho họ phải hối hận không kịp.

    Nhưng tôi thấy không ổn, tình trạng này dài lâu tôi sẽ kiệt sức và thành "liệt sỹ" trước khi trở thành Thạc sỹ. Tôi chuyển chỗ làm đến những nơi dễ thở hơn, chấp nhận đi làm xa hơn. Nhưng áp lực học ngày một gia tăng, tôi cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành các đề tài một cách có chất lượng. Học teamwork với các bạn nước ngoài, bạn được phân công phần việc mà không làm cho xong, chúng nó sẽ cười vào mặt bạn thậm chí tẩy chay; và ở môi trường quốc tế, thì hãy hiểu là nó cười vào dân tộc - đất nước của bạn. 

    6 tháng liền kể từ ngày đặt chân đến nước Anh, tôi chẳng nhìn thấy cái Big Ben ở đâu cả dù nó cách chỗ tôi làm 5 trạm xe bus; và tôi chết thèm chết khát một ngày được nghỉ, được ngủ mà không phải cài báo thức. Để giải quyết bài toán đó, tôi quyết định chấp nhận làm cái công việc mà mình ghét nhất: đi làm nails. Vì chỉ cần làm 3 ngày/tuần là đủ sống khoẻ và có thời gian học hành tử tế, và tận hưởng cuộc sống xung quanh.

    Muốn làm được thì buộc phải bỏ tiền ra học. Nhờ một người bạn cũ giới thiệu, tôi cũng kiếm được một chỗ tử tế để học. Học mấy tháng cũng làm được, nhưng chỉ ở mức hết sức bình thường. Tôi cũng chẳng cần biến nó thành một nghề chuyên nghiệp, tôi chỉ cần sống sót qua giai đoạn học hành áp lực này rồi kiếm việc gì đó thú vị hơn để làm. 

    Không nhớ là để cầm được cái bằng trên tay thì tôi đã phải làm mấy ngàn bộ bàn tay, bàn chân của đủ loại khách hàng, đủ màu da quốc tịch. Tôi thực sự không thích công việc đó, tôi thề là tôi không thích, và đến khi nhận được thứ mình muốn, tôi đã đáp hết đồ nghề xuống sông Thames và thề không bao giờ làm nữa. Ở giai đoạn này của cuộc đời, tôi đã học được một câu tiếng Anh ý nghĩa nhất: "We do what we have to do".

    Sau đó thì tôi kiếm được một công việc khá hay ho là viết bài thuê cho bọn lười học. Nhờ thế mà tôi vô tình được học thêm bao nhiêu chuyên ngành không phải chính của mình và kiếm khá nhiều tiền vì muốn viết bài cho bọn chúng là mình phải đọc sách thì mới hiểu mà viết. Những năm sau này, thông thạo cuộc sống hơn, tôi cũng kiếm được nhiều trò để kiếm tiền hơn; làm vài công việc văn phòng cho Tây, biết mua cái gì siêu rẻ ở Việt Nam để mang qua Anh bán, lời vài chục lần; biết Việt Nam cần cái gì ở Anh, và chỉ những người hiểu Anh như lòng bàn tay thì mới biết mua ở đâu để gửi về Việt Nam bán, bán chỗ nào lời nhiều nhất; thậm chí còn vươn tay về mở kinh doanh ở Việt Nam.

    Và sau đấy, trong một mùa hè đẹp trời, tôi chuyển sang làm hướng dẫn viên địa phương tiếng Việt cho các hãng du lịch của Anh; đây là công việc tôi thích vì nó thoả niềm đam mê đi lại khám phá và sử dụng đến vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử về nước Anh của tôi tích luỹ cả chục năm; và đặc biệt là kiếm được cực kỳ nhiều tiền. Một ngày đi làm cho hãng lương bằng cả tuần đi làm các công việc khác full-time.

    Mùa hè được nghỉ học đồng thời cũng là cao điểm du lịch; đắt show còn hơn ca sỹ vì cả nước Anh chỉ có vài người Việt làm được việc này một cách có uy tín. Tôi có thể vào lâu đài Windsor một tháng vài lần và kể sự tích về từng viên gạch, từng món đồ trong đó; có đủ vốn để mê hoặc mọi du khách về nền văn hoá lịch sử đầy màu sắc của Anh Quốc. Tuy vậy, không để hết trứng vào một giỏ, tôi vẫn có một công việc chính là làm quản lý cho một nhà hàng Việt Nam có tiếng ở London và tại đó tôi được tha hồ thực hành mọi kiến thức về quản trị và marketing hiện đại mà mình đã học.

    Tuy nhiên, đừng nghĩ quản lý là giống ở Việt Nam, đứng chỉ tay năm ngón và thu tiền. Bạn sẽ cần biết làm tốt mọi công việc trong chuỗi dịch vụ: thiếu người rửa bát bay vào rửa bát, thiếu người nướng thịt bay vào nướng thịt, thiếu người bartender bay vào pha nước, thiếu người dọn vệ sinh thì bay vào thông cống...; không biết làm hết thì quản lý nổi ai. Tôi đã lăn lê bò toài bầm dập qua bảy cái nhà hàng để tự tin làm tốt những việc đó, mồ hôi và nước mắt không dễ gì đo được.

    Nhưng làm gì thì làm, tôi vẫn luôn tự răn mình: Mình sang đây nhiệm vụ hàng đầu là để học; kiếm được gì thì kiếm, trải nghiệm gì thì trải nghiệm, nhưng học cho có thực chất vẫn là quan trọng nhất. Đừng bao giờ để tiền cám dỗ bạn ra khỏi đường băng của cuộc đời.

    Nói tóm lại, khi bạn đã định đi du học thì hơn bao giờ hết hãy trung thực với chính mình, chính tương lai của mình. Và phải trả lời dứt khoát: bạn muốn học để có bằng cấp cống hiến nhiều hơn cho xã hội hay đơn giản là đi xuất khẩu lao động núp bóng dưới hình thức du học để kiếm tiền? Bạn muốn trở về hay bạn muốn nhập cư? Và quan trọng, bạn có đủ bản lĩnh để đi xuyên qua tất cả những điều tương tự như câu chuyện bên trên của tôi không, tất nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ? Không dễ chịu lắm đâu!

    Các ông bố bà mẹ có tin là con mình sẽ đủ sức chống chọi ở một nơi bốn bề xa lạ mà không có tiền, hoặc rất ít tiền không? Nếu con bạn là củi, ném vào lửa, chúng sẽ thành than hoa hồng rực; còn nếu là lá, chúng sẽ thành tro bụi. Tất cả những câu hỏi đấy phải được trả lời với tất cả lý trí và sự tỉnh táo của chính bạn, chứ không phải bố mẹ bạn.

    Các ông bố bà mẹ nếu mà nhận được chút tiền con cái gửi từ nước ngoài về thì khoan vội mừng, khoan vội khoe làng khoe xóm... chậm lại một chút, sẽ ngửi thấy mùi mồ hôi mặn chát, mùi tủi cực, và cả mùi của những giọt nước mắt đã bị nuốt vào trong của những câu chuyện không bao giờ được kể ra. Tôi, cũng như hàng ngàn đứa con Việt Nam khác xa nhà, đã luôn chỉ nói "Con ổn. Con tự lo được" vì không một ai muốn bố mẹ mình phải lo lắng, thương xót và rất nhiều chuyện, rất nhiều điều sẽ mãi mãi nằm ở bên kia biên giới như những kỷ niệm của những ngày thanh xuân đã qua. 

    Câu chuyện của tôi, chưa bao giờ được kể với gia đình, chỉ là một phần rất nhỏ; tôi tự hào vì nó, những tháng ngày tôi hay nói là cực khổ nhất đời nhưng cũng là giá trị nhất đời. Nhưng có sao đâu, tôi tự chọn thế, và tôi hạnh phúc với sự lựa chọn của mình; để thắng được chính mình, để bay và tiếp đất trên chính đôi cánh của mình chứ chưa một lần phải "bung dù". Nếu được làm lại, tôi sẽ vẫn chọn như thế, chẳng sao cả, vui mà.

    Gian khó, cám dỗ, áp lực, và cô đơn, là tất cả những người bạn đồng hành sẽ đợi bạn trên con đường du học, nhất là khi bạn có ít tiền. Bạn có dám mơ ước mơ của đời mình không? Cứ mơ đi, tuy nhiên, đừng bao giờ mạo hiểm một cách vô căn cứ, hãy mơ trong sự tính toán và tỉnh táo để không phải ân hận vì quyết định của mình; bằng cách ấy du học sẽ thực sự là một cuộc vạn lý trường chinh để đời của tuổi trẻ.

    Phần 1: Cựu du học sinh Anh: "Nhà ít tiền vẫn cố đi du học có được không?"

    Tác giả Hoàng Huy / theo Trí Thức Trẻ

  • Là một người từng trải qua quãng thời gian đi học tại nước ngoài, câu chuyện du học của anh Hoàng Huy chắc chắn đưa tới cho độc giả những cái nhìn chân thật nhất về "giấc mơ màu hồng" ấy.

    Phần 1: Cuộc chơi hay cuộc đầu tư?

    Trước hết, xin được nói rằng bài viết này không phải là một gáo nước lạnh để dội vào ước mơ du học của các bạn trẻ; ngược lại, với tư cách một cựu du học sinh đã từng sống, học và trải nghiệm đủ lâu để thấu hiểu đến tận cùng về cuộc sống du học sinh, tôi chỉ mong muốn dùng chính những câu chuyện bé nhỏ của mình như một sự chia sẻ của một người trong cuộc để các bạn trẻ và các bậc phụ huynh hãy suy ngẫm một cách thật toàn diện và sâu sắc trước ngưỡng cửa du học, dù là bất kỳ quốc gia nào.

    ngheo co nen di du hoc Anh quoc
    Anh Hoàng Huy đạp xe trên con đường dẫn đến Cung điện Buckingham.

    Với tôi, du học không phải là một cuộc vui, phiêu lưu theo trend sang chảnh như mọi người, đặc biệt là các bạn tuổi teen trong nước hay nghĩ: một cuộc sống màu hồng tuyệt vời với những bức ảnh đẹp tuyệt vời, những toà nhà lộng lẫy, hay những quảng trường đẹp hơn tranh. Du học với tôi là một sự đầu tư chiến lược để thay đổi chính tương lai cuộc đời mình; và tôi may mắn là có một cố vấn đầu tư tuyệt vời, chính là bố mình, một du học sinh châu Âu thế hệ trước giỏi giang và dày dạn kinh nghiệm, người đã luôn vô tình truyền cảm hứng về một chuyến đi xa qua những câu chuyện không thể chân thật hơn từ những ngày còn bé xíu.

    Và đã là đầu tư thì phải có vốn, có các bài toán để tính đến chuyện có lời, và có các phương án xử lý trong mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

    Trong gia đình tôi, câu mắng nặng lời nhất không phải là chửi rủa, lăng mạ, mà là một câu nói nghe có vẻ rất bình thường ở các gia đình khác: "Con chẳng có kế hoạch gì cả. Đàn ông mà thế à?". Và để tránh phải đón nhận câu nói mà với tôi là một sự sỉ nhục ghê gớm ấy, tôi đã âm thầm chuẩn bị bài toán cho riêng mình trong suốt 2 năm liền để bảo vệ trước "Daddy Shark" chứ không thể nổi hứng lên mà đi được, kể cả bạn có dư tiền. 

    Tôi tìm hiểu các loại hình giáo dục các quốc gia không biết bao nhiêu ngàn giờ search - đọc - sàng lọc - phân tích dữ liệu; tôi mò mẫm vào không chừa một group hay diễn đàn nào của cộng đồng người Việt và du học sinh bản xứ ở những nước tôi định lựa chọn, tôi liên hệ - tìm gặp bất kỳ ai đã từng đi du học trong vòng 10 năm trở lại để xin được nghe những câu chuyện của họ để đi tìm một bức tranh thật. Không có sự lựa chọn tốt nhất, chỉ có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mỗi người.

    Cuối cùng tôi chọn Vương Quốc Anh - một quốc gia có vẻ đắt đỏ bậc nhất, học phí không hề rẻ tại thời điểm đó vì tổng hoà các yếu tố: thời gian học ngắn nhất - chương trình học phù hợp - điều kiện an ninh/ổn định chính trị - môi trường văn hoá xã hội - khả năng tiếp cận với người thân trong các tình huống khẩn cấp (emergency case)... và quan trọng bậc nhất: điểm hoà vốn rõ ràng nhất và khả năng thu hồi vốn lớn. 

    Bạn có thể không hình dung được rằng quyết định chọn đi du học một nước nào đó còn phải phân tích bối cảnh kinh tế và phát triển của 5 năm trước và sau thời điểm bạn dự kiến tốt nghiệp. Tôi đã nhấn mạnh: "Con buộc phải đi Anh trong năm nay, vài tháng nữa có thể con sẽ mất cơ hội vì tổng đầu tư sẽ vượt khả năng chi trả dự kiến của con." 

    Quả thực tôi đã dự đoán đúng, sau khi tôi đóng đầy dủ tiền học, đồng bảng Anh vọt từ quãng 26.000 VND/GBP lên gần 35.000 VND/GBP do kinh tế Anh vào guồng hồi phục sau suy thoái. Và lúc trở về, tôi cũng bán tống bán tháo toàn bộ số bảng Anh của mình có chỉ 3 tiếng trước khi công bố kết quả Brexit năm 2016 làm cho đồng Bảng rớt giá thảm hại từ 33.000 VND xuống dưới 30.000 VND.

    Nói tóm lại, bạn có thể ghét Toán, bạn có thể dốt Toán, nhưng đứng trước những bài toán lớn của cuộc đời mình thì cố gắng; đừng có tính sai. Sai một ly trong tính toán du học, nó không đi một dặm đâu mà có khi còn chẳng thấy mặt trời luôn.

    Về phương án chi trả cho cuộc đại đầu tư lớn nhất đời mình tính đến thời điểm đó, tôi đã xây dựng tới 5 phương án tài chính, trong đó vay tiền bố được tính tới như phương án dự phòng cuối cùng. Và đến bây giờ, tôi vẫn giữ việc mình đi học thành công mà chưa bao giờ phải dùng tới Phương Án Cuối Cùng đó như một niềm tự hào nho nhỏ cho riêng mình. 

    Vì sao lại nói là "vay" tiền bố? Vì tôi thực lòng không muốn nhận từ bố quá nhiều, với tôi, học đại học trong nước đã là đủ để kiếm tiền và tự tạo dựng một cuộc sống đầy đủ, chỉ cần không lười biếng. Tôi không muốn nhận những đồng tiền từ tài sản của bố tạo dựng bằng một đời trong sạch làm việc và cống hiến, mặc dù tôi tin bố sẵn lòng cho tôi nếu tôi xin. Nhưng có vay thì chắc chắn sẽ có trả; còn cho - xin thì chưa chắc đã tạo ra lòng biết ơn.

    Kết thúc buổi bảo vệ phương án đầu tư đó, bố tôi hỏi: "Con muốn bố hỗ trợ gì con?". Tôi nói "Con chưa muốn bố trợ giúp gì lúc này, khi con cần tới, nhất định con sẽ gọi. Nhưng nếu có thể, con muốn bố tặng cho con một món quà làm kỷ niệm." Bố chở tôi đi mua, tôi chọn một đôi giày bảo hộ lao động có giá 150.000 đ, có mũi bằng sắt bên trong, nó hơi nặng nhưng rất chắc chắn, chịu được nước - chịu được cả tuyết sâu. Tôi muốn trong cuộc vạn lý trường chinh của mình sắp tới nơi xứ người, đôi giày nặng đó sẽ luôn nhắc tôi nhớ về bố, về đất nước, về những mục đích tốt đẹp rõ ràng mà mình đã vạch ra ban đầu cho chuyến đi này.

    Mặc dù đã chuẩn bị kỹ càng về tài chính, tôi cất sang một bên để thực sự nhúng mình trải nghiệm vào một cuộc sống tự lập đích thực ở nước ngoài; để thử xem một người tay trắng sẽ xoay sở thế nào ở một đất nước xa lạ không ai biết bạn là ai, là con bố nào mẹ nào. Đúng hơn, là tôi muốn tự mình dạy cho mình một bài học cho "sáng mắt sáng lòng" - phải có một cái gì đấy khác biệt hẳn với cái cảnh cơm ăn không phải xới, đũa không phải lau, thiếu nước có người đút cho ăn, như ở nhà. 

    Hơn nữa, cho đến năm 22 tuổi, tôi vẫn khá tự tin với khả năng xoay xở kiếm tiền của mình trong mọi hoàn cảnh; tôi muốn thử mình sẽ làm được cái trò gì ở đất nước này để vẫn học hành đàng hoàng mà vẫn sống được như thể là không có tiền để dành.

    Phần 2 của bài viết sẽ kể tiếp về chuyện đôi giày của tôi đã đi những đâu, làm những gì những năm tháng ấy, những điều mắt thấy tai nghe, những gam màu thật nhất của đời sống mưu sinh của du học sinh - những chuyện ít người kể, để mọi người có thể tự suy ngẫm về quyết định cho riêng mình.

    Phần 2: Du học London không sướng: 1 năm học ở Anh áp lực gấp 4 năm ở VN, 6 tháng còn chưa thấy Big Ben...

    Tác giả: Hoàng Huy / theo Trí Thức Trẻ

  • Sau nhiều năm làm viên chức, Hà Thiên quyết định chuyển hướng, xa con 6 tháng để du học, và trở thành thủ khoa thạc sĩ Giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Nottingham Trent.

    Nguyễn Phước Hà Thiên, sinh năm 1992 tại Đà Nẵng, nhận bằng tốt nghiệp tại Vương quốc Anh hồi cuối năm 2022, với điểm trung bình cao nhất khóa - 13.7/14. Ngoài ra, Thiên cũng giành giải thưởng cho thành tích xuất sắc (Outstanding Achievement Award) của Viện Ngôn ngữ và Giao tiếp liên văn hóa Nottingham.

    Từng theo học và có 7 năm làm trong lĩnh vực quản lý dự án của thành phố, Thiên bước vào khóa học khi chưa có nền tảng về sư phạm cũng như kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học. Vì thế, cô nói thành tích thủ khoa là "ngoài sức mong đợi".

    ba me du hoc anh 1
    Nguyễn Phước Hà Thiên trong ngày tốt nghiệp ở Đại học Nottingham Trent, Vương quốc Anh, tháng 12/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Được bố mẹ cho đi học thêm tiếng Anh từ năm lớp 5, Thiên thường tự đến sân bay Đà Nẵng, xin phép vào sảnh check-in để bắt chuyện, giao lưu với khách du lịch quốc tế.

    Năm 2007, Hà Thiên thi đỗ lớp chuyên Anh của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và ba năm liền giành giải nhất thi học sinh giỏi thành phố ở môn học này. Cô cũng đạt giải nhì trong kỳ thi toàn quốc năm 2010.

    Hà Thiên sau đó nhận học bổng toàn phần du học 4 năm tại Đại học Lancaster, Vương quốc Anh hồi năm 2011, theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (đề án 922) của thành phố Đà Nẵng. Tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Quản lý dự án, Thiên trở về làm việc tại Ban quản lý khu công nghệ cao thành phố. Ngoài giờ đi làm, cô dạy thêm một số lớp tiếng Anh cùng bạn bè.

    Sau 7 năm làm việc, nhận thấy vẫn đam mê và có khả năng phát triển tốt nhất ở lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, Thiên quyết định chuyển hướng.

    Nhưng dù tốt nghiệp đại học ở Anh, lại có kinh nghiệm dạy thêm IELTS, SAT, Hà Thiên nói mình gần như phải bắt đầu từ số 0 vì chưa có bằng cấp chính quy trong lĩnh vực này. Khi tìm cơ hội học thạc sĩ ở nước ngoài, băn khoăn lớn nhất của Thiên là con trai mới 14 tháng tuổi.

    Thời điểm đó, Thiên được chồng và gia đình động viên, cho rằng giảng dạy tiếng Anh rất phù hợp với cô, việc có bằng cấp chính quy là cách để theo đuổi con đường này lâu dài.

    "Hơn nữa, cô Hương, Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo Việt - Anh, Đại học Đà Nẵng, cũng khuyên tôi nên đi học. Cô từng làm tiến sĩ khi con còn nhỏ, đây là động lực để tôi cố gắng", Hà Thiên nhớ lại.

    Cuối cùng, Thiên quyết định theo học chương trình thạc sĩ Giảng dạy tiếng Anh (MA TESOL) liên kết giữa Đại học Đà Nẵng với Đại học Nottingham Trent. Theo Hà Thiên, chương trình có một kỳ ở Đà Nẵng và hai kỳ ở Anh, học phí gần 9.000 euro (khoảng 225 triệu đồng) nên cô chỉ phải xa nhà 6 tháng, trong khi chi phí rẻ một nửa so với ra nước ngoài toàn thời gian.

    Thiên cho biết vì chương trình thạc sĩ ở Anh kéo dài một năm, thay vì hai năm như ở nhiều nước khác nên khối lượng kiến thức và bài tập rất nặng. Với mỗi bài tập, sinh viên thường phải đọc ít nhất 40-50 đầu sách, tài liệu mới có đủ tư liệu để đạt kết quả tốt.

    Nhờ sở thích đọc sách từ nhỏ, Thiên không gặp khó khăn nhiều. Để viết bài luận cho từng môn học, Hà Thiên thực hiện theo 8 bước: Nghiên cứu tổng quát, chọn chủ đề, nghiên cứu cụ thể hơn về chủ đề đã chọn, lập dàn ý chung, nghiên cứu chuyên sâu về từng ý nhỏ, lập dàn ý chi tiết, viết và chỉnh sửa. Nhờ vậy, các bài luận của cô phần lớn đạt điểm tuyệt đối.

    Luận văn thạc sĩ của Thiên có chủ đề "Nghiên cứu tính chuẩn xác về nội dung của bài thi nghe IELTS thông qua công cụ chuỗi từ vựng". Thiên cho biết đề tài thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học khối liệu (Corpus linguistics).

    Trong nghiên cứu này, các chuỗi từ vựng được trích xuất tự động nhờ phần mềm máy tính, sau đó được phân tích theo đặc điểm về sự phân bổ, cấu trúc và chức năng. Nghiên cứu cho thấy bài thi nghe IELTS sử dụng ít chuỗi từ vựng hơn ngôn ngữ ngoài đời thật, cách sử dụng từ cũng có nhiều khác biệt.

    Theo Hà Thiên, kết quả của luận văn giúp đánh giá năng lực nghe hiểu tiếng Anh của học sinh cho mục tiêu học tập ở đại học. Luận văn này đã được hội đồng chấm điểm xuất sắc, được đề cử đại diện trường Nottingham Trent tham gia giải thưởng Luận văn tốt nghiệp 2022-2023 do Hội đồng Anh tổ chức.

    ba me du hoc anh 1
    Nguyễn Phước Hà Thiên mặc áo cử nhân tốt nghiệp ở Đại học Nottingham Trent, Anh, hồi tháng 12/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Thầy Sam Barclays, giảng viên cao cấp Đại học Nottingham Trent, đánh giá Thiên là sinh viên xuất sắc, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. "Quan trọng hơn cả, Thiên rất nghiêm túc, đam mê với việc học. Em luôn đặt câu hỏi, đưa ra các quan điểm phản biện và áp dụng lý thuyết vào thực hành", thầy Sam Barclays nói.

    Thiên nói mình đã cố gắng hoàn thành nhiều đầu việc nhanh nhất có thể, với mong muốn sớm được về với con. Bà mẹ trẻ sắp xếp công việc thật khoa học, tự đặt ra kỷ luật cho bản thân, từ những việc nhỏ như dậy đúng giờ, ăn đúng bữa. Thiên gọi điện về nhà hàng ngày để gặp con, nói chuyện với bà ngoại về sinh hoạt, ăn uống của bé.

    Trở về Việt Nam, Thiên mong muốn ứng dụng các phương pháp giảng dạy ngôn ngữ hiện đại vào công việc của mình, như giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp, dạy ngôn ngữ dựa trên nhiệm vụ, tổ chức lớp học đảo ngược...

    Với Thiên, thành công không đến từ một bộ óc xuất sắc hơn người mà đến từ thái độ nghiêm khắc, trách nhiệm với bản thân. "Nếu không có tính kỷ luật, mình đã không thể đi được lâu dài trên con đường chinh phục các mục tiêu", Thiên nói.

    Theo VnExpress