• Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia được giới thiệu là học viện cưỡi ngựa đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho giới tinh hoa, có quy mô 300 chuồng chăm sóc ngựa chuyên nghiệp, "quy tụ" của những giống ngựa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam như Friesian, Quarter…

    Mới đây, Công ty Cổ phần Vinhomes vừa ra mắt dự án “Thành phố Đảo Hoàng Gia” – Vinhomes Royal Island tại đảo Vũ Yên, Hải Phòng - được giới thiệu là đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm thành phố.

    Vinhomes Royal Island có quy mô 877 hécta, tọa lạc trọn vẹn trên đảo Vũ Yên, kết nối nội đô hiện tại của Hải Phòng với trung tâm hành chính mới Thủy Nguyên và là địa thế “đảo trong phố” độc đáo, duy nhất trên toàn quốc. Đây cũng được coi là dự án tham vọng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong việc xây dựng hệ sinh thái dành riêng cho giới tỷ phú, siêu giàu. 

    Vinhomes cho biết, địa thế đảo trong phố là cơ sở để Vinhomes tạo ra những đặc quyền và dịch vụ thượng lưu như: Bến du thuyền cao cấp quy mô gần 10ha; Sân Golf 36 hố 160ha đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á; Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia; Phố đi bộ bên sông dài và đẹp nhất Việt Nam; Công viên vui chơi giải trí gia đình VinWonders Royal Park với vườn thú mở Safari…

    Trong đó, Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia - được quản lý bởi Công ty CP Vinpearl, Tập đoàn Vingroup có thể coi là quân bài chiến lược tại "đảo tỷ phú". 

    Học viện cưỡi ngựa đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho giới nhà giàu

    Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia tọa lạc gần phân khu Royal Riverside, phía Đông Bắc đảo Vũ Yên, bên bờ sông Bạch Đằng. Theo giới thiệu, nơi đây có quy mô 300 chuồng chăm sóc ngựa chuyên nghiệp. Đây sẽ là nơi "quy tụ" của những giống ngựa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam như Friesian, Quarter…

    hoc vien cuoi ngua 1

    Cùng với đó là các khu vực tiện ích, dịch vụ bao gồm Nhà đón tiếp trung tâm phong cách Hoàng Gia Anh Quốc sang trọng cùng khu locker; khu bán lẻ dụng cụ tập các thương hiệu lớn trên thế giới và các nhà hàng ẩm thực; bệnh viện thú y cao cấp và các khu vực chăm sóc sức khỏe ngựa như khu máy tập cho ngựa; khu đóng móng; các khu tập luyện cho mọi cấp độ; sân đa năng biểu diễn ngựa rộng gần 1 ha với khán đài trên cao cho khách theo dõi, đường đua ngựa giải trí…

    Học viện cũng sẽ cung cấp các chương trình đào tạo chuyên nghiệp thể thao ngựa đầu tiên tại Việt Nam: từ những kỹ thuật cơ bản chuẩn mực tới các khóa nâng cao dành cho thi đấu, biểu diễn cao cấp. Song hành đó, Học viện còn đóng vai trò dẫn dắt phong trào giải trí với ngựa nhằm tạo các bước đệm kích hoạt và bùng nổ thị trường thể thao ngựa nước nhà. Đồng thời, đây cũng là nơi để giới nhà giàu thưởng thức các cuộc thi đấu ngựa - sự kiện thường kỳ dành cho các kỳ tài nhí đến từ Học viện và các “tay chơi” trên toàn quốc; Thi đấu ngựa bán chuyên - sự kiện thường kỳ và điểm nhấn của Học viện cưỡi ngựa Vũ Yên hay thưởng thức các tiết mục diễu hành, trình diễn kỹ thuật cưỡi ngựa của các trường phái trên thế giới vào cuối tuần, ngày lễ và các sự kiện.

    hoc vien cuoi ngua 1

    Mô hình Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia tại dự án Vinhomes Royal Island gợi nhớ tới những học viện cưỡi ngựa nổi tiếng thế giới như The Royal Andalusian School of Equestrian Art (Tây Ban Nha), The Spanish Riding School (Áo), The Portuguese School of Equestrian Art (Bồ Đào Nha)…

    Trên thực tế, các bộ môn thể thao với ngựa hiện vẫn được coi là thú vui độc quyền của giới quý tộc, thượng lưu. Thậm chí, bộ môn này còn trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt hãng thời trang siêu xa xỉ như Hermès, Gucci, Salvatore Ferragamo, Ralph Lauren Polo, Longchamps,… Không chỉ đem lại lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm stress cho thanh thiếu nhiên, học cưỡi ngựa còn trở thành xu hướng của giới nhà giàu để khẳng định đẳng cấp thượng lưu. 

    Tại Trung Quốc, theo AFP, số lượng người tham gia những môn thể thao như cưỡi ngựa đang gia tăng khi sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mang lại cho người dân nguồn thu nhập khả dụng để theo đuổi các hoạt động giải trí. Một báo cáo hồi 2019 cho biết, đã có hơn 1.800 câu lạc bộ cưỡi ngựa ở Trung Quốc, gấp đôi con số năm 2016. Theo tạp chí, phần lớn các câu lạc bộ tập trung ở miền Bắc và miền Đông Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh và Thượng Hải. Với việc chính phủ Trung Quốc tuyên bố vào năm 2014 rằng các môn thể thao cưỡi ngựa sẽ được "ủng hộ mạnh mẽ", xu hướng này dường như sẽ còn tiếp tục.

    Ngành công nghiệp này đang "bùng nổ" vì hai lý do chính. Các bậc cha mẹ Trung Quốc coi cưỡi ngựa là môn học dành cho tầng lớp ưu tú. Nó sẽ giúp con cái họ nổi bật hơn trong xã hội Trung Quốc cạnh tranh cao.

    hoc vien cuoi ngua 1

    Tại Việt Nam, thế hệ Alpha Kids ngày nay cũng được gia đình mạnh tay đầu tư cho tham gia những bộ môn mới lạ, tiêu biểu như thể thao cưỡi ngựa. Các gia đình nổi tiếng như Đan Trường, Hồ Ngọc Hà, Hồng Nhung…đều đầu tư cho con học cưỡi ngựa. Do đó, Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia được kỳ vọng trở thành điểm nhấn tại Vinhomes Royal Island, mang đến cho giới tinh hoa tại Việt Nam những trải nghiệm, tiện ích sánh ngang các tỷ phú thế giới. 

    Ngoài ra, Đảo Hoàng gia Vinhomes Royal Island còn sở hữu hàng loạt tiện ích thượng lưu độc đáo khác lần đầu tiên quy tụ đầy đủ trong một khu đô thị sống, như Sân Golf 36 hố 160 ha đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á, Bến thuyền cao cấp hay các biệt thự với bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà…

    Theo CafeBiz

  • Hội đồng quản trị VinFast xác định rằng đây là thời điểm thích hợp để sắp xếp lại vai trò của các thành viên lãnh đạo để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển kế tiếp.

    VinFast vừa công bố sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, khi công ty bước sang giai đoạn phát triển mới.

    Ông Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Vingroup, công ty mẹ của VinFast, sẽ chuyển từ vai trò Chủ tịch HĐQT VinFast sang đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc VinFast, thay cho bà Lê Thị Thu Thủy. Ông Phạm Nhật Vượng cũng sẽ tiếp quản vị trí Giám đốc Điều hành. Đồng thời, bà Lê Thị Thu Thủy sẽ chuyển từ vai trò Tổng Giám đốc VinFast sang đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

    Theo TCBC, sau khi VinFast ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ và đạt được những thành tựu kinh doanh ấn tượng trong những năm gần đây, đặc biệt là việc Công ty đã thâm nhập thành công vào thị trường Bắc Mỹ và niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, Hội đồng quản trị xác định rằng đây là thời điểm thích hợp để sắp xếp lại vai trò của các thành viên lãnh đạo để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển kế tiếp.

    pnv vinfast

    Bà Lê Thị Thu Thủy cho biết: "Tôi tự hào về những thành tựu đã đạt được của VinFast. Chúng tôi đã phát triển một trong những dải sản phẩm xe điện đa dạng nhất trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục và gia nhập thị trường ô tô toàn cầu thành công".

    "Với nền tảng sản xuất vững mạnh, mạng lưới phân phối ngày càng phát triển và sự hỗ trợ của đội ngũ nhân sự tài năng, VinFast có điều kiện thuận lợi để tăng tốc mở rộng trên toàn cầu. Tôi thực sự tin tưởng rằng VinFast sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ tài lãnh đạo và sự nhạy bén trong kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng. Tôi rất mong sớm tiếp tục làm việc cùng ông Phạm Nhật Vượng và đội ngũ lãnh đạo trong vai trò mới để dẫn dắt và thúc đẩy sự phát triển liên tục của VinFast", bà Thủy nhấn mạnh.

    Bà Thủy cũng chia sẻ thêm: "Dù chức danh của tôi thay đổi, tôi sẽ tiếp tục tương tác với các đối tác bên ngoài và các hoạt động huy động vốn của VinFast. Tôi trông đợi việc tiếp tục thảo luận với các nhà đầu tư khi chúng tôi thực hiện chiến lược phát triển đầy tham vọng. Cuối cùng, với tư cách Chủ tịch HĐQT, tôi cũng sẽ tập trung vào nhiệm vụ thực hiện sứ mệnh của VinFast và đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn quản trị cao của công ty".

    Trên cương vị Tổng Giám đốc VinFast, ông Phạm Nhật Vượng sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động vận hành, bao gồm sản xuất toàn cầu, bán hàng và chiến lược thị trường. HĐQT tin rằng ông Phạm Nhật Vượng là người phù hợp nhất với vị trí Tổng Giám đốc toàn cầu của VinFast bởi ông có bề dày kinh nghiệm đúc kết được từ việc sáng lập và phát triển VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng cũng là người lãnh đạo Vingroup, tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu thị trường trong hàng loạt lĩnh vực từ công nghiệp, công nghệ, bất động sản đến dịch vụ.

    Ông Phạm Nhật Vượng - từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VinFast từ tháng 3/2022 - là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup, công ty mẹ của VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới do Tạp chí Forbes công bố vào năm 2013.

    Bà Lê Thị Thu Thủy, hiện chuyển sang vai trò Chủ tịch HĐQT VinFast, giữ chức vụ Giám đốc điều hành Hội đồng quản trị Công ty và Tổng Giám đốc điều hành Toàn cầu từ tháng 3/2022. Bà gia nhập Vingroup vào năm 2008 với vị trí Giám đốc Tài chính, sau đó được bổ nhiệm là CEO Vingroup và VinSmart. Bà rời các vị trí này vào năm 2014 và 2021. Bà đảm nhận vị trí Chủ tịch VinFast và Phó Chủ tịch Vingroup kể từ khi công ty thành lập vào năm 2017.

    Bà Lan Anh, người đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính, gia nhập Tập đoàn Vingroup từ 2020. Bà có kiến thức sâu rộng về hoạt động của Công ty, bao gồm cả chuỗi sản xuất và cung ứng, từ vị trí Phó Tổng Giám đốc Tài chính & Vận hành và Giám đốc Tài chính của Công ty Cổ phần VinES Energy Solutions ("VinES"), công ty sản xuất pin của Tập đoàn Vingroup. Bà cũng là Hội viên kỳ cựu của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (FCCA) và Hội viên Hiệp hội Kế toán Công chứng Úc (CPA).

    Theo An Ninh Tiền Tệ

  • Con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu xuất hiện với vai trò Phó Tổng giám đốc VinFast.

    Trong một sự kiện mới đây của VinFast Auto Pte. Ltd. (VinFast), ông Phạm Nhật Quân Anh, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, lần đầu tiên xuất hiện trên truyền thông, với vai trò là Phó Tổng giám đốc Khối sản xuất VinFast.

    Ông Phạm Nhật Quân Anh xuất hiện trong buổi lễ VinFast và Tập đoàn Marubeni công bố Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác tái sử dụng pin xe điện hướng đến mục tiêu phát triển nền kinh tế tuần hoàn, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ đối tác ASEAN - Nhật Bản diễn ra tại Tokyo từ ngày 16-18/12.

    Theo ông Phạm Nhật Quân Anh, VinFast hợp tác cùng Marubeni để cùng nghiên cứu triển khai các giải pháp năng lượng sạch và lưu trữ năng lượng thông minh.

    Ông Quân Anh trước đó chưa từng xuất hiện trên truyền thông và chỉ được biết đến qua lời kể của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên một tờ báo hồi năm 2019. Khi ấy, ông Vượng cho biết, quan điểm của mình là không bắt sau này các con phải ôm công việc của bố. 

    pham tran anh quan
    Ông Phạm Nhật Quân Anh bắt tay với đại diện của Marubeni.

    Theo tỷ phú Vượng, các con yêu thích và “có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi, không thể hủy hoại cái sự nghiệp mà bao nhiêu người tâm huyết xúm lại làm mới ra được”.

    Trước đó ngày 15/12, theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ông Phạm Nhật Quân Anh - con trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) đăng ký mua 150.000 cổ phiếu VIC theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

    Ông Quân Anh hiện không nắm giữ chức vụ nào tại Tập đoàn Vingroup, đồng thời cũng không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của tập đoàn này. Theo thông báo, giao dịch thuộc trường hợp người thực hiện giao dịch là người có liên quan của người nội bộ.

    Trước đó, Vingroup đã công bố phát hành 9,88 triệu cổ phiếu ESOP với mức giá 10.000 đồng/cp cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chủ chốt của tập đoàn và các công ty con nhằm ghi nhận đóng góp, cống hiến của cán bộ lãnh đạo cho sự phát triển của tập đoàn; khuyến khích, tạo động lực; nâng cao vai trò, trách nhiệm và gắn kết, giữ chân nhân sự chủ chốt, chất lượng cao.

    Theo báo cáo quản trị của Vingroup, 3 người con của ông Vượng là Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh cũng như con dâu Bùi Lan Anh đều không nắm giữ cổ phiếu VIC nào.

    Tính tới hết ngày 18/12, cổ phiếu VIC có giá 43.200 đồng/cp, giảm gần 19% so với đầu năm.

    Vietnamnet

  • tai san ong vuong 1

    Ở tầm châu lục thì khối tài sản của ông Vượng đứng thứ 20 sau 2 tỷ phú Trung Quốc, Mã Vân, ông chủ Alibaba (24,4 tỷ USD) và gia đình tỷ phú Hà Hưởng Kiện (23,1 tỷ USD).

    Theo bảng xếp hạng tỷ phú thời gian thực của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản 21 tỷ USD sau khi cổ phiếu VinFast (VFS) kết thúc tuần giao dịch đầu tiên trên Nasdaq.

    Ngày đầu tiên lên sàn, cổ phiếu VFS đã có một phiên giao dịch bùng nổ với giá cổ phiếu kết phiên ở mức, 37,06 USD/cp, vượt xa kỳ vọng giúp vốn hóa công ty hơn 85 tỷ USD, tài sản của ông Vượng ở mức 44,5 tỷ USD, giàu thứ 5 châu Á và giàu nhất Đông Nam Á, gần bằng với khối tài sản của tỷ phú Trương Nhất Minh, nhà sáng lập ByteDance, công ty mẹ của Tiktok.

    Tuy nhiên, 3 phiên liên tiếp sau đó, giá cổ phiếu VFS giảm mạnh, tài sản của chủ tịch Vingroup giảm 23,5 tỷ USD còn 21 tỷ USD, tụt xuống hạng 78 thế giới và giàu thứ 4 châu Đông Nam Á sau 3 tỷ phú người Indonesia.

    Hiện cả Đông Nam Á có 11 người sở hữu khối tài sản từ 10 tỷ USD trở lên. Ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản lớn hơn người giàu nhất Thái Lan (13,4 tỷ USD), người giàu nhất Singapore (14,1 tỷ USD). Còn người giàu nhất Malaysia có 11 tỷ USD, người giàu nhất Hàn Quốc là chủ tịch Samsung Jay Y. Lee có 8,4 tỷ USD.

    Ở tầm châu lục thì khối tài sản của ông Vượng đứng thứ 20 sau 2 tỷ phú Trung Quốc, Mã Vân, ông chủ Alibaba (24,4 tỷ USD) và gia đình tỷ phú Hà Hưởng Kiện (23,1 tỷ USD).

    tai san ong vuong 1

    Theo Nhịp sống Thị trường

  • Forbes ghi nhận tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt thêm 1,5 tỷ USD trong một tháng rưỡi qua khi cổ phiếu Vingroup lên đỉnh 14 tháng. Đại gia giàu nhất Việt Nam có thể sớm lọt top 100 người giàu nhất thế giới.

    Lọt top 500 người giàu nhất

    Khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng nhanh hiếm có trong 2 tuần qua và nhanh chóng vượt lên đỉnh 14 tháng với giao dịch bùng nổ.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/8, cổ phiếu Tập đoàn Vingroup (VIC) do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch tăng trần lên 72.600 đồng/cp sau nhiều phiên tăng bứt phá trước đó. Tính trong 2 tuần qua, cổ phiếu VIC đã tăng gần 41%, từ mức 51.500 đồng/cp hôm 28/7 lên mức như hiện tại. Đây cũng là mức giá cao nhất của cổ phiếu Vingroup trong 14 tháng qua.

    Trong phiên 11/8, có gần 23,1 triệu cổ phiếu VIC được chuyển nhượng. Kết thúc phiên vẫn còn dư mua gần 720.000 cổ phần ở mức giá trần. Khối lượng giao dịch cổ phiếu Vingroup là kỷ lục lịch sử mới kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết cổ phiếu vào năm 2007, phá vỡ kỷ lục 21,2 triệu cổ phần được chuyển nhượng hôm 4/8.

    Với việc cổ phiếu Vingroup tăng mạnh, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng cũng tăng nhanh.

    Theo Forbes, tính tới ngày 11/8, ông Phạm Nhật Vượng có khối tài sản đạt 5,7 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 4,2 tỷ USD ghi nhận hồi cuối tháng 7. Với khối tài sản này, ông Vượng đứng thứ 489 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh theo bảng xếp hạng của Forbes.

    Cổ phiếu Vingroup tăng mạnh trong bối cảnh Vingroup thông báo hôm 10/8 các cổ đông của Black Spade Acquisition Co (NYSE: BSAQ) đã thông qua kế hoạch hợp nhất kinh doanh với VinFast tại Đại hội Cổ đông Đặc biệt (EGM). 

    ong pham nhat vuong 100 ty phu 1
    Hôm 11/8, tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt top 500 người giàu nhất hành tinh. (Nguồn: FB)

    Theo đó, giao dịch hợp nhất dự kiến sẽ hoàn tất vào ngày 14/8. Sau giao dịch, VinFast - đơn vị quản lý mảng sản xuất ô tô của Vingroup - sẽ hoạt động như một công ty hợp nhất. Cổ phiếu phổ thông và chứng quyền hãng xe điện tại Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq Stock Market LLC vào ngày 15/8, dưới các mã niêm yết mới lần lượt là “VFS” và “VFSWW”.

    Vingroup cũng được xem là doanh nghiệp lớn đầu tiên của Việt Nam niêm yết trên thị trường quốc tế.

    Cổ phiếu Vingroup tăng trong thời gian gần đây cũng một phần nhờ kết quả kinh doanh tốt trong 6 tháng đầu năm 2023 với lợi nhuận tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ, lên gần 7.940 tỷ đồng.

    VinFast được định giá cao, tỷ phú Vượng hướng tới top 100 thế giới

    Theo cập nhật của Forbes, tính tới ngày 11/8, ông Phạm Nhật Vượng có khối tài sản đạt 5,7 tỷ USD, đứng thứ 489 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh.

    Tài sản của ông Vượng có thể còn tăng và vị trí trên thế giới sẽ sớm được cải thiện.

    Trước đó, theo đánh giá của Bloomberg, tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể tăng thêm 11 tỷ USD nhờ VinFast, từ mức 5 tỷ USD lên 16 tỷ USD.

    Hãng xe điện VinFast thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáp nhập cùng Black Spade với một thỏa thuận và được định giá ở mức 27 tỷ USD. Giá trị vốn chủ sở hữu là 23 tỷ USD sau khi sáp nhập.

    Với mức giá trị này, khối tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ tăng vọt sau niêm yết.

    Dù VinFast chưa phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và cũng chưa biết thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đánh giá VinFast ở mức giá bao nhiêu nhưng những thông tin về kết quả kinh doanh và những tham vọng của tỷ phú Vượng có thể hỗ trợ cho cổ phiếu này.

    Theo số liệu công bố, VinFast dự báo doanh số bán hàng sẽ đạt 45.000 đến 50.000 chiếc trong năm 2023 và cho biết họ có thể sản xuất xe bán tải điện, ô tô điện mini và các mẫu xe khác nếu thị trường có nhu cầu. VinFast cũng vừa khởi công dự án nhà máy sản xuất xe điện giai đoạn 1 tại hạt Chatham, Bắc Carolina (với vốn đầu tư 2 tỷ USD), đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường.

    Gần đây, ông Vượng cam kết tài chính với VinFast sẽ rót thêm nguồn tài chính khoảng 1 tỷ USD.

    Trong nửa đầu năm 2023, VinFast đã bàn giao 11.143 xe ô tô điện cho khách hàng tại Việt Nam.

    Hồ sơ pháp lý cho thấy ông Vượng sẽ kiểm soát 99% cổ phần sau khi sáp nhập, một phần thông qua cổ phần do vợ ông là bà Phạm Thu Hương và Vingroup nắm giữ. Tỷ phú sòng bạc Ho và nhánh đầu tư của ông, cùng với một nhóm người khác có liên kết với công ty SPAC, sẽ nắm giữ số cổ phần còn lại.

    Với tốc độ tăng tài sản nhanh như vừa qua và nếu đúng như theo dự báo của Bloomberg, ông Vượng sẽ sớm top 110 người giàu nhất hành tinh.

    Tính tới ngày 11/8, người đứng thứ 110 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes là bà Diane Hendricks. Doanh nhân Mỹ sở hữu đế chế xây dựng lớn bậc nhất xứ cờ hoa và nhà sản xuất phim đến từ bang Wisconsin này đang có khối tài sản 15,7 tỷ USD. 

    Và nếu tài sản lên mức 17,5 tỷ USD, ông Vượng sẽ lọt top 100 người giàu nhất, xếp ngang hàng với gia đình tỷ phú Rupert Murdoch (92 tuổi), ông trùm truyền thông toàn cầu, người nắm giữ đế chế truyền thông gồm cả Fox News, The Sun, The Times, The Wall Street Journal và The New York Post. 

    Bên cạnh VinFast, Vingroup vẫn là doanh nghiệp số 1 trong mảng bất động sản Việt Nam, với thương hiệu Vinhomes. Vinhomes (VHM) hiện là doanh nghiệp có quy mô vốn hóa thuộc loại lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Với vị trí hiện tại, ông Vượng đã bỏ xa các tỷ phú USD người Việt đã được thế giới công nhận (Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Đình Long, Trần Bá Dương; ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang.

    Tính tới 11/8, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện sở hữu khối tài sản 2,2 tỷ USD. Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình sở hữu khối tài sản 1,5 tỷ USD. Ông Trần Đình Long có khối tài sản 2,3 tỷ USD. Ông Hồ Hùng Anh có 1,6 tỷ USD và ông Nguyễn Đăng Quang 1,3 tỷ USD.

    Theo Vietnamnet

  • vinfast vf8 leo nui 0

    Hệ thống dẫn động 4 bánh của VinFast VF 8 đã làm tốt nhiệm vụ trong hành trình leo núi lần này, tuy nhiên gầm thấp là một hạn chế.

    Sau những bài đánh giá VinFast VF 8 chạy trên những cung đường quốc lộ tại Mỹ đã quá nhàm chán, lần đội ngũ của kênh YouTube TD Media quyết định mang mẫu SUV thuần điện này lên núi để trải nghiệm. Trong video được đăng tải, chiếc VF 8 chinh phục núi Cleveland National Forest, Mỹ. 

    vinfast vf8 leo nui 0
    Thử thách hệ dẫn động của VinFast VF 8 trên núi.

    Cầm dẫn đoàn lần này là anh Tuấn Nguyễn thường được gọi vui là "dân tổ", người từng cầm lái chiếc VinFast VF 8 chạy 160 km/h trên cao tốc Mỹ khiến cộng đồng mạng quan tâm trước đó. Được biết, núi Cleveland National Forest này vốn là cung đường quen thuộc của anh và hội chơi xe phân khối lớn của mình thường xuyên tụ họp vào dịp cuối tuần.

    Cung đường leo núi không hề đơn giản. Trong video có thể thấy vô số ổ gà lớn xuất hiện, chưa kể những khúc quanh nhỏ không đủ cho 2 xe lách qua khiến chiếc VinFast VF 8 nhiều lần phải đi kênh bánh mới có thể vượt qua. 

    vinfast vf8 leo nui 0
    Chiếc VinFast VF 8 vẫn di chuyển trơn tru khi gặp đường xấu.

    "Việc xe điện có thêm bộ pin ở dưới nên đã nặng hơn xe xăng rồi, nhưng mà mình cứ đạp ga là xe chạy bon bon về phía trước thôi, chả có cảm giác khó khăn gì cả. Vốn đây không phải một chiếc xe gầm cao chuyên đi off-road nhưng mình thấy rất ổn với VinFast VF 8 khi chạy lên đây. Chỉ có điều gầm xe hơi thấp và đây cũng không phải xe của mình nên không thể chạy hết sức được", anh Tuấn Nguyễn cho hay.

    vinfast vf8 leo nui 0
    Anh Tuấn cho biết thực chất quãng đường chiếc VinFast VF 8 đi được mới chỉ đạt 1/4 chặng đường lên đỉnh Cleveland National Forest.

    Hành trình trải nghiệm VinFast VF 8 trên núi chỉ kết thúc khi đoạn đường phía trước có quá nhiều rãnh và không có đường để xe ô tô có thể đi tiếp. Sau chuyến hành trình, anh Tuấn có đôi lời đánh giá: "Vì mới trải nghiệm xe trong thời gian ngắn nên mình cho chiếc VF 8 này 7 điểm, 3 điểm còn lại anh nói sẽ dành thời gian trải nghiệm, chứng minh". 

    vinfast vf8 leo nui 0
    Anh Tuấn nhận xét về VinFast VF 8 là ổn khi đi trên đường núi.

    Chia sẻ thêm về quan điểm mua xe, người đàn ông mê xê dịch cho biết: "Trên thị trường bây giờ có rất nhiều lựa chọn như Tesla, VinFast, Honda hay Subaru… Nhưng mà tiền trong túi mình, mua xe nào là quyền quyết định ở mình. Xe Việt Nam bán ở Mỹ cũng là niềm tự hào và là người gốc Việt nên anh đã ủng hộ".

    Theo Thể thao & Văn hóa

  • Taxi Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang đàm phán, nghiên cứu với các đối tác để mở rộng sang thị trường nước ngoài.

    Ngày 14/4 vừa qua, hãng taxi điện Xanh SM do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập đã vận hành chính thức tại Hà Nội. Mục tiêu năm nay hãng sẽ có mặt tại ít nhất 5 tỉnh thành phố trên cả nước. Xa hơn, hãng taxi điện đầu tiên của Việt Nam muốn tiến ra thị trường nước ngoài.

    Chúng tôi đã có trao đổi với ông Nguyễn Văn Thanh - CEO GSM về vấn đề này.

    taxi xanh cua ong pham nhat vuong
    Ông Nguyễn Văn Thanh. (Ảnh: Đức Huy).

    Thị trường nước ngoài

    Xin ông cho biết mục tiêu của hãng hướng tới trong vận tải hành khách tại Thủ đô là gì?

    Chúng tôi lấy tên thương hiệu là Xanh SM. Cũng giống như tên thương hiệu, mục đích của chúng tôi là muốn phủ xanh các phương tiện vận tải. Bản thân chúng tôi là người đi trước và các doanh nghiệp vận tải sẽ cùng chung tay với chúng tôi để có thể phủ xanh giao thông tại Việt Nam.

    Dự kiến năm nay, chúng tôi sẽ ra mắt ít nhất tại 5 tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Chúng tôi cũng đang suy nghĩ đến chuyện sẽ đi ra một vài khu vực ở nước ngoài.

    Bên cạnh đó, mục tiêu năm nay của chúng tôi là muốn đưa ra ít nhất 10.000 xe taxi điện phủ sóng tại Việt Nam.

    Như ông nói là Xanh SM sẽ triển khai tại mội số khu vực bên ngoài Việt Nam, ông có thể tiết lộ thêm?

    Hiện tại chúng tôi đang làm việc với một vài đối tác nước ngoài. Khi họ biết chúng tôi ra mắt, truyền thông quốc tế cũng rất quan tâm. Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu đặt lời đề nghị để hai bên cùng nghiên cứu xem có thể mở rộng loại hình dịch vụ này được hay không.

    Do đang trong vòng đàm phán và nghiên cứu nên tôi không thể tiết lộ được là chúng tôi mở rộng vào thời điểm nào hay vào nước nào.

    Không quan niệm Grab, Be là đối thủ

    Taxi điện so với taxi thông thường khác, theo ông có những ưu điểm gì khác biệt?

    Cái ưu điểm đầu tiên tôi nghĩ mọi người chắc chắn sẽ thấy đó là yếu tố điện. Nó thân thiện với môi trường, không khói, không mùi. Không mùi sẽ tốt cho sức khoẻ của cả tài xế và khách hàng ngồi trên xe. Đó là yếu tố đầu tiên, tốt cho sức khoẻ cả người đi lẫn người lái và tốt cho môi trường.

    Cái thứ hai là đang đi đúng với xu thế thế giới và cái Chính phủ ta đang kỳ vọng. Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết tại COP 26 chẳng hạn. Chúng ta đang đi đúng với xu thế không chỉ được người dân trong nước mà người dân quốc tế ủng hộ taxi xanh này.

    Thứ ba, mọi người cũng biết ngành taxi nói chung và taxi công nghệ nói riêng thì 5 năm nay chưa có sự thay đổi nào đột phá. Hãng gần nhất là hãng Be ra mắt năm 2019 thì đến nay cũng đã được 5 năm. Chúng tôi nghĩ khi chúng tôi ra dịch vụ mới như thế này thì chúng tôi sẽ đẩy dịch vụ, chất lượng dịch vụ đi lên tầm cao mới. 

    Cũng giống như cách chúng tôi làm VinBus, chúng tôi sẽ xây dựng dịch vụ để làm tiêu chuẩn, mọi cái khác là thứ yếu, dịch vụ là hàng đầu. Khi chúng tôi mở màn trong việc đẩy chất lượng dịch vụ cao lên thì bắt buộc các hãng khác phải đẩy dịch vụ của họ lên nếu họ muốn cạnh tranh sòng phẳng. Đấy là cái tiếp theo mà cũng là cái chúng tôi nghĩ là thế mạnh mà chúng tôi muốn đưa lên.

    Cuối cùng, chúng tôi mong muốn sẽ hỗ trợ cho du lịch. Như mọi người cũng thấy chúng tôi tuyển tài xế cho VF 8 yêu cầu là biết tiếng Anh. Nếu tài xế không biết tiếng Anh chúng tôi sẽ đào tạo, khi tài xế qua được các kỳ thi tiếng Anh chúng tôi sát hạch, tài xế sẽ được thêm tiền thưởng, thêm tiền hỗ trợ. Mục đích để các tài xế cùng học được, có thể phục vụ người nước ngoài tại các khu du lịch tốt nhất. 

    Chất lượng dịch vụ cao như vậy nhưng giá có đắt hơn các taxi hiện nay không, thưa ông?

    Không. Giá mở cửa hiện tại chúng tôi đã công bố rồi. Nếu mọi người so ngang với các hãng taxi có thể thấy giá chúng tôi còn tốt hơn ở những quãng đường khác nhau. Giá của chúng tôi chắc chắn là sẽ cạnh tranh và sẽ không cao hơn các hãng taxi khác.

    Liệu đây có phải là chiến lược trong thời gian đầu khi mình cần có thị trường thì mới có chính sách khuyến khích như vậy, nhưng sau đó thì sẽ có thay đổi?

    Trước đây, khi chúng tôi mở hãng VinBus mọi người cũng hỏi thế. Sau hơn hai năm hoạt động, giá xe bus vẫn như thế. Chúng tôi đang cố gắng đưa đến những dịch vụ giá phải cạnh tranh và sẽ phải giống thị trường nhưng với tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Còn tương lai thì tôi không nói trước được nhưng ít nhất ở trong những năm đầu tiên chúng tôi ra mắt đảm bảo giá cả sẽ cạnh tranh và không cao hơn những hãng taxi khác?

    Ông có tự tin mình sẽ thắng Grab hay các hãng taxi khác?

    Trước tiên, chúng tôi không có quan niệm các bên khác như Be hay Grab là đối thủ để phải cố gắng cùng nhau thắng, thì chúng tôi không đặt ra mục tiêu ấy. Cái chúng tôi mong muốn ở đây là cùng đẩy cho ngành đi lên nhưng với chất lượng dịch vụ tốt hơn, xứng đáng hơn chứ chúng tôi không gọi đó là đối thủ để phải thắng hoặc không thắng.

    Nguồn: Vietnambiz

  • Ngày 14/4, hãng taxi điện do ông Phạm Nhật Vượng thành lập sẽ chính thức vận hành tại Hà Nội.

    Ngày 4/4, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) đã phát hành ứng dụng đặt xe trên hai nền tảng Android và iOS. Ứng dụng có tên là “Taxi Xanh SM: Đặt xe taxi điện”, được mở rộng rãi cho người dùng tải về.

    Tuy nhiên, từ 5/4 đến 12/4 ứng dụng sẽ mở giới hạn cho một số người dùng đăng ký trải nghiệm. Đến ngày 14/4, quá trình vận hành chính thức sẽ được bắt đầu, khi ấy chỉ cần số điện thoại khách hàng có thể đăng ký và sử dụng dịch vụ taxi điện. 

    ung dung dat xe pham nhat vuong 1

    Bước đầu trải nghiệm có thể thấy cách thức hoạt động của app “Taxi Xanh SM” không khác so với các ứng dụng gọi xe công nghệ hiện có như Be, Grab hay Gojek. Người dùng cần đăng nhập vào ứng dụng, chọn điểm đón - điểm đến, ứng dụng sẽ tính quãng đường di chuyển và cho ra mức giá chính xác, đồng thời cập nhật vị trí - thời gian tài xế đến điểm đón.

    Ngoài app riêng, dịch vụ taxi điện của GSM cũng được tích hợp ngay trên ứng dụng gọi xe Be của Be Group. 

    Dưới đây là các bước đặt xe trên ứng dụng taxi của GSM:

    ung dung dat xe pham nhat vuong 1
    Ứng dụng đặt xe taxi điện của GSM có mặt trên di động.

    ung dung dat xe pham nhat vuong 1
    Ứng dụng yêu cầu quyền thông báo và truy cập vị trí cho lần đăng nhập đầu tiên. Đây là hai quyền cơ bản để các ứng dụng đặt xe hoạt động chính xác. Các ứng dụng như Be, Grab, Gojek đều yêu cầu quyền này.

    ung dung dat xe pham nhat vuong 1

    ung dung dat xe pham nhat vuong 1
    Người dùng tìm kiếm điểm đến và điểm đón.

    ung dung dat xe pham nhat vuong 1
    Bản đồ tích hợp trong ứng dụng sẽ gợi ý các địa điểm phù hợp.

    ung dung dat xe pham nhat vuong 1
    Xác nhận điểm đến và điểm đón.

    ung dung dat xe pham nhat vuong 1
    Ứng dụng sẽ đưa ra quãng đường di chuyển phù hợp, từ đó tính toán cước phí chính xác dựa trên giá niêm yết từ trước, không kèm theo phụ phí.

    GSM được thành lập hồi đầu tháng 3 bởi ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - CTCP (mã: VIC), với số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, trong đó ông Vượng sở hữu 95% cổ phần. GSM kinh doanh trong hai lĩnh vực chính: Cho thuê ô tô - xe máy điện và taxi điện.

    Các dòng xe GSM kinh doanh đều là ô tô, xe máy điện thương hiệu VinFast, giai đoạn đầu gồm 100.000 xe máy điện và 10.000 ô tô điện. 

    Về taxi điện, GSM sử dụng ba dòng xe là VinFast VF e34, VF 5 và VF 8 với hai lựa chọn: Taxi tiêu chuẩn và Taxi cao cấp (sử dụng VF 8). Taxi GSM sẽ vận hành đầu tiên tại Hà Nội, sau đó mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố khác.

    Mức giá của GSM được đánh giá là cạnh tranh so với các hãng taxi truyền thống cũng như taxi công nghệ khác. Cụ thể, giá mở cửa 1 km đầu tiên của GSM đang là 20.000 đồng. Từ km tiếp theo đến km thứ 25 là 15.500 đồng/km và 12.500 đồng là mức phí từ km thứ 26 trở đi.

    GSM cũng cam kết sẽ không sẽ không tính phụ thu trong trường hợp cao điểm, nắng mưa thất thường hay tắc đường.

    Theo Vietnambiz

  • Rất đông những người quan tâm đếm xem lễ bàn giao xe VinFast VF9 dù trời Sài Gòn đang nắng rất nóng. Sức hút của mẫu xe điện đầu bảng của VinFast là không thể chối cãi.

    VinFast đã chính thức bàn giao mẫu SUV điện cỡ lớn VF 9 đầu tiên cho khách hàng từ ngày 27/3/2023. Lễ bàn giao xe sẽ được tổ chức đồng thời tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và sẽ được triển khai tại tất cả showroom trên toàn quốc trong các ngày tiếp theo.

    ban giao xe vinfast 10

    Lễ bàn giao xe VF 9 cho các khách hàng đầu tiên tại ba miền Bắc - Trung - Nam sẽ được VinFast tổ chức vào ngày 27/3/2023 tại showroom VinFast Ocean Park (Hà Nội), VinFast Ngô Quyền (Đà Nẵng) và VinFast Landmark 81 (TP.HCM). Trong đợt này, VinFast sẽ giao 27 xe VF9 tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

    Ngay sau đó, các showroom, đại lý VinFast trên toàn quốc cũng sẽ tiến hành bàn giao xe cho khách hàng theo đúng số thứ tự đặt cọc. VinFast cũng hỗ trợ giao xe tại nhà cho các khách hàng có nhu cầu.

    ban giao xe vinfast 10

    Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast cho biết: “Sự kiện bàn giao xe VF 9 hôm nay là khởi đầu cho chuỗi sự kiện VinFast sẽ liên tục tổ chức trên quy mô toàn cầu trong thời gian tới. Dự kiến trong tháng 4/2023, chúng tôi sẽ xuất khẩu lô xe VF 8 thứ hai tới thị trường quốc tế, đồng thời bàn giao xe VF 5 Plus tại thị trường Việt Nam. Tiếp theo đó là các kế hoạch xuất khẩu xe VF 9 và mở bán VF 6, VF 7 trong các tháng tới. Tôi tin tưởng rằng các dòng ô tô điện chất lượng cao VinFast sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, mang tới sự hài lòng tối đa cho khách hàng không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới”.

    Sau thị trường Việt Nam, dự kiến VinFast cũng sẽ xuất khẩu lô xe VF 9 đầu tiên ra thị trường quốc tế trong thời gian tới. Dự kiến trong tháng 4/2023, VinFast sẽ xuất khẩu lô VF8 thứ hai đến thị trường quốc tế, đồng thời bàn giao VF5 Plus tại VN, tiếp theo là xuất khẩu VF9 và mở bán VF6, VF7.

    ban giao xe vinfast 10

    ban giao xe vinfast 10

    Theo VinFast, VF 9 là mẫu xe điện thuộc phân khúc E-SUV, có thiết kế lớn nhất trong dải xe điện của VinFast hiện tại, với kích thước các chiều Dài x Rộng x Cao là 5.118 x 2.254 x 1.696 (mm). Chiều dài cơ sở lên tới 3.150 mm cùng cấu tạo đơn giản đặc trưng của xe điện giúp mang tới một không gian nội thất rộng rãi, tối ưu cho thiết kế 7 chỗ full-size hoặc 6 chỗ ngồi (tuỳ chọn ghế cơ trưởng).

    ban giao xe vinfast 10

    ban giao xe vinfast 10

    Bên cạnh lựa chọn về số chỗ ngồi, VinFast VF 9 cũng có hai tuỳ chọn phiên bản gồm Eco và Plus. Cả hai đều được trang bị động cơ điện công suất tối đa lên tới 300kW (402 mã lực), mô-men xoắn cực đại 620Nm, cùng bộ pin có dung lượng khả dụng đạt 92kWh, có thể di chuyển quãng đường lên tới 438km sau mỗi lần sạc đầy đối với phiên bản Eco và 423km đối với phiên bản Plus (theo tiêu chuẩn WLTP). Thời gian sạc pin nhanh nhất từ mức 10% lên 70% của VinFast VF 9 chỉ là 26 phút.

    ban giao xe vinfast 10

    ban giao xe vinfast 10

    Là mẫu xe điện cao cấp nhất của VinFast, VF 9 được trang bị các tiện nghi đẳng cấp như hệ thống hai hàng ghế trước tích hợp massage, thông gió và sưởi (bản Plus), màn hình giải trí trung tâm 15,6 inch, màn hình giải trí 8 inch cho hàng ghế thứ hai (bản Plus), màn hình hiển thị HUD trên kính lái, trần kính toàn cảnh (bản Plus), gương chiếu hậu ngoài xe chống chói tự động (bản Plus), 11 túi khí… Xe cũng được tích hợp hệ thống trợ lái nâng cao (ADAS) với một số tính năng cấp độ 2, bộ ứng dụng tiện ích và giải trí thông minh (Smart Services), sẽ liên tục được cập nhật phần mềm miễn phí (FOTA) để nâng cấp tính năng và mang đến trải nghiệm thú vị hơn cho khách hàng.

    ban giao xe vinfast 10

    ban giao xe vinfast 10

    ban giao xe vinfast 10

    Theo otosaigon

  • Sinh năm 1974 tại Yên Bái, năm 2014, bà Trần Mai Hoa chính thức gia nhập Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và hiện giữ chức Tổng giám đốc Vincom Retail. Trên cương vị này mỗi năm mang về cho bà khoản thu nhập “khủng” lên đến 11,7 tỷ đồng.

    tran mai hoa viet rail 8
    Bà Trần Mai Hoa - Tổng giám đốc Vincom Retail. (Ảnh: Vincom Retail)

    Theo số liệu từ CTCP Vincom Retail (mã: VRE), các khoản lương, thưởng cùng với quỹ phúc lợi khác của bà Trần Mai Hoa (SN 1974) - Tổng giám đốc Vincom Retail năm 2022 là 11,7 tỷ đồng.  Như vậy, nghĩa là trung bình mỗi tháng bà Hoa nhận về  976 triệu đồng.

    Nếu so với năm 2021, tổng thu nhập năm qua của bà Trần Mai Hoa cao hơn đến 2,862 tỷ đồng. Con số này ngang ngửa với cả CEO Danny Le của Tập đoàn Masan (11,9 tỷ đồng năm 2022).

    Bà Trần Mai Hoa chính thức ngồi ghế Tổng giám đốc Vincom Retail từ tháng 4/2016 đến nay. Trước đó, từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2016 bà là Phó TGĐ vận hành Vincom Retail. Hiện, bà còn là 1 trong số 5 thành viên thuộc HĐQT.

    Trước khi gia nhập Vincom Retail – một thành viên của Tập đoàn Vingroup, bà Trần Mai Hoa từng giữ chức vụ Giám đốc Tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gami, và trải qua nhiều vị trí lãnh đạo tại Công ty CP truyền thông và dữ liệu thanh toán An Du (Nhà phân phối ủy quyền Mercedes-Benz Việt Nam).

    Bà Hoa tốt nghiệp Cử nhân kế toán, trường Đại học Kinh tế Quốc dân và ngoại ngữ Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1999.

    Bên cạnh bà Trần Mai Hoa, các thành viên quản lý khác trong ban Giám đốc của Vincom Retail nhận tổng thu nhập gần 16,8 tỷ đồng trong năm qua. 3 thành viên đó là 2 Phó Tổng giám đốc gồm bà Phạm Thị Thu Hiền, ông Nguyễn Duy Khánh; và bà Phạm Thị Ngọc Hà - Giám đốc Tài chính.

    Theo báo cáo tài chính được công bố hồi đầu năm nay, năm 2022, Vincom Retail ghi nhận 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.735 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước và đạt 114% kế hoạch cả năm. Biên lợi nhuận sau thuế ở mức 37% doanh thu.

    Theo đó, năm 2022, Vincom Retail là chủ đầu tư duy nhất mở mới 3 TTTM: Vincom Mega Mall Smart City, Vincom Plaza Mỹ Tho, Vincom Plaza Trần Huỳnh, Bạc Liêu. Tính đến thời điểm hiện tại, Vincom Retail có 83 trung tâm thương mại, hiện diện tại 44 tỉnh, thành phố trên cả nước.

    Công ty Vincom Retail được thành lập ban đầu vào ngày 11/04/2012 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Trước đó, Tập đoàn Vingroup bắt đầu phát triển các trung tâm thương mại (TTTM) thương hiệu “Vincom” từ năm 2004. Các TTTM này góp phần quan trọng trong quy hoạch phát triển tổng thể các dự án phức hợp và khu căn hộ do Tập đoàn Vingroup phát triển.

    Từ năm 2013, Vincom Retail được định hướng là đơn vị phát triển và vận hành hệ thống TTTM mang thương hiệu Vincom của Tập đoàn, đồng thời cũng được chuyển thành công ty cổ phần kể từ ngày 14/05/2013. Cổ phiếu của Công ty được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh từ ngày 06/11/2017 với mã chứng khoán VRE.

    Theo Arttimes

  • Theo giới thiệu của công ty này, Nguyễn Văn Thanh là một trong những lãnh đạo trẻ nhất tại VinGroup, gia nhập VinBus vào năm 2019 và đang đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc của Vinbus.

    Mới đây, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng quyết định thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (Green – Smart – Mobility), chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast. Công ty có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, hoạt động trong 2 mảng chính: cho thuê Ô tô - Xe máy điện và Taxi điện.

    nguyen van thanh xe taxi vinfast 1
    Tổng giám đốc của GSM sinh năm 1992, tên là Nguyễn Văn Thanh.

    Theo giới thiệu của công ty này, Nguyễn Văn Thanh là một trong những lãnh đạo trẻ nhất tại VinGroup, gia nhập VinBus vào năm 2019 và đang đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc của Vinbus. Trong đầu năm 2023, anh Thanh được giao chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách khối xe máy điện tại Vinfast.

    Cách đây không lâu, Nguyễn Văn Thanh là 1 trong 6 đại diện Việt Nam lọt vào danh sách Forbes Under 30 Asia năm 2022.

    Forbes Việt Nam giới thiệu, Thanh thành lập nhà máy dệt của riêng mình vào năm 18 tuổi, rồi nghỉ học đại học giữa chừng để làm việc cho nhiều công ty lớn. Theo hồ sơ trên trang LinkedIn, cứ khoảng 1 năm rưỡi, Thanh lại chuyển việc. Do đó, CEO của GSM đã trải qua nhiều công ty cả trong và ngoài nước như Cargill (3/2015 - 7/2016), Lazada Việt Nam (7/2016 - 10/2017), Tập đoàn Indo-Trans Logistics Việt Nam (12/2018 - 3/2019).

    Hiện tại, anh đang là thành viên HĐQT và cổ đông của một công ty tư nhân về logistics nội địa. Theo giới thiệu, công ty này hoạt động trong lĩnh vực vận tải nội địa, logistics, kho bãi với hơn 150 xe tải, nhà kho rộng 35.000 m2 và 300 nhân viên tại TP.HCM, Bình Dương & Cần Thơ với doanh thu lớn hơn 5 triệu USD hàng năm.

    Năm 2019, anh Thanh tham gia cố vấn cho Edu2Review ở mảng chiến lược và quản trị doanh nghiệp, thế hệ cố vấn 9x đầu tiên của Edu2Review và đã hướng dẫn founder Edu2Review về gọi vốn đầu tư trên chương trình truyền hình Sharktank Vietnam 2019.

    nguyen van thanh xe taxi vinfast 1
    Những chiếc xe taxi đầu tiên.

    Với vai trò mới là Tổng Giám đốc Công ty GSM, anh Nguyễn Văn Thanh cho biết: " Dù chỉ vài chục phút trên xe taxi hay vài tuần, vài tháng sử dụng xe thuê, khách hàng đều có cơ hội trải nghiệm những tính năng thông minh và sự tiện dụng của xe điện, qua đó thúc đẩy cuộc cách mạng xanh diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn tại Việt Nam” .

    Mục tiêu của GSM là phổ cập thói quen sử dụng xe điện tới từng người dân, qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về sự tiện lợi, thông minh và bền vững của các dòng xe xanh.

    Thông qua các hình thức khác nhau như trải nghiệm lái trực tiếp (với khách lái thử xe), thụ hưởng các tính năng công nghệ thông minh và sự tiện dụng trên xe (khách sử dụng xe, taxi điện…), GSM sẽ góp phần đưa xe điện VinFast tiếp cận sâu rộng và linh hoạt nhất tới mọi khách hàng.

    Theo Nhịp sống Thị trường

  • Để gia nhập hãng taxi GSM của ông Phạm Nhật Vượng, tài xế cần sở hữu bằng lái xe B2 trở lên, độ tuổi từ 21 tới 55, có kinh nghiệm lái xe 6 tháng.

    Ngày 9/3, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) mới thành lập do ông Phạm Nhật Vượng -  Chủ tịch Tập đoàn Vingroup sở hữu phần lớn cổ phần, cho biết sẽ tiến hành tuyển đối tác tài xế.

    Khi trở thành đối tác, tài xế sẽ được cam kết mức lương cứng 11 triệu đồng/tháng, kèm theo hoa hồng lên đến 25% tổng doanh thu tháng. Tài xế được tham gia bảo hiểm xã hội sau hai tháng thử việc, được đào tạo về ngành dịch vụ vận tải.

    xe dien pham nhat vuong

    Để gia nhập GSM, tài xế cần sở hữu bằng lái xe B2 trở lên, độ tuổi từ 21 tới 55, có kinh nghiệm lái xe 6 tháng, từng cộng tác với các hãng xe công nghệ, taxi truyền thống, lái xe hợp đồng là một lợi thế. Ngoài ra, GSM yêu cầu tài xế phải thông thạo khu vự địa lý nội - ngoại thành Hà Nội, lý lịch tư pháp rõ ràng. 

    Trước đó, ngày 6/3 tại Hà Nội, ông Vượng đã công bố quyết định thành lập GSM. GSM có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do ông Phạm Nhật Vượng sở hữu 95% tỷ lệ cổ phần. GSM hoạt động trong hai mảng chính: cho thuê ô tô - xe máy điện và taxi điện.

    GSM sẽ cho các hãng dịch vụ vận chuyển như taxi, xe ôm công nghệ và nhân viên của họ thuê ô tô - xe máy điện để chở khách. 

    Đồng thời, GSM cũng tự vận hành dịch vụ taxi bằng ô tô điện. Theo kế hoạch, hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam do GSM thành lập sẽ đi vào hoạt động ngay trong tháng tới tại Hà Nội, tiến tới phủ sóng toàn quốc trong năm 2023.

    Toàn bộ xe do GSM cung cấp và sử dụng là ô tô và xe máy điện VinFast, với quy mô đầu tư là 10.000 ô tô và 100.000 xe máy.

    Công ty cho biết đây là mô hình dịch vụ vận tải phức hợp xanh lần đầu tiên được triển khai trên thế giới nhằm phổ cập trải nghiệm di chuyển điện hóa, qua đó thúc đẩy lối sống xanh bền vững cho cộng đồng.

    Mục tiêu của GSM là xe điện VinFast tiếp cận sâu rộng và linh hoạt nhất tới mọi tầng lớp khách hàng, từng bước kiến tạo thói quen sử dụng phương tiện xanh, thông minh và thân thiện với môi trường trong đời sống hàng ngày.

    Theo Vietnambiz

  • Trong quý IV/2022, trung bình mỗi ngày Vinhomes lãi ròng 97 tỷ đồng, trong khi Vingroup kiếm được 4,5 tỷ đồng.

    Kết quả kinh doanh quý IV/2022 vừa công bố cho thấy lợi nhuận của đa số các doanh nghiệp bất động sản đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Điều này phản ánh với thực tế các doanh nghiệp đối mặt nhiều thách thức từ lãi suất tăng, nguồn cung hạn chế đến áp lực nguồn vốn.

    Theo thống kê 22 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa trên 5.000 tỷ đồng (tính tại ngày 3/2/2023) có 5 đơn vị tăng trưởng lãi ròng. Còn lại 17 doanh nghiệp giảm lãi hoặc lỗ.

    Việc biến động lãi ròng của các doanh nghiệp bất động sản có thể hình dung dễ hơn bằng con số trung bình theo ngày trong quý IV/2022.

    muc lai khung cua vinhomes pham nhat vuong

    Xét theo số tuyệt đối, Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) là đơn vị lãi khủng nhất với 97,3 tỷ đồng mỗi ngày trong quý IV/2022. Cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp này thu tới 130,3 tỷ đồng lãi ròng mỗi ngày.

    Trong quý vừa qua, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế 410 tỷ đồng, so với mức lỗ 9.248 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021. Trong kỳ, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh lợi nhuận từ hoạt động bất động sản đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh do giảm chi phí tài trợ từ thiện và trích lập dự phòng. Như vậy, Vingroup chuyển từ lỗ ròng 101 tỷ đồng sang lãi 4,5 tỷ đồng mỗi ngày.

    4 doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng dương khác gồm Công ty cổ phần Phát triển Sunshine Homes (mã chứng khoán: SSH), Công ty Cổ phần Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE), Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần (mã chứng khoán: IDC), Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán: SIP).

    Trung bình mỗi ngày trong quý IV, Vincom Retail thu về 8,6 tỷ đồng lãi ròng gấp 6,6 lần so với năm 2021. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này phục hồi khi nhu cầu cho thuê mặt bằng tăng trở lại sau dịch Covid-19.

    Với IDICO, lãi ròng tính theo ngày tăng từ 391 triệu đồng lên 2,5 tỷ đồng (gấp 6,4 lần) trong quý IV vừa qua. Trong quý vừa qua hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp của Tổng công ty này nhận kết quả tích cực.

    Một doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp khác cũng có lãi ròng theo ngày tăng gần gấp đôi là Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG.

    Ở chiều ngược lại, kết quả kinh doanh thê thảm nhất thuộc về Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG), Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR).

    Mỗi ngày, trong quý vừa qua Phát Đạt lỗ gần 2,5 tỷ đồng, ngược với mức lãi 8,4 tỷ đồng của năm ngoái. Doanh thu của doanh nghiệp này chỉ đạt gần 15 tỷ đồng so với con số 1.229 tỷ đồng trước đó.

    Quý vừa qua, Phát Đạt không phát sinh doanh thu chuyển nhượng đất, chuyển nhượng hàng hóa bất động sản trong khi trước đó doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tài chính tăng cao đã ăn mòn vào lợi nhuận của doanh nghiệp này.

    Đất Xanh cũng lỗ 5 tỷ đồng mỗi ngày, trái ngược so với cùng kỳ năm ngoái là lãi gần 2,7 tỷ đồng. Tương tự Phát Đạt, doanh thu của Đất Xanh cũng sụt giảm mạnh nhưng chi phí tăng mạnh khiến doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ trong quý IV/2022.

    Những doanh nghiệp bất động sản khác như Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã chứng khoán: DIG), Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa (mã chứng khoán: TID), Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (mã chứng khoán: BCM) dù không lỗ nhưng lãi ròng giảm từ vài tỷ đồng mỗi ngày xuống chỉ còn vài chục triệu đồng mỗi ngày.

    Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán: NVL) lãi ròng theo ngày cũng chỉ còn 1/4 so với trước đây (2,6 tỷ đồng so với 9,9 tỷ đồng).

    Theo Dân Trí

  • Trên thực tế, hiện khá hiếm doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đặc biệt trong ngành bất động sản.

    Giữa tháng 1, ngay trước Tết Nguyên đán, kênh tuyển dụng của Vinhomes thông báo tuyển hàng loạt nhân sự đi làm sau Tết. Cụ thể, Vinhomes tuyển dụng 3.000 công nhân xây dựng (thợ xây, thợ trát, thợ sơn bả, phụ việc) làm việc tại Hưng Yên. Mức lương mà nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam đưa ra khá hấp dẫn, từ 15-25 triệu đồng/tháng.

    Vinhomes cũng cung cấp một số chế độ phúc lợi khác, bao gồm: được bố trí chỗ ở và bữa ăn ca miễn phí, miễn phí đào tạo nghề, lương cứng 7 triệu đồng/tháng trong thời gian đào tạo, được mua bảo hiểm tai nạn, chi trả tới 100 triệu đồng/vụ,...

    vinhomes tuyen nhan su

    Trên thực tế, hiện khá hiếm doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, kể cả ở các vị trí lao động phổ thông. Đặc biệt, ngành bất động sản vẫn chưa bước qua giai đoạn khó khăn, các dự án chậm tiến độ, lượng giao dịch thấp. Một số doanh nghiệp trong ngành xây dựng thậm chí đã phải cắt giảm chi phí nhân sự hay giảm quy mô nhân viên.

    Ví dụ, từ đầu tháng 12/2022, ông lớn ngành xây dựng - Tập đoàn Hòa Bình cho biết bắt đầu áp dụng các phương án tiết giảm chi phí theo lộ trình, trong đó tiết giảm chi phí nhân sự đầu tiên. Cụ thể, Xây dựng Hòa Bình sẽ giảm tỷ lệ hiệu suất công việc và các khoản phụ cấp theo lương đối với CBNV toàn công ty.

    Với khối văn phòng, CNBV Tập đoàn Hòa Bình sẽ nghỉ không lương thứ Bảy, thực hiện thời gian làm việc 40 giờ/tuần. Trưởng bộ phận, trưởng nhóm, chuyên viên và nhân viên khối văn phỏng giảm tối thiểu 15% trên tổng hiệu suất công việc và phụ cấp theo lương.

    Với khối công trường, tỷ lệ với chỉ huy trưởng và vị trí tương đương là 20%. Đặc biệt, với các dự án đang ngưng thi công, hết việc hoặc giãn tiến độ, các nhân sự chủ chốt sẽ được giữ lại. Những cán bộ chưa thể bố trí, sắp xếp công việc sẽ thực hiện thỏa thuận ngưng việc tối đa ba tháng. Nhân sự không được đánh giá cao sẽ thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

    Hay theo dữ liệu từ Báo cáo tài chính Tập đoàn Đất Xanh - tên tuổi lớn trong mảng dịch vụ môi giới bất động sản, quy mô nhân sự Tập đoàn đã giảm 3.191 người chỉ trong ba tháng cuối năm 2022.

    Trở lại với Vinhomes, doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất Quý 4/2022 đạt 31.193 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, nhờ tốc độ bàn giao kỷ lục 2.200 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire (Hưng Yên), tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 62.392 tỷ đồng.

    Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2022 đạt 38.661 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty mẹ gần đạt kế hoạch ở mức 28.628 tỷ đồng.

    Tại thời điểm 31/12/2022, quy mô tổng tài sản của Vinhomes đạt 361,2 nghìn tỷ đồng, tăng 57% so với tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021, trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền tăng 53% lên hơn 14,7 nghìn tỷ đồng.

    Theo Cafebiz

  • Các doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đồng loạt ghi nhận doanh thu đạt kỷ lục ở vào thời điểm thị trường bất động sản khó khăn. Đây là điểm sáng bùng lên nhờ thương vụ đình đám.

    ong vuong lap ky luc

    Vingroup ghi nhận doanh thu kỷ lục, tồn kho tăng

    Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với doanh thu tăng 18% so với cùng kỳ và đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay: gần 41,2 nghìn tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt hơn 410 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 9.284 tỷ đồng.

    Đây là kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong bối cảnh thị trường bất động sản rất khó khăn, dòng tiền suy giảm đột ngột trong quý cuối cùng của năm 2022. Tín dụng cạn kiệt, thị trường trái phiếu gần như đóng băng, lãi suất tăng cao…

    Sở dĩ doanh thu của Vingroup trong quý IV/2022 tăng mạnh và đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay là nhờ hoạt động nhượng bất động sản, đạt tới gần 29,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.

    Trong quý IV/2022, Vingroup ghi nhận khoản doanh thu lớn đến từ các căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 (The Empire). Đây là siêu dự án 1.200ha tại Hưng Yên, với khoảng 1.300 căn bất động sản thấp tầng, được phát triển thần tốc, được bán từ trước đó và cũng đã đóng góp chính vào kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2022.

    Các mảng khác như cho thuê bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế và giáo dục… phần lớn tăng so với cùng kỳ nhưng không đóng góp nhiều vào doanh thu, tổng cộng chỉ chiếm 29%.

    Hoạt động sản xuất của Vingroup giảm 12% xuống còn 3.600 tỷ đồng. Việc dừng bán VinFast xe xăng có thể là nguyên nhân.

    Chi phí bán hàng của Vingroup trong quý IV tăng mạnh, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính giảm.

    Trong cả năm 2022, Vingroup đạt hơn 101,5 nghìn tỷ đồng, giảm 19% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế cả năm là gần 1.982, so với mức lỗ hơn 7.558 tỷ đồng trong năm 2021. Trong cả năm, chuyển nhượng bất động sản vẫn là mảng mang về doanh thu lớn nhất cho Vingroup. Cho thuê bất động sản mang về 8% tổng doanh thu, hơn 8.110 tỷ đồng.

    Tới cuối 2022, Vingroup ghi nhận tài sản tăng 34% so với cùng kỳ. Tiền mặt cũng tăng khá mạnh lên hơn 28 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, hàng tồn kho cũng tăng mạnh thêm hơn 50 nghìn tỷ đồng lên hơn 103,7 nghìn tỷ đồng. Tổng nợ phải trả tăng 63% lên hơn 439 nghìn tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính là hơn 168 nghìn tỷ đồng.

    Chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 111 nghìn tỷ đồng, trong đó nằm ở dự án VinFast hơn 20 nghìn tỷ đồng; dự án Vinhomes Long Beach Cần Giờ đầu tư 12.980 tỷ đồng…

    Vinhomes 'bùng nổ' sau đại dịch

    Trong quý IV/2022, CTCP Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất tăng 34% so với cùng kỳ lên gần 32 nghìn tỷ đồng, nhờ bàn giao thêm 2.200 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 2.

    Lợi nhuận sau thuế đạt 8.952 tỷ đồng, giảm so với mức 11.703 tỷ đồng trong quý IV/2021.

    Trong cả năm 2022, Vinhomes ghi nhận doanh thu gần 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm khá mạnh so với mức gần 85 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. Lợi nhuận sau thuế 2022 đạt hơn 28,6 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với mức hơn 38,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.

    Theo Vinhomes, giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2022 đạt kỷ lục hơn 128 nghìn tỷ đồng nhờ sự hồi phục sau đại dịch.

    Theo báo cáo tài chính, tài sản của Vinhomes tới cuối năm 2022 tăng mạnh lên 185,2 nghìn tỷ đồng, so với mức 94,4 nghìn tỷ đồng cuối 2021. Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng vọt từ gần 28,6 nghìn tỷ đồng lên trên 65,8 nghìn tỷ đồng.

    Vincom Retail báo lợi nhuận 2022 tăng gấp đôi

    CTCP Vincom Retail (VRE) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận doanh thu quý IV/2022 tăng khá mạnh, từ mức 1.367 tỷ đồng cùng kỳ lên 2.084 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 6,5 lần lên gần 791 tỷ đồng.

    Tính trong cả năm 2022, doanh thu của Vincom Retail đạt 7.309 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.736 tỷ đồng, tăng mạnh gấp đôi so với mức 1.315 tỷ đồng trong năm trước.

    Trong năm 2022, Vincom Retail mở mới 3 trung tâm thương mại: Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội), Vincom Plaza Mỹ Tho, Vincom Plaza Trần Huỳnh, Bạc Liêu, nâng tổng số trung tâm thương mại lên con số 83, và đã phủ 44 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

    Cổ phiếu hồi phục, ông Phạm Nhật Vượng có thêm 400 triệu USD

    Ngay đầu năm mới Quý Mão, nhiều cổ phiếu, trong đó có nhóm VIC, VHM và VRE của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 400 triệu USD so với đầu năm. Tính tới ngày 27/1, theo Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có khối tài sản trị giá 4,5 tỷ USD.

    Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng giá ấn tượng và là trụ đỡ cho thị trường chứng khoán. Trong phiên 27/1, cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng 1.800 đồng lên 59.200 đồng/cp. Vinhomes (VHM) tăng 1.100 đồng lên 53.300 đồng/cp. Vincom Retail (VRE) tăng 650 đồng lên 30.300 đồng/cp.

    Theo Bloomberg, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sớm trong những tháng đầu năm 2022 và huy động tối thiểu 1 tỷ USD.

    Trước đó, ông Phạm Nhật Vượng được kỳ vọng có thể sớm lọt top 40 người giàu nhất trên thế giới nếu thương vụ phát hành cổ phiếu VinFast IPO và niêm yết tại Mỹ thành công. Với ước tính trước đó, nếu VinFast IPO thành công tại Mỹ với định giá 60 tỷ USD như kỳ vọng, ông Vượng sẽ có thêm hàng chục tỷ USD.

    Theo Vietnamnet

  • Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ, trong túi ông không lúc nào có tiền, khi cần tiền mặt làm việc gì thì ông thường phải… vay của tài xế. Ông bảo, tiền đối với ông không có nhiều ý nghĩa, bởi nếu chỉ cần tiền thì ông tiêu cả đời cũng chẳng bao giờ hết.

    Theo Chủ tịch Vingroup, nếu chỉ để kiếm thêm dăm chục, trăm tỷ mỗi năm thì chỉ cần làm các dự áп bất độпg sản là đủ. Tuy nhiên, ông muốn làm một cái gì đó lớn, mà tinh thần của người Việt Nam, muốn đi “cắm cờ” ra thế giới, nên ông mới làm công nghệ, công nghiệp, trong đó tập trung vào sản xuất ô tô.

    Ông Phạm Nhật Vượng từng nói: "Tôi đã sống và làm ăn ở nước ngoài hơn 22 năm, dù có rất thành công và được coi trọng ở đó, nhưng vẫn thấy rất rõ là người Việt mình chưa được thế giới coi trọng. Nhiều người Việt ở nước ngoài, ra đường lại nhận mình là người Nhật, người Hàn. Tôi muốn góp thay đổi phần nào việc này. Với VinFast, đến giờ thì lo lắng có, căng thẳng có, nhưng chỉ có tinh thần quyết chiến là dâng cao thôi. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức mình để "lá cờ" này ngày càng cao, xa hơn".

    pham nhat vuong vinfast

    Suy cho cùng, các nước phát triển bậc nhất hiện nay đều có hãng ô tô danh tiếng cả. Đức có BMW, Mercedes, Audi… Anh có Rolls-Royce, Land Rover… Mỹ có Ford, General Motors… Nhật có Toyota, Mazda, Nissan… Hàn Quốc có Hyundai, KIA…

    Thực tế, hiện có 2 lĩnh vực đang cung cấp nhiều tỷ phú đô la cho thế giới nhất, đó chính là bất độпg sản và công nghiệp – công nghệ. Với ông Phạm Nhật Vượng, nguồn lực từ bất độпg sản đóng vai trò trụ cột trong việc hình thành nên tập đoàn Vingroup hiện nay. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu thành công, tập đoàn này sẽ có thêm một trụ cột nữa.

    Trước Vingroup, cũng có nhiều ɴgườι làm bất độпg sản, nhưng vẫn chỉ ở trạng thái manh mún. Khi tập đoàn này ƌầυ tư vào bất độпg sản nghỉ dưỡng, họ đã định hình chuẩn mực mới cho phân khúc này. Tương tự, khi Vingroup làm khu đô thị, trong đó có nhà chung cư cao tầng và thấp tầng, họ cũng đã tạo ra một chuẩn mực mới về cuộc sống nơi đô thị.

    Vingroup làm bất độпg sản không phải theo kiểu “mua đứt báп đoạn”, mà họ gia tăng giá trị vào bất độпg sản, định hình cho mình phân khúc dành cho giới thượng lưu, rồi báп nhà, cung cấp dịch vụ. Điều mà tập đoàn của ông Vượng luôn gìn giữ, đó chính là thương hiệu, mà cao hơn là danh tiếng của tập đoàn, trong đó có cá nhân ông Vượng.

    Nói vậy, sẽ có người nghĩ, chẳng lẽ ông Vượng không làm vì tiền sao? Tất nhiên là có. Với một người làm kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận luôn là lý do để bắt tay vào làm và duy trì dự áп. Không có lợi nhuận thì phải dừng, đóng càng sớm càng tốt. Nhưng, nếu chỉ nhìn vào tiền không thôi, có lẽ chưa đủ, bởi để đạt tới tầm vóc của một tập đoàn kinh tế số 1, cần có cả tầm nhìn vượt thoát lên trên tiền.

    Vingroup đang muốn vượt thoát lên tiền bằng cách tham gia vào một lĩnh vực rất nhiều tiền nhưng vô cùng khó khăn, đó là ngành công nghiệp ô tô. Đây là một lĩnh vực không còn ràng buộc về vị trí địa lý như bất độпg sản. Việt Nam phải có ít nhất một thương hiệu được thế giới công nhận. Ông Vượng đã thử một số lĩnh vực và thấy chỉ có VinFast và chỉ có xe điện mới có thể là cơ hội để đạt được điều này. Mặc dù sẽ không đơn giản.

    "Tôi chỉ muốn làm những gì để Vingroup có thể thực hiện được sứ mệnh của mình là "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người", thấy gì phù hợp thì làm. Tôi tư duy khá đơn giản: những dự án không làm được thì cũng phải sòng phẳng mà nhận thất bại rồi dừng. Những cái cần bán để thêm nguồn lực cho các dự án trọng điểm khác thì chấp nhận bán, cái nào đã không còn phù hợp sau một thời gian vận hành thì không nên cố. Việc dừng lại khó khăn và phải suy tính lâu hơn nhiều so với quyết định thành lập ban đầu vì khi đó đã có cán bộ nhân viên của mình tham gia, đã có khách hàng... Phải tính làm sao cho vẹn toàn", ông Vượng nói.

    "Tôi thấy bình thường, không nhanh (cười). Tôi luôn suy nghĩ về sản phẩm của mình. Nếu tìm được giải pháp tốt hơn thì dứt khoát sẽ làm, bất chấp tốn kém. Ví dụ, khi phát triển xe điện mà thiếu linh kiện để nghiên cứu thử nghiệm, có cái chúng tôi chấp nhận trả giá gấp 48 lần để có. Chúng tôi chấp nhận bù lỗ, dám làm vì tính được kết quả cuối cùng là mình có thị trường, có đẳng cấp.

    Nhìn chung, thói quen xấu của chúng ta là cứ nêu vấn đề lên rồi cả tháng sau mới quay lại. Còn chúng tôi đã nêu vấn đề, chỉ trong 1-2 ngày là phải giải. Nếu khó quá thì treo, nhưng mấy ngày sau quay lại, chốt bằng được là xuôi hay ngược. Không quyết làm là "ngược luôn", tức là bỏ", ông Vượng nói về quyết tâm chuyển hướng sang xe điện.

    "Nếu không chịu thay đổi, phấn đấu quyết liệt thì chẳng doanh nghiệp nào tồn tại được cả, cứ buông tay ra thôi là chết rồi. Nhiều ông lớn từng đứng số 1, số 2 thế giới còn đổ, Vingroup đã là gì đâu. Thế nên chúng tôi mới có slogan "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp". - Tỷ phú nói về cách nuôi dưỡng tinh thần start up ở một nơi đã quá lớn như Vingroup.

    Theo Báo Đầu Tư

  • Ngày 12/1, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự người khác...

    dang tin sai ve vingroup 1

    Tại trụ sở cơ quan chức năng, ông Đ.V.T đã thừa nhận những thông tin tại bài viết nêu trên do mình đăng tải được tổng hợp lại từ các nguồn tin không chính thức trên mạng xã hội, không có cơ sở xác định nguồn tin.

    Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 12,5 triệu đồng một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự một cá nhân Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, cựu Hoa hậu Việt Nam.

    Cụ thể, ngày 09/01/2023, ông Đ.V.T (trú tại Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã đăng tải bài viết trên trang thông tin điện tử beefdaily.com.vn có nội dung liên quan đến một Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup.

    Tại trụ sở cơ quan chức năng, ông Đ.V.T đã thừa nhận những thông tin tại bài viết nêu trên do mình đăng tải được tổng hợp lại từ các nguồn tin không chính thức trên mạng xã hội, không có cơ sở xác định nguồn tin.

    Theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, việc đăng tải bài viết nêu trên của ông Đ.V.T có những thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân một Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup và cựu Hoa hậu Việt Nam vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

    Ngày 12/1/2023, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Đ.V.T với số tiền là 12,5 triệu đồng theo quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tên miền beefdaily.com.vn. Hiện ông Đ.V.T đã thực hiện gỡ bỏ thông tin vi phạm nêu trên.

    2 cá nhân khác mỗi người bị phạt 7,5 triệu đồng

    Để câu view và tăng lượt theo dõi cho tài khoản TikTok, một thanh niên đã đăng clip sai sự thật về Tập đoàn Vingroup và lãnh đạo doanh nghiệp này.

    Đội Phòng chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự an toàn xã hội (Đội 3) - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội vừa phát hiện một số cá nhân có hành vi đăng thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội nên tổ chức xác minh.

    Ngày 10/1, Đội 3 đã mời Trần C.T. (SN 2000, trú tại huyện Đông Hưng, Thái Bình) đến để làm rõ về việc đăng tải clip cắt ghép nội dung, đưa sai sự thật về lãnh đạo Tập đoàn Vingroup.

    Tại cơ quan công an, T. khai đã lập tài khoản Tiktok để chia sẻ thông tin thị trường chứng khoán và giải trí. Quá trình tham gia mạng xã hội này, T. thấy một tài khoản đăng tin sai sự thật về việc Chủ tịch Tập đoàn Vingroup "chống lưng" cho một ngôi sao làng giải trí Việt.

    Nhận thấy thông tin này có khả năng câu view nên T. đã tạo video có độ dài 14 giây, cắt ghép hình ảnh đi kèm nội dung chạy bằng chữ trên video và đăng tải. Clip này của C.T. có 300.000 lượt xem, 4.052 lượt like và 571 lượt bình luận.

    Làm việc với cơ quan công an, T. nhận thức được hành vi của bản thân là vi phạm pháp luật nên xóa clip, cam kết sẽ không tái phạm.

    Ngày 12/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với T. số tiền 7,5 triệu đồng.

    dang tin sai ve vingroup
    Hai tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật.

    Trước đó, ngày 4/1, đơn vị cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp khác là Phạm N.H. (SN 1993, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) số tiền 7,5 triệu đồng cũng về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội.

    Đội 3 - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cần trang bị đầy đủ cho bản thân những kiến thức pháp luật về sử dụng mạng xã hội, có hiểu biết đầy đủ các tính năng của ứng dụng mạng xã hội đang sử dụng; không sử dụng các từ ngữ mang tính chửi bới, thô tục, xúc phạm, lăng mạ danh dự, nhân phẩm của người khác.

    Người dân không nên sử dụng mạng xã hội để giải quyết các mâu thuẫn, quan hệ xã hội trong cuộc sống, mà cần đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định.

    Trước khi đăng tải một bài viết lên mạng xã hội, cần thẩm định thông tin nội dung thông qua các nguồn chính thống, tin cậy, tránh trường hợp đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật.

    Khi phát hiện các trường hợp đăng tải bài viết có nội dung vi phạm các hành vi trên, người dân cần kịp thời báo cáo cơ quan công an gần nhất để được xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo An Ninh Thủ Đô

  • Được Bộ Công an nhận định là đóng góp rất lớn cho Nhà nước, 127.000 tỷ đồng nộp ngân sách của Vingroup bao gồm những loại thuế gì?

    Tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD).

    ong vuong nop thue 1

    Thời gian qua, không ít tin đồn tiêu cực liên quan đến Vingroup (mã VIC) và lãnh đạo tập đoàn lần lượt được lan truyền. Trước những luồng tin này, tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra hôm 29/10 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an lên tiếng:

    “Tôi xin khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup rất bình thường. Họ đóng thuế rất lớn cho Nhà nước, 127.000 tỷ đồng trong thời gian vừa qua” .

    Vì thế theo ông, nên bảo vệ các hoạt động bình thường của doanh nghiệp để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.

    Thống kê cho thấy, con số 127.000 tỷ đồng (~5,5 tỷ USD) mà ông Xô đề cập là kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết 6 tháng đầu năm 2022 của Vingroup.

    Cụ thể, theo như BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đóng góp 25.227 tỷ đồng vào ngân sách và cũng là doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam trong nửa năm.

    Trong đó, tập đoàn này đã nộp 4.360 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 1.762 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 1.047 thuế thu nhập cá nhân, 1.008 tỷ đồng thuế VAT...

    Đáng chú ý, riêng khoản tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT tăng mạnh lên hơn 15.200 tỷ đồng, chủ yếu là từ hai dự án đại đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mà Vinhomes - công ty con của Vingroup làm chủ đầu tư (theo dữ liệu của Cục Thống kê Hưng Yên).

    Do đó, tiền thuế mà Vingroup đóng trong nửa năm qua đã gần đạt xấp xỉ con số của cả năm 2021 (đóng 26.213 nghìn tỷ đồng).

    ong vuong nop thue 1

    Trước đó trong khoản nộp của năm ngoái thì Vingroup chỉ trực tiếp nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về công ty con Vinhomes với 12.600 tỷ. Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt gần 5.000 tỷ đồng đóng góp vào ngân sách Thành phố Hải Phòng chủ yếu đến từ VinFast.

    Nhìn chung, mức thuế tiêu thụ đặc biệt được công bố vào năm ngoái và nửa đầu năm nay phần nào thể hiện được kết quả kinh doanh tích cực của VinFast và chiến lược của tập đoàn này trong định hướng phát triển xe điện.

    Còn tính đến thời điểm 9 tháng 2022, mặc dù chưa công bố KQKD quý III nhưng mức đóng góp vào ngân sách của Vingroup đã cao hơn, khi số liệu từ CTCP Vinhomes cho biết đơn vị đã nộp vào ngân sách 35.300 tỷ đồng trong quý III - tức thêm khoảng 20.000 tỷ đồng so với cuối quý II.

    Như vậy tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD).

    Năm 2022, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng.

    Trên sàn giao dịch, mã VIC đóng cửa phiên cuối tuần trước với mức tăng 1,27% lên 55.700 đồng/cp. Với vốn hóa 228.836 tỷ đồng, Vingroup vẫn là một trong những DN có vốn hóa lớn nhất.

    Theo Cafebiz

  • Những diễn biến thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã tác động mạnh đến khối tài sản ròng của top tỉ phú giàu nhất Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng hiện vẫn đang đứng đầu danh sách tỉ phú USD của Việt Nam do Forbes công bố.

    Tháng 4.2022, Tạp chí Forbes (Mỹ) đã công bố danh sách tỉ phú thế giới. Trong đó, Việt Nam có sự góp mặt của 7 đại diện với tổng tài sản ròng lên tới 21,2 tỉ USD.

    Các tỉ phú được Forbes lựa chọn gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn.

    Đến tháng 10 năm nay, tổng tài sản của 7 tỉ phú này là 15,8 tỉ USD.

    forbes ty phu viet nam
    Cùng với đà suy giảm của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, khối tài sản ròng của các tỉ phú USD nước ta ghi nhận nhiều biến động. Đồ họa: Phan Anh

    Cập nhật mới nhất từ Forbes, tính đến 9h ngày 25.10, tài sản của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đang ở ngưỡng 4,1 tỉ USD. 

    Tài sản ròng của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo ở ngưỡng 2,2 tỉ USD.

    Tài sản của tỉ phú Trần Đình Long là 1,3 tỉ USD; tỉ phú Trần Bá Dương và gia đình giảm nhẹ 0,1 tỉ USD xuống còn 1,4 tỉ USD.

    So với thời điểm đầu tháng 10, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh ghi nhận mức 1,2 tỉ USD. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang sở hữu 1,1 tỉ USD.

    Tỉ phú Bùi Thành Nhơn là người ghi nhận mức giảm tài sản ròng mạnh nhất. Hiện ông sở hữu 2,5 tỉ USD, giảm 0,5 tỉ USD so với đầu tháng 10.

    Hiện tổng tài sản ròng của 7 tỉ phú giàu nhất Việt Nam được Forbes ước tính ở mức 13,8 tỉ USD.

    Không chỉ có tỉ phú Việt Nam, danh sách tỉ phú thế giới cũng đang có sự biến động mạnh. Tính đến 9h ngày 25.10, tỉ phú Elon Musk - người giàu nhất hành tinh sở hữu khối tài sản 212 tỉ USD (giảm 20 tỉ USD so với đầu tháng 10).

    Trong khi đó Jeff Bezos - người từng nắm giữ vị trí giàu nhất hành tinh ghi nhận đà tăng ấn tượng. Chỉ trong chưa đầy 1 tháng tài sản ròng của ông đã tăng từ mức 139,3 tỉ USD lên 143,2 tỉ USD.

    Tỉ phú Larry Ellison cũng ghi nhận đà tăng mạnh từ 87,8 tỉ USD hồi đầu tháng 10 lên 96,9 tỉ USD. Tài sản của tỉ phú Bill Gates không có nhiều thay đổi, tăng nhẹ lên mức 103,4 tỉ USD...  

    Theo Người Lao Động

  • Ngày 6/10/2022, Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI (VMI JSC) do ông Phạm Nhật Vượng là cổ đông chính cùng với các cổ đông khác trong đó có Vinhomes đã được thành lập. VMI JSC có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, được thành lập với mục tiêu hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư bất động sản, quản lý các bất động sản và phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng thanh khoản và giá trị cho các bất động sản của Vinhomes.

    ty phu pham nhat vuong chia lo ban nen 1
    VMI JSC được thành lập sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư bất động sản, quản lý các bất động sản và của Vinhomes.

    Cụ thể, VMI JSC sẽ đầu tư một số lượng nhất định các bất động sản sẵn có hoặc hình thành trong tương lai của Vinhomes, sau đó giá trị bất động sản được chia thành 50 phần và các khách hàng của VMI có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Các nhà đầu tư hợp tác với VMI JSC sẽ được công ty chứng nhận quyền tài sản và được phân chia lợi nhuận phát sinh từ quyền tài sản này tương ứng với tỷ lệ đầu tư.

    Trong thời gian hợp tác kinh doanh, VMI JSC tính toán để đưa ra các chính sách hợp tác đầu tư linh hoạt dựa trên thực tế thị trường, đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư. Cụ thể là nhà đầu tư sẽ được hưởng toàn bộ lợi ích từ việc gia tăng giá trị của bất động sản trong thời gian đầu tư, đồng thời được VMI JSC cam kết mức lợi nhuận tối thiểu hàng năm để đảm bảo nhà đầu tư vẫn có thu nhập cố định trong trường hợp thị trường biến động bất lợi.

    Các chính sách hợp tác đầu tư sẽ được VMI JSC công bố công khai trên nền tảng thông tin bất động sản trực tuyến.

    ty phu pham nhat vuong chia lo ban nen 1

    Để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư này, VMI JSC sẽ xây dựng và tổ chức nền tảng thông tin bất động sản trực tuyến. Nền tảng thông tin trực tuyến này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm thông tin đầu tư, trao đổi, tìm kiếm các nhà đầu tư khác và các thông tin tư vấn liên quan cũng như cách thức thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền tài sản dựa trên sự xác nhận của VMI JSC. Các trao đổi, tư vấn trên nền tảng trực tuyến này hoàn toàn miễn phí.

    Ông Phan Thành Long – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI (VMI JSC) chia sẻ: “Chúng tôi muốn đi đầu trong việc tạo ra một sản phẩm hấp dẫn cho những khách hàng có lượng vốn không lớn nhưng vẫn muốn tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản vốn dĩ luôn sôi động. Chúng tôi tin rằng với việc ông Phạm Nhật Vượng là cổ đông chính của VMI JSC, người có bề dày kinh nghiệm trong đầu tư kinh doanh bất động và việc hợp tác chiến lược với Vinhomes, các tài sản đầu tư mà VMI JSC tham gia với khách hàng sẽ không ngừng gia tăng giá trị, mang lại thu nhập bền vững cho nhà đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường thứ cấp sôi động và minh bạch hơn”.

    Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) góp vốn vào VMI JSC bằng hơn 243 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 16.200 tỷ đồng theo thị giá trung bình 50 phiên tính đến 13/9/2022.

    Theo đó, ông Phạm Nhật Vượng sẽ là cổ đông chính, chiếm 90% cổ phần của VMI JSC – là công ty có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng. VMI JSC cũng sẽ trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Vingroup. Ông Phạm Nhật Vượng cam kết sẽ duy trì đầu tư và nắm quyền kiểm soát lâu dài trong VMI JSC.

    Theo Nhịp sống Thị trường