• Xung quanh cuộc đời “Nữ hoàng đồng trinh” Elizabeth I tồn tại những giả thuyết thú vị, trong đó có thông tin rằng bà thật ra là nam giới.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 1

    Xương của Nữ hoàng Elizabeth I dường như có những điểm khác thường so với người chị em của bà là công chúa Bloody Mary khi nằm trong cùng một ngôi mộ duy nhất tại tu viện Westminster. Nhưng liệu họ có thực sự là thành viên hoàng gia còn lại hay đó là chứng cứ về âm mưu vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh?

    Nếu như đó không phải là bộ xương của Nữ hoàng Elizabeth thì trong suốt 4 thế kỷ qua, lịch sử nước Anh được viết lên theo một lời nói dối.

    Theo một cuốn sách mới xuất bản gây tranh cãi, lời nói dối bắt đầu vào một buổi sáng mùa thu 470 năm trước. Công chúa Elizabeth là con gái cưng nhất của vua Henry VIII Vương quốc Anh, được gửi từ London về làng Cotswold, hạt Gloucestershire để tránh cơn bùng phát của dịch bệnh nguy hiểm. Không may là sức khỏe công chúa vốn không tốt nên bà bị ốm, sốt, nôn mửa và dần dần không còn đủ sức chiến đấu bệnh tật rồi qua đời vào buổi sáng trước khi vua cha đến thăm.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Nữ diễn viên Cate Blanchett hóa thân vào vai Nữ hoàng Elizabeth trong phim “Elizabeth: The Golden Age”.

    Đúng lúc đó, vua Henry VIII từ London đến thăm con gái yêu đang ở vùng quê. Vị vua 52 tuổi béo phì, tính tình dễ nóng giận sẽ xử trảm tất cả kẻ dưới nếu biết đứa con gái mà ông đang hết mực yêu thương và quan trọng nhất đối với ông đã qua đời.

    Gia sư của công chúa Kat Ashley và người giám hộ Thomas Parry không muốn để chuyện đau lòng trên truyền đến tai nhà vua. Trong số 7 người con của vua Henry VIII, 4 người đã chết từ lúc còn ẵm ngửa. Trong số những người con còn lại, hoàng tử Edward mới lên 5 tuổi thường xuyên ốm yếu và công chúa Mary tính tình khó chịu do chưa lập gia đình khi đã ngoài 20 tuổi.

    Chỉ có công chúa Elizabeth khi đó mới 10 tuổi là người con mà nhà vua đặt nhiều kỳ vọng nhất. Nhà vua muốn gả Elizabeth cho hoàng tử Pháp hoặc Tây Ban Nha để Anh có thêm đồng minh. Từ đó, những đứa con do công chúa sinh ra sẽ góp phần củng cố thế lực của triều đại Tudor Henry đang rất khao khát.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Nữ diễn viên Helen Mirren đóng vai Nữ hoàng Elizabeth I trong bức ảnh quảng cáo.

    Do công chúa Elizabeth qua đời đột ngột nên ông Parry và bà Ashley chắc chắn sẽ bị nhà vua luận tội. Nếu chuyện công chúa qua đời bị phát giác, họ có thể không phải chịu hình phạt chặt đầu nhưng mất mạng là điều khó tránh khỏi trong quá trình tra tấn khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

    Họ sẽ bị trói lại và kéo qua vũng bùn dài một dặm về phía giàn giáo. Ở đó, họ sẽ bị treo cổ. Ruột của họ sẽ được kéo ra từ các cơ quan trong cơ thể trong lúc còn sống, tay chân của họ cũng sẽ bị để trên hàng rào cây gai để cho các loài chim rỉa thịt.

    Do không muốn trải qua tình huống ghê sợ đó, cơ hội sống sót duy nhất của họ là lừa dối nhà vua và có thêm vài ngày để chuẩn bị cho cuộc đào tẩu khỏi đất nước.

    Suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu của gia sư Ashley là cố tìm thấy một cô bé ở làng Cotswold có thể đóng giả làm công chúa. Tuy nhiên, không có một bé gái nào trạc tuổi công chúa, chỉ có một bé trai tên là Neville ở ngôi làng nhỏ đó.

    Vì không còn thời gian tìm người thay thế, ông Ashley và bà Parry cải trang cho cậu bé Neville nhút nhát, gầy gò thành công chúa Elizabeth xinh đẹp.

    Kế hoạch cho người khác đóng giả công chúa của hai kẻ hầu cận cuối cùng đã phát huy tác dụng. Bởi lẽ nhà vua vốn không thường xuyên gặp con gái nên chẳng thể nhận ra điều gì bất thường. Trong căn phòng thênh thang được chiếu sáng bằng ánh nến, nhất là sau một chuyến hành trình vất vả từ London đến vùng nông thôn, nhà vua béo phì rất mệt mỏi để phát hiện ra điểm khả nghi.

    Kế hoạch liều lĩnh này cuối cùng cũng thành công trót lọt. Sau đó, nhà vua nhanh chóng trở về London.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Họa sĩ William Scrots vẽ chân dung của “Nữ hoàng đồng trinh” Elizabeth I trong thời gian năm 1546 -1547.

    Công chúa Elizabeth từ nhỏ không được các thành viên trong Hoàng gia để ý, quan tâm nhiều do mẹ của bà là hoàng hậu Anne Boleyn bị nhà vua xử trảm từ khi bà còn rất bé.

    Chính vì vậy, những người thường xuyên cận kề với công chúa Elizabeth là gia sư và giám hộ. Sau hơn một năm sống ở vùng nông thôn, khi trở về London chẳng có thành viên nào trong Hoàng gia đủ nhanh nhạy để nhận ra sự khác biệt giữa công chúa cũ với người mới trở về hoàng cung.

    Từ đây, hai người hầu dạy cho cậu bé Neville mọi thứ để dần trở thành công chúa Elizabeth đích thực khi không tìm được cô bé nào trong làng để thay thế cũng như đảm bảo an toàn tính mạng của họ và người thân trong gia đình.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Lý do thực sự khiến Nữ hoàng Elizabeth I ở giá cả đời mà không kết hôn vì bà là nam giới?

    Cuộc đời của công chúa Elizabeth - "Nữ hoàng đồng trinh" nước Anh từ xưa đến nay vẫn luôn được dân chúng hiếu kỳ đưa ra những nhận định khác nhau.

    Thậm chí, một số người còn kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIX, thầy tu tìm thấy hài cốt của một bé gái trong trang phục quý tộc ở ngôi làng Cotswold.

    Nhiều người từ đó đồn đoán rằng, nữ hoàng hiện tại là nam giới nên mới vĩnh viễn không kết hôn với bất cứ hoàng tử của các nước khi đến cầu hôn. Trong cả cuộc đời của Nữ hoàng Elizabeth, người ta cũng chưa từng thấy nữ hoàng có quan hệ đặc biệt với bất cứ người đàn ông nào.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Chân dung của Nữ hoàng Elizabeth I do nghệ sĩ không rõ tên tuổi vẽ trong giai đoạn năm 1580-1590.

    Nữ hoàng Elizabeth được biết tới với những chính sách cai trị cứng rắn, có phần độc đoán. Khi còn sống, bà từng nói: “Ta có trái tim của người đàn ông, không phải của một phụ nữ và không bao giờ biết e sợ điều gì”.

    Tác gia người Ailen Bram Stoker (1847-1912) và tác gia người Mỹ Steve Berry (1955) là hai người trong giới văn chương đặc biệt quan tâm tới những câu chuyện ly kỳ về Nữ hoàng Elizabeth. Họ dành ra nhiều năm để nghiên cứu các sử liệu viết về nữ hoàng. Cả hai đều ủng hộ giả thuyết cho rằng công chúa Elizabeth đã bị đánh tráo từ nhỏ và Nữ hoàng về sau thực chất là một người đàn ông.

    Một trong những dẫn chứng mà tác gia Steve Berry đưa ra trong cuốn sách của mình đó là khi công chúa gần trưởng thành, một vị gia sư tên là Roger Ascham (người được giao công việc giảng dạy kiến thức cho bà thay cho người làm nhiệm vụ trước đó là bà Ashley) đã rất bất ngờ khi tiếp xúc với công chúa Elizabeth trong quá trình dạy bà.

    Trong nhật ký, Ascham từng viết: “Cách tư duy và lối suy nghĩ của công chúa không hề có chút mềm lòng, yếu đuối thường thấy ở phái đẹp. Cô ấy còn có sức mạnh như của một đấng nam nhi. Khi nhìn công chúa Elizabeth, tôi cảm thấy nàng toát lên vẻ nam tính hơn là nữ tính”.

    Vào thời kỳ đó, phe ủng hộ hoàng tử Edward lên ngôi vua đã cử người âm thầm theo dõi nhất cử nhất động của hai công chúa Mary và Elizabeth. Một số thư tín bí mật còn lưu lại cho tới hôm nay cho thấy, các mật thám của phe hoàng tử Edward nghi ngờ giới tính thực sự của công chúa Elizabeth.

    Tác giả Bram Stoker từng viết: “Những nét nam tính ở nữ hoàng bị đổ lỗi cho quá trình trưởng thành. Tuy vậy, bên cạnh diện mạo, tính cách của Elizabeth cũng thay đổi rất nhiều. Lúc nhỏ, công chúa Elizabeth vốn nhút nhát nhưng khi lên ngôi bà rất cứng rắn và có những chính sách không khoan nhượng. Thuở nhỏ, công chúa sáng dạ, ham đọc và học rất nhanh nhưng về sau công chúa Elizabeth bỗng nhiên tiếp thu chậm hơn khiến gia sư Roger Ascham tốn không ít công sức dạy bà và phải cắt bớt nội dung dạy. Roger Ascham trước đó được biết công chúa là người ham kiến thức, tựa như miếng bông khát nước nhưng khi trực tiếp dạy công chúa ông thấy nàng như một chiếc chén nhỏ, nếu rót nhanh tay thì tràn ngay lập tức”.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Một bức chân dung khác về Nữ hoàng Elizabeth I được vẽ vào khoảng năm 1575.

    Đương thời, Nữ hoàng thường ám chỉ rằng, do cha bà là nhà vua Henry VIII có tới 6 người vợ và việc ông xử trảm mẹ bà từ khi bà còn nhỏ đã khiến nữ hoàng không có ý định kết hôn.

    Khi qua đời ở tuổi 70, thay vì tổ chức một lễ tang trọng thể cho bà, thi thể của Nữ hoàng Elizabeth I được chôn cất chung với chị gái là nữ hoàng Mary I ở tu viện Westminster.

    Từ bấy đến nay, người Anh vẫn tiếp tục đồn đại về những bí ẩn xung quanh Nữ hoàng Elizabeth qua đời vào năm 1603 mà không hề khám nghiệm tử thi.

    Chỉ cần sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN sẽ giúp lý giải chính xác về giới tính của "Nữ hoàng đồng trinh" và dẹp tan những truyền thuyết tồn tại bấy lâu. Nhưng cho tới nay, mọi thứ vẫn chưa được sáng tỏ.

    Mộ của Nữ hoàng Elizabeth chưa bao giờ bị xâm phạm. Theo ông Berry: "Bây giờ là lúc để mở nắp ngôi mộ của Nữ hoàng và kiểm tra những thứ ở bên trong đó".

    Theo Kiến Thức

  • Nằm cách điện Buckingham chưa đầy 300 mét, là nơi ăn ở và sinh hoạt của gần 500 người lính thuộc các Lực lượng Vệ binh Coldstream, Grenadier, Ai-len, Scotland và xứ Wales.

    ve binh vua charles 1

    Điều kiện sống xuống cấp

    Doanh trại nổi tiếng Wellington Barracks, nằm cách điện Buckingham chưa đầy 300 mét, là nơi ăn ở và sinh hoạt của gần 500 người lính thuộc các Lực lượng Vệ binh Coldstream, Grenadier, Ai-len, Scotland và xứ Wales. Đây là nơi đóng quân của năm trung đoàn cao cấp của quân đội: The Coldstream, Grenadier, Irish, Scots và Welsh Guards. Những binh lính tại đây làm nhiệm vụ bảo vệ Hoàng gia và Cung điện từ năm 1660. Hàng triệu du khách trên thế giới đã chụp ảnh cùng những người lính khi họ đứng gác và mặc quân phục chỉnh tề bên ngoài điện Buckingham và điện St James.

    Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài hào nhoáng, những người lính phải sống dưới điều kiện “thấp kém” và “tệ hơn nhà tù”. Những bức ảnh chuột bò lổm ngổm, rác thải chất thành đống ở các khu nhà ở, nhà vệ sinh bị tắc và bẩn thỉu cùng những vật dụng hỏng hóc đã phơi bày điều kiện sống tồi tệ của đội Vệ binh Hoàng gia tại một trong những doanh trại quân đội uy tín nhất nước Anh.

    ve binh vua charles 1
    Khu vực đầy rác thải và trong thang máy thậm chí có vũng nước đọng

    Một người lính giấu tên tiết lộ rằng gần đây anh ta đã rời lực lượng Coldstream Guards vì không chịu được điều kiện sống ở doanh trại. Anh cho rằng người dân Anh cần được biết về những điều này.

    Theo một cựu cảnh vệ thuộc trung đoàn Coldstream Guard, họ sẽ phải dọn dẹp xác chuột vào buổi sáng khi vệ sinh nội khu. Mặc dù có nỗ lực dọn dẹp nhưng điều kiện sống vẫn khá tệ.

    Đây quả là một sự xúc phạm đối với doanh trại Wellington Barracks vì nơi đây đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Cầu Luân Đôn (Operation London Bridge), kế hoạch tang lễ cho Nữ hoàng Elizabeth II. Được biết, có hàng trăm binh sĩ diễu hành trong tang lễ của cố Nữ hoàng đã từng sinh hoạt tại đây năm ngoái. Bên cạnh đó còn có 8 người khiêng quan tài từ đại đội Queen’s Company thuộc tiểu đoàn 1 của lực lượng Grenadier Guards cũng từng ở đây. Họ đã được ca ngợi vì sự bình tĩnh và chuyên nghiệp tại đám tang của cố Nữ hoàng.

    Các cựu binh lính vén màn về cuộc sống tại Wellington Barrack

    Theo tờ Marca, một trong số những người lính tiết lộ rằng anh ta nhận được mức lương 30.400 đô la mỗi năm và hiện anh kiếm được nhiều hơn gấp đôi so với khi còn tại ngũ. Anh ta khẳng định có 32 binh nhất sống ở mỗi tầng và phải dùng chung sáu nhà vệ sinh và hai phòng tắm.

    Một cựu binh lính khác bày tỏ sự bất bình khi cho rằng cuộc sống của các tù nhân còn tốt hơn cuộc sống trong doanh trại: “Bên ngoài thì rất sạch đẹp, nhưng bên trong doanh trại Wellington Barracks thì không như vậy. Du khách chỉ đứng ngoài để chụp ảnh chứ họ không vào trong để biết điều kiện ăn ở khổ cực của người lính”. Anh cũng cho biết một vài binh lính đã kiến nghị lên các sĩ quan về tình hình nơi sinh hoạt của họ, nhưng đều bị phớt lờ hoặc bị từ chối. Anh cảm thấy những người lính không được tôn trọng ở đây.

    ve binh vua charles 1

    Đầu năm nay, có thông tin cho biết một vài nhà thầu phụ trách việc sửa chữa và bảo trì của Bộ Quốc Phòng Anh đã bỏ lỡ rất nhiều cuộc hẹn gấp về vấn đề tu sửa. Dữ liệu khác tiết lộ rằng hơn 44.000 binh lính thuộc Lực lượng Vũ trang đã được bố trí chỗ ở trong các toà nhà “cấp 4” vào năm 2021, tiêu chuẩn thấp nhất do Bộ Quốc phòng đưa ra.

    Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng cho biết, việc cung cấp chỗ ở chất lượng tốt, an toàn cho quân nhân là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù 95% loại hình nhà ở này đáp ứng Tiêu chuẩn Decent Homes Standard, nhưng họ vẫn chi hơn 2,2 tỷ đô la trong thập kỷ tới để cải thiện và xây dựng các khu nhà ở mới.

    Hiện tại điện Buckingham vẫn chưa có bình luận gì về sự việc này.

    Thể thao & Văn hóa (theo Marca)

  • Vua Charles có sở thích sưu tầm những thứ độc đáo. Ông sở hữu chiếc ô duy nhất trên thế giới được làm từ một thân tre nguyên vẹn.

    chiec o cua vua charles 1

    Tháng 1, Vua Charles đến nhà thờ ở giáo xứ Sandringham, Norfolk, Anh. Vị quân vương nước Anh cầm chiếc ô khác biệt với những người xung quanh.

    Sau đó, Mario Talarico, thợ làm ô thủ công đời thứ 5 ở Napoli (Italy), chuyên tạo ra những chiếc ô đắt nhất thế giới, đăng bài trên Facebook: “Thực sự mãn nguyện! Vua Charles III đến thăm điền trang Sandringham và ngài ấy mang theo chiếc ô mà tôi làm cho ngài ấy”.

    Theo Daily Mail, chiếc ô do Nunzio Alfredo D'Angieri, Đại sứ Belizean tại Italy, tặng Vua Charles khi ông còn là Thân vương xứ Wales. Hai người quen biết nhiều năm, từng chơi polo với nhau.

    chiec o cua vua charles 1
    Vua Charles cầm chiếc ô khác biệt với những người xung quanh. Ảnh: SplashNews.

    Charles yêu thích món quà đặc biệt. Ông ủy quyền cho phó thư ký riêng Chris Fitzgerald thay mặt mình gửi thư cảm ơn ngài đại sứ. Trong thư, Thái tử Charles bày tỏ niềm vui khi nhận được chiếc ô chế tác tinh xảo.

    “Thân vương đánh giá cao cử chỉ hào phóng như vậy, đặc biệt để hồi tưởng những ngày chơi polo đáng nhớ cùng nhau. Ngài ấy mong ngài chuyển lời cảm ơn đến ông Talarico vì tạo ra nghệ thuật tuyệt đẹp như vậy trên tay cầm bằng tre. Ngài thật tử tế khi đặt chiếc ô thiết kế tỉ mỉ như vậy tặng Thân vương. Xin hãy nhận những lời chúc tốt đẹp và lời cảm ơn nồng nhiệt nhất từ ngài ấy”, thư viết.

    Các thành viên khác trong gia đình Hoàng gia Anh, bao gồm cố Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thái hậu, chủ yếu dùng ô do công ty Fulton's ở London sản xuất. Tuy nhiên, Vua Charles thường để mắt tới những thứ độc đáo hơn.

    Chiếc ô của ông độc nhất vô nhị trên thế giới vì phần cán làm từ một thân tre nguyên vẹn duy nhất. Ông Talarico phải mất 5 tháng để tìm ra loại gỗ ưng ý này từ châu Á. Tán ô được làm từ chất liệu kết hợp lụa và polyester chống thấm nước đặc biệt. Giá bán của những mẫu ô thủ công tương tự lên tới 20.000 bảng Anh (567 triệu đồng).

    “Tôi biết Vua Charles có rất nhiều ô và ngài ấy yêu nước Italy nên tôi muốn tạo ra cho ngài ấy chiếc ô chưa từng xuất hiện trước đây trên thế giới. Đó là chiếc ô làm từ một thân tre duy nhất còn nguyên vẹn”, nhà chế tác chia sẻ.

    chiec o cua vua charles 1
    Ông Mario Talarico sở hữu cửa hàng tạo ra những chiếc ô đắt nhất thế giới. Ảnh: SplashNews.

    Ông Talarico được cho là thợ làm ô duy nhất trên thế giới tạo ra những chiếc ô từ một miếng gỗ duy nhất bằng cách dùng hơi nước để tạo hình đường cong 180 độ.

    Ông kế thừa công việc gia truyền từ đời ông cố, bắt đầu kinh doanh năm 1860. Những vật liệu chủ yếu để làm ô lấy từ các loại cây có ở địa phương, bao gồm hạt dẻ, cây bách xù và lemonwood.

    Ông có thể mất tới 5 tháng để tạo khung cho chiếc ô và thêm 6-7 giờ cho việc hoàn thiện các phần khác. Mỗi năm, cửa hàng của Talarico chỉ bán ra thị trường vài trăm chiếc.

    Tiền Phong (theo Daily Mail)

  • Theo Mirror, Công chúa Margaret - em gái được Nữ hoàng Elizabeth II yêu quý - nổi tiếng với những buổi tiệc tùng đắt đỏ và thường xuyên thu hút sự chú ý của truyền thông.

    chuyen cong du trieu do cua cong chua Margaret 1 

    Theo Mirror, quá khứ về lối sống xa xỉ của Công chúa Margaret sắp được dựng thành phim truyền hình. Ví dụ nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất là chuyến công du của bà tại Mỹ năm 1965.

    Chuyến đi của Margaret và Bá tước Snowdon thu hút sự chú ý của truyền thông quê nhà vì tốn đến 36.000 USD (hiện nay gần 1 triệu USD)/ngày. Cặp vợ chồng dẫn theo tùy tùng gồm 16 người, 75 kiện hành lý. Tại Mỹ, Margaret được Tổng thống Mỹ đãi tiệc và tổ chức lễ chào mừng rầm rộ.

    chuyen cong du trieu do cua cong chua Margaret 2Chuyến công du Mỹ của Margaret và Bá tước Snowdon thu hút sự chú ý lớn của công chúng.

    Theo báo cáo, Tổng thống mời Công chúa Margaret khiêu vũ. Thời điểm đó, Margaret hút thuốc trong bữa tiệc. Đêm tiệc hoành tráng kéo dài đến hai giờ sáng hôm sau.

    Do quá phô trương danh thế, Công chúa Margaret sau đó bị cấm công du sang Mỹ. Quyết định được đưa ra bởi Lord Cromer - đại sứ Vương quốc Anh tại Mỹ. Ông lo lắng Margaret tạo ra dư luận có hại cho Hoàng gia Anh.

    Nỗi sợ hãi của Lord Cromer bắt nguồn từ những gì đã xảy ra trong chuyến thăm Los Angeles vào những năm 1960. Vợ chồng Margaret được cho là đã xúc phạm một số ngôi sao điện ảnh, bao gồm Paul Newman, Judy Garland, Grace Kelly và Elizabeth Taylor.

    Chuyện xúc phạm được kể lại bởi minh tinh đình đám thời đó Judy Garland. Cô được nhắn đến biểu diễn trong buổi tiệc ở Beverly Hills. Nữ diễn viên sau đó gọi Margaret là "công chúa nhỏ khó chịu, thô lỗ".

    chuyen cong du trieu do cua cong chua Margaret 2Judy Garland và Grace Kelly không hài lòng với những nhận xét của Công chúa Margaret.

    Grace Kelly (khi đó là Công nương Grace của Monaco) cũng phẫn nộ khi bị Công chúa Margaret nhận xét thẳng thừng rằng: "Trông cô không giống một ngôi sao điện ảnh".

    Công chúa Margaret là em gái duy nhất của Nữ hoàng Anh. Trong khi Nữ hoàng Anh có sức khỏe tốt, sống đến hơn 90 tuổi, Margaret lại có cuộc sống khá trắc trở, từng đấu tranh để được kết hôn. Bà qua đời năm 2002 do đột quỵ. Elizabeth II - người vốn nổi tiếng mạnh mẽ - không kiềm được nước mắt trong tang lễ em gái. Đây là lần hiếm hoi Nữ hoàng rơi lệ trước công chúng.

    Theo Tiền Phong

  • Trong cuốn tự truyện sắp xuất bản, Harry tiết lộ bị anh trai, Hoàng tử William, "đánh ngã xuống sàn nhà" trong cuộc tranh cãi về Meghan năm 2019.

    harry bi william

    Cuộc đối đầu giữa hai anh em năm 2019 là một trong số nhiều chi tiết được Harry kể lại trong cuốn tự truyện sẽ xuất bản vào tuần tới, Guardian ngày 5/1 dẫn thông tin từ một cuốn mà họ có được. Cuốn sách được cho là sẽ gây phẫn nộ lớn đối với hoàng gia Anh.

    Spare, tên cuốn tự truyện, xuất phát từ một câu ngạn ngữ cổ trong giới hoàng gia và quý tộc Anh, rằng con trai cả là người thừa kế tước hiệu, quyền lực và tài sản, nên con trai thứ sẽ là người dự phòng nếu con cả gặp bất trắc.

    Trong tự truyện, Harry kể rằng William khi đó muốn gặp anh để nói chuyện về "toàn bộ thảm họa đang diễn ra" trong mối quan hệ của hai anh em cũng như các vấn đề với giới truyền thông. Nhưng khi William tới Nottingham Cottage trong khuôn viên Cung điện Kensington, nơi Harry đang sống khi đó, anh mô tả anh trai đang "trong tâm trạng vô cùng bực tức".

    William chỉ trích Meghan là kẻ "khó chịu", "thô lỗ", "tự cao tự đại, hung hăng", khiến Harry tức giận, chỉ trích William đang lặp lại những gì báo chí đã viết về cô.

    Harry cho rằng William không sáng suốt, khiến hai anh em bắt đầu to tiếng. Anh cáo buộc anh trai hành động như một người thừa kế ngai vàng, không hiểu được lý do tại sao em trai không muốn làm "người dự bị".

    Hai người công kích lẫn nhau trước khi William nói rằng anh chỉ đang cố gắng giúp đỡ. "Anh nghiêm túc ư? Giúp em? Xin lỗi, đây là hành động mà anh gọi là giúp em?", Harry chỉ trích.

    Harry kể rằng câu nói này khiến William tức giận, buông lời chửi thề và bước về phía anh. Harry đi vào nhà bếp, rót một cốc nước đưa cho William và nói: "Willy, em không thể nói chuyện với anh nếu anh cứ như vậy".

    "Anh ấy đặt cốc nước xuống, gọi tôi bằng cái tên khác, rồi tiến về phía tôi. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh, rất nhanh. Anh ấy tóm lấy cổ áo tôi, giật đứt dây chuyền, đánh tôi ngã xuống sàn nhà. Tôi ngã vào bát ăn của chó, cái bát vỡ cứa vào lưng tôi. Tôi nằm đó một lúc, choáng váng, bảo anh ấy ra ngoài", Harry viết.

    Anh cho hay William giục anh đánh trả như hai người vẫn đánh nhau khi bé, nhưng Harry từ chối. William rời đi, sau đó quay lại "tỏ vẻ hối hận và xin lỗi". Anh ra ngoài lần nữa nhưng quay người, nói vọng vào: "Em không cần kể với Meghan chuyện này".

    "Chuyện anh tấn công em ư?" Harry hỏi.

    "Anh không tấn công em, Harold", William trả lời.

    Harry cho hay anh không kể chuyện đó ngay với vợ, nhưng đã gọi bác sĩ. Sau đó, khi Meghan nhìn thấy "vết trầy xước và bầm tím" trên lưng chồng, Harry đã kể cho vợ nghe.

    "Cô ấy không ngạc nhiên, cũng không giận lắm. Cô ấy chỉ vô cùng buồn bã", anh viết.

    Vai trò "người dự bị" được Harry đề cập xuyên suốt cuốn tự truyện, từ các chương về thời thơ ấu, lúc đi học, sự nghiệp phụng sự hoàng gia và quân đội, tới quan hệ với bố mẹ, anh trai cũng như cuộc sống với Meghan từ lúc yêu đương, đám cưới và kết hôn cùng trải nghiệm làm cha mẹ.

    Anh cho hay cha mình, hiện là Vua Charles III, đã nói với vợ, Công nương Diana vào ngày sinh Harry rằng: "Tuyệt vời! Giờ em đã sinh cho tôi một người thừa kế và một người dự bị. Tôi đã hoàn thành nghĩa vụ".

    Harry cũng kể lại kỷ niệm và tình yêu của mình với mẹ, người qua đời trong vụ tai nạn xe hơi ở Paris vào tháng 8/1977, cũng như tình cảm dành cho bà nội, Nữ hoàng Elizabeth II, người qua đời năm ngoái.

    Harry quen Meghan năm 2016 và kết hôn tại Lâu dài Windsor năm 2018. Trong vai trò Công tước và Nữ công tước xứ Sussex, họ bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hoàng gia, nhưng nhanh chóng từ bỏ và bắt đầu cuộc sống riêng, chuyển tới California, Mỹ sinh sống.

    Căng thẳng giữa vợ chồng Harry và hoàng gia Anh lên tới đỉnh điểm khi hai người tham gia buổi phỏng vấn với nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey năm 2021, tiết lộ nhiều chuyện "thâm cung bí sử" trong hoàng gia, trong đó có cáo buộc một số thành viên "phân biệt chủng tộc".

    Trước khi cuốn tự truyện được công bố, hai buổi phỏng vấn của Harry với kênh ITV News và CBS 60 Minutes sẽ được phát sóng tại Anh và Mỹ cuối tuần này. Trong cuộc phỏng vấn với ITV, Harry bày tỏ: "Tôi muốn làm lành với bố và anh trai".

    Nhưng với những chi tiết được kể lại trong cuốn tự truyện, nỗ lực làm lành dường như "bất khả thi", theo nhận xét của biên tập viên Martin Pengelly của Guardian.

    Ngay đầu cuốn sách, Harry đã kể lại cuộc gặp gỡ với bố và anh trai sau đám tang ông nội, hoàng thân Phillip, hồi tháng 4/2021 tại Lâu đài Windsor. Thái tử Charles khi đó đứng giữa hai con trai và nài nỉ: "Làm ơn đi, các con. Xin đừng làm những năm cuối đời của ta khốn khổ", Harry thuật lại.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Vương quốc Anh đã phải đối mặt với tình trạng lạnh giá và băng tuyết nghiêm trọng khi những cơn bão quét qua miền bắc đất nước.

    Tổ chức Khí tượng Thế giới đã đưa ra báo động vàng về tình trạng băng giá cho phần lớn lãnh thổ Scotland, tây bắc nước Anh và xứ Wales vào 17/12. Điều này tiếp tục kéo dài từ cuối tuần trước với hiện tượng tuyết rơi dày ở phía bắc và đóng băng trên khắp cả nước vào 18/12.

    Mặt đất bị đóng băng khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn ở một số nơi. Đồng thời, Cơ quan An ninh y tế Vương Quốc Anh cũng phải đưa ra cảnh báo rằng thời tiết này có thể "làm tăng rủi ro sức khỏe cho những bệnh nhân dễ bị tổn thương và làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ".

    Các nhà dự báo thời tiết kể cả khi nhiệt độ có thể tăng, nhưng điều này sẽ mang theo những cơn gió mạnh dẫn đến bão tuyết và mưa đá, gây ra nguy hiểm cho những người di chuyển trên đường.

    Tại sao thời tiết lại lạnh đến như vậy?

    Không khí lạnh từ Bắc Cực đang tràn qua nước Anh, nguyên nhân là do hệ thống áp suất cao ở Greenland và Iceland đang di chuyển về phía đông đến một hệ thống áp suất cao khác ở Nga. Kết quả là một khối không khí lạnh đã bị ép về phía Nam và tràn qua Vương quốc Anh.

    Thời tiết này có gì bất thường không?

    Nhà khí tượng học của Tổ chức Khí tượng Thế giới, Steve Willington cho biết: "Nhiệt độ ban ngày đang chỉ cao hơn mức đóng băng vài độ, trong khi nhiệt độ ban đêm có thể giảm xuống dưới -10 độ C hoặc thấp hơn ở một số khu vực. Mặc dù dưới mức trung bình nhưng nhiệt độ này không phải là điều quá bất thường vào thời điểm này trong năm".

    Nhiệt độ trung bình hàng ngày trong tháng 12 dao động trong khoảng từ 3 - 5 độ C trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, nhiệt độ như thế này có thể gây ngạc nhiên vì mùa thu trước đó khá ấm áp.

    Người phát ngôn của Tổ chức Khí tượng Thế giới chia sẻ: "Thời tiết thay đổi khá nhanh nếu so với mùa thu ôn hoà trước đó, vậy nên có cảm giác lạnh hơn. Nhưng thực tế thì không có gì bất thường đối với thời điểm này trong năm".

    Có mối liên hệ nào giữa thời tiết và biến đổi khí hậu hiện tại không?

    Theo Guardian, đáp án ở đây là không. Thời tiết có thể thay đổi trên hoặc dưới mức trung bình từ tuần này sang tuần khác. Ví dụ, vào nửa đầu tháng 12/2012 thậm chí còn lạnh hơn bây giờ, nhưng thời tiết vào cuối tháng lại ấm hơn, nên nhiệt độ của cả tháng cũng chỉ ở mức trung bình.

    Nhưng thời tiết lạnh có chứng minh rằng sự nóng lên toàn cầu không hề nghiêm trọng như chúng ta nghĩ?

    Thời tiết lạnh không có nghĩa là Trái Đất không nóng lên. Bằng chứng cho thấy khí thải nhà kính mà con người tạo ra dẫn đến sự nóng lên của bầu khí quyển là quá rõ ràng.

    Giáo sư Lizzie Kendon, nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu cho hay: “Khi khí hậu của chúng ta nóng lên, mùa đông ở Vương quốc Anh cũng sẽ trở nên ấm hơn. Điều này làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các đợt lạnh cực độ mà đáng lẽ chúng ta sẽ trải qua”.

    "Dù cho Trái Đất có nóng lên đi nữa, thì Vương quốc Anh vẫn có thể phải trải qua những đợt thời tiết lạnh giá như chúng ta thấy hiện nay. Đó là do sự thay đổi tự nhiên của thời tiết. Những ngày nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng vẫn có thể xảy ra trong tương lai mặc dù chúng sẽ hiếm hơn", bà nói thêm.

    Trên thực tế, rất có thể năm 2022 sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận tại quốc gia này. Và chỉ có một mùa đông lạnh giá mới có thể giúp chỉ số nhiệt độ trung bình không vượt qua mức kỷ lục được lập ra trước đó.

    Mike Kedon, nhà khí tượng học tại Trung tâm Thông tin Khí hậu Quốc gia nói rằng: “Tất cả 10 năm nóng nhất ở Vương quốc Anh đều được ghi nhận sau năm 2002, đây là một dấu hiệu rõ ràng về nóng lên toàn cầu”.

    Viethome (theo Metro)

  • Không khí Giáng sinh đã ngập tràn mọi ngõ ngách khắp cả nước Anh, nhưng nổi bật nhất là cung điện Windsor (Anh) qua lối trang trí xa xỉ với những vật liệu được đúc từ vàng ròng.

    giang sinh hoang gia anh 1

    Cũng như bao ngôi nhà khác, cây thông là trung tâm của sự chú ý tại Lâu đài Windsor. Tuy nhiên, chưa cây thông nào vượt qua Nordmann cao 6 m ở Hội trường St. Georges về độ lộng lẫy và cao lớn. Cây thông được trồng ngay tại công viên Windsor.

    Chưa dừng lại ở đó, chúng phải trải qua quá trình lựa chọn và sàng lọc kỹ càng trước khi chính thức trở thành “nhân vật chính” của lâu đài Windsor. Quá trình này diễn ra trong khoảng 13 tiếng đồng hồ cùng với sự trợ giúp của 2 cần cẩu. Ảnh: Royal Collection Trust.

    giang sinh hoang gia anh 1

    Với một lâu đài nguy nga như Windsor, một cây sẽ chẳng là bao giờ là đủ. Các cây thông nhỏ cũng là một điểm nhấn khá thú vị. Phòng vẽ Crimson là một ví dụ. Với sự xuất hiện của cây thông nhỏ hơn, không khí Giáng sinh không kém phần lộng lẫy mà ngược lại còn rất phù hợp và tương xứng với căn phòng. Ngoài ra, cây thông nhỏ cũng là điểm nhấn thú vị dọc các hành lang của lâu đài. Ảnh: Royal Collection Trust.

    giang sinh hoang gia anh 1

    Đây cũng là nơi không bao giờ “chịu dừng lại” với những ý tưởng trang trí Giáng sinh truyền thống và tất nhiên năm nay cũng vậy. Nhìn lại thiết kế phòng ăn từ năm trước, ta vẫn ấn tượng trước sự trang trọng với bộ dụng cụ ăn uống mạ bạc “Grand Service”.

    Cũng như chiếc bàn lớn ở trung tâm, những chiếc bàn bằng gỗ gụ viền vàng cũng được xếp dọc theo bức tường phía sau, với bức tường đối diện được trang trí bằng lò sưởi bằng đá cẩm thạch trang trí công phu và bức chân dung của Nữ hoàng Victoria. Ảnh: Royal Collection Trust.

    giang sinh hoang gia anh 1

    Không chỉ cây thông Noel đặt ở khắp các căn phòng, những vòng hoa tươi cũng được sử dụng dọc các hành lang, sảnh, cầu thang và cổng. Tất cả chúng đều được làm thủ công bởi nhân viên và thợ làm vườn tại lâu đài, tạo nên dấu ấn đặc biệt không thể trộn lẫn của Windsor.

    Ngoài ra, trong phòng trưng bày của Nữ hoàng, những cây thông Noel nhỏ hơn xếp dọc các lối đi và được thêm vào để bổ sung cho đồ nội thất bằng bạc quý hiếm. Ảnh: Royal Collection Trust.

    giang sinh hoang gia anh 1

    Tinh tế nhưng không kém phần ấn tượng là trải nghiệm tại điểm đến đầu tiên của du khách trong hành trình tham quan lâu đài. Cây thông duy nhất được đặt trong Nội sảnh của Windsor khiến không gian trở nên ấm cúng hơn rất nhiều. Đây là không gian do Vua George IV thiết kế từ những năm 1820, được dùng để tiếp các vị khách đặc biệt của hoàng gia. Ảnh: Royal Collection Trust.

    giang sinh hoang gia anh 1

    Không khí lễ hội tràn ngập ánh sáng trên những cây thông Noel sẽ không làm cho nơi đây trở nên nguy nga, lộng lẫy mà ngược lại còn rất ấm áp. Bên cạnh đó, các bức tường đá điêu khắc công phu cùng với các cột trụ cổ điển và phần trần nhà hình vòm cũng là một yếu tố thú vị không thể bỏ lỡ. Ảnh: Royal Collection Trust.

    giang sinh hoang gia anh 1

    Windsor là một trong các lâu đài mở cửa tham quan cho khách du lịch. Đây là điểm đến cho những ai có niềm yêu thích đặc biệt với lối kiến trúc và phong cách hoàng gia. Theo đó, Windsor sẽ mở cửa từ thứ năm tới thứ hai hàng tuần và phục vụ cả dịp lễ, tết. Ngoài ra, du khách muốn tham quan cần đặt vé trước, giờ mở cửa cũng có thể thay đổi tùy thuộc một số thời điểm trong năm. Ảnh: Royal Collection Trust.

    Theo Zing

  • Sau khi mẹ đỡ đầu của Hoàng tử William bị tố phân biệt chủng tộc với một phụ nữ da màu, phòng làm việc của nhà Wales lập tức cho rằng đó là hành vi 'không thể chấp nhận được'.

    me do dau cua hoang tu william 1
    Ngozi Fulani (chính giữa ảnh trái) tố phu nhân Susan Hussey (phải) phân biệt chủng tộc ở tiệc chiêu đãi tại Điện Buckingham hôm 29/11. Ảnh: UK Press

    Người phát ngôn của Thân vương và Vương phi xứ Wales cho biết: "Tôi thực sự thất vọng khi nghe kể về trải nghiệm của vị khách đó. Phân biệt chủng tộc không có chỗ trong xã hội của chúng ta. Những bình luận này không thể chấp nhận được và việc cá nhân gây ra chuyện này phải bị bãi bỏ là đúng đắn, có hiệu lực ngay lập tức".

    Theo truyền thông Anh, Ngozi Fulani, người đứng đầu tổ chức từ thiện Sistah Space chống bạo lực gia đình, cáo buộc bà đã liên tục bị Phu nhân Susan Hussey - mẹ đỡ đầu của Hoàng tử William - hỏi những câu hỏi đầy tính phân biệt chủng tộc về nguồn gốc và lý lịch của mình tại tiệc chiêu đãi ở cung điện do Vương hậu Camilla tổ chức hôm 29/11.

    Miêu tả lại vụ việc trên Twitter, Fulani kể rằng cô được hỏi những câu như "Cô mang quốc tịch nước nào?", "Cô thực sự đến từ đâu vậy?", "Cô đến từ vùng nào của châu Phi?".

    Điện Buckingham cho biết hiện Susan Hussey đã từ chức và xin lỗi sau khi đưa ra "những bình luận không thể chấp nhận và vô cùng đáng tiếc". Người phát ngôn của Cung điện Buckingham cho biết: "Chúng tôi coi vụ việc này cực kỳ nghiêm trọng và đã điều tra ngay lập tức để xác định đầy đủ thông tin chi tiết. Chúng tôi đã liên hệ với Ngozi Fulani về vấn đề này và mời cô ấy thảo luận trực tiếp tất cả các yếu tố về trải nghiệm của bà ấy nếu cô ấy muốn".

    "Trong thời gian chờ đợi, cá nhân có liên quan muốn bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc về những tổn thương đã gây ra và tức khắc từ bỏ vai trò danh dự của mình. Tất cả các thành viên Hoàng gia cũng đang được nhắc nhở về những chính sách đa dạng và hòa nhập mà họ luôn được yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt".

    me do dau cua hoang tu william 1
    Phu nhân Sussan Hussey (chính giữa phía sau) là một trong những mẹ đỡ đầu của Hoàng tử William. Ảnh: PA

    Sự cố phân biệt chủng tộc xảy ra khi William và Kate trên đường tới Boston để bắt đầu chuyến công du kéo dài ba ngày. Người phát ngôn của nhà Wales cho biết vợ chồng hoàng tử đang trên máy bay khi có tin về vụ việc. Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và đưa ra phản ứng thông qua phụ tá.

    Dù vậy, sự cố được cho là vẫn sẽ "phủ bóng" lên chuyến công tác tại Mỹ của William - Kate, khiến họ đối mặt thêm nhiều áp lực mới trong công cuộc lấy lại danh tiếng cho chế độ quân chủ sau khi bị Harry - Meghan cáo buộc phân biệt chủng tộc.

    Ngôi Sao (theo People)

  • The Crown mùa 5 tiếp tục đứng trước nhiều chỉ trích.

    Trở lại với mùa 5 trong năm 2022, The Crown - Hoàng Quyền lựa chọn khai thác một trong những mốc thời gian nhạy cảm nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh - năm 1992. Từng được Nữ hoàng Anh Elizabeth II gọi là "năm kinh khủng", 1992 đánh dấu sự chia ly của Công nương Diana và Hoàng tử Charles III cùng những câu chuyện bên lề về cuộc hôn nhân của cả hai.

    the crown mua 5 nhan chi trich 0

    Thế nhưng vẫn giống như những mùa phim trước, The Crown mùa 5 tiếp tục đối mặt với vô số bình luận trái chiều, trong đó chỉ trích không hề ít. Đặc biệt là khi bộ phim ra mắt sau sự kiện có tác động lớn - Nữ hoàng Anh qua đời và Hoàng tử Charles đăng cơ. Hàng loạt những cái tên có quan hệ mật thiết đến Hoàng gia Anh đã lên tiếng về The Crown, phần lớn đều thể hiện sự bất bình với loạt phim lần này.

    "Rác, vô nghĩa và tàn nhẫn"

    Nhân vật đầu tiên lên tiếng về nội dung của The Crown là cựu Thủ tướng Vương quốc Anh John Major. Trả lời với The Daily Mail, ngài Major thẳng thắn gọi bộ phim là "một mớ vô nghĩa", đồng thời cho rằng Netflix nên có dòng cảnh báo "từ chối trách nhiệm" (Disclaimer, tức thông báo cho khán giả rằng những gì họ sắp xem là chủ quan, hoặc chỉ để tham khảo chứ không đại diện cho sự thật) trước khi bước vào mỗi tập phim.

    "Tôi thấy rằng Netflix vẫn tiếp tục phớt lờ việc gắn cảnh báo ở mỗi đầu credit phim, trên cơ sở 'ai cũng biết đây là phim thôi'. Nhưng như thế là chưa đủ. Nếu ai cũng biết, vậy sao không thông báo rõ ràng điều đó? Nếu không hành động, hàng triệu khán giả khắp thế giới vẫn sẽ bị phần kịch bản giả tưởng và xuyên tạc này ảnh hưởng...", Major cho biết.

    the crown mua 5 nhan chi trich 0
    John Major trong phim và ngoài đời - Ảnh: The Daily Mail

    Việc yêu cầu Netflix gắn cảnh báo "từ chối trách nhiệm" cho bộ phim cũng là ý định của Judi Dench - nữ diễn viên nổi tiếng từng được Hoàng gia Anh phong tước hiệu "Quý bà - Dame". Trong bức tâm thư gửi cho The Times, Judi Dench gọi mùa 5 của The Crown bằng từ "tàn nhẫn", và như Major bà lo sợ nhiều khán giả sẽ tin rằng những gì xảy ra trong 10 tập phim này là thật. "Đã đến lúc Netflix cân nhắc lại, hãy vì một gia đình và đất nước vừa hứng chịu sự tang thương mà đưa ra một hành động tôn trọng vị nguyên thủ đã hết lòng vì nhân dân của bà suốt 7 thập kỷ", Dench nhấn mạnh trong thư.

    the crown mua 5 nhan chi trich 0
    Judi Dench viết thư về The Crown mùa 5 - Ảnh: The Daily Mail

    Có thể thấy, một số cái tên nêu trên có nhiều vấn đề với The Crown hơn chỉ là những chi tiết "giả tưởng". Chí ít, họ đều mong mỏi Netflix tinh tế thông tin đến người xem đại chúng rằng phim chỉ là phim, và nó cần được nhìn nhận tách biệt khỏi sự thật lịch sử. Song, vẫn có những nhân vật thể hiện sự phẫn nộ rõ rệt, điển hình là David Mellor.

    Cựu Bộ trưởng phụ trách Ngân khố của Hoàng gia Anh không tiếc lời chỉ trích The Crown mùa 5 trong một cuộc phỏng vấn với The Daily Mail. Mellor lo ngại về cách nhìn nhận, đánh giá của khán giả về phim, đặc biệt về hình tượng của "tân vương" Charles III. "Là một biên kịch giỏi, tôi chẳng thể nào nghĩ rằng Peter Morgan phải đi đến thứ kịch bản giả tưởng rác rưởi rõ ràng thế này. Ngài Charles III là một vị vua tốt kể từ khi lên ngôi đến nay, và thật đáng xấu hổ khi ngài bị khắc họa như trong phim", Mellor công khai chia sẻ.

    Trong The Crown mùa 5 lần này, Thái tử Charles được xây dựng phần cốt truyện và loạt âm mưu lật ngôi hướng đến Nữ hoàng Elizabeth II, mà trong đó có cả John Major nhúng tay. "Major không đời nào làm thế!", Mellor bổ sung.

    the crown mua 5 nhan chi trich 0
    Thái tử Charles được khắc họa đầy tranh cãi - Ảnh trong phim

    Vậy đứng trước hàng loạt lời lẽ bất bình công khai của những nhân vật cộm cán, Netflix đã lên tiếng thế nào?

    Netflix phản hồi

    Thông qua US Weekly và Variety, Netflix đã đưa ra quan điểm của mình dành cho The Crown mùa 5. Thực chất trong mùa 5 này, khi nhận về nhiều bình luận trái chiều, Netflix đã chèn một dòng ở đầu phim để nhắc người xem rằng đây chỉ là "phim hư cấu được lấy cảm hứng từ sự kiện có thật" vì hiểu rõ tính chất nhạy cảm của giai đoạn bối cảnh lần này.

    "Chúng tôi luôn quảng bá The Crown như một bộ phim chính kịch hư cấu, và tự tin rằng mỗi một thành viên ekip đều hiểu rõ đây chỉ là sản phẩm giả tưởng được dựa trên các sự kiện lịch sử. Mùa 5 này được làm nên từ sự tưởng tượng về những gì có thể đã xảy ra suốt cả thập kỷ về gia đình hoàng gia, đằng sau những cánh cửa đóng sầm kia", Netflix khẳng định.

    the crown mua 5 nhan chi trich 0
    Netflix lên tiếng về The Crown mùa 5 - Ảnh trong phim

    Không chỉ có Netflix mà ngay cả các diễn viên tham gia The Crown mùa 5 cũng lên tiếng. Dominic West - Hoàng tử Charles của phim đã gọi việc gắn nhãn cảnh báo "thật sự xu nịnh". James Murray (Hoàng tử Andrew trong phim) cũng không thích việc gắn cảnh báo này, khẳng định khán giả chắc chắn phân biệt được đâu là phim chính kịch hư cấu, đâu là phim tài liệu hay thậm chí giáo lý. Đến "Công nương Diana" Elizabeth Debicki cũng lên tiếng trấn an khán giả rằng cô và cả dàn cast đều tiếp cận, thể hiện hình tượng Hoàng gia Anh một cách đầy tôn trọng. "Nếu có ai nghĩ rằng chúng tôi chả có tinh thần trách nhiệm gì, thì họ sai rồi", Debicki cho biết.

    the crown mua 5 nhan chi trich 0
    Elizabeth Debicki và nhiều diễn viên lên tiếng - Ảnh trong phim

    Có thể thấy, Netflix vẫn luôn có thái độ rất cứng rắn với các dự án phim của mình trước nhiều luồng ý kiến, đặc biệt là chỉ trích. Nhất là đối với những dự án có dính líu đến yếu tố sự thật, nền tảng này chưa từng lo sợ hay nhún nhường trước bất kì lời chỉ trích nào. Trước The Crown mùa 5, bộ phim Monster về tên sát nhân Jeffrey Dahmer cũng gặp trường hợp có thể xem là tương tự. Phim vẫn thành công vang dội về số liệu, tiền vẫn chảy vào túi đội ngũ sản xuất mặc cho không ít nhân vật có thật, thành viên gia đình nạn nhân lẫn thủ phạm được khắc họa trong phim lên tiếng trong sự giận dữ lẫn bất lực, hay nhiều chi tiết trong phim bị khắc họa sai lệch với thực tế, khiến một bộ phận khán giả hiểu lầm về nạn nhân.

    Kênh 14 (nguồn ảnh: Left Bank & Sony Pictures Television)

  • Theo Daily Mail, 3 dinh thự của Hoàng gia Anh là Cung điện Buckingham, lâu đài Windsor và Balmoral sẽ “không dùng” đến trong thời gian tới.

    Cụ thể, Vua Charles III và vợ là Hoàng hậu Camilla sẽ tiếp tục sống tại dinh thự cũ Clarence House ở London. Ngoài ra, Vua và Hoàng hậu dự định dành thời gian tại Lâu đài Sandringham ở Norfolk.

    Trong khi đó, Hoàng tử William xứ Wales và vợ Kate Middleton sẽ ở cùng các con tại tư dinh Adelaide Cottage ở Windsor, bất chấp những tin đồn rằng cặp đôi có thể chuyển đến lâu đài Windsor.

    dien buckingham bo trong
    Vì sao 3 dinh thự Hoàng gia Anh ‘bỏ trống’ sau sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II? (Ảnh: AP)

    Ngoài ra, Cung điện Buckingham đang trải qua một đợt tân trang và không thể sớm hoàn thành cho đến năm 2027 và Vua Charles III dự kiến ​​sẽ đợi công trình hoàn thành. Đợt sửa chữa Cung điện Buckingham dự kiến ​​sẽ tiêu tốn khoảng 370 triệu bảng Anh.

    Lâu đài Balmoral, nơi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, cũng sẽ không có người ở, tuy nhiên, nó có thể được mở cửa cho khách du lịch thăm quan trong tương lai gần.

    Theo các nguồn tin, Vua Charles III cho rằng sống ở Cung điện Buckingham không phù hợp với thế giới hiện đại và có cảm giác thoải mái hơn khi sống trong Clarence House.

    Mặc dù Cung điện Buckingham vẫn là trụ sở làm việc, hoạt động chính của nhà vua, tuy nhiên nơi đây sẽ không phải là nơi ở chính của Vua Charles III. Và trái ngược với truyền thống dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II, cờ Royal Standard cũng sẽ được treo cả ở trên điện Buckingham và Clarence House, nơi ở hiện tại của nhà vua cách đó một quãng đi bộ ngắn.

    Cung điện Buckingham đã là nơi ở chính thức của mọi vị quân vương Anh từ năm 1837. Cố Nữ hoàng từng sống ở đây cho tới tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 buộc bà phải chuyển ra khỏi trung tâm thủ đô London đến Lâu đài Windsor.

    Bên cạnh đó, Vua Charles III được cho là không có ý định sống ở Cung điện Buckingham mà muốn mở cửa nó để công chúng đến tham quan. Một kế hoạch khác hiện được cân nhắc là để Điện Buckingham thành nơi triển lãm vĩnh viễn, tôn vinh thời kỳ trị vì dài kỷ lục của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Tuy không chọn ở Điện Buckingham, Vua Charles III không thiếu chỗ để nghỉ ngơi trong thời gian trị vì. Ngoài Clarence House, ông sẽ dành thời gian đi lại giữa các ngôi nhà khác của mình, gồm Highgrove ở hạt Gloucestershire, Sandringham ở Norfolk và Birkhall trên bất động sản Balmoral.

    Điện Buckingham ngày 11/10 thông báo lễ đăng quang của Nhà vua Charles III sẽ diễn ra tại Tu viện Westminster vào tháng 5/2023 với hình thức truyền thống trong gần 1.000 năm qua.

    Dù ông Charles, 73 tuổi, đã chính thức trở thành Nhà vua nước Anh sau khi mẹ ông, Nữ hoàng Elizabeth II, qua đời hồi tháng trước, song đại lễ đăng quang của ông sẽ chỉ chính thức diễn ra vào ngày 6/5/2023.

    Thông báo của Điện Buckingham cũng cho biết lễ đăng quang sẽ do đức Tổng Giám mục Canterbury, người đứng đầu Anh giáo, thực hiện.

    Cũng theo thông báo, lễ đăng quang sẽ duy trì "những yếu tố cốt lõi" truyền thống, trong khi cũng ghi nhận "tinh thần của thời đại hiện nay”.

    Infonet (theo DailyMail)

  • Netflix đã xếp lịch chiếu tiếp bộ phim The Crown, trong đó có tình tiết Hoàng thân Philip ngoại tình với người bạn thân Penny Knatchbull.

    hoang than philip Penny Knatchbull 1

    Cựu thư ký báo chí của Nữ hoàng, ông Dickie Arbiter đã chỉ trích bộ phim là ''Rác rưởi lố bịch''. Các chuyên gia cho rằng việc trình chiếu những cảnh thân mật giữa Hoàng thân Philip và một người phụ nữ khác là hành vi độc ác khi Nữ hoàng mới chỉ an nghỉ cạnh chồng mình cách đây vài tuần.

    Netflix từng cân nhắc ngừng phát hành mùa thứ 5 của loạt phim The Crown sau sự ra đi của Nữ hoàng, nhưng mới đây nền tảng này đã quyết định sẽ chiếu vào ngày 9/11. 

    Khán giả sẽ nhìn thấy Công tước xứ Edinburgh, người mất cách đây 18 tháng, theo đuổi một phụ nữ thuộc xã hội thượng lưu tên Penny Knatchbull, chính là Nữ bá tước Mountbatten xứ Burma, 69 tuổi, trong đời thực.

    hoang than philip Penny Knatchbull 1
    Netflix sẽ chiếu những cảnh thân mật giữa chồng của Nữ hoàng và một người phụ nữ khác tên Penny Knatchbull trong phim The Crown. (Đây là ảnh đời thực. Nguồn: PA)

    hoang than philip Penny Knatchbull 1
    Penny Knatchbull từng dự đám tang của Nữ hoàng và Hoàng thân Philip. (Đây là ảnh đời thực. Nguồn: News Group Newspapers Ltd)

    hoang than philip Penny Knatchbull 1
    Hoàng thân Philip dạy Penny cưỡi xe ngựa. (Cảnh trong phim. Ảnh: Splash)

    Vai diễn Hoàng thân Philip do nam diễn viên Jonathan Pryce, 75 tuổi đóng. Trong phim, Hoàng thân Philip và bà Penny nắm tay nhau trong khi ông thổ lộ chi tiết về cuộc hôn nhân của mình. 

    Các tình tiết trong phim này khiến nhiều chuyên gia phẫn nộ, bao gồm cựu thư ký báo chí của Nữ hoàng, ông Dickie Arbiter. Ông nói: ''Phim được chiếu chỉ vài tuần sau khi cả nước để tang Nữ hoàng Anh và đặt bà yên nghỉ bên cạnh Hoàng thân Philip. Đây là một hành động rẻ tiền rác rưởi và nhẫn tâm. Chưa kể, bà Penny (ngoài đời) là người bạn lâu năm của gia đình hoàng gia. Netflix không quan tâm gì đến cảm xúc của người xem''.

    Biên tập tạp chí Majesty, bà Ingrid Seward, nói: ''Một bộ phim vô vị, hoàn toàn hư cấu. Không bao giờ có chuyện Hoàng thân Philip kể lể chuyện hôn nhân với bất cứ ai. Hoàng gia sẽ không xem bộ phim thiếu đứng đắn này''.

    Trong một cảnh phim, Hoàng thân Philip nắm tay tình nhân và nói rằng cuộc hôn nhân của mình có ''nhiều vấn đề'' và ông cùng Nữ hoàng không còn đi chung đường. 

    Ngoài đời thực, Hoàng thân Philip và bà Penny là bạn thân của nhau, đặc biệt sau khi con gái Leonora 5 tuổi của bà qua đời vì ung thư thận vào năm 1991. Bà Penny cũng đã đến dự tang lễ của Nữ hoàng Anh và Hoàng thân Philip. 

    hoang than philip Penny Knatchbull 1
    Các chuyên gia nói rằng việc chiếu những cảnh phim thân mật giữa Hoàng thân Philip và một người phụ nữ khác ngay sau khi Nữ hoàng qua đời là quá nhẫn tâm. Ảnh: Getty

    hoang than philip Penny Knatchbull 1
    Nữ diễn viên Natascha McElhone đóng vai người đẹp thượng lưu Penny, hiện là Nữ Bá tước Mountbatten of Burma. Ảnh: Getty

    Nữ diễn viên Natascha McElhone trong vai Penny đã có những cảnh quay lẳng lơ trong những tập trước của phim The Crown. Bộ phim cũng đề cập đến những vấn đề như rạn nứt giữa anh em Thái tử Charles (hiện là Vua Charles III) và Hoàng tử Andrew, cuộc phỏng vấn bom tấn của Công nương Diana.

    Viethome (theo The Sun)

  • Nhà vua nước Anh William I trị vì đất nước trong 21 năm. Ông được biết đến nhiều với việc chỉ huy nhiều cuộc chinh phạt. Đặc biệt, sự ra đi của ông khiến hậu thế bàng hoàng khi thi hài nổ tung trong tang lễ.

    vua william 1

    Với biệt danh William Kẻ chinh phục, nhà vua nước Anh William I cai trị đất nước từ năm 1066 cho đến khi qua đời vào năm 1087. Ông hoàng này được biết đến là người có tính cách cứng rắn, độc đoán và thích dùng vũ lực để đạt được những điều mong muốn.

    Trong thời gian trị vì nước Anh, Vua William I thực hiện một số cuộc chinh phạt các vùng đất xung quanh để mở rộng lãnh thổ, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.

    Đội quân chinh phạt của Vua William I đi đến đâu gieo rắc sự chết chóc đến đó. Không chỉ tiêu diệt lính địch, ông hoàng nước Anh này còn cho binh sĩ đốt phá làng mạc, mùa màng của dân chúng.

    Do đó, mỗi vùng đất mà Vua William I chinh phục được đều máu chảy thành sông, người dân địa phương sống trong cảnh tang thương vì mất người thân, nhà cửa...

    Bên cạnh tham vọng chinh phục thế giới, Vua William I gây chú ý với sở thích ăn uống. Ông được xem là vị vua rất thích ăn những món ngon nhất, bổ dưỡng nhất. Thêm nữa, ông uống nhiều bia.

    Với thói quen ăn uống mất kiểm soát như vậy, Vua William I bị béo phì. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chính sở thích này đã khiến nhà vua có kết cục bi thảm.

    Theo một số ghi chép, Vua William I qua đời vào tháng 9/1087. Nguyên nhân tử vong được cho là do thói quen ăn uống vô độ dẫn đến cơ thể mắc nhiều bệnh tật.

    Trong thời gian lo liệu tang lễ, thi thể Vua William I căng phồng lên do tích tụ khí. Khi đưa quan tài xuống mộ, thi hài nhà vua bất ngờ nổ tung khiến những người có mặt sợ hãi và ngửi thấy mùi khó chịu.

    Do vậy, người ta vội vã chôn cất Vua William I. Thế nhưng, ông hoàng này vẫn không thể an giấc ngàn thu bởi ngôi mộ của ông từng bị đào lên 3 lần.

    Sau đó, hài cốt của Vua William I lưu lạc nhiều nơi. Đến nay, giới khảo cổ chỉ tìm được và lưu giữ một phần xương đùi của ông hoàng xấu số này.

    Kiến Thức (theo Ancient-origins)

  • Công chúa Charlotte sở hữu khối tài sản lên tới hơn 4 tỷ USD, với cuộc sống vương giả đúng nghĩa.

    cong chua charlotte giau nhat 1

    Charlotte là con gái duy nhất trong số những người con của Thân vương xứ Wales – William và Vương phi xứ Wales – Kate Middleton. Cô bé hiện là một trong những bé gái giàu nhất thế giới, với khối tài sản theo báo cáo của Evening Standard là hơn 4 tỷ USD. Charlotte thuộc hàng thứ ba trong danh sách thừa hưởng ngai vàng của vương quốc Anh, đồng thời là đại sứ toàn cầu cho thời trang Anh.

    Là con gái của một người có phong cách thời trang đa dạng, công chúa Charlotte cũng không ngoại lệ khi tạo ra hẳn một “hiệu ứng Charlotte”. Cứ mỗi khi cô bé xuất hiện, những món đồ Charlotte mặc đều ngay lập tức gây sốt, dù cho đó là đồ bình dân hay cao cấp. Các bà mẹ đều săn lùng chúng cho con gái của họ.

    Charlotte lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng là trên ban công của Cung điện Buckingham, nơi có những căn phòng bí mật. Sau đó, cô bé được công du Canada cùng anh trai George, sau đó là BaLan và Đức.

    George, Charlotte và Louis, những đứa con của gia đình hoàng gia Anh, được đồn đại là đã nhập học tại Lambrook, một trường tư thục ưu tú ở khu vực Windsor, vào tháng 9/2022. Tổng chi phí cho việc học của Hoàng tử Louis là 5.000 USD cho mỗi học kỳ. Trong khi học phí của Charlotte 22.132 USD mỗi năm. Năm lớp ba và lớp bốn của cô bé tiêu tốn 7.379 USD mỗi học kỳ.

    Hoàng tử George sẽ tốn nhiều chi phí giáo dục với con số khổng lồ 24.000 USD cho các lớp từ lớp 5 đến lớp 8. Gia đình cũng đã chuyển đến một ngôi nhà mới, Adelaide Cottage, vị trí thuận tiện gần trường học mới của các công chúa hoàng tử.

    Có tin đồn cho rằng William sẽ tặng một trong số những tài sản quý giá nhất của Công nương Diana cho Charlotte. Trong tương lai, cô bé cũng sẽ được phép chọn bất kỳ món đồ trang sức hoàng gia nào mà cô muốn. Cô bé đang “xếp hàng” để chờ nhận những món đồ trang sức yêu thích của Nữ hoàng Elizabeth sau khi bà qua đời, bao gồm vương miện Vladimir.

    Sau khi được khôi phục vào đầu những năm 1900, giá trị thị trường hiện tại của chiếc vương miện là gần 19 triệu USD. Chiếc vương miện ngọc lục bảo trước đây thuộc sở hữu của mẹ Nữ hoàng Mary, Nữ công tước xứ Cambridge, Mary Adelaide.

    Công chúa Charlotte được nhận xét là một cô bé đa tài. Cô bé có sở thích và giỏi thể thao giống mẹ. Đồng thời, Charlotte cũng có năng khiếu nghệ thuật và tài năng lãnh đạo khi từng được Nữ hoàng Anh nhận xét luôn là người đứng đầu. Trong tương lai không xa, công chúa Charlotte có thể trở thành một nhân vật đình đám không kém cha mẹ của mình.

    Người Đồng Hành

  • Đàn ông Anh là đối tượng dễ bị hói đầu nhất ở châu Âu, và họ cho rằng mình không thể làm gì để ngăn cản sự thụt lùi của đường chân tóc. 

    william rung toc hoi dau

    Đàn ông Anh và Đức là những người khá thiếu tự tin với mái tóc của mình. Rụng tóc khiến họ già nhanh, xuống sắc và thiếu tự tin. Nhưng trong khi người Đức tìm mọi phương pháp trị liệu để phục hồi mái tóc, thì người Anh lại có khuynh hướng mặc kệ. 

    Nguyên nhân cũng có thể do phụ nữ Anh không quan tâm đến chuyện tóc tai của đàn ông mà chỉ hứng thú với đặc tính đại trượng phu hay hóc-môn testosterone. 

    Trong một cuộc khảo sát 1500 nam giới ở Anh, Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Italy: 87% đàn ông Anh không biết rằng có những phương pháp khoa học có thể điều trị chứng rụng tóc. 75% đàn ông Anh tin rằng rụng tóc là chuyện sớm muộn cũng xảy ra, không thể ngăn cản.

    80% nam giới ở Vương quốc Anh sẽ bị rụng tóc hói đầu khi đến một độ tuổi nào đó. Nguyên nhân gây rụng tóc ở đàn ông Anh chủ yếu do di truyền, trường hợp này gọi là chứng rụng tóc nội tiết tố nam. Đàn ông thường có đường chân tóc cao với lớp tóc mỏng dần đi. Các nang tóc co nhỏ theo thời gian, tuổi thọ của nang tóc bị rút ngắn. Cuối cùng các nang sẽ ngừng sản xuất tóc.

    Cách đây 10 năm lúc Thân vương William 32 tuổi, một chuyên gia tóc đã khẳng định rằng anh sẽ hói nặng vào độ tuổi 40 nếu không chữa trị kịp thời. 

    Vào năm 2012, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Rollercoaster của Anh, thần tượng nhạc pop Justin Bieber đã cao hứng thắc mắc vì sao William không dùng thuốc trị rụng tóc. ''Ý tôi là, có thuốc trị mà, thuốc Propecia chẳng hạn. Tôi không hiểu sao anh ấy (William) không dùng thuốc. Bạn chỉ cần dùng Propecia và tóc bạn sẽ mọc lại thôi. Người ta không bán thuốc này ở Anh à?'', Bieber ngây thơ hỏi.

    Sau đó, một vị bác sĩ cấy ghép tóc hàng đầu đã quả quyết rằng William sẽ hói hoàn toàn phần đỉnh đầu khi anh bước sang tuổi 40. Điều này đã được chứng thực.

    Bác sĩ Asim Shahmalak cũng cho biết rằng thuốc Propecia có thể ngăn ngừa việc rụng tóc nhưng không thể khiến cho những phần tóc đã mất đi của William phục hồi lại.

    Tiến sĩ Shahmalak, người điều hành Bệnh viện hoàng gia ở Manchester nói rằng: “William có thể phải sử dụng Propecia cho suốt phần đời còn lại, và nó cũng không thể giúp cho tóc anh ấy mọc lại”.

    Thân vương William đã bắt đầu rụng tóc kể từ khi 25 tuổi. Tình trạng rụng tóc của anh ấy thậm chí còn tồi tệ hơn cả cha anh, Vua Charles III. Và hiển nhiên là ông nội của anh, Hoàng thân Philip cũng bị hói.

    Đây là một gene di truyền rất mạnh trong gia đình. Và nhiều khả năng rằng con trai nào của William cũng sẽ mang gene hói, mặc dù cũng có thể họ sẽ mang gene tóc của phía gia đình Kate.

    Thân vương William từng sở hữu màu tóc nâu sáng khá đẹp. Để duy trì phần tóc trên đỉnh đầu ở mức hợp lý, anh ấy sẽ cần ít nhất 3.000 hay 4.000 nang tóc được lấy từ da phía sau đầu và cấy ghép lên phần đỉnh đầu. Việc này tương tự với quá trình trị liệu mà danh thủ Wayne Rooney từng tiến hành.

    Propecia là loại thuốc điều trị rụng tóc được cấp phép duy nhất trên thế giới giúp duy trì tóc ở người mắc chứng hói. Nó không bày bán sẵn nhiều trên thị trường, và chi phí điều trị một năm rơi vào khoảng 800 bảng. Tác dụng phụ được quan sát trên một số lượng nhỏ bệnh nhân sử dụng thuốc này là mất ham muốn tình dục, phát triển tuyến vú ở nam giới và một số vấn đề khác.

    Viethome (theo belgraviacentre)

  • Khu nhà Garden House, nằm gần Sandringham Estate, mở cửa trên Airbnb nhưng kín khách đặt đến năm 2024. 

    Bất động sản này được đăng tải trên nền tảng thuê phòng Airbnb chỉ vài ngày trước khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời ở tuổi 96. Ngôi nhà thuộc sở hữu cá nhân của Nữ hoàng, không phải tài sản của chính phủ Anh, theo Metro. Khu nhà nằm gần Sandringham Estate, nơi gia đình hoàng gia thường đón Giáng sinh.

     dinh thu cua nu hoang cho thue 1

    Căn nhà hai tầng có bốn phòng ngủ, sức chứa tối đa 8 người, nằm trong khu đất rộng 8.000 hecta. Ngôi nhà nhỏ mang phong cách nông thôn Anh, được miêu tả là đẹp như tranh vẽ, nằm trong khuôn viên của một trong những dinh thự đẹp nhất của Nữ hoàng. Nơi đây phù hợp cho khách có nhu cầu tìm kiếm một kỳ nghỉ thực sự độc đáo, riêng tư.

     dinh thu cua nu hoang cho thue 1

    Khu đất là món quà sinh nhật tuổi 21 của Hoàng tử Albert vào năm 1862, sau đó được sử dụng làm nhà cho những người làm vườn. Sandringham Estate là nơi Nữ hoàng Elizabeth cùng gia đình thường tới nghỉ dưỡng vào những kỳ nghỉ lễ và cũng là nơi bà đưa ra bài phát biểu đêm Giáng sinh.

     dinh thu cua nu hoang cho thue 1

    Tọa lạc ở Norfolk Coast Area, khu nhà Garden house là một nơi bình dị, yên tĩnh. Du khách có thể thư giãn giữa những cây thường xuân và thưởng ngoạn tầm nhìn ra khu đất rộng 200 hecta xung quanh.

     dinh thu cua nu hoang cho thue 1

    Đồ nội thất đều từ bộ sưu tập của hoàng gia, mang lại cảm giác sang trọng, quý phái. Giá thuê dự kiến khoảng 300 bảng Anh nhưng nếu có nhu cầu, khách phải đợi tới năm 2024 vì hiện khu nhà đã kín chỗ.

     dinh thu cua nu hoang cho thue 1

    Nhà bếp rộng rãi, trang bị lò nướng, cửa sổ nhìn ra vườn. Phòng ăn được bố trí riêng biệt, phòng tiếp khách và sảnh khách cũng đều có cửa sổ lớn.

     dinh thu cua nu hoang cho thue 1

    Hai trong số các phòng ngủ được trang bị giường cỡ King, trong khi những phòng còn lại có 2 giường đơn. Đây không phải là bất động sản duy nhất của Hoàng gia Anh mở cửa đón khách đến ở. Các căn nhà nhỏ kiểu nông thôn ở Balmoral Estate gần đây cũng đã cho đặt phòng với giá chỉ từ 15 bảng Anh một đêm nhưng phải lưu trú tối thiểu một tuần.

    Theo VnExpress

  • Gần như cả thế giới đều đang xem series The Crown (Hoàng quyền) ngay lúc này. Ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, tính trên thị trường toàn cầu, số khán giả xem The Crown tăng tổng cộng gần bốn lần so với tuần trước đó...

    phim the crown 1

    Theo Variety, số liệu được công ty Whip Media đo lường trong ba ngày (từ ngày 9 - 11/9), lượng người xem The Crown tăng đột biến so với quãng thời gian cùng kỳ tuần trước đó. Rating ở Anh tăng đến 800%, lượng xem của phim tăng gấp bốn lần ở Mỹ và ba lần tại Pháp.

    Mặc dù được khán giả quan tâm hơn bao giờ hết, nhưng sau sự ra đi của Nữ hoàng, đoàn làm phim đã thông báo tạm dừng việc sản xuất phần 6. Theo biên kịch Peter Morgan, cả đoàn đã quyết định họp khẩn và dừng việc sản xuất nhằm tưởng niệm Nữ hoàng quá cố. "The Crown là một bức thư tình gửi tới Nữ hoàng và tôi không còn gì để nói thêm vào lúc này, ngoài sự im lặng và tôn trọng của mình. Vì sự tôn trọng dành cho Nữ hoàng, chúng tôi sẽ tạm ngừng việc quay phim", đại diện của series phim chia sẻ với Deadline.

    Hiện nay, mùa 5 của loạt phim với bối cảnh đầu những năm 1990 đã đóng máy và dự kiến khởi chiếu vào cuối tháng 11, còn mùa 6 đang trong quá trình ghi hình. Ở phần thứ 5, bộ phim cho thấy mặt tối trong mối quan hệ giữa Công nương Diana và Thái tử Charles cũng như phần còn lại của Hoàng gia khi họ giải quyết những vấn đề trong những năm 1990. Tiếp theo đây, phần 6 sẽ chuyển sang thời hiện đại, ghi lại những xung đột mà Hoàng gia gặp phải trong thế kỷ XXI.

    Các nhà sản xuất cho The Crown cũng đang chuẩn bị cho chiến dịch London Bridge - một giao thức thiết lập những gì sẽ xảy ra từ thời điểm Nữ hoàng qua đời cho đến khi Vua Charles III lên ngôi. "Chúng tôi có một phiên bản của chiến dịch London Bridge cho riêng mình", một người thuộc ê-kíp chia sẻ với The Post. "Quá trình quay phim sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức, trong ít nhất một tuần (kể từ khi Nữ hoàng qua đời). Chúng tôi cũng đang họp bàn với rất nhiều cuộc thảo luận, nhằm bàn kế hoạch khởi động lại dự án phim".

    phim the crown 1
    Trong The Crown, ba nữ diễn viên vào vai ba phiên bản của Nữ hoàng Elizabeth II ở các độ tuổi khác nhau.

    Loạt phim truyền hình chính kịch ăn khách The Crown khởi chiếu từ năm 2016, là một trong những series đắt đỏ của Netflix, tiêu tốn 130 triệu USD cho mùa đầu tiên. Câu chuyện phim mở đầu khi Elizabeth II bắt đầu lên ngôi Nữ hoàng năm 1952. Ba nữ diễn viên Claire Foy, Olivia Colman và Imelda Staunton đóng ba phiên bản của Elizabeth II ở các độ tuổi khác nhau.

    Qua năm mùa, tác phẩm tái hiện nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Hoàng gia Anh, dựa trên tư liệu hình ảnh, video sẵn có. Vì không được phép quay tại điện Buckingham, êkíp phim phải nhiều lần đến tham quan cung điện thật, rồi phục dựng hoàn toàn nội thất trong phim trường. Phim được các nhà sử học nổi tiếng như Annie Sulzberger, Robert Lacey... cố vấn.

    Sau khi những mùa đầu tiên được chiếu, từ khóa "Hoàng gia Anh có xem The Crown không?" được tìm kiếm nhiều trên các diễn đàn như Quora hay Reddit. Năm 2017, Sunday Express đưa thông tin Nữ hoàng Elizabeth II đã xem mùa đầu tiên. Con út của bà - Hoàng tử Edward - giới thiệu The Crown cho mẹ, đồng thời tổ chức chiếu phim vào mỗi tối thứ bảy hàng tuần cho các thành viên Hoàng gia.

    Trên Oprahmag, một thành viên Hoàng gia giấu tên nói Edward và vợ anh - Nữ bá tước Sophie - yêu thích The Crown. "Hoàng gia Anh có thông lệ chiếu phim vào mỗi cuối tuần. Các thành viên lái xe đến lâu đài Windsor, tham gia một buổi tiệc ấm cúng, xem phim và ăn tối cùng Nữ hoàng. Nhiều thành viên có tài khoản Netflix, nên giục bà xem tiếp các mùa sau của The Crown. Nữ hoàng thích loạt phim, nhưng cũng nói nhiều tình tiết bị thổi phồng quá đáng", nguồn tin cho biết.

    phim the crown 1
    Bộ váy cưới của nữ hoàng Elizabeth II - xuất hiện trong mùa đầu tiên.

    Thiết kế thời trang trong The Crown góp phần tăng sức hút cho series. Trả lời trên Harper's Bazaar, nhà thiết kế thời trang của phim - Michele Clapton - nói phải có đến sáu người, làm việc trong suốt bảy tuần, để hoàn thành bộ váy cưới của nữ hoàng Elizabeth II - xuất hiện trong mùa đầu tiên. Ngoài ra, ở cảnh đám cưới Công chúa Margaret, mùa hai, đoàn phim dụng công tái tạo chiếc kẹp tóc giống với chiếc Margaret từng mang ngoài đời, dù đây là chi tiết rất khó thấy khi lên hình. Trong năm 2017 - 2018, The Crown liên tiếp chiến thắng giải Hiệp hội Nhà thiết kế Phục trang (Costume Designers Guild), hạng mục Phục trang Cổ trang xuất sắc.

    Mùa bốn của series, phát sóng tháng 11/2020, khai thác chuyện tình giữa Công nương Diana và Thái tử Charles, chiến thắng bốn hạng mục tại Quả Cầu Vàng 2021, trong đó có giải Phim truyền hình chính kịch xuất sắc. Tại lễ trao giải Emmy 2021, The Crown cũng đã mang về cho Netflix cả 7 giải thưởng của thể loại chính kịch, bao gồm cả hạng mục quan trọng Series truyền hình chính kịch xuất sắc nhất.

    Trong mấy chục năm qua, có rất nhiều nữ diễn viên đã từng hóa thân thành Nữ hoàng Elizabeth II trên nhiều bộ phim khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có Helen Mirren trong The Queen - vai diễn giúp bà giành giải Oscar hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc - được "nguyên mẫu" mời đến Cung điện Buckingham trò chuyện.

    Theo VnEconomy

  • Dù có tính cách ngỗ ngược và khao khát tìm kiếm tình yêu trong suốt cuộc đời, Công chúa Margaret đã luôn chọn đứng bên cạnh, ủng hộ chị gái, cố Nữ hoàng Elizabeth II. 

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0

    Theo thứ tự thừa kế ngai vàng ban đầu, Lilibet (tên gọi lúc nhỏ của cố Nữ hoàng Elizabeth II) và em gái Margaret sẽ sống cuộc đời xa hoa nhưng không có quá nhiều trách nhiệm phải gánh vác với Hoàng gia Anh, theo ABC News.

    Nhưng ngày 11/12/1936, khi người chú không con của họ từ bỏ ngai vàng, số phận của hai chị em hoàn toàn thay đổi.

    Lilibet đã trở thành Nữ hoàng Elizabeth II, quốc vương trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh. Còn Margaret, cô gái có trí thông minh và khao khát ánh đèn sân khấu, phải dành phần đời còn lại của mình trong bóng tối để nhường hào quang cho chị gái yêu quý.

    Sự khác biệt vị trí có thể khiến hai chị em dần xa rời nhau, giống như cách chiếc vương miện đã chia cắt rất nhiều anh chị em hoàng gia trong suốt lịch sử.

    Nhưng bằng sự gắn kết đặc biệt, Nữ hoàng Elizabeth II và Công chúa Margaret đã gìn giữ mối quan hệ thân thiết như những ngày đầu trong suốt quãng đời còn lại, theo Andrew Morton, nhà văn, nhà báo chuyên viết tiểu sử cho các nhân vật hoàng gia.

    Ông viết trong cuộc sách Elizabeth and Margaret: The Intimate World of the Windsor Sisters: "Margaret là bản ngã thay thế, người tri kỷ của Nữ hoàng Elizabeth II. Trong suốt cuộc đời, Elizabeth và Margaret luôn đối chọi về tính cách. Nhưng người chị nhạy bén lại rất hợp với cô em gái nghịch ngợm".

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0
    Dù có tính cách và vai trò khác biệt, cố nữ hoàng và em gái vẫn giữ mối quan hệ thân thiết trong suốt cuộc đời. Ảnh: Ian Pretorius.

    Hoàn toàn khác biệt

    Vương tộc Windsor có lịch sử sản sinh ra một người thừa kế nghiêm túc, bảo thủ và một người anh chị em ưa mạo hiểm, nổi loạn.

    "Charles nhẫn nại so với Andrew bốc đồng. William thận trọng bên cạnh Harry liều lĩnh", Andrew Morton nói.

    Công chúa Margaret từng thừa nhận bà và chị gái nữ hoàng cũng rất vừa vặn với truyền thống này.

    "Khi có hai chị em gái, và một người là nữ hoàng, người phải là nguồn gốc của mọi danh dự và tất cả những gì tốt đẹp nhất, người còn lại phải là tâm điểm của sự xấu xa, đáng ghét", bà nói.

    Mặc dù có ngoại hình giống nhau đến kỳ lạ, nhưng hai chị em là những người cực kỳ khác biệt về tính cách.

    Buổi sáng của Nữ hoàng Elizabeth II tuân theo quy trình nghiêm ngặt phù hợp với một quốc vương: Bị đánh thức bởi tiếng kèn túi, uống trà một mình trước khi ngồi xuống để đọc thư từ và tài liệu.

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0
    Công chúa Margaret có tính cách đối lập với chị gái, Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: @womenshealthmag

    Ngược lại, em gái bà thức dậy lúc 9h, hút thuốc trên giường, uống rượu vào bữa trưa.

    Nữ hoàng đã dành nhiều thập kỷ để tìm hiểu và thảo luận nghệ thuật với hàng nghìn người tại các bữa tiệc ngoài vườn.

    Nhưng Công chúa Margaret được biết đến nhiều hơn với những bữa tiệc hoang dã trong nhà, nơi mọi người tự do hát hò, chơi piano, khiêu vũ, nói chuyện phiếm và uống rượu đắt tiền.

    "Không vâng lời là niềm vui của tôi", công chúa từng nói với nhà làm phim người Pháp Jean Cocteau.

    Với tính cách nổi loạn, Công chúa Margaret nổi tiếng với những câu nhận xét quá mức thẳng thắn.

    "Trông bạn không giống ngôi sao điện ảnh", bà nói với Grace Kelly khi họ gặp nhau vào những năm 1950.

    Bà nhận xét chiếc nhẫn đính hôn của minh tinh Elizabeth Taylor "thô thiển" và nói với người mẫu Twiggy biệt danh của cô là "không may mắn".

    Công chúa cũng phá bỏ nhiều quy tắc hoàng gia và được mệnh danh là "the house guest from hell" (tạm dịch: vị khách đến từ địa ngục).

    Bà thường đến muộn trong các bữa tiệc tối, dù hiểu rằng bữa ăn không thể bắt đầu cho đến khi mình tới.

    "Bữa tối diễn ra vào lúc 20h30 và 20h30, thợ làm tóc của Công chúa Margaret mới đến, vì vậy chúng tôi đã đợi hàng giờ đồng hồ trong khi ông ấy tạo ra một kiểu tóc gây sốc", tiểu thuyết gia người Anh Nancy Mitford nhớ về một bữa tiệc ở Paris vào năm 1959.

    Tình yêu bị ngăn cấm

    Sau khi mối tình giữa Vua Edward và Wallis Simpson, người phụ nữ từng 2 lần ly hôn, tạo ra khủng hoảng, Hoàng gia Anh muốn tránh mọi bê bối tình cảm sau đó.

    Vì vậy, khi Công chúa Margaret, lúc đó 22 tuổi, tuyên bố mình yêu Peter Townsend, người đàn ông hơn bà 16 tuổi và từng ly hôn, hoàng gia đã tìm mọi cách che đậy mối quan hệ này.

    Hầu như không có bất kỳ bức ảnh nào về cặp đôi này tồn tại, và các cận thần cung điện tiếp tục coi Margaret là một công chúa trẻ "độc thân".

    Nhưng vào ngày chị gái được tấn phong, hình ảnh Margaret thân mật bên Peter Townsend đã trở thành tâm điểm trên nhiều mặt báo. Chuyện tình của họ không còn là bí mật.

    Trong khi Nữ hoàng Elizabeth II yêu cầu cặp đôi cho bà một năm sau khi lên ngôi để ổn định cuộc sống trước khi chấp thuận hôn sự của họ, câu chuyện tình yêu trên các tờ báo lá cải đã khiến các cận thần và những thành viên khác của hoàng gia hoảng sợ.

    Hoàng gia Anh sau đó ra lệnh cho Đại úy Townsend chuyển đến Brussels để làm việc tại Đại sứ quán Anh.

    Công chúa Margaret đang ở Rhodesia vào thời điểm đó. Khi bà trở về, ông Townsend đã bị điều chuyển.

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0
    Công chúa Margaret tuyên bố sẽ từ bỏ Peter Townsend vào năm 1955. Ảnh: Derek Berwin/Fox Photos.

    Ba năm sau, khi ông Townsend trở về, câu hỏi về hôn nhân của Công chúa Margaret lại được đặt ra.

    Nữ hoàng, mặc dù lo lắng về sự phản đối của quốc hội và Giáo hội Anh, vẫn hết lòng ủng hộ em gái.

    "Nữ hoàng sẽ không muốn cản trở hạnh phúc của em gái mình", Thủ tướng Anthony Eden viết trong một bức thư gửi tới khối thịnh vượng chung.

    Nữ hoàng và ông Eden cùng nhau lập ra một kế hoạch để Công chúa Margaret có thể kết hôn với tình yêu của mình trong khi vẫn giữ tước vị hoàng gia và nhận tiền trợ cấp. Công chúa thậm chí có thể tiếp tục các nhiệm vụ của hoàng gia nếu công chúng chấp thuận.

    Nhưng kế hoạch không thành, Công chúa Margaret đứng giữa lựa chọn tình yêu và địa vị. Ba ngày sau đó, bà tuyên bố chia tay ông Townsend.

    "Cân nhắc đến lời dạy của Giáo hội rằng hôn nhân là bất khả phân ly và ý thức về bổn phận của mình đối với khối thịnh vượng chung, tôi đã quyết định đặt những điều này trước bất kỳ người nào khác", bà nói trong một tuyên bố.

    "Tôi rất biết ơn sự quan tâm của tất cả những người đã không ngừng cầu nguyện cho hạnh phúc của tôi".

    Bi kịch cuối đời

    Khi chia tay, Công chúa Margaret và Peter Townsend đã giao ước không bao giờ kết hôn với bất kỳ ai khác.

    Nhưng 4 năm sau, ông Townsend đã cầu hôn một phụ nữ Bỉ kém ông 25 tuổi. Đau lòng khi bị phản bội, công chúa biết đã đến lúc phải tiếp tục cuộc đời mình.

    Một năm sau đám cưới của tình cũ, công chúa bước vào Tu viện Westminster với 2.000 khách mời để kết hôn cùng nhiếp ảnh gia Antony Armstrong-Jones.

    Ông Armstrong-Jones là thường dân đầu tiên kết hôn với một công chúa trong 400 năm lịch sử hoàng gia. Nữ hoàng đã phong cho em rể của mình danh hiệu Bá tước xứ Snowdon.

    "Hoàng gia rất thích Tony. Ông ấy có sức quyến rũ tuyệt vời, rất biết cách cư xử", tác giả Anne de Courcy viết trong tiểu sử về bá tước.

    Nhưng mối quan hệ của cặp vợ chồng dần xấu đi.

    Vào đầu những năm 1970, cặp đôi mâu thuẫn đến mức bá tước sẽ giấu những tin nhắn thể hiện sự căm ghét trong đồ đạc của Công chúa Margaret.

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0
    Công chúa Margaret làm đám cưới với thường dân Antony Armstrong-Jones tháng 5/1960. Ảnh: AP. 

    "Ông ấy đã để lại những dòng ghi chú khó chịu trên bàn của công chúa, trong đó có một dòng với tiêu đề '24 Reasons Why I Hate You', khiến bà Margaret đặc biệt khó chịu", nhà viết tiểu sử hoàng gia Craig Brown cho biết.

    Khi mối quan hệ với chồng trở nên tồi tệ, Công chúa Margaret, lúc đó 43 tuổi, đã bắt đầu hẹn hò với Roddy Llewellyn, người làm vườn 25 tuổi.

    Họ giữ kín chuyện tình cảm trong vài năm, nhưng một tay săn ảnh cuối cùng đã phát hiện ra cặp đôi trên bãi biển ở Mustique.

    Ông Llewellyn sau đó nói về mối quan hệ của mình với công chúa: "Tôi không nghĩ đến hậu quả của một cuộc tình như vậy. Tôi chỉ đang làm những gì trái tim mách bảo".

    Các tờ báo lá cải của Anh đã rất kinh ngạc trước mối quan hệ giữa một công chúa lớn tuổi đã lập gia đình và người đàn ông mà họ mỉa mai gọi là "boy toy".

    Các thành viên của quốc hội thậm chí gọi Công chúa Margaret là "kẻ ăn bám". Nhưng bất chấp sức ép từ chị gái và chính phủ, bà vẫn từ chối chia tay người tình.

    Năm 1978, Công chúa Margaret trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên kể từ thời Vua Henry VIII đệ đơn ly hôn.

    Công chúa nổi loạn giảm số lần xuất hiện trước công chúng và dành nhiều thời gian hơn ở Mustique với người tình.

    Tuy nhiên, cuộc sống ổn định của bà cũng không thể kéo dài. Năm 1981, sau 8 năm bên nhau, Roddy Llewellyn và Margaret chia tay.

    Bà dành phần đời còn lại của mình để đi nghỉ cùng bạn bè trên những hòn đảo nhiệt đới và chỉ thỉnh thoảng xuất hiện cùng chị gái.

    Trong khi cố nữ hoàng được biết đến với sức khỏe dẻo dai và tuổi thọ cao, Công chúa Margaret yếu dần khi bước vào tuổi 50. Năm 2002, bà qua đời vì đột quỵ.

    Tại tang lễ em gái, Nữ hoàng Elizabeth II, được biết đến với tính cách mạnh mẽ khi trải qua nhiều biến cố, đối mặt với chiến tranh, đã lấy khăn tay lau nước mắt. Đó là một trong số những lần hiếm hoi cố nữ hoàng khóc trước công chúng.

    Theo Zing

  • James Mountbatten Windsor 0

    Lễ canh thức bên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II là lần hiếm hoi công chúng quan sát thấy Tử tước James Mountbatten-Windsor, cháu nội của cố nữ hoàng.

    Trong lễ canh thức bên quan tài cố Nữ hoàng Elizabeth II tối 16/9, ngoài những nhân vật quen thuộc của Hoàng gia Anh, công chúng còn nhận thấy một gương mặt trẻ ít được biết tới, đó là James Mountbatten-Windsor, cháu nội của Nữ hoàng Elizabeth, theo Independent.

    James là con trai của Vương tử Edward - Bá tước xứ Essex và Nữ bá tước Sophie. Danh hiệu của James là Tử tước xứ Severn.

    James Mountbatten Windsor 0
    Tử tước James trong lễ canh thức tối 16/9. Ảnh: AFP.

    8 nguoi chau thuc hien le canh thuc nu hoang
    8 người cháu của Nữ hoàng Elizabeth II thực hiện nghi lễ canh thức hôm 17/9. Ảnh AFP.

    Vương tử Edward và Nữ bá tước Sophie kết hôn tháng 6/1999. Cặp đôi sinh hai người con là Tiểu thư Louise năm 2003 và Tử tước James năm 2007.

    Trong khi Tiểu thư Louise đã nhiều lần xuất hiện trước báo giới, truyền thông Anh hiếm khi chú ý tới Tử tước James.

    Lễ canh thức bên thi hài Nữ hoàng Elizabeth II là lần hiếm hoi công chúng quan sát thấy Tử tước James bên cạnh các thành viên khác trong hoàng gia Anh.

    James Mountbatten Windsor 0
    Tử tước James. Ảnh: Getty.

    James Mountbatten Windsor 0
    Tử tước James và chị là Tiểu thư Louise. Ảnh: AFP.

    Khi hai con chào đời, Vương tử Edward lựa chọn không mặc nhiên trao tước vị hoàng gia cho các con. Đến năm 18 tuổi, James cũng như Louise sẽ có quyền lựa chọn có chấp nhận tước vị hay không.

    "Chúng tôi cố gắng nuôi dạy để các con hiểu chúng sẽ phải làm việc để kiếm sống", Nữ bá tước Sophie nói.

    James hiện xếp thứ 13 trong hàng kế vị ngai vàng của nước Anh. Trước đó, James từng tham dự một số sự kiện quan trọng khác của nước Anh như Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung, đám cưới Hoàng tử Harry hay đám cưới Công chúa Eugenie.

    Theo Zing

  • Mặc dù được hưởng rất nhiều đặc quyền, những các thành viên của Hoàng gia Anh đồng thời cũng buộc phải tuân theo nhiều quy tắc bất thành văn nghiêm khắc.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    1. Những người thừa kế không đi chung chuyến bay: Theo nghi thức hoàng gia, hai người thừa kế trực tiếp ngai vàng phải thực hiện các chuyến bay riêng biệt khi đi du lịch, một biện pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra tai nạn đáng tiếc. Điều đó có nghĩa là Vua Charles III và Hoàng tử William không thể bay cùng nhau. Khi tròn 12 tuổi, Hoàng tử George cũng sẽ không còn di chuyển chung máy bay với cha mình.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    2. Không đi ngủ khi quốc vương còn thức: Tương tự các quy tắc trên bàn ăn, Hoàng gia Anh cũng có một số " quy tắc ngầm" về giấc ngủ. Vào buổi tối, các thành viên không được phép đi ngủ trước quốc vương. Theo William Heseltine, cựu thư ký riêng của cố nữ hoàng, Công nương Diana từng thấy việc ngồi thừ người ra và chờ đến giờ đi ngủ là một "sự thống khổ".

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    3. Không ký tặng người hâm mộ: Hoàng gia Anh yêu cầu các thành viên không ký tặng cho người hâm mộ vì lo ngại mạo danh, làm giả chữ ký.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    4. Không chụp ảnh selfie: Hầu như không thể tìm thấy bất kỳ bức ảnh selfie nào từ các thành viên Hoàng gia Anh.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    5. Không phải chịu thuế thừa kế: Cái chết và thuế được cho là không thể tránh khỏi. Nhưng quốc vương của Vương quốc Anh được pháp luật miễn một loại thuế chính nhằm vào những người giàu có khi thừa kế: Thuế bất động sản. Theo The Economist, Vua Charles III không phải chịu thuế thừa kế khi thừa hưởng khối tài sản cá nhân trị giá 500 triệu USD từ cố Nữ hoàng Elizabeth II.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    6. Các từ bị cấm sử dụng: Trong cuốn sách Watching the English: The Hidden Rules of English Behavior, tác giả Kate Fox liệt kê hàng chục từ bị cấm trong kho từ vựng của Hoàng gia Anh. Ví dụ, các thành viên hoàng gia không sử dụng từ "toilet" do nguồn gốc từ tiếng Pháp. "Lavatory" hay "loo" là những lựa chọn dễ chấp nhận hơn. Một số từ khác không thuộc từ vựng hoàng gia bao gồm "patio," "perfume," "lounge" và "couch".

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    7. Hoàng tử mặc quần đùi cho đến khi 8 tuổi: Phong tục các thành viên nam của hoàng gia mặc quần đùi, áo choàng trong suốt thời thơ ấu có từ thế kỷ thứ 16 và hiện Hoàng gia Anh vẫn duy trì truyền thống lâu đời này. Hoàng tử George, Hoàng tử William, Hoàng tử Harry và cả Vua Charles III đều từng tuân theo quy tắc bất thành văn này.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    8. Công chúa nhỏ phải mặc váy: Cũng giống như các anh em trai của mình, các công chúa nhỏ của Hoàng gia cũng phải tuân theo những quy tắc ăn mặc khá khắt khe. Lấy ví dụ điển hình về công chúa Charlotte, tủ đồ của nàng công chúa nhỏ này được lấp đầy bởi những chiếc váy xinh xắn, sẵn sàng được sử dụng trong mọi dịp cô ra mắt công chúng.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    9. Không PDA (viết tắt của "public display of affection"): Không có quy định chính thức nào của Hoàng gia Anh cấm thể hiện tình cảm nơi công cộng, nhưng cố Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip đã đặt ra một tiền lệ khuyến khích các thành viên hoàng gia hạn chế ôm hôn, nắm tay trước công chúng. Với tư cách là người thừa kế ngai vàng, Hoàng tử William và Công nương Kate đã nghiêm ngặt tuân thủ quy tắc này để giữ hình ảnh chuyên nghiệp, thanh lịch.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    10. Quy tắc trang phục đối với nữ: cố Nữ hoàng Anh và các công nương, công chúa, nữ công tước rất ít khi mặc quần. Đa số đều diện váy trong các dịp quan trọng. Các thành viên nữ của Hoàng gia Anh cũng phải tuân theo quy tắc cầm, đeo túi xách, ví trên tay trái và vẫy chào công chúng bằng tay phải.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    11. Quy tắc trên bàn ăn: Một trong những quy tắc lớn nhất trên bàn ăn là các thành viên phải lặp lại hành vi của quốc vương trong suốt bữa ăn. Vì vậy, nếu quốc vương đặt dao nĩa xuống, điều đó có nghĩa là bữa ăn đã kết thúc. Luật bất thành văn cũng quy định các thành viên nữ phải uống nước từ cùng một vị trí trên cốc của họ để tránh làm lem vết son quá mức cần thiết. Theo truyền thống hoàng gia, các thành viên trong gia đình cũng không được phép ăn bất kỳ loại động vật có vỏ như tôm, cua, ốc... để tránh ngộ độc thực phẩm.

     quy tac bat thanh van cua hoang gia 1

    12. Phải dành thời gian vui chơi ngoài trời bất kể thời tiết: Với sự tin tưởng và đề cao tuyệt đối những lợi ích của việc vui chơi ngoài trời, các hoàng tử và công chúa từ nhỏ đã luôn được khuyến khích để hòa mình với thiên nhiên một cách thường xuyên nhất có thể. Vì vậy, dù thời tiết có thế nào, những đứa trẻ Hoàng gia bắt buộc phải dành một khoảng thời gian trong ngày để hoạt động ngoài trời.

    Theo Kiến Thức

  • Năm 1942, Nữ hoàng Elizabeth II là công chúa 16 tuổi. Mặc dù là thành viên hoàng gia Anh nhưng bà đăng ký "tòng quân" vì muốn góp sức cho quốc gia trong cuộc chiến chống ph.át x.ít.

    nu hoang anh tong quan 1

    Nữ hoàng Elizabeth II là vị quân vương có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh. Cuộc đời bà gắn liền với nhiều kỷ lục. Trong số này có việc tính đến nay, bà là thành viên nữ đầu tiên của hoàng gia Anh phục vụ trong quân đội.

    nu hoang anh tong quan 1

    Cụ thể, khi Thế chiến 2 nổ ra năm 1939, Nữ hoàng Elizabeth II lúc này là công chúa 13 tuổi. Do tình hình chiến sự khắc nghiệt nên hiều người kiến nghị Vua George VI và Vương hậu Elizabeth sơ tán hai con gái là công chúa Elizabeth và công chúa Margaret đến Canada. Tuy nhiên, Vương hậu Elizabeth từ chối vì gia đình bà sẽ không rời nước Anh trong bối cảnh người dân đối mặt với những đợt ném bom nguy hiểm của kẻ địch.

    nu hoang anh tong quan 1

    Vào năm 1942, khi 16 tuổi, công chúa Elizabeth đăng ký nhập ngũ theo lời kêu gọi của quốc gia. Hai năm sau, công chúa Elizabeth quyết tâm "tòng quân" chống ph.át x.ít bất chấp sự can ngăn của vua cha.

    Sau khi thuyết phục được vua cha, công chúa Elizabeth nhập ngũ. Bà gia nhập lực lượng hỗ trợ hậu cần (ATS), nhánh nữ binh của Lục quân Hoàng gia Anh.

    nu hoang anh tong quan 1

    Tại đơn vị này, công chúa Elizabeth học cách trở thành tài xế xe tải và là công nhân cơ khí, chuyên sửa chữa các dòng xe quân sự. Nhờ vậy, về sau, công chúa có thể thay bánh xe và tháo, ráp các loại động cơ khác nhau một cách thành tthạo. Bà cũng điều khiển tốt xe cứu thương.

    nu hoang anh tong quan 1

    Số hiệu của công chúa Elizabeth khi phục vụ trong quân đội là thợ cơ khí số 230873, đóng tại Camberley, Surrey.

    nu hoang anh tong quan 1

    Trong thời gian công chúa Elizabeth phục vụ trong quân đội, Vua George VI đảm bảo rằng con gái mình không được hưởng bất kỳ đặc quyền nào. Công chúa Elizabeth không ngủ trong trại lính mà lái xe quay về lâu đài Windsor vào ban đêm và trình diện tại đơn vị vào 9h sáng hôm sau.

    nu hoang anh tong quan 1

    Công chúa Elizabeth bắt đầu phục vụ trong quân đội như mọi nữ binh khác. Dù bà không phục vụ quân ngũ trên vai trò chiến đấu nhưng việc tham gia lực lượng ATS không có nghĩa là không gặp bất cứ rủi ro, nguy hiểm nào đến tính mạng. Một thống kê chỉ ra, vào thời đỉnh điểm, lực lượng ATS có 210.308 nữ thành viên và 335 người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

    nu hoang anh tong quan 1

    Năm 1947, trong cuộc phỏng vấn với báo chí, công chúa Elizabeth tiết lộ rất thích công việc dù vất vả của một người thợ cơ khí khi phục vụ trong quân ngũ thời Thế chiến 2.

    nu hoang anh tong quan 1

    "Một trong những niềm vui chính của tôi là làm việc đến mức móng tay đầy đất, tay lấm đầy dầu mỡ và khoe những vết tích lao động nặng nhọc đó cho bạn bè", công chúa Elizabeth tâm sự về khoảng thời gian nhập ngũ.

    Theo Kiến Thức