• Ngân hàng thương mại lớn nhất Ethiopia đang cố gắng thu hồi hơn 40 triệu USD mà các khách hàng đã rút sau khi hệ thống bị trục trặc, khiến họ rút được nhiều tiền hơn số dư trong tài khoản.

    Hãng BBC đưa tin, cuối tuần qua, các khách hàng của Ngân hàng Thương mại Ethiopia (CBE) phát hiện có thể rút nhiều tiền hơn số họ có trong tài khoản. Kết quả là hơn 40 triệu USD đã được rút hoặc chuyển sang các ngân hàng khác và các tổ chức phải mất vài giờ mới đóng băng được các giao dịch. 

    Tin tức về sự cố đã lan truyền khắp các trường đại học thông qua ứng dụng nhắn tin và người dùng gọi điện thoại cho nhau. Chủ tịch Ngân hàng Abe Sano cho biết, phần lớn số tiền do các sinh viên rút ra. 

    ngan hang loi rut tien

    Một sinh viên của Học viện Công nghệ Đại học Jimma cho hay, nhiều người xếp hàng dài tại các máy ATM trong khuôn viên trường để chờ tới lượt rút tiền và việc này chỉ chấm dứt khi cảnh sát có mặt và ngăn chặn mọi người. Theo sinh viên này, anh ta không tin đó là sự thật khi được bạn bè kể rằng vào khoảng 1h sáng giờ địa phương họ có thể rút một lượng lớn tiền từ máy ATM hoặc chuyển tiền bằng ứng dụng của ngân hàng nhiều hơn số tiền có trong tài khoản. 

    Một sinh viên khác tại Đại học Dilla ở nam Ethiopia nói, một số bạn học của cậu đã nhận được tiền từ CBE vào lúc nửa đêm tới 2h sáng. Hơn 38 triệu người đã mở tài khoản tại ngân hàng CBE, được thành lập cách đây 82 năm. 

    Ngân hàng trung ương Ethiopia, cơ quan quản lý ngành tài chính, ngày 17/3 đã ra thông báo cho biết, một trục trặc đã xảy ra trong quá trình bảo trì và kiểm tra. Tuy nhiên, tuyên bố chỉ tập trung vào việc dịch vụ bị gián đoạn sau khi CBE đóng băng tất cả các giao dịch và không đề cập tới số tiền khách hàng đã rút. 

    Theo ông Sano, CBE không bị tấn công mạng và khách hàng không phải lo lắng vì tài khoản cá nhân của họ vẫn nguyên vẹn. 

    Ít nhất 3 trường đại học đã ra thông báo khuyến cáo sinh viên hoàn trả số tiền không thuộc về họ, số tiền có thể đã lấy từ CBE. Và rằng, bất cứ ai hoàn trả tiền sẽ không bị buộc tội hình sự. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nỗ lực thu hồi tiền của ngân hàng thành công tới đâu. 

    Theo Vietnamnet

  • Quá bí tiền, Trịnh nghĩ ra cách đánh lừa máy ATM: Anh ta nhét một xấp giấy vào máy, hy vọng máy nhầm đó là tiền và báo tăng số dư tài khoản ngân hàng của mình.

    Mới đây, cảnh sát quận Quảng Phong, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc tiếp nhận thông tin trình báo từ một ngân hàng trong khu vực, cho biết máy ATM ở một chi nhánh của họ bị hỏng do có người cố tình nhét giấy trắng vào bên trong.

    Cảnh sát quận Quảng Phong nhanh chóng đến hiện trường để kiểm tra. Camera giám sát cho thấy khoảng 5h ngày hôm đó, có một người đàn ông lén lút nhét một xấp giấy trắng vào khe nạp tiền của máy ATM. Tiếp đó, người này nhét thẻ ngân hàng của mình vào máy ATM bên cạnh để kiểm tra xem số dư có tăng hay không.

    nhet giay vao Atm
    (Ảnh minh họa)

    Khi thấy chiếc ATM bị nhét giấy trắng gặp sự cố, bị kẹt và hỏng hóc, không thể tiếp tục hoạt động bình thường, người đàn ông biết mưu kế của mình không thành. Anh ta liên tục gãi đầu và tỏ ra lo sợ, sau đó nhanh chân bỏ đi.

    Sau khi xác định được tên tuổi nghi phạm- một người họ Trịnh, cảnh sát đã triệu tập anh ta để điều tra. Bị thẩm vấn tại đồn cảnh sát, Trịnh khai rằng gần đây do làm ăn thất bát, không có tiền để chi tiêu nên anh ta nảy ra ý tưởng nhét giấy vào ô gửi tiền mặt của máy ATM. Trịnh mong rằng máy sẽ nhận diện nhầm, coi đó là tiền, từ đó làm tăng số dư trong tài khoản ngân hàng của anh ta.

    Cảnh sát cho biết, họ đã cho kiểm tra và nhận thấy Trịnh không có vấn đề về tâm thần. Vì vậy, người đàn ông này bị phạt tiền và tạm giữ hành chính trong 5 ngày.

    Bài liên quan: Nhét tiền âm phủ vào máy ATM để tăng số dư tài khoản

    Cầm theo cả xấp tiền âm phủ, người đàn ông vuốt lại cẩn thận, trước khi cho vào máy ATM.

    Một người đàn ông ở thành phố Thượng Nhiêu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) đã nghĩ ra "sáng kiến" dùng tiền âm phủ cho vào máy ATM. Ông này hy vọng rằng máy sẽ không thể phát hiện và số dư tài khoản của mình sẽ tăng vùn vụt.

    tien am phu 1
    Ảnh minh họa

    Máy ATM vẫn nhận tiền âm phủ!

    Theo trang World Of Buzz của Malaysia, xấp tiền âm phủ được người đàn ông vuốt lại cẩn thận trước khi cho vào máy ATM. Nào ngờ, chiếc máy kêu lên "xẹt xẹt", không trả lại "tiền". 

    Tiếp đó, ông này di chuyển đến một cây ATM khác, để kiểm tra số dư trong tài khoản của mình. Không uổng công chờ đợi, một điều "thần kỳ" đã xảy ra ngay tức khắc: số dư tài khoản chẳng hề... thay đổi?! Và người này cũng nhanh chóng rời khỏi địa điểm "hành nghề". 

    Cây ATM sau đó bị lỗi. Nhân viên ngân hàng không mất nhiều thời gian để kiểm tra dữ liệu từ chiếc camera tại cây ATM và phát hiện người đàn ông tình nghi. Cảnh sát đã điều tra đoạn phim CCTV, ghi lại từng động thái của người đàn ông và tiến hành bắt giữ. 

    Khi cảnh sát thẩm vấn xác định động cơ, người đàn ông thừa nhận bản thân không có tiền. Thế nên, ông này nảy ra ý tưởng mua tiền âm phủ để "đánh lừa" chiếc máy ATM, cố làm số dư tài khoản tăng lên. Dù vậy, kết quả chẳng như ý muốn, tiền chẳng có, còn tay thì lại bị còng!

    tien am phu 1
    Hình ảnh gây án của người đàn ông đã bị CCTV trong ATM ghi lại.

    tien am phu 1
    Chà, một pha gây án đi thẳng vào đồn cảnh sát!

    Theo VTC News

  • Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ dùng quá liều vitamin D có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, sau cái chết của một người đàn ông tại Anh. 

    vitamin d qua lieu
    Các chuyên gia y tế khuyến cáo những rủi ro ngoài ý muốn thường không được thông tin rõ ràng trong các quảng cáo - Ảnh minh họa: nypost

    Sau khi dùng vitamin D bổ sung liều cao trong suốt 9 tháng, ông David Mitchener, 89 tuổi, đã qua đời ở ngoại ô London, Anh.

    Từ vụ việc này, cộng đồng y tế địa phương đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng thực phẩm chức năng thông thường, vốn không được nêu rõ ràng trong các mẫu quảng cáo sản phẩm.

    Trong báo cáo chính thức, nhân viên điều tra Jonathan Stevens cho biết "không có cảnh báo nào được kèm theo bên trong hoặc trên bao bì nhằm nêu chi tiết những rủi ro hoặc tác dụng phụ cụ thể của việc bổ sung vitamin D".

    "Theo tôi, có nguy cơ sẽ tiếp tục xảy ra các ca tử vong trong tương lai, trừ phi có những hành động can thiệp", nhân viên này nhấn mạnh.

    Ông Mitchener được cho là có lượng vitamin D cao nhất được ghi nhận trong cơ thể. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy mức vitamin D là 380, "mức tối đa có thể ghi được trong phòng thí nghiệm".

    Theo Trường Y khoa Harvard, người lớn chỉ nên duy trì vitamin D ở mức 30 để "đảm bảo đủ". Trong khi đó, về liều lượng, 600 đơn vị quốc tế (IU) là lượng được khuyến nghị cho hầu hết người lớn. Dùng 60.000 IU trở lên mỗi ngày trong vài tháng có thể gây ra tình trạng quá liều.

    Ông Mitchener lần đầu tiên đến bệnh viện với tình trạng tăng canxi huyết, hoặc lượng canxi trong cơ thể bị cao. Triệu chứng này thường xảy ra do hàm lượng vitamin D.

    Lượng vitamin D dư thừa không phải là nguyên nhân gây tử vong duy nhất được liệt kê. Nhân viên điều tra cũng ghi nhận bệnh suy tim sung huyết, suy thận mãn tính, tăng canxi máu và bệnh tim thiếu máu cục bộ - khi máu không còn lưu thông hiệu quả đến cơ quan.

    Tuy nhiên, do nồng độ vitamin D được tìm thấy cao, Stevens cảnh báo "việc bổ sung vitamin có thể tiềm ẩn những rủi ro và tác dụng phụ rất nghiêm trọng khi dùng quá mức", đồng thời nhấn mạnh các sản phẩm bổ sung hiện nay cũng thiếu cảnh báo và hướng dẫn thích hợp về liều lượng.

    Hiện nay, mặc dù trên nhãn dán một số sản phẩm có ghi kèm thông tin liều lượng khuyến nghị hoặc cảnh báo không sử dụng quá liều nhưng hình thức bắt mắt, mùi vị giống kẹo dẻo vị trái cây vẫn khiến nhiều người tiêu thụ vượt mức. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu sản phẩm rơi vào tay trẻ em.

    Tại Hoa Kỳ, FDA đã gây áp lực lên ngành dược phẩm để thiết kế bao bì và mùi vị ít giống kẹo hơn đối với các chất bổ sung có rủi ro gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ quá nhiều.

    Theo Tuoitre

  • Mastercard đã tung ra một công cụ AI hoàn toàn mới giúp phát hiện giao dịch gian lận. Công cụ này có thể tiết kiệm cho các ngân hàng khoảng 100 triệu £ (tương đương gần 130 triệu USD) mỗi năm nếu được triển khai diện rộng…

    ngan hang anh dung AI
    Chín ngân hàng lớn nhất Vương Quốc Anh bao gồm Lloyds Banking, Natwest Group và Bank of Scotland đã áp dụng công cụ AI của Mastercard.

    Tháng trước, Cơ quan quản lý hệ thống thanh toán Vương Quốc Anh (PSR) đã yêu cầu các ngân hàng và công ty tài chính phải hoàn trả hoặc bồi thường cho toàn bộ nạn nhân của chiêu trò gian lận giao dịch trong vòng 5 ngày kể từ khi tiếp nhận khiếu nại. Điều này là một tổn thất lớn cho các ngân hàng nhưng hoàn toàn cần thiết để xây dựng niềm tin khách hàng, đảm bảo người tiêu dùng sẽ được hoàn tiền nếu họ là nạn nhân của hiện tượng gọi là gian lận ủy quyền thanh toán. 

    Ở một diễn biến khác, Mastercard đang tung ra công cụ AI nhằm bảo vệ các ngân hàng khỏi nhóm gian lận, theo Tech Wire Asia.

    Công ty cho biết giải pháp giảm thiểu rủi ro gian lận đang được 9 ngân hàng lớn nhất Vương Quốc Anh áp dụng, bao gồm Lloyds Banking, Natwest Group và Bank of Scotland. Bằng cách tận dụng khả năng của AI tân tiến nhất cùng với chế độ lọc theo mạng lưới độc quyền về các thanh toán từ tài khoản đến tài khoản, Mastercard đang giúp ngân hàng dự đoán và ngăn chặn lừa đảo dưới mọi hình thức.

    Theo đó, Mastercard sử dụng dữ liệu thanh toán quy mô lớn để xác định chiêu trò gian lận theo thời gian thực trước khi tiền được chuyển ra khỏi tài khoản của nạn nhân. Để hình dung về mức độ nghiêm trọng của các chiêu trò gian lận thanh toán, ở Anh, số lượng tội phạm thuộc nhóm này là phổ biến nhất, cứ 15 người thì sẽ có 1 người trở thành nạn nhân của gian lận tài chính.

    Theo UK Finance, năm 2022, người dân Anh đã mất tổng cổng 1,2 tỷ £ vì lừa đảo, tương đương 2.300 £ (gần 3000 USD) mỗi phút. Loại gian lận phổ biến nhất sau gian lận thẻ ngân hàng là gian lận liên quan đến mua hàng. Thực trạng đáng báo động khiến chính phủ Anh phải đưa ra biện pháp cứng rắn hơn đối với các chiêu trò gian lận như một phần của chiến lược quốc gia.

    Dữ liệu từ Mastercard cho thấy, lừa đảo 'thanh toán ủy quyền' chiếm 40% tổn thất gian lận ngân hàng ở Anh và ước tính có thể gây thất thoát 4,6 tỷ USD ở Mỹ và Anh vào năm 2026. Chỉ riêng năm ngoái, ở Anh đã có 207.372 vụ lừa đảo về thanh toán ủy quyền được báo cáo, với tổng thiệt hại lên tới 485 triệu £ (hơn 620 triệu USD).

    MASTERCARD SỬ DỤNG AI HỖ TRỢ CÁC NGÂN HÀNG NHƯ THẾ NÀO?

    Theo Mastercard, các tổ chức tội phạm chuyển tiền lừa đảo thông qua một loạt “tài khoản ma” dưới dạng ngụy trang. Chống lại điều này, Mastercard, trong 5 năm qua, đã làm việc với hầu hết ngân hàng tại Vương Quốc Anh để theo dõi dòng tiền thông qua các tài khoản này và sau đó quyết định đóng tài khoản vĩnh viễn.

    "Dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ hoạt động nghiên cứu dòng tiền trước đó, kết hợp với một số yếu tố phân tích cụ thể như tên tài khoản, giá trị thanh toán, lịch sử người thanh toán, người nhận thanh toán và liên kết của người nhận thanh toán với các tài khoản liên quan đến lừa đảo; giải pháp AI của Mastercard cung cấp cho ngân hàng thông tin cần thiết để can thiệp quá trình giao dịch theo thời gian thực và dừng thanh toán trước khi mất tiền", Mastercard nhấn mạnh.

    Ngân hàng TSB là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng công cụ phòng chống rủi ro gian lận tiêu dùng của Mastercard. "Ngân hàng cho biết đã cải thiện đáng kể khả năng phát hiện gian lận chỉ trong vòng 4 tháng. Dựa trên kết quả của TSB, số tiền lừa đảo được ngăn chặn trong 1 năm tương đương với gần 100 triệu £ (gần 130 triệu USD) tiết kiệm được trên khắp Vương quốc Anh nếu tất cả các ngân hàng áp dụng", Mastercard chia sẻ.

    CÁC NGÂN HÀNG Ở ĐÔNG NAM Á

    Trong những năm gần đây, vai trò của AI trong việc phát hiện gian lận ngày càng trở nên quan trọng, thúc đẩy một hệ sinh thái tài chính an toàn và bảo mật hơn. Riêng đối với Mastercard, công ty đang thực hiện đánh giá nhiều thị trường quốc tế khác nhau nhằm mở rộng quy mô cho giải pháp AI mới này. Mastercard cho biết chỉ riêng các giải pháp an ninh mạng được hỗ trợ bởi AI của công ty đã ngăn chặn hơn 35 tỷ USD thiệt hại do gian lận tài chính gây ra trong suốt ba năm vừa qua.

    Ở Đông Nam Á, một ví dụ về tác động của AI là DBS Bank, tổ chức tài chính lớn nhất Singapore. DBS Bank đã sử dụng AI nhằm giảm thiểu thông báo sai và ưu tiên cảnh báo nguy cơ mức độ cao. Chiến lược này cho phép các nhà phân tích dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động có rủi ro cao, tối ưu hóa nỗ lực phòng chống gian lận. Theo đó, DBS tận dụng AI để thu thập và xử lý lượng lớn dữ liệu ngân hàng cần thiết, hỗ trợ việc đưa ra quyết định sáng suốt khi cần đưa ra cảnh báo cho người dùng.

    Vì các tổ chức ngân hàng đều nhận thức được những hậu quả tiêu cực nếu không đầu tư vào công nghệ tương lai, chắc chắn việc áp dụng AI trong ngành sẽ được thúc đẩy nhanh chóng trên nhiều phương diện khác nhau, từ phát hiện gian lận, quản lý rủi ro cho đến tư vấn tài chính cá nhân.

    Theo VnEconomy

  • Đang là cảnh sát với mức lương khá cao nhưng công việc áp lực nên Paul Alex làm thêm nghề kinh doanh cây ATM và bất ngờ thành triệu phú sau ba năm.

    Paul Alex là cảnh sát ở khu vực Vịnh San Francisco, bang California với thu nhập khoảng 272.000 USD mỗi năm. Dù tài chính ổn định nhưng điều khiến Alex không thích nhất là hàng tuần anh có thể phải làm việc từ 60 đến 100 giờ, nhiều ngày chỉ ngủ vài tiếng.

    "Tôi đã bỏ bê cuộc sống cá nhân và những người tôi yêu thương. Cuối cùng tôi nhận ra đây không phải là cuộc sống", Alex nói.

    Anh xác định mình cần lên kế hoạch cho một tương lai xa hơn trong đó tạo ra nguồn thu nhập thu động ổn định là mục tiêu hàng đầu.

    kinh doanh cay rut tien 1
    Alex kinh doanh cây ATM và thành lập công ty đào tạo những người muốn kinh doanh lĩnh vực này. Ảnh: Insider

    Alex bắt đầu nghiên cứu cách thức kinh doanh cây rút tiền mặt (ATM) và chi 2.100 USD mua cây đầu tiên, đặt ở gần một tiệm làm móng. Lợi nhuận sau tháng đầu tiên khiến Alex choáng váng. "Tôi kiếm được khoảng 500 USD mỗi tháng từ phí phụ thu, tức mỗi giao dịch có thể thu được 3 USD", anh nói,

    Tại Mỹ, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể kinh doanh cây ATM miễn đáp ứng đủ các thủ tục theo yêu cầu của từng địa phương, tiểu bang và liên bang. Song khó nhất là tìm kiếm vị trí tốt, nơi có đông người qua lại và nhu cầu tiền mặt cao để đặt. "Một vị trí tốt có thể tạo ra sự khác biệt lợi nhuận từ 200 đến 1.000 USD mỗi tháng", anh chia sẻ kinh nghiệm.

    "Việc tìm vị trí mất nhiều thời gian và sức lực vì mọi người thường từ chối. Tôi không nhớ mất bao nhiêu thời gian để gọi điện cho các doanh nghiệp sau giờ làm việc và vào cuối tuần để thuyết phục họ", anh chia sẻ.

    Sau thành công của chiếc máy ATM đầu tiên, Alex vay mượn mua thêm 5 chiếc, nâng tổng thu nhập lên 3.000 USD mỗi tháng. Anh nhanh chóng trả hết nợ và kiếm đủ tiền để mua thêm 24 máy ATM trong vòng 18 tháng, nâng thu nhập hàng tháng lên khoảng 15.000 USD.

    Tháng 3/2021, Paul Alex quyết định bỏ nghề cảnh sát để tập trung toàn thời gian vào kinh doanh ATM. Anh thành lập công ty ATM Together để hướng dẫn những người muốn theo đuổi ngành này.

    Thông qua công ty này Alex đã có tổng doanh thu 12 triệu USD và lợi nhuận ròng khoảng 3,5 triệu USD từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2023.

    "Mọi người nói cây ATM đã hết thời nhưng buồn cười là công ty của tôi liên tục tạo ra lợi nhuận. Tôi không thấy có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ sớm chậm lại", anh chia sẻ.

    Với số tiền kiếm được, Alex đã chuyển đến một căn penthouse sang trọng trong khu phố cao cấp ở Bay Area, mua một chiếc Porsche Panamera mình từng mơ ước, cũng như chăm lo cho gia đình.

    kinh doanh cay rut tien 1
    Alex với chiếc Porsche Panamera của mình. Ảnh: Insider

    Cựu cảnh sát này cho biết anh đã nuôi giấc mơ triệu phú từ nhỏ. Chìa khóa giúp anh thành công là không bằng lòng với hiện tại. Trong khi nhiều đồng nghiệp sống với mức lương, thì anh đã cố gắng tạo ra sự khác biệt từ một "công việc tay trái" trong những giờ nghỉ.

    Anh cũng biết ơn nghề nghiệp cảnh sát đã hun đúc những tố chất giúp mình thành công trên con đường kinh doanh. "Là một thám tử đã dạy tôi phải bình tĩnh, trung lập, ngay cả trong bối cảnh hỗn loạn", cựu cảnh sát nói.

    VnExpress (theo Insider)

  • Cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Barclays, NatWest, Virgin Money và Metro đều không ghi nhận lợi nhuận kể từ tháng 1/2023 do triển vọng ảm đạm của lĩnh vực này.

    co phieu barclays
    Chi nhánh ngân hàng Barclays tại thủ đô London. Ảnh: Reuters

    Các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của những ngân hàng lớn hàng đầu của Anh đã bị mất 7 tỷ bảng Anh (8,9 tỷ USD) trong năm 2023 giữa bối cảnh ngày càng có nhiều hoài nghi về lợi nhuận trong tương lai của ngành ngân hàng.

    Cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Barclays, NatWest, Virgin Money và Metro đều không ghi nhận lợi nhuận kể từ tháng 1/2023 do triển vọng ảm đạm của lĩnh vực này.

    Ngân hàng NatWest, vốn vướng vào vụ bê bối phá sản ngân hàng Nigel Farage, đã kết thúc năm 2023 trong sắc đỏ sau khi giá cổ phiếu giảm 20% kể từ đầu năm, tương đương với khoảng 4,6 tỷ bảng đã bị “bốc hơi” khỏi ngân hàng này.

    Cổ phiếu của ngân hàng Barclays cũng giảm mạnh khiến các nhà đầu tư mất khoảng 1,5 tỷ bảng, còn cổ phiếu của ngân hàng Lloyds kết thúc năm 2023 không tăng không giảm.

    Các ngân hàng cho vay nhỏ hơn như Virgin Money và Metro Bank cũng gặp khó khăn. Metro đã mất phần lớn giá trị sau một thỏa thuận giải cứu khẩn cấp để giữ ngân hàng tồn tại, trong khi Virgin Money không thể phục hồi được giá cổ phiếu.

    Tổng cộng vốn hóa thị trường của cả 4 ngân hàng giảm 7 tỷ bảng. Theo AJ Bell, những nhà đầu tư mà đầu tư 1.000 bảng vào năm cổ phiếu ngân hàng từ tháng 1/2023, đến cuối năm chỉ còn rút ra được 853,80 bảng, bao gồm cổ tức, không được tính vào giá trị cổ phiếu ngân hàng.

    Sự sụt giảm này nêu bật những khó khăn trong 12 tháng qua do lo ngại lợi nhuận đạt được từ lãi suất cao hơn đang bắt đầu giảm dần. Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) hồi tháng 3/2023 cũng đã gây áp lực tiêu cực lên lĩnh vực này.

    Nhà phân tích Gary Greenwood của Shore Capital cho biết giá cổ phiếu đã hoạt động tốt nhờ lãi suất tăng, nhưng sau đó tất cả đều sụp đổ sau sự việc của SVB.

    Tháng trước, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã cảnh báo rằng mức tăng lợi nhuận của các ngân hàng Anh nhờ lãi suất cao hơn sắp kết thúc.

    Các ngân hàng kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa số tiền họ trả cho người gửi tiền và lãi suất mà họ tính cho người đi vay, được gọi là biên lãi ròng (NIM). Tuy nhiên, Fitch cho biết NIM sẽ giảm vào năm 2024 và tổn thất cho vay sẽ tăng lên.

    HSBC là ngân hàng cho vay duy nhất ở Anh chứng kiến cổ phiếu tăng giá trong năm nay. Vốn hóa thị trường của ngân hàng này đã tăng khoảng 15 tỷ bảng lên 120 tỷ bảng. HSBC khác biệt so với các ngân hàng khác ở Vương quốc Anh nhờ khả năng tiếp cận rộng rãi với các thị trường châu Á đang phát triển nhanh. Theo AJ Bell, đầu tư 200 bảng vào HSBC sẽ giúp thu về 256 bảng hiện tại.

    Trong khi đó, các ngân hàng trên toàn cầu nhìn chung vẫn hoạt động ổn định trong năm 2023. Chỉ số Stoxx 600 Banks, theo dõi các ngân hàng toàn cầu, đã tăng 17% trong năm 2023.

    Điều này nêu bật những khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng tại Anh. Dù vậy ông Greenwood vẫn lạc quan về triển vọng của các ngân hàng nước này trong năm 2024. Theo ông, lĩnh vực này sẽ không có sự sụt giảm lớn về biên lãi ròng và nợ xấu gia tăng lớn. Các ngân hàng sẽ duy trì mức lợi nhuận cao.

    BNews (theo Telegraph)

  • Nhất thời bị lòng tham che mắt, người phụ nữ đã rút tiền mà không lường trước được hậu quả.

    “Lúc đó tôi nghĩ cứ thử vận may, nếu thẻ có tiền thì rút, không có tiền thì bỏ đi. Không ngờ hậu quả lại lớn đến vậy”, người phụ nữ họ Trần tới từ Thường Châu, Giang Tô, Trung Quốc phân trần.

    Theo đó, cách đây vài ngày người phụ nữ họ Trần vô tình nhặt được một chiếc thẻ ATM. Nhất thời tò mò và muốn “thử vận may”, người phụ nữ quyết định đem thẻ vào cây rút tiền tự động để "mò thử" mật khẩu.

    Sau vài lần điền sai, người phụ nữ phát hiện trên mặt sau của thẻ ATM có viết một số 0. Cảm thấy rất kỳ lạ nên cô đã suy đoán mật khẩu có thể là 6 số 0. Nghĩ là làm, người phụ nữ nhanh chóng nhập mật khẩu, không ngờ đấy đúng là mật khẩu. Sau khi mở được thẻ, phát hiện trong thẻ có khoảng 40.000 NDT (khoảng 135 triệu đồng), người phụ nữ đã tiện tay “đút túi” khoản tiền này. Sau khi nhận được khoản tiền từ trên trời rơi xuống, người phụ nữ vui vẻ ra về và không lường trước được hậu quả sau đó.

    rut trom atm 1
    Nhặt được thẻ ATM, người phụ nữ đoán đúng mật khẩu, tiện tay "đút túi" 135 triệu đồng

    Về phía chủ nhân của chiếc thẻ ATM, ngay sau khi thấy thông báo trừ khoản tiền bất thường trong tài khoản đã báo ngay cho công an.

    Vì khoản tiền bị rút không phải nhỏ, nên công an đã tiến hành điều tra và check soát camera. Sau thời gian ngắn, công an đã xác định được danh tính người rút tiền.

    Khi bị công an bắt, người phụ nữ họ Trần mới khai nhận bản thân không biết đó là hành vi phạm pháp. Vốn cho rằng đó là “vận may”, không ngờ hiện tại người phụ nữ phải đối mặt với án phạt từ 20.000 - 200.000 NDT (khoảng 68 - 680 triệu VNĐ) cùng 5 năm tù giam vì tội chiếm đoạt tài sản của người khác phi pháp.

    Tuy nhiên, xét thấy thái độ thành khẩn nhận tội và đồng ý giao nộp lại toàn bộ số tiền đã lấy của người phụ nữ họ Trần. Thêm vào đó chủ thẻ cũng đồng ý bỏ qua không khởi tố nên Viện kiểm sát thành phố cuối cùng đã quyết định không truy tố cô Trần.

    Những vụ “nhặt được của rơi đồng thời đút túi” tương tự

    Tháng 10 năm 2022, tại Thượng Hải cũng từng xảy ra sự việc tương tự. Một người phụ nữ lớn tuổi vô tình nhặt được một chiếc ví.

    Tuy nhiên, thay vì giao nộp lại cho công an, người này lại cố tình tra soát ngày sinh nhật của chủ nhân chiếc ví thông qua giấy tờ tùy thân. Từ đó thành công nhập đúng mật khẩu ngân hàng và rút được 7000 NDT (khoảng 23 triệu VNĐ).

    Hành động cố ý chiếm đoạt tài sản này của người phụ nữ đã bị khởi tố. Sau cùng người phụ nữ lớn tuổi bị phạt 20.000 NDT (khoảng 68 triệu VNĐ) và cải tạo không giam giữ 3 tháng.

    Trước những vụ việc “nhặt được của rơi đồng thời đút túi” kể trên, cư dân mạng không khỏi bất bình.

    “Không ngờ có cách ‘thử vận may’ bằng việc đi đoán mật khẩu rồi rút tiền của người khác như vậy luôn đó”.

    “Có lẽ phải đi đổi mật khẩu thôi vì mật khẩu của tôi cũng dễ đoán lắm luôn ấy”

    “Không biết nên trách bà chị thông minh hay ngốc nghếch nữa, thông minh vì đoán ra mật khẩu nhưng ngốc nghếch vì giờ thẻ nào chẳng liên kết điện tử hết rồi. Rút cái là thông báo nhảy về liền, mà không thông báo thì ngân hàng cũng có mã giao dịch, thế nào cũng truy ra được”.

    Lưu ý khi đặt mật khẩu thẻ ngân hàng

    Mật khẩu thẻ ATM là thông tin quan trọng giúp bảo mật tiền trong tài khoản. Người dùng cần đặc biệt lưu ý về mật khẩu thẻ, tránh đặt mật khẩu là những thông tin dễ đoán như số chứng minh thư, ngày tháng năm sinh. Hay dùng những số dễ đoán với độ trùng nhau cao như 123456 hay 000000 làm mật khẩu.

    Thậm chí để tăng tính bảo mật, người dùng nên đổi mật khẩu khoảng 6 tháng một lần. Tuy nhiên, trên thực tế, vì hay quên nên nhiều người vẫn chủ quan đặt những số dễ gợi nhớ như ngày sinh nhật, thậm chí là những số liền nhau đơn giản. Điều này khiến chúng ta vô tình rơi vào những trường hợp “éo le” như trên nếu chẳng may chiếc thẻ rơi vào tay người xấu.

    Theo Đời sống & Pháp luật

  • Massimo và người vợ quốc tịch Anh cho rằng chính sách định cư được thiết kế để khiến người nhập cư phải khiếp sợ mà rời khỏi UK. 

    phong toa ngan hang
    "Tôi không thích đất nước này nữa", anh Massimo nói sau khi bị khóa tài khoản cá nhân và tài khoản kinh doanh mà anh đứng tên cùng với vợ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Massimo là một người quốc tịch Ý, vợ anh là công dân Anh quốc. Anh là chủ một nhà hàng món Ý. Chỉ trong một đêm, các tài khoản của vợ chồng anh đã bị phong tỏa vì những luật mới hậu Brexit. 

    Vợ chồng anh là 2 trong số hàng ngàn công dân châu Âu đột nhiên phát hiện thẻ visa định cư vĩnh viễn của mình (permanent residence card) trở nên vô hiệu sau Brexit. Dù đã đóng thuế ở Anh suốt 21 năm, anh vẫn không được quyền ở lại UK. 

    The3million là một tổ chức chiến dịch đại diện cho công dân EU. Tổ chức này cho biết đã có rất nhiều trường hợp người có thẻ định cư vĩnh viễn bị từ chối theo luật mới. 

    CEO lâm thời của tổ chức, bà Andreea Dumitrache, cho biết: "Từ tháng 8/2023 trở đi, công dân EU không được phép viện lý do mình không biết luật để giải thích cho hành vi nộp hồ sơ xin visa trễ".

    Công dân EU sống ở UK trước Brexit đều được đảm bảo quyền định cư theo Thỏa thuận Rút lui EU-UK với những ràng buộc về mặt pháp lý. Do đó đến tận bây giờ rất nhiều người vẫn không biết họ phải nộp đơn xin visa định cư theo chính sách EU Settlement Scheme (EUSS), hạn chót để xin visa này là ngày 30/6/2021.

    Vì rất nhiều người không nộp đơn trước hạn chót, nên hàng tháng chính phủ Anh vẫn có chỉ tiêu cấp visa cho 4,000 hồ sơ nộp muộn. Đến tháng 9/2023, luật EUSS mới thay đổi. Theo đó, những người đã có visa tiền định cư (visa 5 năm) thì visa của họ sẽ tự động được gia hạn thêm 2 năm nữa trong trường hợp họ chưa nộp đơn xin visa định cư vĩnh viễn theo chính sách EUSS.

    Lần đầu tiên vợ chồng Massimo nhận ra tình trạng định cư bấp bênh của mình là khi một nhà cung cấp gọi điện nói rằng họ chưa thanh toán hóa đơn. Lúc này họ vừa mới chuyển từ Kent đến Belfast (Bắc Ailen) để mở một nhà hàng, và họ quyết định đóng tài khoản kinh doanh Anh mở tại Santander, để mở một tài khoản mới với địa chỉ mới tại Bắc Ailen cho tiện làm việc. 

    Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, tài khoản mới mà họ mở với Santander đã bị phong tỏa. Massimo cũng bị phong tòa tài khoản cá nhân. Hai vợ chồng đã phải đóng cửa nhà hàng vì không thể trả tiền cho nhà cung cấp. Khi họ liên hệ với Santander thì ngân hàng không giải thích. 

    Sau đó cặp đôi phát hiện ra Massimo phải nộp đơn xin visa định cư EUSS, lúc đó họ rất sốc. Massimo nói: "Tôi chưa bao giờ nghĩ điều này lại xảy ra. Tôi đã sống ở đây 20 năm, tôi không làm gì sai nhưng đột nhiên lại bị chối bỏ. Họ đột ngột nói "bye, bye" mà không một lời giải thích. Thật khủng khiếp. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người giống tôi, đột nhiên không được chào đón ở đất nước này nữa".

    Sau đó đôi vợ chồng đã cố gắng loại bỏ Massimo khỏi vị trí giám đốc nhà hàng trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Tờ Guardian đã tiến hành chất vấn Santander về trường hợp này. Khoảng 2 tuần sau, tài khoản kinh doanh của nhà hàng đã hoạt động trở lại, nhưng tài khoản cá nhân của Massimo thì vẫn bị đóng băng. 

    Ngân hàng Santander vẫn từ chối trả lời. 

    Sau Brexit, chính sách thù địch đã được áp dụng cho công dân EU, nhiều người trong số đó đã sống ở Anh vài chục năm. Một số người thậm chí đã nghỉ hưu. Bộ Nội Vụ đã không ngừng tăng cường áp dụng các mức phạt gắt gao đối với những chủ nhà, chủ lao động, những ngân hàng... không kiểm tra tình trạng nhập cư của đối tượng.

    Viethome (theo Guardian)

  • Cho đến nay, người đàn ông Trung Quốc này vẫn chưa có đủ chứng cứ để có thể rút được 6 tỷ đồng tiền tiết kiệm của cha mình sau 20 năm gửi tiết kiệm.

    Đi rút tiền bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ

    Anh Phùng đến từ Hà Nam, Trung Quốc là con trai một của ông Dương. Theo lời kể của Phùng, năm 1995, cha anh đã gửi tiết kiệm số tiền 400.000 NDT (1,3 tỷ đồng) vào ngân hàng địa phương với thời hạn 20 năm. Sau khi kết thúc kỳ hạn kéo dài 20 năm, số tiền gốc và lãi mà tài khoản này nhận được lên đến 2,04 triệu NDT (6 tỷ đồng). Đây là số tiền mà ông Dương muốn để lại cho vợ con mình sau khi qua đời.

    Không lâu sau khi ông Dương qua đời, tiền gửi cũng hết hạn, anh Phùng đã mang chứng chỉ tiền gửi của bố đến ngân hàng để rút tiền. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng lại cho rằng chứng chỉ tiền gửi này là giả vì con dấu đã mờ nhoè. Thêm nữa do số tiền để trả lại anh Phùng quá lớn nên ngân hàng muốn xem xét thêm trước khi cho chủ tài khoản rút tiền. Sau khi nghe nhân viên nói vậy, anh Phùng cũng thông cảm nên quyết định trở về nhà để chờ tin tức.

    rut tien ngan hang bi bat
    Ảnh minh họa

    Sau khi chờ đợi 1 tháng, anh Phùng không nhận được bất kỳ tin tức nào nên dần cảm thấy khó hiểu. Lần này, anh lại đến ngân hàng để tìm hiểu tình hình. Đến nơi, anh bất ngờ được giao dịch viên dẫn vào phòng VIP và nói rằng 400.000 NDT sẽ sớm được hoàn trả. Tuy nhiên, khi bước vào trong phòng, anh không ngờ rằng không phải 400.000 NDT đang đợi mình mà là cảnh sát địa phương.

    Viên cảnh sát cho biết được ngân hàng mời đến vì nghi ngờ anh lừa đảo. Nghe đến đây, anh Phùng vô cùng hoảng sợ. Bởi rõ ràng anh dùng chứng chỉ tiền gửi do bố đã làm để rút tiền, làm sao có thể trở thành tội phạm lừa đảo. Anh không hiểu tại sao ngân hàng có thể vu khống cho mình như vậy.

    Ngay lập tức, anh Phùng được cảnh sát đưa về đồn để làm việc. Tại đây, anh thuật lại toàn bộ câu chuyện, thậm chí còn đưa ra chứng chỉ tiền gửi mà bố để lại. Viên cảnh sát cũng xem xét cẩn thận các giấy tờ nhưng cũng không phát hiện ra dấu hiệu làm giả nên quyết định cho anh Phùng về trước và từ từ điều tra sự thật của vụ việc.

    Cơ quan chức năng cũng 'bó tay'

    Sau khoảng 3 tuần, cảnh sát đề nghị anh Phùng thương lượng với ngân hàng để được rút tiền vì không phát hiện ra dấu hiệu bất thường. Nghe đến đây, anh thở phào nhẹ nhõm và đến ngân hàng để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, khi quay trở lại ngân hàng làm việc, anh Phùng vẫn không được ngân hàng cho rút tiền.

    Càng nghĩ càng tức, anh quyết định làm đơn kiện ngân hàng. Tại toà, đại diện của ngân hàng đưa ra 4 lý giải về việc tại sao anh Phùng không thể rút tiền. Thứ nhất, phía ngân hàng cho rằng chứng chỉ tiền gửi quá mờ. Điểm đặc biệt là con dấu xác nhận đóng trên tờ giấy này không khớp với con dấu được ban hành vào thời điểm đó. Thứ hai, ngân hàng cho rằng họ chưa từng ra hạn kỳ gửi 20 năm vào thời điểm đó. Thời hạn dài nhất chỉ là 8 năm. Thứ ba, phía ngân hàng cho rằng lãi suất của ngân hàng cũng chưa bao giờ đạt đến mức 17%. Với tất cả những căn cứ này, ngân hàng đã không cho anh Phùng rút tiền.

    Do cả 2 bên không có bằng chứng xác thực nên cuối cùng toà án phải hoãn phiên tòa. 8 năm trôi qua kể từ khi vụ kiện kết thúc, trong khoảng thời gian này, mẹ của anh Phùng cũng đã qua đời trong khi chưa được cầm 1 đồng tiền tiết kiệm nào của chồng.

    Nhiều năm qua, anh Phùng cũng cố gắng tìm thông tin của người thực hiện giao dịch này cho bố mình. Tuy nhiên, người này cũng đã qua đời do tai nạn. Ngay cả đến cơ quan cảnh sát cũng không có biện pháp xử lý với trường hợp này do không đủ bằng chứng.

    Gần đây, câu chuyện này được chia sẻ trở lại và tiếp tục thu hút sự chú ý. Cư dân mạng chỉ hy vọng anh Phùng có thể tìm thêm bằng chứng nào đó để có thể chứng minh được số tiền gửi của gia đình. Song anh cho biết đã xác định là mất số tiền này bởi mọi giấy tờ đều đã cung cấp hơn cho ngân hàng và cơ quan chức năng.

    CafeF (theo Toutiao)

  • Hàng nghìn khách hàng của HSBC ở Vương quốc Anh hôm 24/11 cho biết họ đã không thể truy cập một số dịch vụ ngân hàng di động và trực tuyến, theo Reuters.

    hsbc loi truy cap
    Bên ngoài một chi nhánh của HSBC tại London, Vương quốc Anh. Ảnh: AFP

    Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các vấn đề kéo dài như vậy xảy ra với các ngân hàng Anh. Down detector - nền tảng theo dõi tình trạng ngừng dịch vụ trực tuyến - cho biết các khiếu nại ngừng truy cập dịch vụ bắt đầu ngay sau lúc 07:00 (giờ GMT) và lên tới con số đỉnh điểm hơn 4.000 khiếu nại vào lúc 09:00. Thậm chí, hàng trăm khách hàng ở Anh vẫn phàn nàn về sự cố truy cập trước 16:00.

    HSBC đã thừa nhận các vấn đề trên. "Chúng tôi đang nỗ lực để khôi phục dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động của HSBC Vương quốc Anh, bao gồm cả việc cho phép mua sắm bằng thẻ trực tuyến qua ứng dụng", người phát ngôn của ngân hàng HSBC cho biết.

    Vị này nói thêm: "Chúng tôi hiểu điều này thực sự gây khó chịu cho một số khách hàng của chúng tôi và chúng tôi thực sự xin lỗi vì sự bất tiện này".

    Người phát ngôn HSBC lý giải các vấn đề trên là kết quả của "sự cố hệ thống nội bộ".

    Các ý kiến ủng hộ người tiêu dùng cho rằng các vấn đề truy cập dịch vụ ngân hàng tại HSBC - ngân hàng lớn nhất nước Anh - là đặc biệt nghiêm trọng bởi thời điểm này là một trong những dịp mua sắm sôi động nhất tại "xứ sở sương mù".

    "Sự cố ngừng hoạt động của HSBC sẽ thực sự khiến nhiều khách hàng đau đầu. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể ngăn cản mọi người thực hiện các khoản thanh toán thiết yếu như tiền thuê nhà và hóa đơn, nhưng nó cũng rơi vào Black Friday (ngày 24/11), một trong những ngày mua sắm bận rộn nhất trong năm", ông Sam Richardson, phó tổng biên tập Tạp chí ủng hộ quyền lợi người tiêu dùng Which?, đánh giá.

    Các cơ quan quản lý và chính trị gia Anh trong những năm gần đây đã nhiều lần kêu gọi các ngân hàng ngăn chặn những sự cố tương tự trong bối cảnh các ngân hàng khuyến khích khách hàng tin dùng dịch vụ số.

    Tháng 4 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Anh đã yêu cầu các ngân hàng đẩy nhanh quá trình phục hồi sau tình trạng ngừng hoạt động, để tránh làm suy yếu niềm tin của người dân vào lĩnh vực tài chính.

    Đầu năm 2016, HSBC cũng đã lên tiếng xin lỗi vì hiện tượng gián đoạn của các dịch vụ ngân hàng cá nhân trực tuyến, đồng thời khẳng định các khách hàng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này không bị thiệt hại gì.

    Theo Baodautu

  • Reuters dẫn một nguồn tin cho biết khoảng 2.500 nhân viên làm việc tại ngân hàng lớn nhất nước Anh Lloyds có thể đối mặt với nguy cơ mất việc trong bối cảnh ngân hàng này cải tổ để cắt giảm chi phí.

    lloyds cat giam viec lam
    Một chi nhánh của ngân hàng Lloyds Banking Group. Ảnh: Reuters

    Nguồn tin này cho biết Lloyds đã bắt đầu tham vấn với nhân viên ở một số vị trí, trong đó có cả nhà phân tích và quản lý sản phẩm, đồng thời cho biết nhiều người sẽ trải qua quá trình lựa chọn và chưa rõ cuối cùng có bao nhiêu người sẽ bị cắt giảm.

    Các nhân viên dự kiến sẽ được thông báo về quy trình này sớm nhất là vào tuần tới.

    Phát ngôn viên của Lloyds cho biết ngân hàng đang thay đổi và chuyển đổi hoạt động kinh doanh để đảm bảo có thể làm được nhiều hơn cho khách hàng cũng như cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà họ cần.

    Tin tức này được đưa ra sau khi hãng tin Reuters ngày 23/11 đưa tin đối thủ của Lloyds là Barclays đang thực hiện kế hoạch tiết kiệm tới 1 tỷ bảng Anh (1,25 tỷ USD), có thể liên quan đến việc cắt giảm tới 2.000 việc làm.

    Hầu hết các ngân hàng Anh đều báo cáo lợi nhuận tăng mạnh khi lãi suất cao hơn giúp nâng doanh thu từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại về sự cạnh tranh gay gắt để thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm của người dân và nguy cơ vỡ nợ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang gây áp lực lên lĩnh vực này.

    BNews (theo Reuters)

  • Biết được thông tin cây ATM của ngân hàng NatWest nhả ra gấp đôi số tiền mà khách yêu cầu, nhiều người đã đổ xô đi rút tiền.

    atm natwest

    Sự việc được ghi lại tại cây ATM của ngân hàng NatWest ở East Ham, phía đông London, Anh.

    Cụ thể, sau khi đoạn phim về sự cố ATM được chia sẻ trên mạng, hàng chục người đã vội chạy tới chiếc máy này đứng chờ xếp hàng dài để tới lượt mình có cơ hội rút 1 được hai.

    Đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội X cho thấy, nhóm khách hàng đang tụ tập quanh chiếc máy ATM bị lỗi. Một người đàn ông cho biết, khi khách hàng nhập lệnh rút một số tiền nào đó trên cây ATM của ngân hàng NatWest ở khu vực East Ham, máy sẽ nhả ra gấp đôi con số này.

    Ngân hàng cho biết máy đã bị lỗi, có nghĩa là một số khách hàng khi tới rút tiền tại máy ATM này sẽ nhận được gấp đôi số tiền so với lệnh họ yêu cầu.

    Sau đó, họ cho biết máy ATM đã được sửa chữa và khách hàng có thể sử dụng lại như bình thường. Hiện chưa rõ ngân hàng NatWest sẽ xử lý thế nào đối với những trường hợp rút 1 được 2 trong thời điểm máy ATM bị lỗi.

    Hồi tháng 8/2023, một sự cố kỹ thuật của Bank of Ireland cũng cho phép người dùng ngân hàng này rút nhiều tiền hơn số có trong tài khoản, khiến các cây ATM quá tải.

    Theo SkyNews, trong suốt vài giờ ngày 15/8, nhiều người sử dụng ngân hàng Bank of Ireland phản ánh họ có thể rút nhiều hơn so với số tiền đang có trong tài khoản. Một số tưởng họ được tặng tiền miễn phí từ ngân hàng, nên đã đua nhau xếp hàng tại các máy ATM.

    bank of ireland 1
    Người dân Ireland xếp hàng dài đợi rút tiền tại ATM.

    Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hàng dài người đứng tại các máy ATM ở nhiều thành phố khác nhau. Một số khoe rút được dù trong tài khoản của họ gần như không còn tiền.

    Theo Independent, người dùng có thể rút tiền từ tài khoản, hoặc chuyển khống sang ví kỹ thuật số Revolut, sau đó rút từ một điểm ATM bất kỳ. Có người thậm chí rút được 1.000 euro (26 triệu đồng), trong khi hầu hết nhận khoảng 500 euro (13 triệu đồng).

    Ngay sau khi nhận thông tin, cảnh sát đã được triển khai để ngăn người dân rút tiền. "Chúng tôi nhận được báo cáo về khối lượng hoạt động bất thường tại một số máy ATM trên toàn quốc", An Garda Síochána, phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Ireland, cho biết. "Tùy theo từng trường hợp cụ thể, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định dựa trên sự an toàn và trật tự công cộng. Chúng tôi khuyến cáo mọi người nên ý thức trách nhiệm cá nhân khi thực hiện giao dịch ngân hàng".

    bank of ireland 1
    Một cảnh sát Ireland đứng ngăn người dân rút tiền tại máy ATM. Ảnh: X/Stelyons1978

    Trên Twitter cùng ngày, đại diện Bank of Ireland lên tiếng xin lỗi người dùng, đồng thời giải thích hệ thống đã gặp sự cố trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến hàng loạt dịch vụ, bao gồm ứng dụng di động và cổng thông tin ngân hàng trực tuyến. Trong loạt bài đăng sau đó, ngân hàng cảnh báo rằng bất kỳ khoản tiền nào được chuyển hoặc rút vượt quá giới hạn thông thường "sẽ bị chuyển sang tài khoản ghi nợ".

    "Chúng tôi biết khách hàng có thể rút hoặc chuyển tiền vượt giới hạn trong thời gian diễn ra sự cố", đại diện Bank of Ireland nói với Fortune ngày 16/8. "Chúng tôi kêu gọi những ai đang rút quá mức trên tài khoản của mình, hãy liên hệ để được hỗ trợ".

    Cũng theo người này, sự cố hệ thống của Bank of Ireland được khắc phục hoàn toàn vào 16/8. Bank of Ireland được thành lập tháng 4/1783, là ngân hàng lâu đời nhất còn hoạt động liên tục tại Ireland, trừ một số năm nhân viên đình công.

    Theo Nguoiduatin

  • Gửi tiết kiệm tại một phòng giao dịch của SeABank từ năm 2019 với kỳ hạn 2 năm, đến nay người gửi tất toán thì được thông báo không có tiền lãi vì mang quốc tịch nước ngoài.

    gui tiet kiem ko dc tien
    Gia đình bà M. gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch Hải Đăng thuộc SeABank trên đường Đà Nẵng, TP Hải Phòng, sau 4 năm được thông báo chỉ trả gốc, không có tiền lãi - Ảnh: TIẾN THẮNG

    Phản ảnh đến Tuổi Trẻ Online, người thân của bà Đ.T.M. (trú quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) bức xúc cho biết gia đình gửi tiết kiệm tổng số tiền 900 triệu đồng tại Phòng giao dịch Hải Đăng của SeABank từ tháng 7-2019, kỳ hạn gửi là 2 năm, nhưng đến nay muốn tất toán lại được phía ngân hàng thông báo chỉ trả gốc chứ không được hưởng lãi suất.

    Theo đó, trong tháng 7-2019, gia đình bà M. có ba lần gửi tiết kiệm (một sổ đứng tên ông T., hai sổ đứng tên bà M.) tổng số tiền 900 triệu đồng với mức lãi suất ghi trong sổ tiết kiệm là 7,7 cho kỳ hạn 24 tháng.

    Đến kỳ hạn tháng 7-2021, gia đình không đến tất toán nên những sổ tiết kiệm này được tự động gia hạn. Tuy nhiên, đến năm 2023, khi gia đình có việc muốn tất toán những sổ tiết kiệm này thì ngân hàng thông báo chỉ trả gốc, không trả tiền lãi trong thời hạn từ tháng 7-2021 đến nay với lý do hai ông bà có quốc tịch nước ngoài.

    Hiện nay, chỉ có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng của ông T. là được trả gốc và phần tiền lãi từ năm 2019 đến tháng 7-2021, còn tiền lãi của thời hạn gửi sau đó chưa được trả. Riêng hai sổ của bà M. (mỗi sổ 200 triệu đồng) thì chưa được trả đồng tiền lãi nào.

    "Thời điểm bố mẹ tôi đi gửi tiết kiệm cho đến khi có những điều chỉnh thay đổi, đều không được ngân hàng thông tin bằng văn bản, liên hệ để cảnh báo về việc gửi tiền tiết kiệm sẽ không được hưởng lãi suất" - người thân bà M. bức xúc.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về vấn đề này, một cán bộ có thẩm quyền của SeABank xác nhận việc bà M. và ông T. có gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch Hải Đăng thuộc ngân hàng. Cụ thể, hai ông bà gửi tiết kiệm tại phòng giao dịch này trong tháng 7-2019, với kỳ hạn 2 năm nhưng khi đến kỳ hạn năm 2021 thì khách không ra tất toán nên sổ được tự động gia hạn tiếp.

    Tuy nhiên, vướng mắc phát sinh bởi theo quy định của thông tư 48/TT-NHNN áp dụng từ tháng 7-2021 (sau thời điểm bà M. và ông T. gửi tiết kiệm), người nước ngoài không được gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nếu gửi thì không có lãi suất. Do đó, số tiền gửi tiết kiệm từ tháng 7-2021 đến nay đang không được tính lãi suất.

    "Cán bộ tại phòng giao dịch của ngân hàng cũng đã có nhiều buổi làm việc với khách hàng và cũng thông tin về việc đang báo cáo, xin ý kiến của hội sở về vấn đề này" - vị cán bộ ngân hàng thông tin.

    Phía SeABank cho biết đang tìm hướng giải quyết để đảm bảo quyền lợi khách hàng cũng như đúng quy định của pháp luật.

    Theo Tuổi Trẻ

  • 50 ty 1
    50 tỷ USD bất ngờ nằm trong tài khoản ngân hàng của một gia đình.

    Một gia đình sống ở bang Louisiana (Mỹ) đã bất ngờ nhận được 50 tỷ USD chuyển vào tài khoản ngân hàng, khiến họ trở thành những người thuộc vào hàng giàu có nhất thế giới. Dù vậy, trải nghiệm lạ lùng này chỉ kéo dài trong 4 ngày.

    Một chuyên viên tư vấn bất động sản - anh Darren James (47 tuổi) đã chia sẻ về trải nghiệm kỳ lạ của gia đình mình với tờ tin tức Fox News (Mỹ) rằng một hôm khi anh trở về nhà, vợ của anh giơ điện thoại ra và sửng sốt nói: "Anh nhìn này!".

    "Con số hiển thị trong tài khoản ngân hàng của hai vợ chồng tôi khi ấy lên tới 50 tỷ USD. Chúng tôi cảm thấy lo lắng không biết rồi có gặp phải rắc rối gì không, bởi chúng tôi không quen biết ai giàu có tới mức có thể chuyển cho chúng tôi một khoản tiền nằm ngoài sức tưởng tượng như vậy".

    Anh James đã chia sẻ cảm giác khi nhìn vào con số hiển thị trong tài khoản của mình rằng: "Đó là một cảm giác thật tuyệt vời khi nhìn thấy có nhiều số 0 như thế trong tài khoản".

    50 ty 1
    Chuyên viên tư vấn bất động sản - anh Darren James (47 tuổi) đã chia sẻ về trải nghiệm kỳ lạ của gia đình mình với tờ tin tức Fox News (Mỹ)..

    Dù vậy, vợ chồng anh Darren James đã ngay lập tức gọi điện cho ngân hàng để thông báo việc họ bất ngờ nhận thấy có rất nhiều tiền nằm trong tài khoản của mình trong ngày 12/6 vừa qua. Ngân hàng tiếp nhận thông báo của họ và ngay lập tức vào cuộc xử lý vấn đề, nhưng phải tới ngày 15/6, số tiền ấy mới được phía ngân hàng rút ra khỏi tài khoản của vợ chồng anh Darren James.

    "Vậy là tôi đã được làm tỷ phú trong 4 ngày. Đó là một cảm giác thú vị, dù tôi biết mình chẳng thể làm gì với số tiền ấy cả. Chúng tôi biết đó không phải là tiền của mình. Chúng tôi không kiếm ra số tiền ấy, nên chúng tôi không thể làm gì với số tiền ấy được. Chúng tôi không được phép động vào dù chỉ một đồng nếu không muốn gặp rắc rối", anh James chia sẻ.

    Phía ngân hàng thông tin tới giới truyền thông rằng sự việc xảy ra đối với tài khoản của anh James là một sự cố kỹ thuật và những sai sót đã được chỉnh sửa.

    Theo Dân Trí

  • Cơ quan Quản lý Hệ thống Thanh toán (Payments Systems Regulator - PSR) đã tiết lộ thành tích hoạt động của các ngân hàng tại Anh, trong việc bồi thường những vụ lừa đảo liên quan đến chuyển tiền online. Ngân hàng tốt nhất và tệ nhất trong việc hoàn tiền mất mát cho khách hàng đã được tiết lộ. 

    PSR lần đầu tiên công khai dữ liệu hoạt động của 14 tập đoàn ngân hàng lớn nhất nước Anh, và mức độ bồi thường của các ngân hàng này đối với các khách hàng bị lừa đảo chuyển tiền. 

    Lừa đảo chuyển tiền (APP scam) xảy ra dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như sau:

    - Lừa đảo chuyển tiền đặt cọc nhà, cải tạo nhà, đầu tư...

    - Kẻ lừa đảo đóng vai là nhân viên ngân hàng, và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào một tài khoản mới.

    - Kẻ lừa đảo cũng có thể mạo danh luật sư của nạn nhân, và nói rằng luật sư đã có tài khoản mới.

    - Gửi email, tin nhắn... chứa đường link dẫn tới các website giả mạo ngân hàng...

    APP scam là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất trong năm 2022, khiến khách hàng thiệt hại gần 500 triệu bảng. 

    cac ngan hang o anh

    Theo PSR, có khá nhiều ngân hàng chấp thuận bồi thường đầy đủ số tiền bị mất cho nạn nhân. Chẳng hạn ngân hàng TSB, 94% các nạn nhân lừa đảo đều được bồi thường toàn bộ (fully reimbursed). Tiếp đến là ngân hàng Nationwide (91%), Barclays (79%).

    Đối với việc bồi thường một phần (partial reimbursement), TSB và Nationwide chấp thuận bồi thường một phần cho 4% nạn nhân, ở Barclays là 13%.  

    Đó là các ngân hàng có chính sách bồi thường tốt nhất. Còn những ngân hàng tệ nhất thuộc về Monzo, Danske Bank và AIB. Cụ thể, Monzo chỉ bồi thường đẩy đủ cho 6% số nạn nhân, Danske Bank bồi thường đầy đủ cho 7% số nạn nhân, AIB bồi thường đầy đủ cho 12% số nạn nhân. 

    Co-operative Bank là ngân hàng duy nhất có số vụ bồi thường một phần cao hơn bồi thường đầy đủ, lên đến 40% so với 33%.

    4 ngân hàng có khách hàng bị lừa nhiều nhất là TSB, Santander, Metro và Monzo. Trong năm 2022, cứ mỗi 1 triệu bảng khách hàng chuyển tiền tại TSB, thì có £348 rơi vào tay tài khoản lừa đảo. Tương tự, tiền chuyển khoản ở Santander cũng có £322 bị lừa đảo. Con số này ở Metro và Monzo là £280 bảng.

    4 ngân hàng nhận được nhiều tiền lừa đảo nhất là Metro Bank, Starling, TSB và Monzo. Cứ 1 triệu bảng chuyển khoản đến Metro Bank trong năm 2022, thì đến £696 là tiền lừa đảo. Ở TSB là £605, ở Starling là £307 và Monzo là £227.

    PSR cho biết báo cáo này phản ánh tình hình hoạt động của các ngân hàng trong năm 2022 trước khi các luật mới đi vào thực thi.

    Theo luật mới do PSR quy định từ năm tới, tất cả các ngân hàng và định chế tài chính phải bồi thường cho nạn nhân 100% trong vòng 5 ngày làm việc. Hiện tại, các ngân hàng không bị yêu cầu làm như vậy. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã ký hợp đồng tự nguyện, yêu cầu chính họ phải cân nhắc việc bồi thường cho nạn nhân. 

    Tỉ lệ bồi thường đầy đủ (fully reimbursed) của các ngân hàng:

    • TSB - 94%
    • Nationwide - 91%
    • Barclays - 79%
    • Santander - 54%
    • Lloyds, Bank of Scotland và Halifax - 69%
    • HSBC và First Direct - 66%
    • NatWest, RBS và Ulster Bank - 70%
    • The Co-operative Bank - 33%
    • Metro Bank - 59%
    • Clydesdale và Virgin Money - 44%
    • Starling - 44%
    • AIB - 12%
    • Danske Bank - 7%
    • Monzo - 6%

    Viethome (theo Mirror)

  • Ngay khi chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của mình, người đàn ông Trung Quốc giật mình khi phát hiện số tiền 2,1 tỷ đồng 'bốc hơi' mà không biết rõ nguyên nhân.

    Anh Lý, quê ở Giang Tô, Trung Quốc, là ông chủ nhỏ trong ngành kinh doanh vật liệu xây dựng. Tuy tuổi đời còn khá trẻ, nhưng với sự nhanh nhạy, giữ mối quan hệ tốt với các nhà thầu, chỉ sau 2 năm kinh doanh phát đạt, anh đã để ra được 640.000 NDT (khoảng 2,1 tỷ đồng). Ban đầu, anh định làm sổ tiết kiệm truyền thống cho khoản tiền này. Tuy nhiên, anh nghe thấy ngân hàng cho gửi tiết kiệm online không tốn nhiều thời gian lại được hưởng lãi cao hơn.

    640.000 NDT 'bốc hơi' chỉ sau 1 tiếng

    9h sáng ngày 28/10/2015, anh Lý quyết định đến ngân hàng để chuyển 640.000 NDT vào tài khoản nhằm tiến hành gửi tiết kiệm online. Thủ tục chuyển tiền mặt vào thẻ ngân hàng khá đơn giản nên anh chỉ tốn khoảng 30 phút. Tại đây, nhân viên ngân hàng ngỏ ý muốn giúp đỡ anh các thao tác để gửi tiết kiệm online. Tuy nhiên, do vội cuộc gọi của khách hàng, người đàn ông này nói sẽ tự gửi sau.

    Trở về nhà vào lúc 10h sáng cùng ngày, anh Lý bất ngờ nhận được tin nhắn biến động số dư. Mở điện thoại ra xem, anh thấy ngân hàng thông báo tài khoản bị trừ 199.800 NDT. Không hiểu có chuyện gì xảy ra, chỉ 3 phút sau, tài khoản ngân hàng của anh tiếp tục ‘bốc hơi’ 430.000 NDT.

    gui vao lien mat tien 1
    Anh Lý không hiểu nguyên nhân số tiền của mình bị 'bốc hơi'

    Điều này khiến anh sợ hãi nên ngay lập tức gọi điện cho tổng đài và yêu cầu đóng băng tài khoản. Trong lúc hoảng loạn, anh Lý đã gọi nhầm cho số của văn phòng ngân hàng. Do không có thẩm quyền khóa thẻ, người này đã yêu cầu anh đến trụ sở của ngân hàng để giải quyết.

    Trong 15 phút di chuyển đến ngân hàng, anh tiếp tục nhận được 3 tin nhắn thông báo tài khoản bị trừ tiền. Bằng cách này, số tiền 640.000 NDT của anh, chỉ còn đúng 19 NDT (63.000 đồng) trong thẻ.

    Ngay khi đến ngân hàng, anh lập tức yêu cầu nhân viên đóng băng tài khoản của mình. Đồng thời, anh trình bày toàn bộ vụ việc. Ngay khi nhận được thông tin này, nhân viên ngân hàng đã hỗ trợ anh Lý sao kê để kiểm tra tung tích số tiền gửi. Tuy nhiên, họ không phát hiện ra dấu hiệu lạ từ những giao dịch này.

    Bị đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng

    Muốn biết tại sao số tiền của mình bị đánh cắp, sau khi bước ra khỏi ngân hàng, anh Lý đã đến đồn cảnh sát địa phương để trình bày vụ việc. Ngay khi nghe vụ việc, phía cơ quan cảnh sát cho biết có thể anh Lý đã để lộ thông tin cá nhân và có kẻ gian đã nắm bắt được điều này nên đã đánh cắp tiền trong tài khoản.

    Ngay khi cảnh sát đưa ra nghi ngờ này, anh Lý khẳng định bản thân luôn giữ thẻ bên mình và chưa bao giờ làm rơi hay đánh mất. Viên cảnh sát yêu cầu anh ra về và hẹn thời gian để đội điều tra làm việc, tìm hiểu nguyên nhân.

    Sau 1 tháng điều tra, vào tháng 12/1015, viên cảnh sát gọi điện thông báo với anh Lý đến đồn cảnh sát vì đã tìm ra nguyên nhân vụ việc. Cơ quan chức năng phát hiện 640.000 NDT bị đánh cắp không phải do ngân hàng. Nguyên nhân đến từ việc người đàn ông này đã thanh toán khoản tiền tại một máy POS ở Thâm Quyến. Thông tin cá nhân của anh bị đánh cắp bắt đầu từ đây.

    Dựa theo manh mối có được, cảnh sát đã đã đến cửa hàng đặt chiếc máy thanh toán này để điều tra. Theo lời của chủ cửa hàng, họ đã mua lại chiếc máy này với mức giá rẻ hơn so với thị trường từ một người đàn ông tên Tấn (Nam Xương, Giang Tây, Trung Quốc).

    Theo cơ quan điều tra, người đàn ông này có trình độ vấn thấp nhưng sử dụng rất thành thạo máy tính và công nghệ. Thay vì sử dụng tài năng của mình vào công việc, anh lại dùng để đánh cắp thông tin nhằm trộm tiền trong thẻ ngân hàng.

    Theo lời khai của Tấn, anh thường mua một lô máy POS, sau đó cải tiến và kết nối với thiết bị thu thập thông tin. Sau khi sửa đổi, anh bán lại cho các chủ cửa hàng với mức giá rẻ hơn thị trường. Như vậy, chỉ cần khách hàng quẹt thẻ, thông tin sẽ bị đánh cắp. Sau khi có được thông tin, đồng bọn của Tấn sẽ làm thẻ giả và lấy tiền trong tài khoản.

    gui vao lien mat tien 1
    Tấn cũng đồng bọn đã sử dụng phương thức này để lấy tiền của rất nhiều tài khoản ngân hàng

    Trước toà, người đàn ông này đã khai nhận băng nhóm tội phạm này có đến hơn 100 đối tượng phối hợp để thực hiện hành vi này. Cơ quan cảnh sát cũng yêu cầu người này phải có trách nhiệm bồi thường số tiền đánh cắp cho anh Lý.

    CafeF (theo Toutiao)

  • 1,2 triệu NDT (khoảng 4 tỷ đồng) là số tiền bà Khương (Trung Quốc) dành dụm được để mua nhà cho con trai khi cưới vợ. Tuy nhiên, đến ngày rút tiền, bà không tin rằng số tiền này lại không cánh mà bay.

    Số tiền 1,2 triệu NDT không cánh mà bay?

    Cuối năm 2019, con trai bà Khương (Hà Nam, Trung Quốc) dự định kết hôn. Vì thế, bà quyết định sẽ rút toàn bộ 1,2 triệu NDT (khoảng 4 tỷ đồng) đã gửi tiết kiệm trong suốt 15 năm ở ngân hàng để dành tiền mua nhà tặng con trai.

    Bà vui vẻ đến ngân hàng và nhẩm tính trong đầu khoản tiền 1,2 triệu NDT sau 15 năm sẽ được hưởng lãi bao nhiêu. Tuy nhiên, sau khi cung cấp thông tin tên tuổi và thời gian gửi tiết kiệm, nhân viên ngân hàng đã thông báo một điều mà khiến bà phải chết lặng. “Tôi xin lỗi, trong tài khoản của bà chỉ còn 170.000 NDT (khoảng 570 triệu đồng). Bà có cần tôi rút hết một lần không?”

    mat tien vi gui ngan hang
    Bà Khương khóc lóc thảm thiết khi biết số tiền lớn của mình bị mất.

    Ngay khi nghe được số tiền chỉ còn 170.000 NDT, bà Khương đã yêu cầu nhân viên ngân hàng kiểm tra lại xem có nhầm lẫn với tài khoản nào cùng tên. Song người này khẳng định không có sai sót nào.

    Không hiểu chuyện gì đã xảy ra, bà từ chối rút tiền. Ngay khi về nhà, người phụ nữ này nhanh chóng gọi chồng và các con đến nhà để tìm hướng giải quyết. Thảo luận một hồi, họ không hiểu nguyên nhân tại sao.

    Hiểu rằng để có thể tích luỹ được 1,2 triệu NDT không phải là điều dễ dàng, con trai và con dâu tương lai của bà Khương quyết định cùng mẹ báo cáo vụ việc cho sở cảnh sát địa phương (Trung Quốc).

    Sau khi nắm bắt được thông tin, đội cảnh sát nhanh chóng vào cuộc điều tra vụ việc. Với sự can thiệp kịp thời, ngân hàng buộc phải hợp tác, cung cấp thông tin để làm việc.

    Trong quá trình yêu cầu nhân viên hàng kiểm tra lại số tiền, một gương mặt quen thuộc xuất hiện trong tầm mắt bà Khương, đó là cô Đông. Nhìn thấy người vẫn thường xuyên giúp đỡ mình các thủ tục, giấy tờ ở ngân hàng, bà như tìm được chiếc phao cứu giúp. Tuy nhiên, lúc đó, người này lại tỏ vẻ lảng tránh.

    Sau hơn 1 tháng điều tra, đội cảnh sát cũng tìm ra lý do số tiền không cánh mà bay. Cuối cùng, sự thật của vấn đề được đưa ra ánh sáng.

    Đặt lòng tin nhầm chỗ

    Theo đó, năm 2004, bà Khương mang tiền đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Khi đến, giao dịch viên hỗ trợ bà là cô Đông. Sau một vài lần đến giao dịch, bà phát hiện người này sống gần nơi mình sinh sống. Cộng thêm, cô khá niềm nở và nhiệt tình nên bà gần như giao toàn quyền quyết định mọi thủ tục cho người người phụ nữ này.

    Vì có được quyền này nên mọi thủ tục ký xác nhận sau đó đều do cô Đông tự ký thay bà Khương. Sau đó, cô đều thông báo cho người phụ nữ này những biến động nên bà vô cùng yên tâm và tin tưởng.

    Tuy nhiên, theo điều tra của cơ quan cảnh sát, năm 2018, tài khoản của bà Khương có những giao dịch bất thường. Số tiền 1,2 triệu NDT được chuyển từng khoản một vào một tài khoản của một công ty ma. Ở mỗi một lần giao dịch, số tiền ước tính là 100.000 NDT.

    Cơ quan cảnh sát đã lấy lại lời khai bà Khương để làm rõ vấn đề này. Bà khẳng định kể từ khi gửi vào 1,2 triệu NDT chưa khi nào đến ngân hàng hay giao cho cô Đông rút tiền.

    Nhận thấy tình tiết của vụ việc có dấu hiệu bất thường từ phía ngân hàng. Viên cảnh sát đã triệu tập cô Đông để hỏi rõ vụ việc. Sau hơn 1 tiếng hỏi thông tin, người phụ nữ này buộc phải khai nhận.

    Theo đó, gia đình cô Đông có kinh tế khó khăn. Đầu năm 2018, chồng cô bị tai nạn, không thể đi làm. Áp lực tài chính đè nặng lên cô. Trong lúc khó khăn, nghe theo lời rủ của người bạn thân rằng đầu tư vào một công ty đồ uống này sẽ thu lãi 1 gấp 3 lần. Nhận thấy đây là cơ hội đổi đời, cô nhanh chóng hỏi cách thức.

    Dẫu thời điểm đó không có tiền tiết kiệm, song nhận thấy có thể lợi dụng lòng tin, được toàn quyền quyết định số tiền 1,2 triệu NDT của bà Khương, cô đã rút lần lượt số tiền này để đầu tư. Ban đầu, cô dự định chỉ là mượn tạm. Sau khi có lãi, cô sẽ dùng khoản này để trả lại. Tuy nhiên, điều không may đã xảy ra, do đây là một công ty lửa đảo nên toàn bộ tiền cô Đông đầu tư vào đây mất trắng. Đồng nghĩa, cô không thể hoàn trả lại số tiền đã lấy ra từ tài khoản bà Khương.

    Với sự can thiệp của cơ quan cảnh sát, cô Đông phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã biển thủ. Theo Sohu, tính đến tháng 6/2020, ½ số tiền gốc của bà Khương đã được trả lại. Tuy nhiên số tiền này chưa đủ để bà có thể mua được nhà để cho con trai cưới vợ.

    Biết được hoàn cảnh của cô Đông cũng khó khăn nên bà Khương cũng không khởi kiện mà chỉ yêu cầu bồi thường lại số tiền đã lấy.

    CafeF (theo Sohu)

  • Một cô gái là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến khi bị dụ dỗ gửi 1 triệu USD vào ngân hàng nhưng sau 5 năm chỉ còn đúng 1 USD. Công an ngay lập tức vạch trần chiêu lừa đảo mới.

    Cô Tôn gửi 1 triệu USD vào ngân hàng, 5 năm sau số tiền gửi hết hạn, khi đến ngân hàng rút tiền, cô phát hiện trong tài khoản chỉ còn lại đúng 1 USD. Không những vậy, ngân hàng còn khẳng định rằng sổ tiết kiệm của cô Tôn là giả mạo, cô bị đưa đến đồn công an và bị giam giữ 28 ngày.

    Cụ thể, cô Tôn cho biết, cô đã gửi một số tiền lớn khoảng 500.000 USD vào một ngân hàng thương mại ở khu vực nông thôn tại Zaozhuang, Trung Quốc. Cô đã gửi số tiền này online và nhân viên lúc đó làm việc rất hiệu quả và có thái độ rất tốt nên sau đó, cô Tôn đã gửi thêm một khoản tiền lớn lên tới 500.000 USD. Tổng 2 lần gửi online, cô Tôn gửi khoảng 1 triệu USD.

    Cô Tôn tin rằng, sau 5 năm, cô có thể nhận được gần 1,2 triệu USD tiền mặt, bao gồm cả gốc lẫn lãi. Đặc biệt, nhân viên ngân hàng đã dụ dỗ cô Tôn ủy quyền để thực hiện các giấy tờ cho cô và cô không cần phải trực tiếp đến ngân hàng.

    5 năm trôi qua nhanh chóng, công việc kinh doanh của cô Tôn ngày càng phát đạt, ban đầu cô định rút hơn 1 triệu USD trước khi mở cửa hàng mới nhưng khi đến ngân hàng định rút, nhưng thái độ của giao dịch viên rất lạnh lùng, đồng thời còn khẳng định số tiền lớn chỉ có thể rút khi hẹn trước. Cô Tôn hiểu đây là chủ trương của ngân hàng nên không gây rắc rối mà điền vào phiếu hẹn rồi về nhà.

    gui tien online

    Vài ngày sau, cô Tôn lại đến ngân hàng như đã hứa và muốn rút tiền nhưng lời nói của nhân viên giao dịch khiến cô cảm thấy như gặp rắc rối. Nhân viên giao dịch nói trong sổ tiết kiệm không có 1 triệu USD mà chỉ có 1 USD. Cô Tôn nghe xong, rất tức giận, sao 1 triệu USD của cô lại đột nhiên biến mất, cô lập tức yêu cầu ngân hàng giải thích, nếu không cô sẽ không rời đi.

    Thái độ của nhân viên giao dịch rất ngạo mạn, cho rằng đây là chuyện của riêng cô Tôn, không liên quan gì đến ngân hàng, cô Tôn tức giận và cãi nhau với nhân viên ngân hàng ngay tại chỗ. Cuộc cãi vã đã thu hút một lượng lớn người theo dõi, ai cũng đồn đoán, hàng triệu tiền gửi biến mất, chắc chắn có vấn đề đã xảy ra.

    Nhân viên ngân hàng không những không chịu xin lỗi cô Tôn mà còn khẳng định sổ tiết kiệm của cô Tôn là giả. Sau đó, cô đã trình báo công an nhưng ngân hàng tố cáo cô làm giả giấy tờ và công an đã giam giữ cô 28 ngày. Sau khi thẩm định, thực hiện các nghiệp vụ điều tra, công an xác nhận sổ tiết kiệm của cô Tôn quả thực là giả, sổ tiết kiệm không được sử dụng đúng phôi giấy của ngân hàng.

    Nghe vậy, cô Tôn chết lặng tại chỗ, mất tiền đã là xui xẻo rồi, thế mà bây giờ ngay cả sổ tiết kiệm ở ngân hàng cũng là giả.

    Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện, mặc dù sổ tiết kiệm của cô Tôn là giả nhưng 1 triệu USD là thật, sau khi điều tra cũng ngân hàng, công an phát hiện cô Tôn đã gửi 1 triệu USD vào ngân hàng vào 5 năm trước, nhưng sau đó trong vòng 1 năm, cô không hề gửi thêm tiền. Cùng với đó, toàn bộ số tiền của cô Tôn đã được rút.

    Công an nghi ngờ sổ ngân hàng của cô Tôn đã bị tráo đổi, sau nhiều đợt điều tra, công an cuối cùng tin rằng Tian, một cựu nhân viên ngân hàng đã lợi dụng điểm yếu của gửi tiền online và thực hiện hành vi phạm tội của mình. Tian là nhân viên đã xử lý công việc cho cô Tôn vào năm 2014.

    Với sự giúp đỡ của ngân hàng, cảnh sát đã nhanh chóng tìm ra Tian. Để thực hiện thành công kế hoạch, Tian đã mua một chiếc máy in cũ ở ngân hàng, dùng máy in làm giả sổ tiết kiệm, sau đó dùng sổ tiết kiệm giả này thay thế sổ tiết kiệm thật của cô Tôn khi giải quyết công việc. Vì cô Tôn gửi tiền online và đã ủy quyền cho Tian nên nhân viên ngân hàng này đã có thể dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo của mình.

    Dù sự việc đã được đưa ra ánh sáng nhưng cô Tôn vẫn không thể lấy lại được số tiền vì Tian đã tiêu hết 1 triệu USD và không còn khả năng trả nợ. Cô Tôn không còn cách nào khác là đưa ra tòa, mong ngân hàng đứng ra chịu trách nhiệm.

    May mắn thay, luật pháp rất công bằng, thẩm phán cho rằng mặc dù trách nhiệm chính trong vấn đề này thuộc về Tian nhưng ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng vì đã không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền và trả tiền cho cô Tôn. Sau đó, 1 triệu USD tiền gửi và lãi tương ứng được trả lại cho cô Tôn.

    Qua trường hợp của cô Tôn, công an cảnh báo, không để lộ thông tin đăng nhập tài khoản, không nhấn vào đường link lạ, cài đặt chương trình quét virus, thường xuyên kiểm tra tài khoản, gọi ngân hàng khóa tài khoản khẩn cấp, nên chọn các ngân hàng lớn và uy tín để gửi tiết kiệm. Đặc biệt, công an khuyến cáo người dân nên trực tiếp thực hiện các giao dịch, không ủy quyền cho người lạ thực hiện thay mình.

    CafeF (nguồn: CCTV Finance, Baijiahao)

  • barclays dong cua chi nhanh
    2 chi nhánh sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn vào tháng 11 tới. 

    Một trong những ngân hàng lớn nhất Anh quốc vừa thông báo họ sẽ tiếp tục đóng cửa 2 chi nhánh nữa, ở Brent và King's Cross. Barclays cho biết ở cả 2 chi nhánh, họ chỉ có chưa tới 10 khách hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên. 

    Như vậy, chi nhánh Barclays nằm trên đường Kingsbury Road ở Brent sẽ bị đóng cửa vào ngày 10 tháng 11. Chi nhánh nằm trên đường Euston Road sẽ đóng cửa vào ngày 15 tháng 11.

    Người đại diện Barclays cho biết: "Thói quen của khách hàng đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, hầu hết đều chọn sử dụng online banking. Điều này đã được phản ánh tại 2 chi nhánh ở Kingsbury và King's Cross St Pancras. Chúng tôi vẫn có những cách khác để hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu làm việc trực tiếp".

    Những ai thường ghé chi nhánh King's Cross nay có thể chuyển sang chi nhánh ở địa chỉ 154-155 Tottenham Court Road hoặc 15-17 Tottenham Court Road. Cả hai đều chỉ cách chi nhánh King's Cross 1.1 dặm. 

    Người dùng ở Kingsbury có thể đi tới chi nhánh 126 Station Road ở Edgeware, chỉ cách đó 2.5 dặm nếu đi bộ.

    Hầu hết các dịch vụ của Barclays đều có thể thực hiện online hoặc tại bưu điện. Chỉ có dưới 10% giao dịch là diễn ra tại chi nhánh. Sự cần thiết của các chi nhánh đang ngày càng thu hẹp. 

    Đây tiếp tục là 1 tin xấu với những doanh nghiệp nhỏ vẫn còn phụ thuộc vào giao dịch tiền mặt để tiết kiệm chi phí, và những người được trả lương bằng tiền mặt, họ cần đến chi nhánh để gửi tiền. 

    Dưới đây là danh sách các chi nhánh ngân hàng đã đóng cửa ở London trong năm nay, hoặc sẽ đóng cửa trong thời gian tới. 

    1. HSBC

    • Bethnal Green - August 15
    • Hampstead - August 15
    • Morley - August 22
    • North Finchley - August 8
    • Palmers Green - July 4
    • Putney - August 1
    • Twickenham - June 20
    • Waltham Cross - May 30

    2. Barclays

    • Chislehurst - May 4
    • Dagenham - March 3
    • London, Green Street - April 20
    • London, Tower Bridge Road - April 19
    • London, Walworth Road - April 13
    • London (Fleet Street) - May 3
    • London (Knightsbridge) - July 7
    • London (Notting Hill Gate) - June 16
    • Beckenham - June 14
    • Kingsbury Road - November 10
    • Euston Road - November 15

    3. Lloyds 

    • Beckenham - April 20
    • Borehamwood - May 22
    • Chingford - April 25
    • Dagenham - April 26
    • Fulwell - July 20
    • Harrow - June 29
    • Norbury - April 19
    • Twickenham - May 11
    • Weybridge - May 10
    • Knightsbridge, November 7
    • Sidcup, November 13
    • Piccadilly, November 16
    • West Drayton, April 11, 2024

    4. NatWest 

    • Crawley – May 11
    • Croydon - July 4
    • Croydon - July 19
    • Fulwood - August 17
    • Isleworth July 12
    • London (Clapham) – April 26
    • London (Marylebone) – May 23
    • London (W1H) - February 23
    • New Malden - July 13
    • Potters Bar - February 2
    • Stratford - November 30

    Viethome (theo MyLondon)

  • Ông Hồ, ở Trung Quốc nhờ người quen gửi vào ngân hàng số tiền lớn. Tưởng tài sản được đảm bảo an toàn, ai ngờ 5 năm sau ông nhận cái kết đắng ngắt.

    So với các phương pháp đầu tư như cổ phiếu hay các loại tài sản khác như nhà đất, có thể nói rằng việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là một trong những phương thức tiện lợi, đảm bảo sinh lời mà không cần tốn thời gian, công sức suy nghĩ nhiều.

    Trong tâm thức của nhiều người, ngân hàng luôn là tổ chức tài chính tương đối an toàn và phần lớn mọi người vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng khi có tiền. Theo quan điểm của họ, một khoản tiền chỉ cần gửi vào ngân hàng vài tháng, vài năm là có thể nhận thêm lãi suất, vậy thì tại sao lại không gửi? Bên cạnh đó, trong trường hợp khẩn cấp vẫn có thể rút tiền về được.

    Tuy nhiên, một người đàn ông Trung Quốc chắc chắn sẽ không lựa chọn phương thức giữ tiền này nữa. Năm 2010, ông Hồ gửi 19 triệu NDT (khoảng 63 tỷ VNĐ) vào ngân hàng tại Trung Quốc trước khi ra nước ngoài. Mãi đến năm 2015, khi kiểm tra lại, ông mới phát hiện trong tài khoản của mình chỉ còn vỏn vẹn 30 NDT (gần 100.000 VNĐ).

    gui tien ngan hang

    Một vụ việc tương tự cũng xảy ra ở ngân hàng ở Tây An, Trung Quốc. Qua điều tra của cảnh sát, họ phát hiện ra chính nhân viên giao dịch là người đánh cắp số tiền. Thủ đoạn tinh vi được thực hiện trong lúc nhân viên đó đang xử lý giao dịch với khách hàng, anh ta đã trực tiếp lấy đi thẻ ngân hàng và CMND của khách, bằng cách này, hàng chục triệu NDT đã được bí mật chuyển vào tài khoản riêng của anh ta chỉ trong vài phút.

    Bảo mật thông tin cá nhân là chìa khóa để bảo vệ tài sản mỗi người, không riêng gì các khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Công nghệ ngày càng phát triển, các hàng rào bảo mật của các ngân hàng đã được nâng cấp, chặt chẽ hơn, tội phạm công nghệ sẽ tấn công vào những lỗi bất cẩn của khách hàng.

    Với các cuộc tấn công nhắm vào người dùng, ngân hàng cũng không thể kiểm soát hết được vì phụ thuộc vào ý thức bảo mật, trình độ của từng khách hàng. Việc bảo mật thông tin cá nhân đang là vấn đề quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển, tội phạm công nghệ cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hãy đặc biệt lưu ý để tránh trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo tinh vi.

    Khoản tiền “không cánh mà bay”

    Thực tế, trước khi đi công tác nước ngoài, ông đã mở thẻ tín dụng ở một ngân hàng quen thuộc và gửi 63 tỷ đồng vào thẻ. Sau đó, ông giao số thẻ và mật khẩu cho giám đốc ngân hàng - một người quen biết, mong rằng anh ta sẽ giúp ông đầu tư và quản lý tốt khoản tiền.

    Trong thời gian ở nước ngoài, vì công việc bận rộn nên ông hiếm khi liên lạc với người quản lý tài khoản cũng như hỏi về khoản tiền của ông đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. 5 năm sau, trong chuyển công tác trở về Trung Quốc, ông dự định rút về khoản tiền để kinh doanh thì nhận về một thông báo gây sốc.

    Nhân viên ngân hàng nói với ông rằng trong thẻ chỉ còn 100.000 đồng, không có 63 tỷ đồng hay khoản lợi nhuận nào cả. Vợ chồng ông Hồ hoang mang, lập tức gọi cảnh sát.

    Cảnh sát nhanh chóng tiến hành điều tra, dựa trên thông tin từ các bên cung cấp và truy vấn từ tài khoản, hóa ra 63 tỷ đồng đã được người quản lý tài khoản ngân hàng bí mật chuyển đi.

    Khi cảnh sát chất vấn trực tiếp, anh đã khai rằng do khoản đầu tư của bản thân không được thuận lợi nên đã lấy đi số tiền của ông Hồ để vượt qua khủng hoảng. Và anh ta cũng nghĩ ông Hồ là người giàu có, lại đi ra nước ngoài lâu như vậy, chắc sẽ không còn cần đến số tiền này.

    Bài học đắt giá

    Dù người quản lý tài khoản đã bị pháp luật xử phạt, nhưng khoản tiền vẫn chưa được trả lại cho vợ chồng ông Hồ. Về phía phía ngân hàng, họ khẳng định không biết việc người quản lý tài khoản đã làm nên không có nghĩa vụ, trách nhiệm phải bồi thường cho ông.

    Đáp lại những thông báo này, vợ chồng ông Hồ lập tức khởi kiện ngân hàng ra tòa. Ông cho rằng có những sơ hở nhất định trong các biện pháp quản lý của ngân hàng nên mới dẫn đến vụ việc. Còn phía ngân hàng vẫn kiên định với nhận định người gửi tiền đã quá tin tưởng vào người quản lý ngân hàng và chính cá nhân anh ta là người đã khiến số tiền khổng lồ biến mất. Trong hai phiên tòa kháng cáo, ông Hồ đều nhận về phán quyết không có lợi.

    Một vụ việc tương tự cũng xảy ra ở ngân hàng ở Tây An, Trung Quốc. Qua điều tra của cảnh sát, họ phát hiện ra chính nhân viên giao dịch là người đánh cắp số tiền. Thủ đoạn tinh vi được thực hiện trong lúc nhân viên đó đang xử lý giao dịch với khách hàng, anh ta đã trực tiếp lấy đi thẻ ngân hàng và CMND của khách, bằng cách này, hàng chục triệu NDT đã được bí mật chuyển vào tài khoản riêng của anh ta chỉ trong vài phút.

    Bảo mật thông tin cá nhân là chìa khóa để bảo vệ tài sản mỗi người, không riêng gì các khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Công nghệ ngày càng phát triển, các hàng rào bảo mật của các ngân hàng đã được nâng cấp, chặt chẽ hơn, tội phạm công nghệ sẽ tấn công vào những lỗi bất cẩn của khách hàng.

    Với các cuộc tấn công nhắm vào người dùng, ngân hàng cũng không thể kiểm soát hết được vì phụ thuộc vào ý thức bảo mật, trình độ của từng khách hàng. Việc bảo mật thông tin cá nhân đang là vấn đề quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển, tội phạm công nghệ cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hãy đặc biệt lưu ý để tránh trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo tinh vi.

    CafeF (theo Sohu)