• Theo website chính phủ, khoảng 2 triệu người sử dụng hệ thống tàu điện ngầm mỗi ngày. Đồng nghĩa những thang cuốn này phải chịu áp lực rất lớn để vận chuyển hành khách càng nhanh càng tốt. 

    Một số ga tàu nổi tiếng với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, các tấm poster lịch sử, những cột đèn lộng lẫy treo dọc thang cuốn. Chỉ có 1 ga tàu giữ kỷ lục sở hữu thang cuốn dài nhất hệ thống. 

    Ga Angel tọa lạc trên đường Islington Road, sở hữu thang cuốn dài nhất hệ thống Tàu điện ngầm London. Với chiều dài hơn 60m và chiều cao 27m5, Angel là 1 trong 14 ga tàu điện ngầm chỉ có lối đi duy nhất bằng thang cuốn xuống các sân ga. 

    thang cuon angel 2
    Thang cuốn này dài 60 mét.

    Đây là thang cuốn dài thứ 2 ở Vương quốc Anh, chỉ thua thang cuốn ở Terminal 5 tại Sân bay Heathrow. 

    Học viện Kỹ sư Hoàng gia đã xuất bản một báo cáo kỹ thuật về hệ thống tàu điện ngầm London, kết quả cho thấy thang cuốn di chuyển ở vận tốc 0.75m trên giây. Nghĩa là về lý thuyết, thời gian để đi hết chiều dài 60m của thang cuốn là 1 phút 20 giây. 

    Ga Angel mở cửa vào năm 1901 và hoạt động rất nhộn nhịp. Vào năm 2007, một người đàn ông đã tự quay cảnh anh ta trượt hết thang cuốn Angel để xuống sân ga. Người đàn ông Na Uy trượt hết chiều dài 60m và đạt tới vận tốc 30 dặm/giờ. 

    thang cuon angel 2
    Trung bình 2 triệu hành khách sử dụng tàu điện ngầm mỗi ngày.

    Đoạn video đã thu hút rất nhiều lượt xem trên YouTube nhưng giới lãnh đạo London Underground không cảm thấy trò này vui chút nào. Họ lên án hành vi của anh này và tuyên bố: "Đây là một hành động ngu xuẩn, nguy hiểm, vô trách nhiệm có thể dẫn tới chấn thương nặng hoặc cái chết, không chỉ đối với người quay phim mà cả những hành khách khác. London Underground sẽ báo cảnh sát nếu xuất hiện hành vi tương tự".

    Viethome (theo MyLondon)

  • loi di bi mat toa nha quoc hoi
    Chỉ những người có thẻ thông hành của Quốc hội mới vào được lối đi này. Ảnh: Tolga Akmen/Anadolu Agency/Getty Images

    Có bao giờ bạn thắc mắc làm sao các chính trị gia có thể lách vào Quốc hội mà những người biểu tình tụ tập ở Parliament Square không nhìn thấy?

    Hóa ra có một cánh cửa bí mật ở ga tàu điện ngầm Westminster, nơi các nghị sĩ và công chức có thể sử dùng để tránh né đám đông (và tránh mưa). Lối đi này dẫn thẳng tới hành lang quyền lực và chẳng có ai nhìn thấy họ cả.

    Không có bảng chỉ dẫn nào cho thấy sự tồn tại của một lối đi dẫn thẳng tới Cung điện Westminster, cũng không có cảnh sát canh trước cổng giống như lực lượng vũ trang canh cổng trên mặt đất. Nhìn bên ngoài bạn sẽ chẳng thấy gì. 

    Lối đi ngầm này dẫn thẳng tới tòa nhà Portcullis House - đây là văn phòng mới xây của Quốc hội nối trực tiếp tới tòa nhà cũ. Lối đi này đã có từ rất lâu nhưng đến năm 2019, một cổng an ninh mới được lắp đặt. 

    Nguyên nhân là vì lối đi này hay bị những người vô gia cư chiếm đóng. Thậm chí một người đàn ông đã chết ở đó. Vài tháng sau, người ta đã lắp đặt một cái cổng. Các nghị sĩ từng nói rằng lối đi rất "khai" và hàng rào an ninh được dựng lên để cản trở người vô gia cư. 

    loi di bi mat westminster
    Hoa được đặt ở nơi người đàn ông qua đời gần lối đi. Vị trí này hiện tại đã được dựng cổng rào an ninh. JUSTIN TALLIS/AFP via Getty Images

    Gần đây, một hướng dẫn viên du lịch nổi tiếng có nickname Bowl of Chalk đã tăng tải một video trên Instagram, hướng dẫn cách tìm ra lối đi bí mật này. Khi bạn ra khỏi sảnh bán vé ở bên ngoài hàng rào quẹt thẻ, thay vì tiếp tục đi lên các bậc tam cấp dẫn tới Tòa nhà Quốc hội, bạn rẽ trái và đi men theo hành lang. 

    Bấm xem đoạn clip https://www.instagram.com/p/C39oTmRINbr/

    Ở ngả rẽ phải đầu tiên, bạn sẽ nhìn thấy lối đi bí mật. Đó là một cánh cổng trắng cao 1m2, chỉ những người có thể thông hành của Quốc hội mới mở được. Không có bảng hướng dẫn lối đi này sẽ dẫn đến đâu, chỉ có bảng hướng dẫn chỉ ra hướng khác, cụ thể là chỉ ra Lối thoát hiểm Exit 1, lối đi ra Westminster Pier và Embankment.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Nhìn bề ngoài đó chỉ là một trạm dừng khiêm tốn trong hệ thống tàu điện ngầm London, nhưng thực tế nó là chuyến tàu chở hàng với hành trình lên tới 7,500 dặm (12,000km).

    tau barking di trung quoc 1
    Chuyến tàu chở hàng chạy từ ga Barking đến bên kia thế giới. Ảnh: Google Maps

    Hệ thống đường sắt London luôn khiến người ta bất ngờ. Tàu điện ngầm có thể đưa bạn từ Epping đến West Ruislip (Hillingdon). Tàu lửa có thể đưa bạn từ Kings Cross đến Inverness (Scotland), còn tàu Eurostar có thể đưa bạn đến Marseille (Pháp). 

    Nhưng tất cả những chuyến tàu này đều khá lép vế nếu so sánh với chuyến tàu thẳng siêu dài nối liền London và châu Á. Đó là chuyến tàu nối từ Ga Barking đi thành phố Nghĩa Ô (tỉnh Chiết Giang). Nghĩa Ô là một thành phố nằm trọn vẹn trong nội địa, nhưng tỉnh Chiết Giang lại tiếp giáp với Biển Hoa Đông (thuộc Thái Bình Dương). Nhìn vào bản đồ dưới đây có thể thấy rằng chuyến tàu này đã xuyên hết nội địa Trung Quốc và chạy ra gần tới biển. 

    chuyen tau nghia o 2
    Yiwu (tức Nghĩa Ô) thuộc tỉnh Chiết Giang. Nghĩa Ô không giáp biển nhưng rất gần với biển Hoa Đông.

    Chính là như vậy, một ga tàu trông bề ngoài không có gì nổi bật nhưng lại là trung tâm vận chuyển hàng hóa từ thủ đô đến Trung Quốc, một quãng đường dài tới 12,000 cây số. Để so sánh, chiều dài của Vương Quốc Anh tính từ đỉnh Scotland đến bờ biển miền nam England chỉ vào khoảng 1,000 cây số. 

    tau barking di trung quoc 1
    Chuyến tàu duy nhất đi Trung Quốc. Ảnh: Callum Marius

    Đây không phải là chuyến tàu vận chuyển hành khách mà chỉ vận chuyển hàng hóa. Nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi tàu 8 tiếng đi 800 cây số từ London đến Inverness, thì chuyến tàu đi Nghĩa Ô này tiêu tốn thời gian đến 18 ngày. Và dĩ nhiên là bạn không còn nằm trong khu vực sử dụng thẻ Oyster nữa. 

    tau barking di trung quoc 1
    Phía bên kia hành trình - thành phố Nghĩa Ô (Chiết Giang).

    Vài năm nay ga Barking đang được tu sửa lớn. Barking là một ga lâu đời, khai trương vào năm 1854. Nó được cải tạo vào năm 1908 và cải tạo lần nữa vào năm 1959. Vào tháng 6/2023, nhà ga này tiếp tục được mở rộng và nâng cấp.

    Viethome (theo MyLondon)

  • hanh vi bi ghet khi di tau 1

    4 triệu người đi lại bằng tàu điện ngầm mỗi ngày ở London, một số người có thể khá thô lỗ hoặc thiếu ý thức, chẳng hạn như để túi xách lên ghế trên một chuyến tàu đông đúc, ho mà không che miệng. 

    Tờ MyLondon đã nhờ độc giả bình chọn những hành vi mà họ thấy phản cảm nhất khi đi tàu. Có hơn 2,310 người đã tham gia bầu chọn. Đứng ở vị trí quán quân - hành vi khiến nhiều người ghét nhất khi đi tàu chính là: "xem video hoặc nghe nhạc mà không đeo tai nghe". 

    Có 746 người đã bầu chọn cho câu trả lời này, chứng tỏ đây là hành vi khiến người ta chán ghét nhấn, chiếm hơn 30% tổng số lượt bầu chọn.

    hanh vi bi ghet khi di tau 1
    Kết quả bầu chọn Những Thói quen đi Tàu đáng ghét nhất do MyLondon tổ chức.

    Xếp ở vị trí thứ 2 là hành vi: "ho mà không che miệng", với 479 người bình chọn. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 và những làn sóng bệnh hô hấp liên tiếp xảy ra cho thấy thói quen này không những vô ý thức mà còn vô cùng nguy hiểm. 

    Xếp ở vị trí thứ 7 là hành vi: "la hét trong khoang tàu" với chỉ 73 người bình chọn. Đây là hành vi kém duyên, bất lịch sự, xâm phạm không gian yên tĩnh của người khác. 

    Ngoài ra, có 216 người (hơn 10%) tỏ ra không thích việc "người khác ngồi kế bạn khi xung quanh còn nhiều chỗ trống". Điều đó cho thấy đa phần hành khách muốn được yên tĩnh khi đi tàu và không muốn tiếp xúc, bắt chuyện với người lạ.

    Dưới đây là kết quả bầu chọn tạm thời Những thói quen đi Tàu đáng ghét nhất:

    1. Xem video hoặc nghe nhạc mà không đeo tai nghe - 746 bình chọn

    2. Ho mà không che miệng - 479 bình chọn

    3. Đặt túi xách lên ghế trên chuyến tàu đông đúc - 325 bình chọn

    4. Ngồi kế bên người khác khi xung quanh còn nhiều chỗ trống - 216 bình chọn

    5. Đứng bên trái thang cuốn - 170 bình chọn

    6. Ăn trên tàu - 137 bình chọn

    7. La hét trên tàu - 73 bình chọn

    8. Ý kiến khác

    Viethome (theo MyLondon)

  • em la phong canh 1
    Hành khách sốc khi nhìn thấy nhiều người dân kh.ỏa thân qua khung cửa sổ của các căn hộ. Ảnh: Getty Images

    Một hành khách trên đường đi làm về từ South London đã khá sốc khi nhìn thấy người dân kh.ỏa thân bên ô cửa sổ của các căn hộ đối diện đường ray nhộn nhịp. Hành trình của anh từ ga London Victoria ở phía bắc sông Thames qua Battersea xuống Clapham Junction.

    Vì quá bối rối, anh này đã đăng đàn trên Reddit, nói rằng anh nhìn thấy không chỉ 1 mà tận 4 người ngang nhiên "chuổng cời" bên khung cửa sổ rộng mở. Anh thắc mắc liệu những người sống trong chung cư này có biết rằng người trên tàu có thể nhìn thấy họ kh.ỏa thân hay không. 

    Bài đăng của anh chàng như sau: "Trên chuyến tàu từ Victoria đến Clapham Junction vào lúc 10h tối, tôi nhìn thấy 4 người kh.ỏa thân ở tòa chung cư đối diện. 2 người đứng bên cửa sổ chẳng hề kéo rèm, một cặp đôi thì đang ôm ấp. Họ không bận tâm người khác nhìn mình, hay họ nghĩ rằng tàu chạy quá nhanh người trên tàu không nhìn thấy họ?"

    em la phong canh 1
    Hành khách đi từ Victoria đến Clapham. Ảnh: Getty Images

    Câu trả lời có thể là những người ở trong chung cư không hề biết là họ lồ lộ trước mắt người khác. Rất nhiều người London đã chia sẻ khoảnh khắc xấu hổ của mình trong phần bình luận. 

    Một người ngượng ngùng cho biết: "Nhớ lại ngày đầu tiên tôi dọn đến căn hộ mới ở Camberwell. Tôi bước ra khỏi nhà tắm, lau khô mình, không để ý rèm cửa vẫn mở rộng còn căn hộ của tôi thì ở tầng 1. Tôi nghĩ ở góc độ này thì những người ở dưới đất chỉ có thể nhìn thấy đầu và cổ của mình. Rồi một chiếc xe buýt 2 tầng đi ngang qua và dừng ngày cửa sổ của tôi. Tầng trên đầy người, tất cả đều nhìn thấy tôi đang sấy khô 2 "hòn bi" của mình từ khoảng cách 3 mét. Từ đó trở đi tôi luôn luôn che rèm cẩn thận". 

    Một người khác bình luận: "Tôi cũng gặp chuyện tương tự khi dọn sang ở nhà mới. Lúc đó tôi đã lăn đùng ra sàn như vừa trúng đạn. Hàng xóm của tôi cũng gặp chuyện tương tự khi mới dọn vào". 

    Một tài xế xe lửa cho biết những hình ảnh này khá quen thuộc ở London đến nỗi chúng trở thành "phong cảnh". Anh này nói: "Tài xế chúng tôi đã nhìn thấy cảnh tượng này rất nhiều lần, đối với chúng tôi, đó là "phong cảnh đẹp". Dễ thấy nhất là khi đi qua những cây cầu cạn ở London, lúc đó tầm nhìn của hành khách trên tàu sẽ ngang với tầng 3 hoặc tầng 4 của các tòa chung cư".

    Viethome (theo MyLondon)

  • Một người mẹ 2 con đã mất 1 tay và 1 chân sau khi bị 2 đoàn tàu cán qua người tại London. Chỉ đến khi bị cán qua đến lần thứ 2 mới có người đến cứu cô. 

    Sarah de Lagarde, đến từ Camden, lúc đó đang trên đường từ công ty về nhà vào ngày 30/9/2022. Xuất phát từ ga Liverpool Street, khi đến ga High Barnet, cô đã vô tình rơi xuống đường ray ở sân ga của đường Northern Line. Không ai nhìn thấy cô gặp nạn. 

    Sarah de Lagarde 1
    Sarah rơi vào khe hở giữa sân ga và đoàn tàu. Ảnh: Getty Images

    Sarah đã đi đường Northern Line hàng triệu lần. Sau khi tan sở cô từ Liverpool Street đến Moorgate để đón đường Northern Line. Cô định về nhà ở Camden Town để sắp xếp hành lý cho chuyến đi du lịch nước ngoài với gia đình. Nhưng cô đã ngủ quên trên tàu, khi tỉnh giấc cô phát hiện mình đã ở High Barnet - ga cuối cùng của đường Northern Line. 

    Lúc đó đã là 9h53 tối, Sarah bước xuống tàu giữa lúc trời đang mưa. Cô chợt nhận ra mình phải quay lại tàu để trở về nhà ở Camden Town. Cô bước một chân hướng lên tàu nhưng bị hụt chân và lọt xuống khe hở vào lúc 9h54 phút. Trong vòng 3 giây, Sarah đã biến mất dưới khe hở giữa sân ga và đoàn tàu. Cô bị vỡ mặt.

    Cô bất tỉnh, mũi và răng cửa bị gãy, đùi bị thương sâu. Cô nằm bất tỉnh bên dưới thân tàu, chỉ vài phút nữa là tàu sẽ khởi hành. Túi xách của cô vẫn nằm lại trên sân ga, đó là bằng chứng duy nhất cho thấy cô đã ở đó. 

    6 phút sau đó, tàu khởi hành, cán gần như đ.ứt lìa cánh tay phải của cô. Cánh tay lỏng lẻo này đã bay mất 3 ngón tay.

    "Tôi không được chết. Tôi phải về nhà. Các con đang chờ tôi. Làm ơn ai đó giúp tôi. Tôi tên Sarah. Tôi không muốn chết", Sarah gào thét trong vô vọng sau khi tỉnh dậy. Nhưng không có ai nghe thấy. 

    Sau khi mò mẫm được điện thoại, cô vẫn còn đủ tỉnh táo để tránh không bị điện giật (đường ray có điện). Nhưng cô không thể mở khóa điện thoại vì ứng dụng Face ID không nhận ra gương mặt máu me của cô, tay cô quá ướt không thể nhấn mật khẩu. 

    Sau đó cô nghe tiếng rầm rập từ đoàn tàu đằng xa. Vào lúc 10h05 phút tối, đoàn tàu thứ 2 cán qua Sarah nghiền nát chân phải của cô. Tất cả diễn ra trong vòng 11 phút sau khi cô ngã xuống. Nằm phía dưới con tàu, Sarah tự nhủ với chính mình "Tôi không được chết. Tôi phải về nhà. Các con đang chờ tôi". 

    Sarah de Lagarde 1
    Sarah mất 1 tay và 1 chân

    2 phút sau đó, Sarah vẫn nằm dưới thân tàu, một tài xế ở sân ga đối diện nghe thấy tiếng rên rỉ nên đến xem xét. Trong bảng báo cáo về vụ việc, anh này cho biết, ban đầu anh không nhìn thấy Sarah nhưng có nghe thấy tiếng phụ nữ nói "Xin hãy giúp tôi". Chỉ khi nhìn xuống phía dưới đoàn tàu, anh mới phát hiện ra cô. "Lúc đó tôi rất luống cuống, tôi không hiểu làm sao cô ấy lại bị kẹt dưới con tàu mà không ai phát hiện ra", anh nói. 

    Anh liền gọi cho cấp trên vào lúc 10h08 phút, và gọi cho một nhân viên khác vào lúc 10h11 phút. Chuông cảnh báo hoạt động chậm trễ vì lý do kĩ thuật và đường dây điện thoại nối với phòng kiểm soát liên tục bị ngắt quãng. 

    Vào lúc 10h18 phút, Lính cứu hỏa tới, Cảnh sát giao thông đến lúc 10h37 phút, trực thăng cấp cứu có mặt lúc 10h39 phút. Sarah cuối cùng đã được giải thoát khỏi toa tàu 20 tấn vào lúc 10h58 phút - tức hơn 1 tiếng sau khi cô rơi xuống. 

    Báo cáo của TfL sau đó nói rằng không có vi phạm nào về an ninh và an toàn, và vụ tai nạn được cho là kì lạ. Nhưng Sarah phản bác, cô nói rằng: "Tại sao khe hở này lại rộng tới mức đủ cho một người trưởng thành lọt xuống?".

    Sarah đã gửi đơn khiếu nại đến TfL vào tháng 9/2023, cho rằng họ đã thờ ơ với tai nạn của cô. Nếu TfL không nhận trách nhiệm, vụ việc sẽ được chuyển lên Tòa án Tối cao. Sarah yêu cầu TfL phải chi trả cho việc chữa trị của cô. Sarah cũng cho rằng lẽ ra người lái tàu thứ 2 phải nhìn thấy cô, đã có rất nhiều cơ hội để cứu cô trước khi đoàn tàu thứ 2 cán nát chân cô. 

    "Tóc của tôi màu trắng và áo khoác của tôi màu hồng neon, sáng hơn cả hoa. Họ không thể không nhìn thấy tôi", Sarah nói. 

    Người tài xế đầu tiên cũng không phát hiện ra Sarah. Trong tờ tường trình, anh này cho biết mình vừa trở lại buồng lái sau khi đi vệ sinh. Anh có nhìn thấy một chiếc túi xách ở sân ga, anh đã nhặt lên và mang đến phòng tiếp nhận tài sản thất lạc, nhưng anh không nhìn thấy Sarah. 

    Sarah nói cô muốn nhìn thấy sự thay đổi tích cực từ TfL trong việc bảo vệ hành khách, chứ không phải chỉ là những lời bào chữa. 

    Từ năm 2006 - 2018, đã có 2.516 vụ tai nạn liên quan đến việc hành khách rơi xuống khe hở giữa sân ga đoàn tàu. Nghĩa là mỗi tháng có tới 16 vụ. 

    Chồng của Sarah hiện đang gây quỹ để chi trả cho việc điều trị của cô, cũng như chi phí lắp chi giả. Chi phí cho tay chân giả có thể từ £15,000 - £100,000 vì sau một thời gian lại phải thay cái mới cho vừa vặn. 

    "Tôi sẽ phải già đi với 1 chân 1 tay bị cụt. Tôi có thể trở thành gánh nặng của các con. Thay vì kiếm tiền nuôi con, chúng lại phải kiếm tiền nuôi tôi", Sarah nói. Hiện cô đang muốn gặp Thị trưởng Sadiq Khan để bàn về việc bồi thường cho tai nạn khủng khiếp này. 

    Viethome (theo MyLondon)

  • Làm thế nào một tuyến đường sắt cao tốc 'chẳng dẫn đến đâu' lại trở thành biểu tượng cho sự suy yếu của nước Anh.

    duong sat HS2 1
    Tuyến đường sắt cao tốc nối trung tâm Luân Đôn với các thành phố phía bắc Manchester và Leeds đang gặp trở ngại lớn. Ảnh: Getty Images

    "Cuộc cách mạng" bị đình trệ

    “Nếu bạn muốn tham gia cuộc cách mạng tốc độ cao, bạn phải bắt đầu lập kế hoạch ngay bây giờ”. Đó là lời của Thủ tướng Anh David Cameron vào năm 2013 khi ông công bố lộ trình cho mạng lưới đường sắt cao tốc mở rộng đầu tiên của Anh, được gọi là HS2, một tuyến tàu hỏa hiện đại trị giá 37 tỷ bảng Anh chạy qua trung tâm đất nước.

    10 năm sau, “cuộc cách mạng” tốc độ cao của nước Anh đã bị đình trệ.

    Với hàng tỷ bảng Anh đã được chi ra, lời hứa về một tuyến đường sắt cao tốc nối trung tâm London với các thành phố phía bắc, Manchester và Leeds đang đứng trước nguy cơ thất bại khi chính phủ Anh chuẩn bị chương trình cắt giảm dự án lần thứ hai.

    Theo tờ Politico, dự án HS2 đã trở thành một nỗi xấu hổ đối với một quốc gia từng tự hào là người đi tiên phong về đường sắt trên thế giới. Nhiều cuộc tự vấn đang được tiến hành về khả năng của Anh trong việc cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đúng thời gian và ngân sách.

    William Hague, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ và là Ngoại trưởng Anh dưới thời cựu Thủ tướng Cameron, bình luận: “Nó được quản lý cực kỳ tồi tệ. Một nỗi xấu hổ của quốc gia."

    Thông tin về những đợt cắt giảm mới nhất đối với dự án HS2 đã xuất hiện đúng lúc các thành viên Đảng Bảo thủ chuẩn bị tới Manchester để tham dự hội nghị đảng thường niên vào cuối tuần qua. Phố Downing đã trì hoãn một thông báo chính thức cho đến khi hội nghị kết thúc.

    Bất chấp những lời chỉ trích ồn ào, Thủ tướng Rishi Sunak thể hiện mình là một nhà lãnh đạo sẵn sàng đối đầu với những vấn đề mà các chính trị gia khác đã cố gắng phớt lờ.

    Tuy nhiên một tình trạng bất ổn sâu sắc hơn đã rõ ràng, và gây ra lực cản đối với các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

    duong sat HS2 1
    Do chi phí tăng vọt, tuyến đường sắt cao tốc HS2 giờ đây khó có thể đến được Manchester, Leeds hay thậm chí là trung tâm London. Ảnh: Getty Images

    HS2 tốn kém như thế nào?

    Sự chậm trễ và chi phí tăng vọt đã gây khó khăn cho HS2 kể từ khi cựu Thủ tướng Cameron và cánh tay phải của ông, Bộ trưởng Tài chính George Osborne sử dụng "nguồn vốn chính trị" ban đầu của họ để thúc đẩy dự án. Chi phí nhanh chóng tăng từ 37 tỷ bảng lên 50 tỷ bảng – và hiện được cho là gần với mốc 80 đến 100 tỷ bảng.

    Vào năm 2021, Thủ tướng khi đó, Boris Johnson đã hủy bỏ chặng phía đông của tuyến, đưa hành khách đến Leeds và Sheffield, nhằm hoàn thành phần còn lại.

    Đợt cắt giảm mới nhất dự kiến cũng sẽ loại bỏ hoặc trì hoãn tuyến phía tây – từ Birmingham đến Manchester.

    Điều tệ nhất là điểm cuối phía nam của tuyến HS2 chạy vào London giờ đây có thể kết thúc tại Old Oak Common – một kho đường sắt ở ngoại ô phía tây bắc London, cách trung tâm thành phố 10 km – thay vì tiếp tục đến Euston, một trong những ga cuối quan trọng của thủ đô. Hành khách từ Birmingham dự kiến sẽ phải xuống và lên các chuyến tàu địa phương chậm hơn trong hành trình còn lại của họ.

    Kết quả cuối cùng có thể là, một tuyến đường sắt mới “với chi phí hàng chục tỷ USD sẽ đưa bạn từ Birmingham đến trung tâm London kém nhanh hơn mức bạn có thể làm vào lúc này" - theo bình luận của chuyên gia Paul Johnson tại Viện Nghiên cứu Tài chính Anh.

    Một quan chức cấp cao của chính phủ nói với tờ Times: “Việc kết thúc tuyến tại Old Oak Common gần như là định nghĩa về một tuyến đường sắt 'chẳng đi đến đâu'”.

    Vấn đề sâu xa của nước Anh

    Trong khi Thủ tướng Sunak đang đổ lỗi cho các giám đốc điều hành HS2, những người được trả lương, thưởng cao khi dự án sụp đổ, thì câu chuyện lại gợi ý về những vấn đề sâu xa hơn trong cách mọi thứ được xây dựng ở Anh.

    Có một cảm giác thất vọng ngày càng tăng về tình trạng dịch vụ công và cơ sở hạ tầng ở Anh, nhất là khi so sánh với các nước láng giềng.

    Ông Sam Dumitriu thuộc nhóm chiến dịch thúc đẩy tăng trưởng Britain Remade nhận thấy rằng, ngay cả khi ước tính ban đầu về chi phí của HS2 là chính xác thì nó vẫn cao hơn gấp đôi giá mỗi km của tuyến kết nối tốc độ cao giữa Naples và Bari ở miền nam Italy, và đắt gấp 3,7 lần so với tuyến cao tốc nối Tours và Bordeaux ở Pháp.

    duong sat HS2 1
    Vào năm 2021, Thủ tướng Boris Johnson (bên phải) đã hủy bỏ chặng phía đông của tuyến HS2. Ảnh: AFP/Getty Images

    Nhưng ông Dumitriu nói rằng nước Anh đối diện một vấn đề cụ thể – chi phí cao và sự phức tạp gây ra bởi sự thất thường trong hệ thống quy hoạch của nước này, một hệ thống dường như được thiết kế để bảo vệ vùng nông thôn bằng mọi giá. Ông chỉ ra một đề xuất cầu vượt ở cửa sông Thames mà chỉ riêng đơn đăng ký quy hoạch đã tiêu tốn 267 triệu bảng Anh - và dài tới 60.000 trang.

    Quá trình lập kế hoạch cho HS2 đặc biệt khó khăn do sự phản đối của các địa phương dọc theo tuyến đường, vốn đi qua một số vùng nông thôn hiền hòa nhất miền nam nước Anh. Các nghị sĩ đảng Bảo thủ đại diện cho các khu vực bầu cử bị ảnh hưởng bởi tuyến đường đã vận động thành công cho nhiều kilomet đường hầm đắt tiền thay vì đơn giản là chạy lộ thiên.

    Những người khác cho rằng cuối cùng thì chính phủ cũng phải giải quyết một dự án lớn đang bị phá sản.

    Thủ tướng Anh, Sunak hy vọng tránh bị cáo buộc phản bội miền Bắc bằng cách nâng cấp các dịch vụ vận tải địa phương, mặc dù một số người nghi ngờ về mức độ thành công của việc này nếu không có tốc độ và năng lực bổ sung do HS2 cung cấp.

    Giống như các Thủ tướng Đảng Bảo thủ trước đây, ông Sunak đã nói về việc đại tu hệ thống quy hoạch, mặc dù vô số nỗ lực trước đó đã bị mắc kẹt do sự phản đối của các nghị sĩ Bảo thủ lo ngại về tác động đối với các khu vực địa phương mà họ đại diện. Hiện tại, có vẻ như bất kỳ nỗ lực mới nào cũng sẽ phải đợi đến sau cuộc bầu cử tiếp theo.

    Theo Báo Tin Tức

  • san ga waterloo 1
    Có một thời, Waterloo không chỉ chuyên chở người sống. Ảnh: Tony West/Getty Images

    Hệ thống giao thông London là một trong những hệ thống tốt bậc nhất thế giới, đó là một mạng nhện các tuyến đường xe buýt, xe điện, xe lửa, tàu điện ngầm, cả trên mặt đất và dưới lòng đất. Tuy nhiên rất nhiều năm trước đây, hệ thống này vẫn còn rất sơ sài và vô cùng khác biệt. Chẳng hạn ga Waterloo từng vận chuyển cả người chết, chuyện này rất ít người biết.

    san ga waterloo 1
    Sân ga im lìm tại Waterloo. Ảnh: SSPL/Getty Images

    Giữa những năm 1800, London đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số. Số dân của thành phố tăng gấp đôi trong nửa đầu thế kỷ 19, song song với đó là số người người chết cũng gia tăng, các nghĩa trang thành phố rơi vào tình trạng quá tải.

    London bấy giờ có hai nghĩa trang: Brookwood phục vụ cho người không có điều kiện và Magnificent Seven dành cho tầng lớp thượng lưu. Magnificent Seven là nghĩa trang do tư nhân điều hành ở vùng ngoại ô của London. Khuôn viên nghĩa trang được quy hoạch tương tự công viên, có vườn tược rộng rãi và cây cối được cắt tỉa cẩn thận, chi phí chôn cất ở đây vô cùng tốn kém.

    Chứng kiến quá trình công nghiệp hóa dẫn đến bùng nổ cả người sống và kẻ chết ở London, hai doanh nhân Richard Broun và Richard Sprye quyết định tận dụng đường sắt và vùng đất rộng rãi ở ngoại ô London để khắc phục vấn đề quá tải nghĩa trang. Họ tin rằng hình thức nghĩa trang mới này có thể giúp những hộ gia đình không có điều kiện đặt chỗ tại Magnificent Seven.

    Broun và Sprye tuyên bố họ dự định xây dựng một nghĩa trang ở vùng ngoại ô lớn đến mức “có thể chứa hài cốt của toàn bộ người dân London”. Thi hài người chết cùng những người đưa tang sẽ xuất phát từ London đến nghĩa trang bằng một tuyến đường sắt tốc độ cao, với giá cả phải chăng.

    Đảm nhiệm đầu tư cho dự án là hai công ty London Necropolis và National Mausoleum, thành lập vào năm 1852. Tuy nhiên, tranh chấp nội bộ khiến Broun và Sprye phải rời dự án.

    san ga waterloo 1
    Chuyến tàu chở người chết đến Nghĩa trang Brockwood ở Surrey. Ảnh: Surrey Advertiser - Grahame Larter

    Vào năm 1854, Công ty London Necropolis Company đã xây dựng một sân ga riêng ở Waterloo, tàu ở đây vận chuyển người chết từ trong thành phố London đến Nghĩa trang Brookwood mới mở ở Surrey. Vào thời điểm đó, đây là nghĩa trang lớn thứ 2 trên thế giới, được xây dựng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chôn cất ở thủ đô. Bởi vì việc chôn cất tràn lan bừa bãi đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, gieo mầm cho dịch bệnh, khiến càng thêm nhiều người chết. 

    Nghĩa trang mới rộng gần 2 triệu m2, cách London 23 dặm về phía Tây Nam. Để cạnh tranh với Magnificent Seven, Brookwood được quảng cáo là có phong cảnh đẹp và nghiêm trang, với làn đường lát bằng gỗ đỏ của Mỹ. Đặc biệt, điểm khác biệt giữa Brookwood với các khu nghĩa trang lớn ở London là chi phí rẻ. Chuyến tàu từ London đến Brookwood rẻ hơn xe ngựa, đất chôn có giá thấp hơn các khu đô thị. Vì vậy, nơi này được quần chúng lao động ở London rất hoan nghênh.

    san ga waterloo 1
    Văn phòng nơi điều hành chuyến tàu chở người chết. Ảnh: self/Wikimedia Commons

    Một tòa nhà 4 tầng chật hẹp nằm trên đường Westminster Bridge Road, được dùng làm văn phòng điều hành "chuyến tàu tử thần". Ở đây có phòng chờ dành cho thân nhân của người chết, để cùng đưa tiễn người chết đến nghĩa trang chôn cất. Ở đây còn có cả nhà xác dành cho các khánh hàng thân thiết của nhà ga.

    Quá trình tiễn đưa người chết đến Brookwood khá đơn giản. Quan tài chứa thi thể được chuyển đến tại kho chứa chung bên tại ga Waterloo, London. Từ đây, những người tham dự tang lễ lên tàu cùng quan tài. Khách tham dự ngồi tại khoang hành khách trong khi quan tài được đặt vào khoang chuyên dụng. Mỗi sáng, chuyến tàu tang lễ sẽ khởi hành từ Waterloo đến nghĩa trang Brookwood và quay trở lại nhà ga ở London vào buổi chiều.

    Điểm dừng của chuyến tàu ở nghĩa trang Brookwood phụ thuộc vào tôn giáo của người quá cố. Nghĩa trang có hai ga: một ga dành cho các thành viên của Giáo hội Anh và ga còn lại dành cho người có đức tin khác. Nhà ga của nghĩa trang có đủ phòng chờ, khu vực tiếp tân tang lễ, khu sinh hoạt cho nhân viên nghĩa trang và cả phòng trưng bày.

    Phương châm của Công ty London Necropolis, công ty chủ quản nghĩa trang là: "Một cái chết êm đềm, một cuộc sống tốt đẹp".

    Nhà ga nghĩa trang có cả quán rượu, quán trà để khách dừng chân nghỉ ngơi. Thậm chí ở đây có cả quán bar, đây là điểm ghé thăm ưu thích của người dân địa phương.

    Sự suy tàn của "chuyến tàu tử thần"

    Sau một thời gian hoạt động, mối quan hệ đối tác nghĩa trang - đường sắt xảy ra rạn nứt. Theo ước tính ban đầu, Broun và Sprye dự định tiếp nhận 50.000 thi thể mỗi năm, nhưng trong 20 năm đầu hoạt động, nghĩa trang Brookwood chỉ nhận trung bình khoảng 3.200 quan tài.

    Và sau 100 năm hoạt động, nghĩa trang chỉ có 216.390 "cư dân" thường trú. Con số này quá nhỏ so với mục tiêu 5 triệu phần mộ của những người sáng lập.

    Trong suốt nửa sau của thế kỷ 19, quốc hội Anh thông qua một loạt luật về việc tái thiết các nghĩa trang trong thành phố và yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp đất chôn cất cho người dân như một dịch vụ công cộng. Vào những năm 1900, dịch vụ hỏa táng trở nên ngày càng phổ biến.

    Tới lúc này, Brookwood vẫn hoạt động và giữ vị trí nghĩa trang lớn nhất ở Vương quốc Anh. Nhưng tình thế của công ty chủ quản nghĩa trang trở nên khó khăn sau vụ đánh bom ở ga Waterloo vào năm 1941, dẫn đến việc liên doanh Necropolis phải đóng cửa vĩnh viễn. Công ty này phải bán bớt những mảnh đất chưa sử dụng ở Brookwood và dỡ bỏ đường ray xe lửa. Dù vậy, quán rượu của nhà ga nghĩa trang vẫn tồn tại trong nhiều năm sau đó.

    Sau một thời gian gần như bị bỏ hoang vào những năm 1970, nghĩa trang Brookwood đã phục hồi và trở lại hoạt động, dù vậy, “chuyến tàu tử thần” không còn. Ngày nay, một đoạn nhỏ của đường ray xe lửa từng được dùng để trở người chết vẫn được lưu giữ như một di tích lịch sử của nước Anh.

    Viethome (theo MyLondon)

  • ga amersham 1
    Không có ga tàu điện ngầm nào cao hơn mực nước biển như ga Amersham. Ảnh: JThomas 

    Hệ thống tàu điện ngầm London luôn khiến người ta tò mò với đủ thứ chuyện lớn nhỏ diễn ra mỗi ngày, trải rộng khắp thành phố. Ai cũng nghĩ hệ thống này nằm ở dưới lòng đất. Tuy nhiên, bạn có biết có một ga tàu nằm ở vị trí cao, rất cao, thậm chí nó còn cao hơn cả ở Big Ben. 

    Có thể bạn không biết đến sự tồn tại của ga tàu này, vì nó nằm ở vùng quê Buckinghamshire, ở cuối đường Metropolitan. Ga tàu điện ngầm Amersham nằm ở độ cao 147m so với mực nước biển, khiến nó cao hơn cả đỉnh Big Ben.

    ga amersham 1
    Người dân London có thể lên đường Metropolitan để đến ga Amersham trong vòng 50 phút. Ảnh: Hollie Adams/Getty Images

    Khi bước ra khỏi ga Amersham, bạn sẽ khó lòng gọi đây là một ga tàu điện ngầm. Không chỉ vì Amersham là điểm cao nhất trong toàn bộ hệ thống với độ cao 147m so với mực nước biển, mà nó còn là 1 trong 23 trạm dừng trên đường Metroplitan thậm chí không hề nằm dưới lòng đất (Metropolitan có 34 trạm). 

    Khi đặt chân đến thị trấn thương mại xinh xắn, bạn sẽ cảm thấy mình đã hoàn toàn cách biệt khỏi sự ồn ào ở trung tâm London. Buckinghamshire nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên thanh bình. Ở đây có dinh thự Chequers, là nơi nghỉ dưỡng dành cho các đời thủ tướng Anh. 

    Buckinghamshire cũng nổi tiếng là nơi tổ chức Giải đua công thức 1 British Grand Prix. Giải này có đường đua trải dài từ Buckinghamshire đến Northamptonshire.

    ga amersham 1
    Thị trấn Amersham nằm trên đường Metropolitan, nhưng ở bên ngoài đường cao tốc M25. Ảnh: Jim Dyson/Getty Images

    Việc mở rộng hệ thống tàu điện ngầm vào cuối thế kỷ 19 đã biến Amersham thành một thị trấn thuận tiện giao thông. Dù nằm ở tận Zone 9, nhưng bạn chỉ mất 30 phút để vào London. Thị trấn pha trộn giữa Old Amersham và Amersham-on-the-Hill hiện đại hơn, với các cửa hàng độc lập và nhiều hàng quán trẻ trung nằm trên đồi, còn các quán rượu và chợ thì nằm dưới đồi.

    Có hàng chục nhà hàng và tiệm takeaway, và 5 quán rượu truyền thống. Một trong số đó là quán rượu Kings Arms, từng xuất hiện trong phim "Bốn đám cưới, một đám ma".

    ga amersham 1
    Amersham là mái nhà của một trong những con phố trung cổ nổi tiếng nhất England. Ảnh: Jim Dyson/Getty Images

    Ngoài ra, Amersham còn sở hữu một trong những quán rượu nổi tiếng nhất Vương quốc Anh, theo bình chọn của tạp chí Conde Nast Traveller. Quán rượu The Crown làm bằng gỗ sối với tường gạch đỏ từ thời Victoria, nổi tiếng với những món điểm tâm ngon tuyệt trong một không gian ấm cúng. 

    Viethome (theo MyLondon)

  • duong tau nong nhat
    Nhiệt lượng chủ yếu do tàu điện tạo ra, cộng với các thiết bị ở nhà ga và nhiệt lượng từ hành khách. Ảnh: Martin Pope/Getty Images

    Trong những năm gần đây thời tiết ở London ngày càng trở nên khắc nghiệt. Ít ai biết nhiệt độ không khí ở bên dưới lòng đất nóng hơn nhiều so với nhiệt độ trên mặt đất. 

    Năm ngoái, mức nhiệt cao nhất ghi nhận được ở London là 40.2C, hàng loạt trận hỏa hoạn đã xảy ra, nhiều ngôi nhà ở East London đã bị cháy ra tro. Tuy nhiên, nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trên tàu điện ngầm thậm chí còn cao hơn thế.

    Vào mùa hè, nhiệt tích tụ trong các đường hầm. Tùy vào kích thước và độ sâu của đường hầm, khả năng thông gió và số lượng hành khách hoặc số lượng tàu chạy qua, tất cả đều góp phần tạo nên nhiệt lượng trong tàu điện ngầm. Mức nhiệt này thay đổi ở các đường tàu và các nhà ga. 

    Thế nhưng có một tuyến tàu điện ngầm đặc biệt nóng hơn những tuyến khác, với nhiệt độ từng được ghi nhận còn cao hơn cả sa mạc Sahara. Đường Bakerloo được cho là đường tàu điện ngầm nóng nhất trong toàn bộ hệ thống, với nhiệt độ trung bình 27C. Nhưng tuyến tàu này đã từng ghi nhận mức nhiệt lên tới 42C vào năm 2019, theo thông tin do Công ty ảnh nhiệt Flier cung cấp. 

    Tính đến nay, nó vẫn là mức nhiệt cao nhất từng được ghi nhận trong hệ thống tàu điện ngầm. Sa mạc Sahara có mức nhiệt trung bình hàng năm là 38C, mức cao nhất là 40C vào những tháng mùa hè. 

    Được biết những tuyến tàu nóng nhất ở London thường là những tuyến tàu ở sâu dưới lòng đất. Những đường này thường ít được thông gió do thiếu không gian trong các khoang tàu. Nhiệt lượng chủ yếu do con tàu phát ra, một số lượng nhiệt nhỏ do các thiết bị trong nhà ga tích tụ, hành khách cũng góp phần tạo ra nhiệt. 

    Phần lớn lượng nhiệt này (79%) bị các bức tường trong đường hầm thẩm thấu. 10% được loại bỏ nhờ hệ thống thông gió, 11% nhiệt lượng còn lại vẫn quẩn quanh trong đường hầm. 

    Những đường tàu điện ngầm ngột ngạt khác bao gồm đường Central Line với nhiệt độ trung bình 26.1C. Tuy nhiên vào năm 2018, nhiệt độ trong đường Central Line từng đạt đỉnh 35.5C. Đường tàu nóng xếp thứ 3 là Northern Line với nhiệt độ trung bình 25.2C.

    Viethome (theo MyLondon)

  • may dap the oyster mau hong
    Máy quẹt thẻ Oyster màu hồng có mặt ở một số nhà ga và sân ga. 

    Thẻ oyster và hình thức thanh toán không tiếp xúc (contactless) là một phần của cuộc sống khi di chuyển trong hệ thống tàu điện ngầm London. Chúng ta nhìn thấy máy quẹt thẻ màu vàng tại mọi sân ga và trên mọi phương tiện giao thông công cộng trong thành phố.

    Máy quẹt thẻ màu vàng thì ai cũng biết. Bạn quẹt thẻ khi bắt đầu chuyến hành trình và quẹt khi ra khỏi sân ga. Nhưng máy quẹt thẻ màu hồng thì hiếm hơn, tên chính thức của nó là "route validator - trình xác nhận tuyến đường". Chiếc máy này chính là chìa khóa then chốt để giúp bạn có một chuyến hành trình rẻ hơn. Nhưng nếu dùng sai, chuyến đi của bạn sẽ đắt đỏ hơn. 

    Máy quẹt thẻ màu hồng được lắp đặt ở một vài nhà ga và bạn nên quẹt thẻ khi đang ở giữa hành trình. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền vì giá vé luôn đắt hơn khi đi qua Zone 1 (Central London). Nếu bạn di chuyển trong London nhưng muốn tránh vào Zone 1 thì bạn nên quẹt thẻ ở chiếc máy hồng này, bạn sẽ được giảm giá vé.

    Nếu bạn không quẹt thẻ ở máy hồng, TfL sẽ cho rằng bạn đã đi vào Zone 1 và tính tiền vé cao hơn. Nên nhớ là, bạn không được quẹt thẻ ở máy hồng vào cuối hành trình vì như thế bạn sẽ bị tính tiền vé cao hơn. 

    Máy quẹt thẻ màu hồng có ở đâu?

    Máy quẹt thẻ màu hồng nằm giữa một số sân ga nơi bạn đổi chuyến tàu tại:

    • Blackhorse Road
    • Canada Water
    • Clapham Junction
    • Gospel Oak
    • Gunnersbury
    • Hackney Central/Hackney Downs
    • Highbury & Islington
    • Kensington (Olympia)
    • Rayners Lane
    • Richmond
    • Stratford
    • Surrey Quays
    • West Brompton
    • Whitechapel
    • Willesden Junction
    • Wimbledon

    Nếu bạn muốn biết chắc mình có nên quẹt thẻ ở máy hồng hay không, bạn có thể dùng công cụ tìm giá vé một chiều của TfL để kiểm tra xem có lộ trình nào rẻ hơn không. 

    Viethome (theo MyLondon)

  • Mùa hè này, những người yêu thích tàu hỏa sẽ có cơ hội trải nghiệm đoàn tàu hơi nước xa xưa.

    doan tau hoi nuoc 1
    Đoàn tàu hơi nước xinh đẹp sẽ khởi hành từ ga Victoria mùa hè này. Ảnh: Tripadvisor

    Tàu điện ngầm London đã hoạt động lần đầu tiên vào năm 1863, nhưng trước đó hàng chục năm tàu lửa hơi nước với nội thất sang trọng và vẻ đẹp cổ kích cũng đã vận hành trên những đường ray này. Khi các đường hầm bị bao phủ bởi quá nhiều khói và hệ thống thông hơi hoạt động yếu kém, người ta phải tìm biện pháp thay thế. Đó là lý do tàu điện ra đời và hàng triệu người đã chuyển từ tàu lửa hơi nước sang tàu điện ngầm.

    Tàu lửa hơi nước trở thành đồ cổ, những người hoài cổ muốn trải nghiệm cảm giác trở về quá khứ sẽ có cơ hội tìm lại cảm giác ấy vào mùa hè này. Hệ thống xe lửa hơi nước của London sẽ đón những lượt khách đầu tiên từ ga Victoria, từ ngày 22/6 đến 29/8.

    doan tau hoi nuoc 1
    Hành khách có thể thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp của những ngọn đồi ở Surrey. Ảnh: Tripadvisor

    Ngoài việc mua vé thông thường để lên tàu, bạn có thể mua những gói vé sang trọng, nơi bạn được thưởng thức bữa tối phong cách Pullman với champagne, hay nhấm nháp 1 ly rượu vang sủi bọt và lựa chọn tùy ý các món ăn nếu bạng đi hạng first class.

    Đoàn tàu sẽ đưa bạn đi ngắm hoàng hôn trên những ngọn đồi ở Surrey, nơi nổi tiếng với cảnh đẹp thanh bình hiếm thấy. Ở trên tàu, hành khách có thể thưởng thức bữa ăn 3 món thịnh soạn. Bạn cũng có thể mang theo đồ picnic để vừa ngắm cảnh vừa tắm ánh mặt trời bàng bạc.

    doan tau hoi nuoc 1
    Bữa ăn thịnh soạn trên tàu. Ảnh: Tripadvisor

    Giá vé phổ thông là £69/người, bao gồm trẻ em. Nếu chọn gói ăn tối phong cách Pullman, giá sẽ tăng gấp đôi, tương đương £155/người. Giá vé hạng first class là £119/người.

    Tàu sẽ khởi hành từ ga London Victoria xuôi xuống miền nam, qua những vùng ngoại ô London, đi qua Guildford, leo dốc lên những ngọn đồi ở Surrey Hills, trước khi hạ xuống thung lũng Vale of Holmesdale, tại chân đồi North Downs. Tàu tiếp tục đi qua các trung tâm thị trấn Dorking và Reigate trước khi quay trở lại London.

    doan tau hoi nuoc 1
    Đoàn tàu có nội thất sang trọng và hoài cổ. Ảnh: Tripadvisor

    Chuyến tàu lửa là trải nghiệm hoàn hảo cho những ai muốn hoài niệm về một thời xa xưa. Bạn có thể đặt vé tại đây.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Nhà ga Terminal 1 do Nữ hoàng Anh khánh thành vào năm 1969, nhưng nó đã bị đóng cửa vào năm 2015, tức sau 50 năm vận hành. 

    terminal 1 heathrow 1
    Terminal 1 từng là trạm sân bay lớn nhất ở Tây Âu. Ảnh: Andy Commins

    Phi trường Heathrow là trung tâm vận chuyển lớn nhất Vương quốc Anh với vai trò vô cùng quan trọng. Với 61.6 triệu lượt hành khách sử dụng dịch vụ vào năm 2022, sân bay nằm ở West London này là một con quái vật giao thông quốc tế. Tuy nhiên, trước khi đại dịch xảy ra, sân bay này từng đón tới 80.9 triệu lượt khách vào năm 2019.

    Nếu đã từng đến Heathrow, đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại không có Terminal 1, chỉ có từ Terminal 2 đến Terminal 5? Thực tế, Terminal 1 vẫn nằm đó, chỉ là người ta không sử dụng nó. 

    Terminal 1 được Nữ hoàng Anh khánh thành vào năm 1969, tự hào là sân ga lớn nhất Tây Âu vào thời điểm đó. Nó được xem là biểu tượng tối thượng của sự toàn cầu hóa sau chiến tranh. Tuy nhiên, nó chỉ hoạt động trong 46 năm trước khi đóng cửa vào năm 2015.

    terminal 1 heathrow 1
    Hành khách ký gửi hành lý tại quầy làm thủ tục ở trạm Terminal 1 vào năm 1970. Ảnh: Evening Standard/Hulton Archive/Getty Images

    Vào những năm 1990, một bến tàu mới được xây dựng trong trạm Terminal 1, để đáp ứng nhu cầu đáp đỗ của những chiếc máy bay hiện đại kích thước lớn. Những máy bay này bắt đầu được sản xuất vào năm 2005. 

    Thêm nhiều hạng mục mở rộng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu di chuyển quốc tế. Một phòng chờ lớn được xây dựng, thêm không gian mua sắm và nhà hàng, các hàng ghế chờ. 

    Nhưng chỉ 10 năm sau đó, Terminal 1 đã phải đóng cửa. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì ngày càng nhiều các chuyến bay xuất phát từ các terminal khác, đặc biệt là sự ra đời của Terminal 5. 

    Terminal 5 được trang bị tối tân để đáp ứng nhu cầu của các máy bay hiện đại và số lượng hành khách khổng lồ. Bên cạnh đó, nhờ sự đóng cửa của Terminal 1 mà Terminal 2 có điều kiện mở rộng. Điều này hợp lý hơn so với việc tiếp tục duy trì Terminal 1 cũ kĩ, lỗi thời. 

    terminal 1 heathrow 1
    Heathrow Terminal 1 trống vắng, ảm đạm ngày nay. Ảnh:  Andy Commins

    Vào ngày 29/6/2015, chuyến bay cuối cùng cất cánh từ Terminal 1 đi Frankfurt (Đức) vào lúc 9h30 tối. Những năm sau đó, Terminal 1 dần dần được tháo dỡ. Hành trình tháo dỡ này kéo tài từ 5-10 năm. Tòa nhà Viscount House đã bị đập bỏ, các cầu thang và băng chuyền, sảnh hành lý... cũng dần được tháo dỡ. Tòa nhà văn phòng Queen's Building cũng được thu dọn để tái cấu trúc. 

    Viethome (theo MyLondon)

  • Ga trung chuyển này là một phần sống còn trong hệ thống tàu điện ngầm London, nhưng nó có một quá khứ rùng rợn mà ít ai biết. 

    ga tau aldgate 1
    Ga tàu điện ngầm Aldgate là một phần thiết yếu của mạng lưới giao thông London. Ảnh: Rahman Hassani/SOPA Images/LightRocket via Getty Images

    Ga tàu điện ngầm Aldgate là một trong những ga tàu nổi tiếng nhất hệ thống, hàng ngàn người đi qua đây mỗi ngày. Nhưng ga trung chuyển này ẩn giấu một bí mật rùng rợn mà hầu hết hành khách đều không hay biết. 

    Ga tàu khánh thành vào ngày 18/11/1876, là một phần nằm về hướng đông của đường District Line (trước đây là Metropolitan District Railway). Nhà ga được thiết kế bởi kiến trúc sư William Clark với mặt tiền là một tháp pháo và mái vòm lớn. 

    Nhưng phía bên dưới nhà ga là hơn 1.000 thi thể. Bởi vì nhà ga này được xây dựng phía trên một nghĩa địa chôn xác các bệnh nhân của trận Đại dịch hạch London (Great Plague of London) vào năm 1665. 

    Các chuyên gia từ Cục Lưu trữ Quốc gia cho biết 68.596 ca tử vong đã được ghi nhận, nhưng con số chính xác có thể lên đến hơn 100.000 người. 

    ga tau aldgate 1
    Ga Aldgate có quá khứ khá đáng sợ.

    Dân số thủ đô vào thời điểm đó chỉ khoảng 460.000 người. Nghĩa là gần 22% dân số đã thiệt mạng. Những năm gần đây, nhà ga đã trải qua nhiều đợt cải tạo và sửa chữa 

    Vào những năm 1920, mặt tiền của nhà ga được lược giản hóa và mái vòm nguyên thủy đã được thay thế. Vào thời Chiến tranh Thế giới thứ II, nhà ga bị hư hỏng nặng do những trận ném bom, việc sửa chữa phải chờ khi chiến tranh kết thúc mới được tiến hành. Nhà ga tái mở cửa vào năm 1946 với thiết kế thực dụng hơn. 

    Vào năm 1962, Aldgate trở thành ga trung chuyển của nhánh đường Metropolitan đi Hammersmith. Tuyến đường này cho phép hành khách di chuyển giữa đường Circle và Metropolitan mà không phải đi vào central London. 

    Vào năm 2007, nhà ga được lắp đặt thang máy mới và nhiều tiện ích khác, giúp hành khách khuyết tật hoặc mang vác cồng kềnh dễ di chuyển đến các sân ga hơn. 

    Aldgate cũng nổi tiếng là một địa điểm lịch sử và văn hóa. Nó nằm gần địa điểm trước đây là cổng Aldgate, một trong 7 cổng chính của Tường thành London, đã bị phá hủy vào năm 1761. 

    Khu vực xung quanh nhà ga đã được đô thị hóa, chuyển đổi từ một quận thương mại và công nghiệp thành khu vực kinh doanh và dân cư sôi động. 

    Ngày nay, hành khách hoàn toàn không biết về lịch sử rùng rợn của ga tàu Aldgate. Họ chỉ biết rằng đây là ga trung chuyển quan trọng kết nối central London và khu vực ngoại ô phía đông thành phố. Nhà ga nằm gần trung tâm và gần các địa điểm du lịch, biến nó trở thành cái tên quen thuộc của cả hành khách và du khách.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Nếu muốn thay đổi môi trường làm việc trong năm mới, vậy hãy nhanh tay chuẩn bị một CV và cover letter thật súc tích bởi vì London Underground đang tuyển dụng cả nhân viên chăm sóc khách hàng full time và part time. 

    Nhu cầu tìm việc làm trong hệ thống tàu điện ngầm là rất lớn, bởi vì một khi trở thành nhân viên, bạn sẽ được đi lại miễn phí. Thế nhưng, cơ hội tìm việc lại rất khan hiếm vì mỗi năm, TfL chỉ có 1-2 đợt tuyển dụng. 

    nhan vien tfl

    Vì thế đợt tuyển dụng lần này cũng như những lần trước, sẽ có rất nhiều người nộp đơn và bạn phải đối diện với nhiều đối thủ nặng ký. Hạn chót nộp hồ sơ là ngày 15-1-2023 nhưng vị trí tuyển dụng này có thể kết thúc sớm hơn. 

    Hiện tại có 2 vị trí đang tuyển dụng: 

    - Full-time Customer Service Assistants (£30,381/năm, 35 tiếng/tuần). Với công việc này, bạn chủ yếu giúp hành khách ở ga tàu. 

    - Part-time Night Tube Customer Service Assistants (£16,692/năm, 15 tiếng/tuần). Bạn sẽ làm việc trên các đường Central, Jubilee, Northern, Piccadilly và Victoria vào cuối tuần, công việc là đảm bảo nhà ga luôn trật tự. Thứ Sáu và thứ Bảy sẽ làm việc thâu đêm. 

    Nếu trúng tuyển, bạn sẽ được đi lại miễn phí trong hệ thống tàu điện ngầm TfL, được hoàn tiền 75% nếu đi bằng xe lửa trong hệ thống National Rail. Mỗi năm được nghỉ phép 37 ngày và được mua vé Eurostar giá rẻ. Bạn chỉ được nộp đơn cho 1 trong 2 vị trí.

    Quá trình ứng tuyển gồm 3 giai đoạn, bao gồm nộp đơn online, làm bài kiểm tra online và sau đó sẽ đến trung tâm thực hành trực tiếp. Ở giai đoạn 3, bạn sẽ được yêu cầu làm thử việc với tư cách cá nhân và trong một đội. 

    Bạn phải trên 18 tuổi và được phép làm việc tại UK. TfL cũng yêu cầu ứng viên có khả năng tăng ca. Nhân viên full-time có thể phải bắt đầu vào ca làm lúc 4h30 sáng và về trễ lúc 1h30 sáng.

    Công việc không hề đơn giản, nhưng bạn sẽ được thưởng xứng đáng. MyLondon đã nói chuyện với một nhân viên chăm sóc khách hàng ở Notting Hill Gate để tìm hiểu về vị trí này. Người này cho biết công việc nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra là rất nhiều.

    Thông thường London Underground không trực tiếp tuyển người ngoài vào vị trí lái tàu, do đó nếu bạn muốn làm lái tàu thì trước tiên, bạn nên nộp đơn vào các vị trí khác. Một khi đã trở thành nhân viên của TfL, sau này bạn sẽ có cơ hội nộp đơn vào những vị trí đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn.

    Bạn có thể nộp đơn cho vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng TfL tại đây https://tfl.taleo.net/careersection/external/jobsearch.ftl?lang=en

    Viethome (theo MyLondon)

  • truy tim ga dan ong 1
    Người ta lo sợ những vụ việc tương tự sẽ xảy ra. (Ảnh: Getty Images/PA)

    Cảnh sát đã công bố hình ảnh một gã đàn ông đã gây ra 2 vụ đẩy người trong vòng 10 phút ở London. Tên này đã cố tình đẩy một nạn nhân xuống đường tàu tại ga Baker Street vào lúc 11h50 trưa ngày 27/10.

    Qua 12h trưa, hắn lại tiếp tục đẩy một người đàn ông khác xuống đường ray ở ga Finchley Road. Cả hai nạn nhân đều không bị thương nghiêm trọng. Cả hai đều không biết nhau, cũng không quen biến kẻ tấn công. 

    Hiện Cảnh sát Giao thông Anh đã công bố hình ảnh gã đàn ông chụp từ CCTV. Bất cứ ai nhận ra hắn nên trình báo gấp cho cảnh sát. 

    truy tim ga dan ong 1
    Cảnh sát đang truy tìm gã đàn ông trong ảnh. (Ảnh: PA)

    truy tim ga dan ong 1
    Vụ thứ 2 xảy ra tại ga tàu Finchley Road (Ảnh: Getty Images)

    Thanh tra viên Paul Watts nói: "Chúng tôi đang muốn bắt người đàn ông này càng sớm càng tốt và chúng tôi cần sự giúp đỡ của công chúng để xác định vị trí của hắn. Nếu bạn nhìn thấy ai có ngoại hình tương tự, hãy ngay lập tức gọi số 999, trích dẫn mã số vụ việc "517 of 27/10/22". Không được tiếp cận hắn". 

    Bài liên quan: Đánh bạc thua cháy túi, gã đàn ông lang thang ra ga tàu đẩy người lạ xuống đường ray

    Điều tra ban đầu cho biết nghi phạm là một công nhân vận tải 33 tuổi họ Yau và không hề quen biết nạn nhân.

    Một người đàn ông đã bị bắt vì bị cáo buộc đẩy một phụ nữ lên đường ray xe lửa ở Tuen Mun (Hong Kong) vào chiều Chủ nhật. Theo đó, chồng của nạn nhân đã báo cáo vụ việc với cảnh sát và cho biết vợ anh ta đang đợi tàu tại sân ga ở ga Tai Hing North thì bị xô từ phía sau.

    xo nguoi xuong ga tau
    Hình ảnh cắt ra từ clip

    Đoạn phim CCTV cho thấy người phụ nữ đang đi về phía cuối sân ga thì bị một người đàn ông mặc quần áo sẫm màu đẩy xuống đường ray. May mắn rằng không có chuyến tàu nào chạy qua vào thời điểm đó, nhưng người phụ nữ đã bị thương ở cổ, cánh tay và được đưa đến bệnh viện Tuen Mun để điều trị.

    Điều tra ban đầu cho biết nghi phạm là một công nhân vận tải 33 tuổi họ Yau và không hề quen biết nạn nhân. Nghi phạm được phát hiện trong đoạn phim giám sát MTR khi lên tàu tại ga Ping Shan vào khoảng 7 giờ tối theo hướng Bến phà Tuen Mun. Cảnh sát đến hiện trường và tạm giữ anh ta tại ga Ching Chung.

    Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, người đàn ông này đã thua bạc trong cuộc đua ngựa vào đầu ngày và trút giận vì một người lạ. Những người hàng xóm cho biết anh ta sống một mình trong căn hộ của mình ở Tai Hing Estate và là một người nghiện cờ bạc khét tiếng.

    Viethome (theo Metro)

  • Kể từ khi tuyến Elizabeth khai trương cách đây vài tuần, đã có nhiều đồn đoán trên mạng xã hội về các chuyến tàu vắng lặng hoặc ít khách trên khu vực giữa Paddington và Abbey Wood.

    30elizaHiện tượng này sẽ giảm bớt khi các chuyến tàu bắt đầu chạy xuyên suốt vì nhiều ga có lối ra ở các điểm khác nhau

    Hiện tại, có rất ít dữ liệu chứng minh hoặc bác bỏ giả định này. Tuy nhiên, có một hiện tượng sẽ cung cấp một số manh mối. 10 ga khu trung tâm đường Elizabeth Line rất lớn, mỗi ga có kích thước tương đương với một nhà thờ. Trong khi đó, ga Liverpool Street cũng rất rộng, nó nối các sân ga trên đường Northern Line dọc theo Moorgate. 

    Không gian rộng được xây dựng để chuẩn bị cho nhu cầu sử dụng tàu trong tương lai - TfL dự đoán vào năm 2031 sẽ có 242.7 triệu hành trình mỗi năm trên tuyến Elizabeth.

    Do đó các sân ga được xây dựng để chứa thêm hai toa tàu so với hiện tại, để chuẩn bị cho trường hợp nhu cầu tăng và các đoàn tàu cần được bổ sung. Các sân ga rất dài và có thể mất thêm ba phút để tìm ra lối ra.

    Hầu hết các lối ra vào đều nằm ở hai đầu của sân ga, do đó nhiều hành khách thường tập trung ở đầu trước hoặc đầu sau của con tàu để tiết kiệm thời gian ra vào - khiến các toa ở giữa trở nên trống hơn.

    Dưới đây là hướng dẫn đến một số địa điểm phổ biến:

    Ga

    Ngồi ở phía trước hướng về Paddington (ngồi sau hướng đi Abbey Wood)

    Ngồi ở giữa để tới

    Ngồi ở phía trước hướng về Abbey Wood (ngồi phía sau hướng về Paddington)

    Paddington

    Lối ra, Circle, District và Hammersmith & City, National Rail (GWR, Heathrow Express), Elizabeth Line đi Reading, Heathrow

    Bakerloo

     

    Bond Street

    (ga chưa đi vào hoạt động) lối ra đi tới Selfridge's, Central và Jubilee

     

    Oxford Circus, quảng trường Hanover

    Tottenham Court Road

    Lối ra dẫn tới Dean Street, Soho và Oxford Street

     

    Lối ra dẫn tới Tottenham Court Road, Central và Northern

    Farringdon

    Lối ra tới Farringdon, Circle, Hammersmith & City, Metropolitan và National Rail (tàu Thameslink)

     

    Lối ra dẫn tới Barbican

    Liverpool Street

    Lối ra tới Moorgate, Northern and National Rail (Great Northern)

     

    Lối ra dẫn tới Liverpool Street, Central, Circle, Hammersmith & City, Metropolitan, Overground, National Rail (Greater Anglia, c2c), Elizabeth Line hướng tới to Shenfield qua Stratford

    Whitechapel

    Lối ra dẫn tới District, Hammersmith & City, Overground

       

    Canary Wharf

    Lối ra dẫn tới Crossrail Place, DLR (West India Quay là gần nhất)

     

    Lối ra dẫn tới Canary Wharf, Jubilee

    Custom House

    Lối ra, DLR

       

    Woolwich

    Lối ra, DLR, tàu hỏa National Rail (Southeastern và Thameslink)

       

    Abbey Wood

     

    National Rail (Southeastern và Thameslink)

    Lối ra

     

    Dễ thấy khách hàng thường ngồi giữa tàu sẽ ở xa lối ra hoặc nút giao cắt giữa các ga nhất.Tuy nhiên, giảm số hành khách tập trung ở đầu và cuối tàu sẽ tốt hơn cho trải nghiệm nói chung của mọi hành khách, giúp làm tình trạng chật chội và bảo vệ nội thất của toa trước và toa sau. 

    Một giải pháp là cho hành khách thấy phần giữa ít khách để khích lệ mọi người tới ngồi. Lần đầu được áp dụng bởi Thameslink, nhiều đoàn tàu của National Rail ở London có thể hiển thị số lượng khách ở các toa trên màn hình thông tin hành khách.

    Trên tàu Thameslink, các toa còn “rất nhiều chỗ ngồi” được hiển thị bằng màu xanh lá cây nhạt, nhiều chỗ ngồi màu xanh lá cây, toa ''chỉ còn chỗ đứng'' thì màu vàng và toa đầy khách màu da cam.

    Số lượng hành khách ở tuyến Elizabeth Line sẽ được thống kê rõ hơn ràng khi TfL công bố số liệu hành khách, cùng với mức giảm dự kiến ​​trên các tuyến Central và Jubilee.

    Viethome (Theo My London)

  • Chúng ta đều biết đi vòng quanh thủ đô bằng Tàu điện ngầm London là cách di chuyển tuyệt vời nhất.

    Đi lại bằng tàu điện ngầm thường được ca ngợi là cách thuận tiện và nhanh chóng nhất, và hầu hết người dân London đều biết về các tuyến tàu điện ngầm yêu thích nhất hay những tuyến họ muốn tránh.

    Hiện sở giao thông vận tải London (TfL) đã phát hành bản đồ Tàu điện ngầm mới cho khách bộ hành - phiên bản cải tiến cho hành khách biết thời gian đi bộ từ ga này đến ga tiếp theo.

    Cùng với bản đồ, TfL cho biết: "Đi bộ có thể là một cách nhanh chóng và dễ dàng để đi lại, đặc biệt là vào những thời điểm bận rộn nhất, đó là từ 5:45 sáng - 8:15 sáng và 4 giờ chiều - 5:30 chiều, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Bản đồ này cho biết khoảng thời gian đi bộ giữa các ga trên cùng một tuyến".

    16tftẢnh minh họa

    Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một số nhà ga trong zone 1 trên bản đồ cách nhau chưa đến 10 phút đi bộ, do đó hành khách chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là có thể tiết kiệm được vài phút quý giá và không phải chịu đựng những toa xe chật ních ngột ngạt.

    Tất nhiên, một số nhà ga xa trung tâm London hơn sẽ mất thời gian đi bộ hơn. Ví dụ: hành trình từ một điểm dừng ở Highbury & Islington đến King's Cross sẽ mất 35 phút đi bộ. Đi bộ từ Surrey Quays đến Queens Road Peckham cũng sẽ tốn 38 phút.

    Để truy cập bản đồ đầy đủ, bấm vào đây.

    Bài liên quan: Vì sao tàu điện ngầm London không đi đường thẳng mà chạy đường vòng?

    Tại sao các tuyến đường ray tàu điện ngầm ở London (Anh) được thiết kế với "đường cong mềm mại" thay vì đi thẳng nhằm tiết kiệm thời gian? Trên thực tế, có một bí mật "kinh dị" không ai ngờ tới.

    Ước tính, hàng triệu người đã sử dụng tàu điện ngầm ở London (Anh) với 270 nhà ga khắp thành phố này. Đây cũng là phương tiện đi lại thuận tiện, an toàn nhất để đi vòng quanh thủ đô của "xứ sở sương mù". Nhưng có lẽ, nhiều hành khách khi bước chân lên tàu điện ngầm không hề biết câu chuyện phía sau.

    bi mat duoi tau dien ngam london 1
    Một hố chôn tập thể các nạn nhân bị chết vì dịch hạch năm 1665 được tìm thấy bên dưới London (Ảnh: My London).

    Năm 1665, nạn dịch hạch tràn đến London và được tài liệu ghi lại là một trong những trận dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử, cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người - tương đương với 1/5 dân số thành phố thời điểm đó. Lượng người tử vong quá cao khiến những "hố chôn người mắc dịch hạch" trở thành ngôi mộ chung của nhiều thi thể.

    Vào năm 1863, tức là gần 200 năm trôi qua, London chính thức mở tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới. Nhìn vào hình ảnh bản đồ, có thể nhận thấy nhiều tuyến đường được thiết kế "cong mềm mại" thay vì đi thẳng để tiết kiệm thời gian. Dựa trên tài liệu ghi chép, các nhà khảo cổ đưa ra lời giải thích khả thi nhất. Đó là, khi thiết kế đường, các kỹ sư phải tránh những "hố chôn thi thể bị dịch hạch" để không ảnh hưởng tới người đã khuất.

    Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra, đường cong của tuyến tàu điện ngầm không chỉ tránh những hố chôn tập thể, mà còn liên quan tới vấn đề chi phí. Vào thời điểm đó, chỉ cần đào sâu 6m dưới lòng đất, các công ty đường sắt phải mua lại số bất động sản trên khu vực bị ảnh hưởng.

    bi mat duoi tau dien ngam london 1
    Nhà ga Aldgate ngày nay (Ảnh: My London).

    Trước tình hình đó, các công ty buộc phải thiết kế sao cho đường ray đi qua ít khu nhà cửa nhất có thể để giảm chi phí. Chính bởi điều này, có những nhà ga buộc phải xây dựng trên "hố dịch hạch". Tiêu biểu như bên dưới nhà ga Aldgate là hố chôn tập thể của hơn 1.000 người tử vong vì dịch bệnh.

    Năm 2013, một "hố chôn dịch hạch" được cho là lớn nhất tìm thấy tại London, phát hiện ở quảng trường Charterhouse. Tại đây, nhóm khảo cổ tìm thấy hàng chục bộ hài cốt, nhưng người ta vẫn tin rằng có tới 50.000 thi thể được chôn cất tại khu vực này. Sau đó, các chuyên gia đến từ bảo tàng London đã tới khai quật và nghiên cứu những gì còn lại.

    Cùng với sự phát triển của thành phố, nhiều dự án tàu điện ngầm và cao tốc đã đi qua cả trăm nghĩa trang tập thể ở London. Tất cả không hoàn toàn là "hố dịch hạch" nữa mà có thể đến từ thảm họa dịch bệnh khác như dịch tả hay đậu mùa. Trong quá trình thi công, nếu gặp phải các bộ hài cốt, thi thể người đã khuất sẽ được chuyển tới an táng ở một nơi khác.

    VIethome (Theo My London)

  • Tàu điện ngầm đã trở thành một trong những phương tiện giao thông quan trọng nhất thế giới hiện đại. Hầu hết mọi thành phố lớn trên thế giới đều sở hữu mạng lưới tàu điện ngầm của riêng mình. Tuy nhiên, rất ít hệ thống có thể tự hào về số liệu hành khách như các hệ thống dưới đây. Tạp chí Interligent transport mới đây đã điểm danh 10 tuyến tàu điện ngầm nhộn nhịp nhất thế giới.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    10. Thâm Quyến: Đây là một trong những hệ thống tàu điện ngầm non trẻ nhất trong danh sách này. Chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2004 nhưng tuyến tàu này đã được xếp hạng là hệ thống tàu điện ngầm dài thứ 4 trên thế giới sau nhiều lần mở rộng. Theo số liệu thống kê năm 2019, 1,62 tỷ lượt khách đã sử dụng tàu điện ngầm Thâm Quyến.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    9. Thành phố Mexico: Đứng thứ 9 trong danh sách này là hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Mexico. Đây cũng là hệ thống tàu điện ngầm nhộn nhịp thứ hai ở Bắc Mỹ, tự hào với lượng hành khách năm 2019 là 1,65 tỷ. Bắt đầu từ năm 1969, tuyến metro này có chiều dài hơn 200 km với 12 tuyến. Trong đó, có 10 tuyến sử dụng lốp cao su thay vì bánh thép truyền thống, giúp các chuyến tàu chạy êm hơn một số công nghệ khác trong danh sách này.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    8. Hồng Kông: Tuyến đường sắt này là sự kết hợp giữa hai tuyến đường sắt hạng nặng và hạng nhẹ, kết nối đảo Hồng Kông với bán đảo Cửu Long và các khu vực khác trên lãnh thổ Hồng Kông. Số liệu năm 2019 cho thấy, có đến 1,68 tỷ lượt khách đã sử dụng tàu điện ngầm.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    7. New York: Đây là hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất thế giới tính theo số lượng ga tàu. Các chuyến tàu màu xám nổi tiếng phục vụ 472 nhà ga khắp thành phố trên 36 tuyến. Năm 2019, Cơ quan Giao thông Đô thị New York báo cáo, lượng hành khách sử dụng tàu điện là 1,69 tỷ, trong đó Quảng trường Thời đại là nhà ga nhộn nhịp nhất.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    6. Bắc Kinh: Không có gì đáng ngạc nhiên khi tàu điện ngầm thành phố Bắc Kinh có mặt trong danh sách này. Hệ thống tàu điện ngầm thủ đô Trung Quốc trải dài 450 dặm với 24 tuyến, gồm 428 nhà ga. Khi được mở rộng thêm, tổng chiều dài mạng lưới sẽ lên đến gần 1.000 km. Theo số liệu thống kê năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, ước tính có 2,29 tỷ người đi tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, giúp nó dành được vị trí thứ 6 trong danh sách này.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    5. Quảng Châu: Quảng Châu là một trong những thành phố cảng lớn và quan trọng nhất của Trung Quốc. Thủ phủ của tỉnh Quảng Đông cũng tự hào sở hữu một trong những hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất và nhộn nhịp nhất đất nước, dù mới chỉ hoạt động cách đây 23 năm. Ước tính có 4 tỷ người đã đi tàu điện ngầm Quảng Châu vào năm 2020, vừa đủ để đưa nó vào top 5 danh sách này.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    4. Moscow: Tàu điện ngầm Moscow là một trong những mạng lưới giao thông nổi tiếng nhất và đẹp nhất thế giới. Được xây dựng năm 1935, sự hùng vĩ luôn hiện diện trong thiết kế của hệ thống tàu điện này cũng như lượng hành khách của nó. Moscow Metro thống kê, đã có 2,56 tỷ lượt khách sử dụng tàu điện ngầm năm 2019.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    3. Tokyo: Là một trong hai hệ thống tàu điện ngầm ở Thủ đô Tokyo, hệ thống này đã vận chuyển 2,7 tỷ người trong năm 2019. Hình ảnh các nhân viên phải đẩy, dồn ép hành khách vào các toa tàu chật ních trong giờ cao điểm đã quá quen thuộc ở tàu điện ngầm Tokyo.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    2. Thượng Hải: Đây là hệ thống tàu điện ngầm lâu đời thứ 3 ở Trung Quốc, sau Bắc Kinh và Thiên Tân, đồng thời là hệ thống nhộn nhịp nhất. Ước tính đã có 2,8 tỷ lượt khách di chuyển trên 462 dặm đường ray vào năm 2020, theo thống kê của Bộ GTVT Trung Quốc. Đây cũng là tuyến tàu điện ngầm dài nhất thế giới và nó không ngừng được mở rộng.

    tau dien ngam nhon nhip nhat the gioi 1

    1. Seoul: Thủ đô Seoul của Hàn Quốc là một đô thị sầm uất với mật độ dân số 16.000 người/km2. Tàu điện ngầm Seoul đã vận chuyển 2,9 tỷ lượt khách năm 2019. Với 333 nhà ga, tàu điện ngầm Seoul cũng tự hào là hệ thống tàu điện ngầm thuận tiện nhất trên thế giới, với màn hình LCD hiển thị tin tức và giá cổ phiếu, có điều hòa lạnh mùa hè và thậm chí cả ghế sưởi cho mùa đông. Việc mở rộng mạng lưới tàu điện ngầm được lên kế hoạch hàng năm cho tới năm 2025, đồng nghĩa với việc hệ thống này thậm chí còn nhộn nhịp hơn trong một vài năm tới.

    Tạp chí Giao thông (theo Interligent transport)

  • Sở giao thông vận tải London (TfL) đã công bố phiên bản bản đồ tàu điện ngầm mới mang tính biểu tượng trước khi tuyến Elizabeth khai trương vào thứ Ba ngày 24 tháng 5.

    ban do tau dien ngam moi

    Đường đôi màu tím của tuyến Elizabeth mới và các ga đi kèm hiện đã xuất hiện trên bản đồ - một số hành khách tinh mắt đã phát hiện ra một số logo của IKEA.

    Nguyên nhân là bản đồ tàu điện ngầm London sẽ được tài trợ bởi thương hiệu này trong 12 tháng tới, đánh dấu lần đầu tiên bản đồ có nhà tài trợ sau 6 năm.

    Bắt đầu từ hôm thứ Sáu, ngày 20 tháng 5, IKEA sẽ có mặt trên bản đồ Tàu điện ngầm trực tuyến, tại nhà ga và bản đồ bỏ túi ở London. Các điểm đánh dấu hiển thị các tùy chọn giao thông công cộng gần nhất với 5 cửa hàng gần đó.

    Mỗi ngày, các dịch vụ xe buýt, xe điện ngầm và đường sắt của TfL vận chuyển hàng triệu người trên khắp thành phố để đi làm, giải trí và mua sắm.

    IKEA đang hướng tới việc tiếp cận và thông báo cho những khách hàng này về các cửa hàng gần họ. Nhiều người thắc mắc IKEA đã phải trả bao nhiêu để được xuất hiện trên tấm bản đồ nổi tiếng thế giới này.

    Giám đốc điều hành Richard Busby của BDS Sponsorship ước đoán IKEA đang tài trợ cho TfL trong một thỏa thuận trị giá 1.5 triệu bảng. Tuy nhiên TfL cho biết không thể bình luận về giá trị của thương vụ.

    Michael Hawkins - quản lý khu vực London tại IKEA Vương quốc Anh, nói: “Khi tạo ra một IKEA bền vững và dễ tiếp cận hơn, chúng tôi muốn giúp khách hàng đến các chi nhánh bằng phương tiện công cộng một cách dễ dàng. Việc tài trợ cho bản đồ mang tính biểu tượng sẽ hỗ trợ khách hàng tìm đường đến với IKEA một cách dễ dàng nhất”

    Julie Dixon, giám đốc kinh doanh và chăm sóc khách hàng tại TfL, cho biết: "Tài trợ là phần quan trọng trong các hoạt động thương mại của TfL để tạo ra doanh thu nhằm tái đầu tư trở lại mạng lưới vận tải. Mối quan hệ hợp tác 12 tháng với IKEA phản ánh mong muốn chung của chúng tôi là khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng".

    London hiện có 5 cửa hàng IKEA ở Greenwich, Wembley, Tottenham (Edmonton), Croydon và cửa hàng mới nhất là ở Hammersmith, mở cửa vào ngày 24 tháng 2 năm nay.

    Viethome (Theo My London)