Cuộc trưng cầu dân ý Brexit chưa có tính pháp lý

Thủ tướng Theresa May đang phải đối mặt với vấn đề đến từ nhóm các nghị sĩ, những người đang yêu cầu Quốc hội cần có một phát ngôn chính thức về kết quả cuộc trưng cầu dân ý.

 

thu tuong anh

 

Sáu tháng trước, Chính phủ dưới quyền cựu Thủ tướng Anh, ông David Cameron đã đồng ý rằng kết quả cuộc trưng cầu dân ý chỉ mang tính chất tham vấn, và “không có rằng buộc về pháp lý”.

 

Theo tờ The Independent, bà May được cho là đang tham gia vào một cuộc chiến pháp lý đấu tranh cho Chính phủ của bà, để có thể kích hoạt Điều khoản 50.

 

Tuy nhiên, trong cuộc điều tra của Ủy ban Thượng viện vào năm 2010 đã cho thấy “do Quốc hội là cơ quan tối cao nhất, nên cuộc trưng cầu dân ý không có tính pháp lý tại Anh (khi chưa được Quốc hội thông qua), mà chỉ mang tính chất tham khảo”.

 

Đáp lại ý kiến trên, cựu Bộ trưởng Mark Harper nói: “Chính phủ đồng ý với ý kiến này. Theo quy định của hiến pháp nước Anh, Quốc hội phải chịu trách nhiệm cho việc có hay không những hành động để đưa ra câu trả lời chính thức cho kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.”

Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông Nicky Moran, người đã kêu gọi một cuộc bỏ phiếu cho Điều khoản 50, nói với tờ The Independent: “Cuộc trưng cầu dân ý mới chỉ để đưa ra kết quả để tham vấn, Quốc hội cần phải có trách nhiệm quyết định có hay không những hành động đáp lại kết quả đó.”

 

Nhiều nghị sĩ cho biết họ không muốn làm hỏng kết quả cuộc trưng cầu dân ý, nhưng muốn đảm bảo rằng Hạ nghị viện (House of Commons) tham gia vào quá trình này.

 

Trong báo cáo năm 2010 cũng cho biết: “Sẽ rất khó khăn cho Quốc hội nếu cơ quan này bỏ qua một biểu quyết của công luận.”

 

 

VietHome (Theo Metro)