Chi tiền vé, chồng mua khoang hạng nhất bỏ mặc vợ con ở ghế hạng phổ thông

Thay vì đứng về phía người “đúng” trong tình thế của người đặt ra vấn đề, nhà đạo đức học đã khám phá nhiều cách tiếp cận có thể cân nhắc.

Một người phụ nữ giấu tên đã kể câu chuyện về những chuyến du lịch của gia đình cô. Vấn đề ở đây, người chồng là một người thích đi đây đó và luôn luôn mua vé hạng nhất cho mình. Khi đi cùng vợ và các con, anh mua vé thương gia cho mình, còn để vợ con ngồi ở khoang hạng phổ thông.

Trong chuyến bay qua đêm đến Paris, chồng cô tiếp tục làm như vậy. Anh biện minh cho việc ngồi một mình ở khoang hạng nhất là vì tất cả cùng mua vé hạng thương gia sẽ rất tốn kém. Hơn nữa, các con có thể sẽ cảm thấy bơ vơ khi bố mẹ chúng ngồi ở một khu vực khác, nếu anh để vợ cùng mua vé đắt tiền như mình.

ve tau xe

Người vợ bức xúc cho rằng đây là điều bất công. Chồng cô đã đề nghị chuyến sau sẽ đi du lịch một mình để mọi người không cảm thấy bị phân biệt đối xử, nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề. Người phụ nữ đã hỏi chuyên gia đạo đức học để tình thế khó xử của mình, và đây là câu trả lời.

Vị chuyên gia về đạo đức học nhấn mạnh rằng một cuộc hôn nhân hiện đại đồng nghĩa là hai vợ chồng phải tôn trọng nhau. Mỗi người đều có tiếng nói trong việc đưa ra các quyết định quan trọng và phải quan tâm đến cảm xúc cũng như sở thích của đối phương.

Chuyên gia nhận thấy chồng của người phụ nữ này có quan điểm khác, vì anh nghĩ rằng mình là người trả tiền vé nên ắt hẳn sở thích của bản thân phải được ưu tiên.

Vị chuyên gia khuyên rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong mối quan hệ thân thiết là tạo ra nhiều sự công bằng hơn. Nếu người chồng muốn ngồi khoang hạng nhất vì điều kiện sức khỏe thì bà vợ cũng có thể nói với chồng về vấn đề sức khỏe của mình. Hơn nữa, những đứa trẻ đã lớn và đã đi học, nên chúng có thể xa bố mẹ vài giờ trên máy bay.

Còn nếu người chồng tiếp tục chỉ muốn một người trong nhà ngồi hạng nhất, thì bà vợ có thể đề nghị hai vợ chồng luân phiên nhau mua vé hạng nhất.

Nhiều người tán thành giải đáp của vị chuyên gia. Mọi người cho rằng thay vì đứng về phía người “đúng” trong tình thế của người đặt ra vấn đề, nhà đạo đức học đã khám phá nhiều cách tiếp cận có thể cân nhắc tùy trong bối cảnh và ý muốn cá nhân.

Nhịp sống Thị trường (theo The New York Times)