Sẽ chỉ có chưa đến 10 người trên chuyến bay Rwanda đầu tiên vì thách thức pháp lý

Một nguồn tin cho hay, chỉ có chưa tới 10 người nhập cư bị trục xuất tới Rwanda trên chuyến bay đầu tiên vì các thách thức pháp lý. 

Các quan chức của Bộ Nội Vụ lo ngại rằng số người bị trục xuất có thể chỉ là một con số đơn, dù hàng trăm người nhập cư đã bị tạm giam trong vòng 2 tuần qua. 

Ban đầu Bộ Nội Vụ còn muốn giam giữ tới 5,700 người. Nhưng một nguồn tin nội bộ đã nói với The Times rằng: "Số lượng thách thức pháp lý rất nhiều, chúng tôi cảm thấy tỉ lệ bị trục xuất ngày càng thoái lùi".

chuyen bay 10 nguoi 1
Những chuyến bay Rwanda đầu tiên từng bị Tòa án Nhân quyền châu Âu hủy bỏ. Ảnh: PA

Người nhập cư có thể chống lại quyết định trục xuất nếu họ cung cấp được bằng chứng thuyết phục dựa trên Khoản 2 và 3 của Công ước Nhân quyền châu Âu (ECHR). Các điều khoản này bảo vệ quyền có một cuộc sống và quyền chống lại việc bị tra tấn.

Chuyến bay đầu tiên dự kiến đi Rwanda vào năm 2022 chỉ có 7 người nhập cư, nhưng vẫn bị các thẩm phán châu Âu chặn trong phút chót. 

Tuy nhiên, một số nguồn tin chính thức khác từ Bộ Nội Vụ cho thấy số người bị trục xuất trên chuyến bay sắp tới không phải chỉ có 10 người. Người phát ngôn Bộ Nội Vụ nói với The Times: "Nội dung răn đe của kế hoạch Rwanda rất đơn giản và đã cho thấy tính hiệu quả. Nếu bạn đến UK bất hợp pháp, và giờ bạn bị bác đơn xin tị nạn, bạn không được quyền sống ở đây thì bạn phải đi. Đó là điều chúng tôi đã nói rất nhiều lần, nó không mới và cũng không đột ngột".

"Việc ai đó nói chỉ có 10 người trên chuyến bay đầu tiên là sai, con số đó không phản ánh tiến triển hiện tại của kế hoạch. Việc bắt tạm giam vẫn đang tiếp tục và kế hoạch cất cách sẽ diễn ra vào tháng 7".

chuyen bay 10 nguoi 1
Cựu Bộ trưởng Nội vụ, bà Suella Braverman, thăm một địa điểm được xây dựng cho người nhập cư ở Kigali, Rwanda. Ảnh: PA

Hiện châu Âu cũng đang đối mặt với một thách thức lớn khi hơn một nửa số quốc gia thành viên đòi quyền kiểm soát chính sách biên giới của riêng mình. Một số quốc gia cũng muốn triển khai kế hoạch trục xuất theo phong cách Rwanda. Tiêu biểu là Italy và Cộng hòa Séc.

Thủ tướng Séc, ông Petr Fiala nói: "Cộng hòa Séc và Italy là hai trong số các quốc gia muốn tìm ra giải pháp thực sự đối với nạn nhập cư bất hợp pháp. Điều mà chúng ta chưa từng làm ở châu Âu".

Viethome (theo GB News)