Dùng âm thanh dập… lửa, chàng trai Việt được báo giới Mỹ săn đón

Một chàng trai gốc Việt đã trở thành cái tên đình đám trên các tờ báo nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ trong tuần qua khi đồng sáng chế thành công thiết bị dập lửa bằng âm thanh.

Đó là Việt Trần – 28 tuổi, anh chàng gốc Việt, hiện đang là sinh viên hệ cao học trường, ngành kỹ thuật điện và máy tính tại trường Đại học George Mason, Mỹ.

Việt Trần và người bạn học của mình, Seth Robertson đã sáng chế thành công chiếc loa có thể dập tắt lửa. Thành quả của họ được kì vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong chữa cháy.

Vì lẽ đó, chàng sinh viên tài năng gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón hết sức nồng nhiệt. Cái tên Việt Trần cùng thiết bị dập lửa độc đáo vẫn chưa hề giảm sức “nóng” trên các trang tin tức lớn hàng đầu đất Mỹ.

 viettran3003151 401c8

Anh chàng gốc Việt - Việt Trần (bìa trái) và Seth Robertson (Ảnh: Alexis Glenn/Creative Services/George Mason University)

CNN dẫn lời Việt Trần và bạn anh cho biết, ý tưởng của họ xuất phát từ việc sóng âm tần số 30-36 hertz có thể tác động đến vùng không khí chứa oxy và dập tắt ngọn lửa, không cho nó bùng lên.

Trang công nghệ Mỹ nổi tiếng toàn cầu CNET nhấn mạnh, đây là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng sức mạnh của âm thanh vào cứu hỏa.

“Hãy tưởng tượng nếu tất cả thứ bạn cần để dập đám cháy là một chiếc loa âm trầm. Đó là một ý tưởng mà đã từng được Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ chứng minh trong điều kiện thí nghiệm vào năm 2012.

Dù dập được những đám cháy nhỏ trong thử nghiệm bằng trường điện từ và âm thanh, các nhà nghiên cứu của DARPA thừa nhận rằng họ phải chờ thêm một thời gian dài nữa để biến lý thuyết thành ứng dụng thực tiễn.

Bây giờ, lần đầu tiên trong lịch sử, một bình chữa cháy cầm tay không hề sử dụng bọt, bột hoặc nước, tất cả được tạo ra từ một âm thanh tần số thấp. Công nghệ này dựa trên đường sóng âm tác động và chiếm chỗ của oxy trong không gian để gây “ngạt” lửa và dập tắt nó hoàn toàn trong thực tiễn”.

Ở vùng âm thanh có tần số thấp (30-60 hertz), sóng có khả năng chiếm chỗ oxy hiệu quả từ những ngọn lửa và khiến chúng… chết ngạt”.

Trang này khẳng định thêm, một bình chữa cháy cầm tay là hoàn toàn tiện ích thay vì một cỗ máy “khổng lồ”, nặng nề, không dễ di chuyển như của DARPA.

Theo dân trí