Chính sách Rwanda liệu có phải là một hợp đồng buôn người khổng lồ?

Tổng thống Rwanda nói là không. "Tôi nghe người ta bảo chính phủ Anh trả chúng tôi tiền để vứt người sang đây. Không, chúng tôi không làm điều đó. Chúng tôi không liên quan tới việc mua bán người. Chúng tôi có giá trị cốt lõi của riêng mình", ông này nói. 

Vậy tại sao một quốc gia có dân số dày đặc như Rwanda lại muốn nhận "tất cả người tị nạn" mà nước Anh muốn gửi tới?

Rwanda nằm trong Vùng Hồ Lớn (Great Lakes) ở châu Phi. Quốc gia này hoàn toàn nằm trong đất liền với dân số hơn 13 triệu người, và là một trong những nước có mật độ dân số lớn nhất thế giới.

Những năm gần đây Rwanda ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế kể từ sau nạn diệt chủng năm 1994. Nhưng nơi đây vẫn nằm trong số những đất nước kém phát triển nhất thế giới. Nghèo đói là một vấn nạn lớn. 

Chính phủ Rwanda bị cáo buộc là bất đồng chính kiến, kiểm soát truyền thông, phe phái đối lập, hỗ trợ các nhóm nổi loạn ở Cộng hòa Congo. 

Trong các trại giam giữ chính thức và không chính thức, thường xuyên xảy ra tình trạng đối xử tệ bạc, tra tấn, giam cầm tùy tiện. Các tiêu chuẩn xét xử công bằng thường xuyên bị xem nhẹ trong những trường hợp được coi là nhạy cảm.

Đã có những báo cáo về hiện tượng giam cầm tùy tiện và ngược đãi những người bị cáo buộc là "có hành vi lệch lạc", bao gồm cả những trẻ em đường phố, gái bán d.âm và những người buôn bán nhỏ lẻ.

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch đã nhấn mạnh rằng chính phủ Rwanda liên tục tăng áp lực lên người tị nạn. "Những người lên tiếng phê bình chính phủ sẽ bị đe dọa và quấy nhiễu. Human Rights Watch ghi nhận có những người tị nạn và xin tị nạn ở Rwanda đã biến mất, xuất hiện trở lại hoặc bị giết".

Tòa án Tối cao Anh cũng từng nêu rằng Rwanda có luật nhân quyền yếu kém và người tị nạn có nguy cơ bị ngược đãi.

Tính tới tháng 9/2023, có khoảng 135,000 người tị nạn và xin tị nạn được đăng ký tại quốc gia này. Phần lớn là được đưa từ Congo và Burundi tới đây. Khoảng 90% người tị nạn sống trong 5 trại tập trung lớn khắp đất nước. 80% dân số tị nạn có hoàn cảnh lay lắt và phụ thuộc hoàn toàn vào hỗ trợ nhân đạo (theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn).

trai ti nan mahama o rwanda
Trại tị nạn Mahama ở Rwanda.

Thay vì tập trung giải quyết những vấn đề trong nước và nâng cao cuộc sống cho người dân, chính phủ Rwanda lại đồng ý mở cửa biên giới để đón nhận hơn 50,000 tị nạn trong những năm tới.  

"Cho dù là bao nhiêu người tới đây vào ngày mai hay ngày kia...chúng tôi đều có thể tiếp nhận hết", phó phát ngôn viên chính phủ Rwanda nói với Reuters.

Nhiều người cho rằng chính sách tị nạn chính là "con bò sữa" cứu cánh cho Rwanda. Nước Anh đã đồng ý sẽ cung cấp tiền cho Rwanda phát triển hạ tầng và kinh tế, đồng thời sẽ chi tiền để hỗ trợ chi phí sống và hòa nhập cho từng người tị nạn. 

Nước Anh cũng đã trả 220 triệu bảng cho Rwanda, chi phí tổng sẽ lên tới 600 triệu bảng cho 300 người tị nạn đầu tiên đến đây. 

Dù vấp phải nhiều chỉ trích, tổng thống Rwanda, ông Paul Kagame, vẫn duy trì quyết định trở thành một phần trong kế hoạch định cư của Anh. Người ta cho rằng việc này sẽ khiến nền kinh tế đi xuống, và Rwanda giống một quốc gia buôn người. Nhưng ông Kagame khẳng định ông đang tạo ra một cơ hội sống tốt đẹp hơn. Ông cho rằng mình đang thực hiện nghĩa vụ quốc tế, góp phần giải quyết 1 trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất thế giới. 

Phát ngôn viên chính phủ nói rằng số tiền từ UK sẽ được dùng để đầu tư vào xã hội, giúp tạo ra việc làm, cải thiện dịch vụ công, nâng cao hạ tầng cơ sở...

Các chuyên gia tin rằng thỏa thuận giữa Rwanda và Anh là một nỗ lực của đất nước này nhằm trở thành một đồng minh của phương Tây. "Tôi nghe người ta bảo chính phủ Anh trả chúng tôi tiền để vứt người sang đây. Không, chúng tôi không làm điều đó. Chúng tôi không liên quan tới việc mua bán người. Chúng tôi có giá trị cốt lõi của riêng mình", tổng thống Rwanda nói.

Viethome (theo thehindu)