Chính phủ thảo luận về việc tiếp tục mở cửa cho lao động nhập cư tay nghề thấp sau Brexit

Các Bộ trưởng lo ngại rằng những công việc đòi hỏi tay nghề thấp như thu hoạch trái cây sẽ bị đình trệ nếu như Anh dừng việc tiếp nhận lao động nhập cư.
Thủ tướng Theresa May đang phải chịu sức ép từ phía các Bộ trưởng về việc có nên tiếp tục mở cửa cho hàng chục ngàn người nhập cư tay nghề thấp tới làm việc tại Anh kể cả sau khi Brexit diễn ra hay không.

ac16b3e4f8a04196a449c7998219a07a148cde3600e4c86998a0f56201c1555b 3845577 

Ở những công việc đòi hỏi tay nghề thấp, lao động nhập cư đóng một vai trò quan trọng mà nguồn lao động nội địa khó có thể thay thế

Các thành viên nội các đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về việc cắt giảm lượng lao động nhập cư tới làm việc tại Anh ở phân khúc công việc có thu nhập thấp sau Brexit. 

Chính phủ thể hiện thái độ kiên quyết trong việc việc chấm dứt luồng lao động nhập cư tự do tới Anh. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng đã đưa ra sáng kiến về việc thu hút các nhân tài nước ngoài có tay nghề cao tới Anh làm việc trong tương lai không xa.
Tuy nhiên, trên thực tế, có một số ý kiến cho rằng, một khi phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chung, chúng ta không dễ dàng gì có thể thay thế hàng chục nghìn lao động nhập cư tay nghề thấp đang làm việc tại Anh quốc bằng nguồn lao động nội địa được.
Các quan chức Bộ Nội vụ cùng các cơ quan trọng điểm đã tổ chức một cuộc gặp mặt thảo không chính thức nhằm kêu gọi Chính phủ tiếp tục để người lao động nhập cư tay nghề thấp có thể tiếp tục làm việc trong các lĩnh vực như nông nghiệp, khách sạn, xây dựng và chăm sóc xã hội tại Anh.
Một trong số các thành viên nội các cho biết chúng ta cần phải thừa nhận rằng hiện tại, “chúng ta không những phải chấp nhận lao động tay nghề cao nữa mà còn cả lao động tay nghề thấp”, nếu không mọi lĩnh vực kinh tế sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.
"Không chỉ những người làm các công việc thời vụ kéo dài từ vài tháng tới một năm như thu hoạch trái cây mà thậm chí những nhân viên tại Pret (một chuỗi cửa hàng cà phê) cũng có thể coi là lao động tay nghề thấp.”
Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của Ủy ban Nội các phụ trách về Brexit sau khi các cán bộ thuộc Bộ Nội vụ đưa ra bản tài liệu chính thức.

002051d755d476d2df1852529b1a176eedfdd58d307816972d5b5136198629a0 3843194

Thủ tướng Theresa May đang phải chịu nhiều áp lực từ việc chấp nhận lao động nhập cư tay nghề thấp tại Anh 

Một nguồn tin từ phía Nội các cho biết các cuộc thảo luận chủ yếu xoay quanh vấn đề lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên hàng đầu trong tiếp nhận lao động nhập cư tay nghề thấp nếu một khi chế độ nhập cư mới được thiết lập. Cuối cùng thì lĩnh vực nào sẽ phải chịu nhiều sức ép nhất khi luật nhập cư mới được đưa ra.
Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng đề cập tới về sự phản đối mạnh mẽ từ những cử tri cho rằng dòng lao động nhập cư sẽ làm ảnh hưởng tới tiền lương và dịch vụ cộng đồng tại Anh. Đây cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong suốt chiến dịch ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, những người nông dân cũng bày tỏ sự lo ngại về việc hạn chế lao động theo mà vụ của Chính phủ do có tới 80.000 người lao động trong lĩnh vực này là người nhập cư, chủ yếu là từ châu Âu.
Được biết, các đề xuất giải quyết vấn đề lao động theo mùa vụ đã bị ngưng trệ do một chương trình tương tự: tiếp nhận hàng chục ngàn lao động chủ yếu từ Romania và Bulgaria cũng đã bị chính bà May đặt bút chấm dứt khi còn là Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào năm 2013.
Ông Sajid Javid, thư ký cộng đồng, cũng đã đưa ra mối quan ngại của mình vào hồi năm nay về việc hệ thống cấp phép lao động mới cần phải quan tâm nhiều hơn tới lao động trong lĩnh vực xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà vào năm 2020 của Chính phủ.
Hiện tại, có gần 250.000 lao động nước ngoài (cả tay nghề thấp và tay nghề cao) đang làm việc tại Anh, trong đó có hơn 30.000 lao động đến từ Ba Lan.
Mới đây, David Davis, thư ký về vấn đề Brexit, đã trấn an các nhà kinh doanh rằng khi đạo luật tự do di chuyển chấm dứt, họ sẽ không phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.
Trong một bài phát biểu của mình ở xứ Wales, ông nói: "Không một ai trong chúng ta muốn chứng kiến việc thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại các lĩnh vực kinh tế trọng điểm cả."
Tính tới tháng Sáu năm nay, đã có tổng cộng 650.000 người nhập cư tới Anh. Trong đó, người nhập cư tới từ Romania chiếm tỉ lệ nhiều nhất, với 10%.
Các thành viên Chính phủ cũng như Bộ Nội vụ khẳng định họ vẫn hy vọng sẽ có thể đạt được mục tiêu đề ra trước đó: cắt giảm số lượng người nhập cư tại Anh xuống còn dưới 100.000 người.
Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: "Mặc dù Chính phủ đã đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán về vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu rõ rằng Chính phủ sẽ luôn luôn kiểm soát chặt chẽ số lượng người từ châu u nhập cư vào Anh.”
"Anh cần có một chính sách nhập cư công bằng và có tính kiểm soát cao. Đó chính xác là những gì mà Chính phủ đang cố gắng tạo ra."


VietHome (Theo Sky News)