Nguồn gốc bánh trung thu

Nhân dịp Tết Trung Thu 2011, bà Emily Cheah thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử Trung Hoa (Australia) đã chia sẻ một số thông tin thú vị xung quanh chiếc bánh Trung Thu.

Tết Trung Thu, hay còn gọi là Rằm tháng Tám (âm lịch) là một trong những lễ hội lớn nhất ở một số nước Châu Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.

Nguồn gốc của việc tặng bánh Trung Thu

Theo bà Emily Cheah, lịch sử bánh Trung Thu bắt nguồn từ thế kỷ 14 khi nước Trung Hoa nằm dưới sự cai trị của nhà Nguyên (thuộc Mông Cổ).

Lúc đó, dân tộc Hán - sắc dân lớn nhất tại Trung Hoa, muốn nổi lên chống lại sự cai trị của nhà Nguyên.

Vào thời điểm đó, người dân nước này trao tặng cho nhau bánh Trung Thu có chứa những tờ giấy với nội dung kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ chính quyền để giành lại quyền độc lập, tự chủ cho dân Hán.

Từ đó trở đi, mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng Tám Âm lịch, lễ Trung thu lại được tổ chức với ý nghĩa cầu chúc sức khỏe và hạnh phúc đến cho mọi người.

Ngoài ra, Trung thu cũng là dịp để mọi người kể cho nhau nghe sự tích Hằng Nga trên cung trăng và ngoài bánh Trung Thu, người ta còn tặng nhau các tặng phẩm như hạt sen, hoa cúc...

Bà Emily Cheah cho biết hạt sen là mùi vị đặc trưng và được ưa chuộng nhất trong bánh Trung Thu. Ngày nay, một số bánh Trung Thu còn có thêm nhiều hương vị khác, tuy nhiên chúng mới chỉ xuất hiện trong vòng những năm qua.

Làm bánh Trung Thu rất phức tạp và cầu kỳ

Tại Australia, phần đông dân chúng mua bánh Trung Thu từ các cửa hàng, tuy nhiên cũng có một số người làm tự làm bánh tại nhà.

Việc làm bánh Trung thu đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu và cầu kì, trong đó có những vật liệu cho vào nhân bánh phải làm trước vài năm. Để bánh có được mùi thơm đặc trưng, người ta còn cần phải nướng chúng trong thời gian từ 4 - 6 tiếng đồng hồ.

Hiện nay, tại Australia, có nhiều hãng làm bánh Trung Thu của người Hoa hoặc người Việt với các sản phẩm rất đa dạng.

 

Bay VUt