Một số điều kiện sau khi xin được visa kết hôn

VietHome đã có 1 số bài viết hướng dẫn thủ tục xin visa theo diện kết hôn (Spouse Visa). Nếu bạn được Bộ Nội Vụ chấp nhận, họ sẽ cấp cho bạn visa 30 tháng hoặc 33 tháng (nếu xin ngoài nước Anh). Tuy nhiên, trong thời gian này, Bộ Nội Vụ đề ra 1 số luật giới hạn quyền lợi của những người được cấp visa theo diện kết hôn.

VietHome xin được cung cấp lại các thông tin này cho cộng đồng Việt ở Anh. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho những người xin visa theo diện này.

Đọc thêm: Thủ tục xin visa kết hôn ở Anh

Tôi có quyền đi làm ở Anh không?

Bạn có thể mở doanh nghiệp riêng cho mình hoặc làm việc cho người khác mà không cần phải xin phép.

 

Khi nào thì tôi có thể xin visa định cư vĩnh viễn ( Indefinite Leave to Remain)?

Từ tháng 7/2012, Bộ Nội Vụ đã tăng thời gian thử thách lên là 5 năm. Lần đầu xin visa, bạn sẽ được cấp 30 tháng, sau đó bạn phải xin thêm lần 2 và sẽ được cấp thêm 30 tháng. Sau tổng thời gian 5 năm đó, bạn sẽ có quyền xin visa vĩnh viễn ở Anh.

 

Để có đủ điều kiện xin visa định cư vĩnh viễn ở Anh, bạn phải chứng minh mình có đủ trình độ tiếng Anh và kiến thức cuộc sống ở Anh Quốc ( Knowledge of language and life in the UK). Bạn có thể xin visa vĩnh viễn sau khi bạn đã vượt qua bài thi Life in the UK hoặc học xong 1 khoá học được công nhận bởi bằng English for Speakers of Other Languages (ESOL). Khoá học này phải bao gồm các bài học về công dân. Bạn cần phải xin trước khi visa kết hôn của bạn hết hạn.

Khi làm đơn, cả vợ và chồng cần phải kí nhận là đã ở với nhau trong suốt 5 năm qua và sẽ tiếp tục ở với nhau. Bạn cần gửi 1 số giấy tờ chứng minh mối quan hệ của vợ chồng bạn trong 5 năm qua. Chúng bao gồm 6 bức thư hoặc giấy tờ từ 3 tổ chức, cá nhân, đoàn thể khác nhau. Số thư này phải được thu thập và trải đều trong vòng 2 năm. vd: 6 tháng đầu sau khi kết hôn bạn lấy thư ga, 2 tháng sau lấy thư council, 1 năm sau lấy bank statement....

Bài viết chi tiết về thủ tục xin visa vĩnh viễn cũng sẽ được VietHome truyền tải khi có cơ hội.

Tôi phải làm gì nếu 2 vợ chồng bỏ nhau?

Nếu hôn nhân của bạn tan vỡ trong khi bạn đang ở Anh với loại visa kết hôn nhưng bạn vẫn muốn ở lại Anh Quốc sau đó. Bạn cần phải xin theo diện ngoại lệ. Bạn nên tìm hiểu thêm về vấn đề này với luật sư, người tư vấn luật hoặc đọc trên website của Bộ Nội Vụ.

Tôi có quyền xin phúc lợi xã hội ở Anh không?

Theo luật nhập cư, bạn không có quyền xin phúc lợi xã hội (public fund) để giúp bạn sinh sống ở Anh. Điều này áp dụng cho cả những người phụ thuộc vào bạn. Thêm nữa, người bảo lãnh cho bạn (vợ/chồng) cũng không được phép đứng ra để xin cho bạn.

Phúc lợi xã hội trong luật nhập cư được định nghĩa ở các mục sau:

  • income-based jobseeker's allowance;
  • income support;
  • child tax credit;
  • working tax credit;
  • a social fund payment;
  • child benefit;
  • housing benefit;
  • council tax benefit;
  • state pension credit;
  • attendance allowance;
  • severe disablement allowance;
  • carer's allowance;
  • disability living allowance;
  • an allocation of local authority housing;
  • local authority homelessness assistance;
  • health in pregnancy grant;
  • income-related employment and support allowance.

Bản thân bạn không được xin những loại trợ cấp được liệt kê ở bên trên. Nếu bạn xin những loại phúc lợi xã hội này thì bạn sẽ vi phạm điều kiện visa của bạn. Điều này sẽ làm ảnh hướng đến đơn xin định cư vĩnh viễn ở Anh.

Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp vẫn được phép xin phúc lợi xã hội nếu số tiền nhận được là do bạn đóng National Insurance contribution khi bạn đi làm.

Nếu bạn đi làm, báo thuế và đóng tiền NI Contribution, bạn sẽ được phép xin những loại trợ cấp sau:

  • contribution-based jobseeker's allowance;
  • incapacity benefit;
  • retirement pension;
  • widow's benefit and bereavement benefit;
  • guardian's allowance;
  • statutory maternity pay;
  • maternity allowance;
  • contribution-related employment and support allowance

Việc xin những loại trợ cấp này là được phép và đúng luật. Bạn sẽ không bị coi là vi phạm điều kiện visa kết hôn.

Theo Bộ Nội Vụ Anh

Katie VietHome.co.uk