Video phỏng vấn trẻ em Việt bị làm nô lệ ở Anh Quốc

 VietHome Bình Luận: đây là một báo cáo chỉ dựa trên giấy tờ, lời khai từ cảnh sát và các cơ quan khác nhau. Về thực tế, các con số này có thể không chính xác. Tuy nhiên VietHome vẫn muốn phổ biến để cộng đồng biết được suy nghĩ của báo chí và các cơ quan chức năng ở Anh. Nhiều quy định mới có thể sắp được đưa ra ở Anh để xoá bỏ tình trạng mà báo chí đang phản ảnh. 

Báo cáo từ tạp chí The Guardian của Anh cho biết, có 3.000 trẻ em Việt Nam bị cưỡng ép làm nô lệ cho các băng đảng tội phạm trồng cần sa, các tiệm làm móng, nhà máy, thậm chí là nhà thổ.

buon nguoi viet vao anh quoc

(click vào ảnh để xem video phỏng vấn Hiền )
Cảnh sát và các cơ quan chức năng nhận định, nhiều trẻ em Việt Nam bị buôn bán sang Anh và buộc phải làm việc tại các trang trại cần sa nhưng đây chỉ là phần nổi của vấn đề thôi. Thực chất chúng phải làm những công việc tồi tệ hơn rất nhiều, ông Ishola nói thêm.
Theo Văn phòng Liên Hiệp Quốc về ma túy và tội phạm, có khoảng 30 trẻ em Việt Nam bị đưa vào Anh trái phép mỗi tháng.
“Trẻ em là khối tài sản ngày càng có giá trị với bọn buôn người vì chúng dễ thu phục, dễ khai thác và dễ cô lập. Chúng không ý thức được những gì đang xảy ra quanh chúng”, ông Ishola nhận định.
Theo ông Daniel Silverstone, một nhà tội phạm học tại Đại học London Metropolitan, một vài năm trước đây, trẻ em Việt Nam đưa sang Anh chỉ để làm ở các trang trại cần sa. Nhưng bây giờ, vì lợi ích kinh doanh, các băng đảng tội phạm mở rộng ra nhiều lĩnh vực bóc lột khác nhau và mở rộng sang cả khu vực Scotland và Bắc Ireland.
Báo cáo trên đề cập đến trường hợp của một cậu bé tên Hiền. Hiền bị bán sang Anh để làm “nô lệ hiện đại”. Hiền mất cha mẹ từ nhỏ, từ khi mới 5 tuổi cậu bé bị 1 người tự xưng là chú mang đi khỏi Việt Nam.Trong vòng 5 năm, anh bị mang đi vượt biên qua rất nhiều nước khác nhau mà anh không biết. Cho đến năm 10 tuổi thì nhập cư trái phép tới London và bị một nhóm người đánh đập và khai thác sức lao động. Trong 3 năm liền, anh bị bắt làm nô lệ trong nhà, nấu ăn, phục vụ những người đàn ông khác ở trong nhà. Tại thời điểm này, anh vẫn chưa nói được nhiều. Anh luôn bị đe doạ là nếu ra khỏi nhà, công an sẽ bắt. 
 
Trong thời gian ở đây, anh còn thấy nhiều trẻ em Việt khác bị bắt vào để đi làm và trả nợ. Họ chỉ ở vài ngày, rồi lại bị mang đi ngay. 
Hiến không có nơi ở sau khi "ông chú" kia bỏ rơi anh. (??) Trong suốt thời gian đó, Hiền cứ  phải lang thang ngoài đường, bới rác tìm đồ ăn. Thật may mắn sao, anh gặp được một đôi vợ chồng người Việt tốt bụng, mang anh về nhà cho ăn ở. Tuy nhiên, họ lại bắt anh đi trồng cần sa ngay sau đó ở Manchester và Scotland.(??)
Theo lời khai với cảnh sát, Hiền nói tại thời điểm đó anh không biết đó là cây gì. Nhưng sau này thì anh mới biết nó mang lại rất nhiều tiền. Anh chưa từng được trả tiền công khi ở trong những khu vườn đó. Anh chỉ sợ không có chỗ ở và sợ bị người ta bắt.
Cảnh sát đã phát hiện ra Hiền trong một căn nhà trồng cần sa. Anh bị bắt giam 10 tháng nhưng sau đó được thả ra vì Toà cho rằng anh chỉ là nạn nhân của bọn buôn người và lạm dụng sức lao động trẻ em.
Cơ quan an ninh Anh cho biết, chính quyền Anh chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng buôn bán, khai thác sức lao động của người dân Việt Nam ở đất nước này.
Cảnh sát Anh cho hay, họ phải đấu tranh với các nhóm tội phạm Việt Nam đang tăng cường hoạt động trên khắp nước Anh, cả ở Scotland và Bắc Ireland.
Số lượng trẻ em bị bán sang Anh làm việc cho các băng nhóm ngày càng gia tăng. Nhiều nạn nhân cho biết, họ phải chi 25.000 bảng (gần 850 triệu đồng) mới tới được nước này. “Những đứa trẻ bất hạnh thường nợ rất nhiều, và không thể quay về trước khi trả hết nợ. Đây là chế độ nô lệ và bóc lột dã man nhất”, báo cáo này nhận định.
 
Những con số mà chính phủ Anh nắm được:
 

10,000

Bộ nội vụ ước tính có 10,000 đến 13,000 nạn nhân của nạn buôn người và nô lệ ở Anh.

100

Mỗi tuần có 100 trẻ em nhập cư trái phép vào Anh. Albania và Nigeria có số lượng con gái chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Còn Việt Nam thì chủ yếu là con trai bị đưa vào đây. 

96%

Tỉ lệ nạn nhân Việt Nam bị bắt đi trồng cần sa ở Anh. Trong đó có 81% là trẻ em.

25%

Hầu hết các phi vụ vận chuyển người trái phép vào Anh đều có trẻ em , chiếm tời 25%.

£30,000

Đây là số tiền mà những nạn nhân này phải trả nợ cho đường dây.