• Ung thư máu phổ biến ở nhóm dưới 18 tuổi. Trong khi đó, người 20 tuổi dễ mắc ung thư da hơn các loại khác.

    Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh cho biết số ca ung thư trong nhóm 20-40 tuổi đã tăng mạnh trong 20 năm qua so với nhóm trên 75 tuổi. Tiến sĩ Neil Bayman, Giám đốc y tế tại Bệnh viện chuyên khoa ung thư Christie (Anh), giải thích: “Bây giờ, chúng tôi chẩn đoán bệnh ở những người trẻ tuổi chính xác hơn so với 20 năm trước”.

    Một số loại ung thư là kết quả của đột biến gene trong tế bào và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một số loại khác bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường hoặc lối sống như hút thuốc, uống rượu và chế độ ăn.

    Mọi người nên quan tâm tới sức khỏe để phát hiện kịp thời các triệu chứng ung thư nói chung ở mọi lứa tuổi như mệt mỏi, đau không rõ nguyên nhân, sụt cân, sốt và đổ mồ hôi ban đêm.

    Tiến sĩ Bayman chia sẻ những loại ung thư có nhiều khả năng ảnh hưởng tới từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời:

    Dưới 18 tuổi: Ung thư máu

    Một phần ba số bệnh nhân ung thư dưới 14 tuổi mắc ung thư máu. Tỷ lệ sống qua 5 năm hiện lên tới 69%. 

    Yếu tố nguy cơ: Một số trường hợp được cho là nhiễm virus.

    Triệu chứng: Da nhợt nhạt, sưng hạch bạch huyết, bầm tím hoặc chảy máu không rõ lý do.

    Điều trị: Cấy ghép tủy xương và tế bào gốc; phương pháp CAR-T giúp hệ miễn dịch chống lại các tế bào ung thư.

    ung thu tung lua tuoi
    Nốt ruồi mới xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư da. Ảnh minh họa: DC

    20 tuổi: Ung thư da

    Ung thư da phổ biến ở nhóm 20 tuổi, chiếm lần lượt 43% và 18% số ca ung thư ở nữ giới và nam giới.

    Các yếu tố rủi ro: Một số người dễ bị các yếu tố tiêu cực của môi trường bên ngoài ảnh hưởng, bao gồm tia cực tím từ mặt trời hoặc giường tắm nắng.

    Triệu chứng: Nốt ruồi mới bất thường hoặc nốt ruồi cũ có sự thay đổi, phát triển; một mảng da biến dạng.

    Điều trị: Phẫu thuật sẽ đem lại hiệu quả nếu phát hiện ung thư sớm. Liệu pháp miễn dịch được sử dụng cho khối u ác tính tiến triển.

    30 tuổi: Ung thư não

    Các khối u não và cột sống chiếm khoảng 12% số ca ung thư ở cả nam và nữ thuộc nhóm tuổi 30.

    Yếu tố nguy cơ: Tiếp xúc với bức xạ và di truyền.

    Triệu chứng: Nhức đầu, ốm yếu, mệt mỏi, gặp vấn đề về thị lực, thay đổi hành vi.

    Điều trị: Liệu pháp chiếu chùm tia proton mang lại cuộc sống chất lượng lâu hơn và tốt hơn, ít tác dụng phụ. Phương pháp xạ trị này nhắm chính xác vào khối u, do đó cắt giảm tổn thương cho các mô và cơ quan khỏe mạnh xung quanh.

    40 tuổi: Ung thư đại trực tràng

    Mặc dù bệnh này phổ biến nhất ở nhóm trên 60 tuổi nhưng cũng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nhóm 25-49 tuổi, đặc biệt là nam giới.

    Yếu tố nguy cơ: Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh bao gồm quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.

    Triệu chứng: Phân có máu, thay đổi thói quen đại tiện.

    Điều trị: Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật kết hợp xạ trị, hóa trị.

    50-60 tuổi: Ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt

    Ung thư vú chiếm 1/3 số ca ung thư ở phụ nữ ở độ tuổi này.

    Yếu tố nguy cơ: Tuổi, cân nặng và rượu.

    Triệu chứng: Xuất hiện khối u, da sần, ngứa phát ban ở ngực.

    Điều trị: Nếu được phát hiện sớm, giải pháp chủ yếu là phẫu thuật cộng với hóa trị và xạ trị.

    Cứ 6 người đàn ông thì có 1 người mắc ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ tăng theo tuổi tác.

    Yếu tố nguy cơ: Tuổi tác, tiền sử gia đình, thay đổi gene.

    Triệu chứng: Tiểu rát, khó, đi nhiều lần vào ban đêm, nước tiểu đục và có máu.

    Điều trị: Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, liệu pháp hormone.

    70-80 tuổi: Ung thư phổi

    Đây là loại ung thư gây tử vong phổ biến nhất ở người lớn tuổi, chiếm 16% các trường hợp ở cả nam và nữ.

    Yếu tố nguy cơ: Liên quan chặt chẽ đến hút thuốc, ô nhiễm không khí.

    Triệu chứng: Ho kéo dài hơn 3 tuần, ho ra máu và đau vai.

    Điều trị: Nếu được phát hiện sớm, phẫu thuật hoặc xạ trị có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh.

    Theo Vietnamnet

  • Ung thư máu là căn bệnh phổ biến nhiều ở trẻ em nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới triệu chứng dai dẳng bất thường ở con mình.

    Cách đây 3 năm, Liu Xiaodi (12 tuổi) ở Trung Quốc bị sốt cao, sắc mặt tái nhợt, có nhiều vết bầm tím ở tay chân không rõ nguyên nhân. Cha mẹ đưa cậu bé tới bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện số lượng tế bào bạch cầu lên tới 100.000, gấp 10 – 20 lần so với mức bình thường, hơn nữa tiểu cầu của cậu cũng bất thường.

    Liu Xiaodi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (một loại ung thư máu), cần nhập viện điều trị. Bác sĩ tiên lượng xấu về tình trạng của cậu bé. Sau đó, cậu được ghép tủy xương từ cha mình, vượt qua nhiều cơn nhiễm trùng. Hiện tại, cơ thể cậu không còn tế bào ung thư, có thể đi học trở lại.

    bam tim tay chan 1
    Cậu bé có vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên tay chân.

    Wu Kangxi, trưởng khoa Ung bướu và Huyết học ở trẻ em tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Trung Sơn, Trung Quốc cho biết, ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu, một loại ung thư phổ biến ở trẻ em. Bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính có khả năng chữa khỏi cao hơn.

    Trong những năm gần đây, các bậc cha mẹ chọn lưu trữ tế bào gốc nên có thể nhanh chóng cấy ghép, nâng cao tỷ lệ điều trị thành công. Những ca khó ghép làm tăng các biến chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên, công nghệ cấy ghép hiện nay có thể khắc phục được điều này.

    bam tim tay chan 1

    Liu Xiaodi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính, nhiễm sắc thể và gen thuộc nhóm nguy cơ cao trong bệnh ung thư máu. Sau khi hóa trị và điều trị, bệnh không kiểm soát được. Điều đáng mừng là vào tháng 8/2022 sau khi nhận được tế bào gốc tạo máu của cha mình và trải qua ghép tủy, tình trạng đã được cải thiện đáng kể.

    Wu Kangxi cho biết, các bác sĩ đã theo dõi chặt chẽ giai đoạn nhiễm trùng của Liu Xiaodi. Ngoài việc điều trị bằng kháng sinh, cậu bé còn phải xét nghiệm máu, nước tiểu và nhiều thứ khác, ức chế thành công vi khuẩn và nhiễm virus. Cậu bé nằm trong phòng vô trùng, nằm viện khoảng 1 tháng và sau đó chuyển sang phòng bệnh đa khoa trong 3 tháng.

    bam tim tay chan 1
    May mắn cậu bé đã được xuất viện.

    Liu Xiaodi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính, nhiễm sắc thể và gen thuộc nhóm nguy cơ cao trong bệnh ung thư máu. Sau khi hóa trị và điều trị, bệnh không kiểm soát được. Điều đáng mừng là vào tháng 8/2022 sau khi nhận được tế bào gốc tạo máu của cha mình và trải qua ghép tủy, tình trạng đã được cải thiện đáng kể.

    Wu Kangxi cho biết, các bác sĩ đã theo dõi chặt chẽ giai đoạn nhiễm trùng của Liu Xiaodi. Ngoài việc điều trị bằng kháng sinh, cậu bé còn phải xét nghiệm máu, nước tiểu và nhiều thứ khác, ức chế thành công vi khuẩn và nhiễm virus. Cậu bé nằm trong phòng vô trùng, nằm viện khoảng 1 tháng và sau đó chuyển sang phòng bệnh đa khoa trong 3 tháng.

    Theo trithuccuocsong

  • Người đàn ông 65 tuổi, mắc ung thư giai đoạn cuối, tiên lượng sống dè dặt, song gia đình vẫn xin bác sĩ cho truyền hóa chất, với tâm lý "còn nước còn tát".

    Bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, thiếu máu do dinh dưỡng kém và hệ quả của hóa chất. Nhìn người bệnh gầy gò, cơ thể suy kiệt, bác sĩ Lê Văn Thành, Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K Trung ương, khuyên gia đình nên tạm dừng phác đồ hiện tại để nâng cao thể trạng trước, bao gồm truyền máu, truyền dịch, dinh dưỡng.

    "Tình trạng tốt hơn thì có thể cân nhắc điều trị tiếp hóa chất hoặc miễn dịch", bác sĩ động viên. Tuy nhiên, gia đình từ chối vì sợ "không hóa trị ngay thì tế bào ác tính lan nhanh, chết sớm". Họ cho rằng khi nào bệnh nhân yếu, không đủ sức điều trị nữa thì mới dừng lại.

    "Đó là lựa chọn của bệnh nhân và người nhà", ông Thành nói. Trên cương vị bác sĩ điều trị, ông đã phân tích cho gia đình việc hóa trị đến tận cuối đời có mang lại lợi ích, khiến bệnh nhân sống lâu và hạnh phúc hơn không, hay đổi lại là những tháng ngày bị đau đớn dày vò, kiệt quệ.

    Tương tự, người phụ nữ 45 tuổi, mắc ung thư bạch cầu cấp, từng được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, tưởng đã khỏi bệnh cách đây 5 năm. Tuy nhiên, từ tháng 3 năm ngoái, chị phải nhập viện do các tế bào ác tính quay lại, phải hóa trị nhiều lần. Hiện, bệnh nhân phải nằm viện vì nhiễm trùng, một tình trạng tồi tệ có thể lấy đi mạng sống bất cứ lúc nào, nhưng người bệnh xin bác sĩ tiếp tục hóa trị với niềm lạc quan "nhất định bệnh sẽ khỏi".

    ung thu giai doan cuoi
    Ở giai đoạn cuối, bác sĩ tư vấn bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ để xoa dịu nỗi đau thay vì điều trị hóa chất nặng nề. Ảnh: Theo Pexels

    Nhiều nghiên cứu trên toàn cầu chỉ ra rằng các bệnh nhân ung thư di căn sẵn sàng tiếp nhận mọi phương pháp điều trị, trong đó có những liệu pháp độc hại, chỉ mang lại lợi ích tối thiểu. Điều này xuất phát từ tâm lý lạc quan, hay còn gọi "còn nước còn tát", nỗ lực hết mình để có thể khỏi bệnh. Thực tế, y học ngày càng tiến bộ với các phương pháp điều trị đột phá. Công nghệ y tế tập trung vào việc "thách thức cái chết" bằng bất cứ giá nào, từ đó gieo vào bệnh nhân, người nhà cũng như bác sĩ những hy vọng rằng họ có thể được cứu chữa dù bệnh nặng đến đâu.

    Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra, điều trị hóa chất khiến cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối trở nên tồi tệ hơn do phải chịu các tác dụng phụ là cơ thể suy nhược, buồn nôn, chán ăn, rụng tóc... Đơn cử, công trình đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) nghiên cứu hơn 300 bệnh nhân có khối u ác tính di căn và ở giai đoạn cuối của bệnh (tiên lượng chỉ còn sống khoảng 4 tháng). Dựa vào các tiêu chí đánh giá về thể chất, tinh thần những tuần cuối đời của bệnh nhân, các chuyên gia kết luận hóa trị không giúp nâng cao chất lượng sống của các bệnh nhân, khuyến cáo các bác sĩ cân nhắc với nhóm này.

    Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid (Mỹ) cũng xác định việc hóa trị trong những tuần cuối đời của người bệnh ung thư là không cần thiết, không khuyến khích các bệnh viện thực hiện điều này.

    Hiện Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số người ung thư giai đoạn cuối mong muốn được truyền hóa chất. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng tâm lý "còn nước còn tát" vẫn được nhiều người bệnh và gia đình theo đuổi, điển hình là xin được hóa trị với kỳ vọng "tiêu diệt tế bào ác tính, ngăn chặn di căn, kéo dài sự sống".

    Dù vậy, nguyên tắc đạo đức và nghề nghiệp buộc bác sĩ đưa ra chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe người bệnh. Trường hợp nặng, bác sĩ giải quyết vấn đề tâm lý, chữa triệu chứng, tư vấn chăm sóc giảm nhẹ để nâng chất lượng sống cho người bệnh. Việc chăm sóc này gồm hai phần là điều trị giảm đau và chăm sóc tinh thần.

    Khi được chăm sóc giảm nhẹ đúng cách, người bệnh giảm đau đớn về thể chất, giải tỏa tâm lý tiêu cực, sống ý nghĩa trong những năm tháng cuối đời.

    Bác sĩ khuyên gia đình và người nhà nên đồng hành cùng chuyên gia y tế trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Gia đình nên trao đổi với người bệnh để chính họ đưa ra lựa chọn, không tự quyết định thay bệnh nhân.

    "Thay vì cưỡng ép điều trị trong đau đớn, gia đình có thể chọn chăm sóc giảm nhẹ, giúp bệnh nhân không phải sống ám ảnh cho đến lúc lìa đời", bác sĩ Thành nói.

    Theo VnExpress

  • ImmunoACT, một công ty công nghệ sinh học nhỏ có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ cho biết họ đã sản xuất thành công một liệu pháp CAR-T "cây nhà lá vườn" nhưng đạt hiệu quả điều trị tương đương với thuốc CAR-T của Mỹ.

    Có thể bạn đã nghe về CAR-T, liệu pháp điều trị ung thư cách mạng có thể giúp những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối – đặc biệt là ung thư máu và ung thư tủy lẽ ra chỉ sống thêm được vài tháng – nhưng sau khi điều trị thì bệnh tình của họ lại thuyên giảm, thậm chí khỏi hẳn chỉ sau một đợt truyền thuốc duy nhất.

    Là một liệu pháp miễn dịch tiên tiến và được phát triển riêng cho từng bệnh nhân, CAR-T tỏ ra rất hiệu quả. Nhưng đổi lại, giá thành của nó cũng rất đắt. Ví dụ, thuốc CAR-T nhãn hiệu Kymriah, do Novartis (Thụy Sĩ) phát triển có giá lên tới 475.000 USD, tương đương hơn 11,6 tỷ VNĐ/liều.

    Abecma, một liệu pháp CAR-T do hãng dược phẩm Bristol (Anh) phát triển cũng có giá 410.000 USD tương đương 10,2 tỷ VNĐ. Carvykti của J&J (Mỹ), một loại thuốc CAR-T khác cũng có giá 465.000 USD tương đương 11,3 tỷ.

    Mức giá cao ngất ngưởng của các loại thuốc CAR-T đang giới hạn phạm vi bệnh nhân có thể tiếp cận với chúng. Với số tiền tỷ phải bỏ ra, chưa kể viện phí, chỉ có những người giàu mới có đủ tài chính để sử dụng những loại thuốc chữa trị ung thư siêu đắt này.

    Thế nhưng bây giờ, mọi chuyện đang thay đổi.

    thuoc chua ung thu re dat 1
    Thuốc CAR-T nhãn hiệu Kymriah do Novartis (Thụy Sĩ) phát triển có giá lên tới 475.000 USD, tương đương hơn 11,6 tỷ VNĐ/liều.

    ImmunoACT, một công ty công nghệ sinh học nhỏ có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ cho biết họ đã sản xuất thành công một liệu pháp CAR-T "cây nhà lá vườn" nhưng đạt hiệu quả điều trị tương đương với thuốc CAR-T của Mỹ.

    Được ký hiệu là NexCAR19, liệu pháp này đã được Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn Thuốc Trung ương (CDSCO) Ấn Độ phê duyệt và hiện đang giúp điều trị cho 20 bệnh nhân mỗi tháng. 

    Điều quan trọng là tại Ấn Độ, mỗi bệnh nhân chỉ cần trả từ 2,5-3,3 triệu ruppee, tương đương 750 triệu – 1 tỷ VNĐ để chữa khỏi bệnh ung thư của họ. Đây là một mức giá phải chăng hơn rất nhiều nếu so sánh với các liệu pháp miễn dịch CAR-T đang được bán ra tại các nước phát triển như Mỹ. 

    ImmunoACT hi vọng thành công của họ sẽ giúp mở đường cho nhiều liệu pháp miễn dịch giá rẻ khác, tiếp cận đến các bệnh nhân ung thư nghèo, tại các quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới,

    CAR-T: Liệu pháp chữa khỏi ung thư kỳ diệu

    CAR-T là một liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư. Trong đó, các bác sĩ trích xuất tế bào T từ hệ miễn dịch của bệnh nhân, tìm cách kết hợp nó với thụ thế kháng nguyên nhân tạo (chimeric antigen receptor –CAR).

    Sau khi tạo thành tổ hợp CAR-T, loại thuốc này sẽ được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân. Thụ thể CAR sẽ đi tìm và gắn nó vào các tế bào ung thư mục tiêu. Tế bào T nhờ vậy có thể tấn công được căn bệnh, điều mà nó không thể làm trước đây, khi coi tế bào ung thư là một phần bình thường trong cơ thể.

    thuoc chua ung thu re dat 1
    Các bước trong quá trình điều trị ung thư bằng CAR-T.

    Điều trị CAR-T sẽ bắt đầu bằng một thủ thuật giống như hiến máu. Tại bệnh viện, các bác sĩ nối cơ thể người bệnh với một máy lọc máu. Khi máu được rút ra ngoài, máy lọc sẽ tách tế bào bạch cầu của bệnh nhân và cho vào một túi nhựa.

    Các kỹ thuật viên mang túi nhựa từ bệnh viện tới phòng thí nghiệm hay các cơ sở có khả năng kết hợp thụ thể CAR vào tế bào T. Thông thường, họ làm điều này bằng cách sử dụng một virus lành tính, đưa một đoạn mã di truyền vào tế bào T.

    Sau đó, mã di truyền sẽ hướng dẫn tế bào cách để "tự mọc" ra thụ thể CAR. Một khi đã đạt được điều này, các kỹ thuật viên cần nuôi ươm hàng triệu bản sao CAR-T và đóng gói lại thành những bịch thuốc.

    Thuốc sau đó được mang về bệnh viện, nơi bệnh nhân ung thư đang chờ được truyền trở lại cơ thể những tế bào CAR-T của chính mình.

    Vì toàn bộ quá trình gắn thụ thể CAR lên tế bào T này là cá nhân hóa, chúng rất phức tạp và cần đến bàn tay thủ công của con người, mỗi túi thuốc CAR-T như thế này là duy nhất cho từng bệnh nhân và không thể sản xuất đại trà, các công ty dược phẩm thường bán chúng với giá rất đắt.

    Bù lại, bệnh nhân điều trị với CAR-T chỉ cần truyền một liều duy nhất. Sau đó, các tế bào CAR-T này sẽ tiếp tục nhân lên trong cơ thể họ, đi tìm và diệt toàn bộ tế bào ung thư có kháng nguyên mà chúng nhận diện được.

    thuoc chua ung thu re dat 1
    Charles Jesso, một bệnh nhân ung thư hạch không Hodgkin người Canada, đang cầm trên tay bịch máu sẽ trở thành liệu pháp CAR-T của anh ấy. Năm 2021, Jesso bị bệnh viện trả về khi không đáp ứng với hóa trị. Các bác sĩ nói rằng anh sẽ sống không quá 6 tháng. Nhưng sau khi được truyền CAR-T vào năm 2022, Jesso đã gần như khỏi bệnh.

    Các bệnh nhân ung thư máu, bạch cầu và hạch bạch huyết thường sử dụng CAR-T như một biện pháp cuối cùng. Trong số đó, cứ 10 bệnh nhân thì có 6-9 người thuyên giảm, 4-5 người thậm chí không thể phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể sau điều trị, có thể được coi là khỏi bệnh.

    Tại Trung Quốc, các nhà khoa học cũng từng công bố một kết quả thử nghiệm ấn tượng với một phương pháp điều trị CAR-T. Trong đó, 33/35 bệnh nhân ung thư đa u tủy đã đạt tới mức độ thuyên giảm bệnh chỉ trong hai tháng điều trị.

    Thống kê cho tới hiện tại, có khoảng hơn 35.000 bệnh nhân ung thư trên thế giới đã được tiếp cận và sử dụng liệu pháp CAR-T. Tuy nhiên, giá thuốc cao đang hạn chế khả năng tiếp cận của đại đa số bệnh nhân.

    Không phải ai cũng có thể bỏ ra một số tiền tương đương hàng chục tỷ VNĐ để mua thuốc CAR-T, đặc biệt là các bệnh nhân ung thư đã rơi vào cảnh túng quẫn sau khi thử mọi phương pháp điều trị.

    Liệu pháp CAR-T giá rẻ của Ấn Độ cho hiệu quả điều trị tương đương, an toàn hơn nhưng giá thành chỉ bằng 1/10 so với của Mỹ

    Quá trình làm chủ công nghệ CAR-T của Ấn Độ bắt đầu từ một mắt xích quan trọng, một người phụ nữ có tên là Nirali N. Shah. Cô hiện là Trưởng bộ phận nghiên cứu bệnh ung thư máu Nhi khoa, trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NCI).

    Như ta có thể thấy từ cái tên của Nirali, cô ấy là một người Mỹ gốc Ấn. Tại NCI, Nirali chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu về CAR-T giúp điều trị bệnh ung thư máu ở trẻ em, đồng thời từng là Giám đốc Chương trình Học bổng của Viện, vị trí cho phép cô ấy thiết kế những chương trình hợp tác đào tạo để đưa sinh viên của Ấn Độ sang NCI thực tập.

    Năm 2017, trong nhiệm kỳ của mình, Nirali đã góp phần đưa 3 bác sĩ Ấn Độ bao gồm Alka Dwivedi và Rahul Purwar tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) và Gaurav Narula tại Bệnh viện Tata Mumbai tới NCI để tìm hiểu về công nghệ CAR-T mà Mỹ đang phát triển.

    thuoc chua ung thu re dat 1
    Nirali N. Shah (thứ ba từ phải sang) Trưởng bộ phận Nghiên cứu Bệnh ung thư máu Nhi khoa, trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NCI).

    "Họ muốn tìm hiểu toàn bộ quá trình tạo ra thuốc, từ sản xuất tế bào CAR-T chất lượng cao để dùng cho con người, đến cách thiết kế một thử nghiệm lâm sàng và kiểm tra liệu pháp", Nirali nói. Cô đã trực tiếp giảng dạy những kinh nghiệm của mình tại NCI cho nhóm bác sĩ Ấn Độ, đồng thời giới thiệu họ tới Trung tâm Kỹ thuật Tế bào của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ để học hỏi thêm.

    Sau quá trình đào tạo, nhóm bác sĩ người Ấn đã có thể trở về nước và bắt đầu công việc sao chép công nghệ CAR-T từ các đồng nghiệp ở Mỹ. Trong quá trình này, Nirali cũng nhiều lần trở về Ấn Độ, quê hương của cô để giúp nhóm IIT/Tata sản xuất và thử nghiệm loại thuốc nhân bản.

    Họ gọi nó là NexCAR19, có nghĩa là thế hệ thuốc CAR-T kế nhiệm phát triển từ năm 2019, dựa trên công nghệ nhắm đến kháng nguyên CD-19 có trên tế bào ung thư máu dạng lympho B. Đây cũng là mục tiêu mà thuốc CAR-T Kymriah của Novartis đang nhắm tới.

    Một công ty công nghệ sinh học "spin-off" từ Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) và Bệnh viện Tata được thành lập, các nhà khoa học Ấn Độ gọi nó là ImmunoACT. Đến năm 2021, NexCAR19 được phát triển thành công và thử nghiệm trên bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Tata.

    Kết quả khả quan của thử nghiệm này cho phép ImmunoACT mở rộng thử nghiệm lâm sàng lên quy mô 64 người. Trong số 53 bệnh nhân có thể được đánh giá (38 bệnh nhân mắc bệnh ung thư hạch và 15 bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu ung thư máu dạng lympho B), 26/38 bệnh nhân mắc bệnh ung thư hạch (68%) và 10/15 bệnh nhân mắc ung thư máu dạng lympho B (72%) đã đáp ứng với NexCAR19.

    thuoc chua ung thu re dat 1
    Bệnh nhân ung thư đầu tiên tại Ấn Độ được điều trị bằng liệu pháp CAR-T NexCAR19 hiện đã khỏi bệnh.

    Tất cả các phản ứng trong nhóm mắc ung thư máu dạng lympho B đều là phản ứng hoàn chỉnh - nghĩa là họ không có dấu hiệu ung thư sau khi điều trị - có thể được coi là khỏi bệnh.

    Không ai trong số 53 người tham gia gặp phải các tác dụng phụ về thần kinh thường thấy ở những người được điều trị bằng liệu pháp tế bào T-CAR được phê duyệt ở Mỹ.

    Chỉ một phần nhỏ (5%) bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ liên quan đến miễn dịch ở dạng nghiêm trọng được gọi là hội chứng giải phóng cytokine. Chỉ có 5 bệnh nhân phải nhập viện vì tác dụng phụ.

    Tất cả họ sẽ được theo dõi trong vòng 5 năm.

    Mô hình chuyển giao công nghệ cho các nước nghèo

    Với các kết quả kể trên, NexCAR19 được đánh giá có độ hiệu quả tương đương với các liệu pháp CAR-T tại Mỹ, thậm chí, độ an toàn của phiên bản CAR-T "Made in India" còn cao hơn so với một số phương pháp điều trị CAR-T đã được phê duyệt tại Mỹ.

    Dựa trên những số liệu này, cuối năm 2023, Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn Thuốc Trung ương (CDSCO) đã cấp phép cho NexCAR19, mở đường cho việc ra mắt thương mại liệu pháp này ở Ấn Độ.

    Tiến sĩ Dwivedi giải thích lý do tại sao CAR-T của Ấn Độ lại tỏ ra an toàn hơn một số liệu pháp CAR-T tại Mỹ, đó là bởi nhóm nghiên cứu của cô đã thực hiện một cải tiến sáng tạo, thêm protein người vào đoạn cuối kháng thể CAR – vốn được các nhà khoa học Mỹ lấy từ chuột.

    Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy thụ thể CAR 'được nhân bản hóa' có hoạt tính chống ung thư tương đương với loại có nguồn gốc từ chuột trong các loại thuốc CAR-T tại Mỹ, và tạo ra mức độ sản xuất cytokine thấp hơn, khiến NexCAR19 trở nên an toàn hơn.

    Trong khi đó, bác sĩ Rahul Purwar cho biết một cải tiến nữa nằm trong vector virus nhằm đưa gen sản xuất thụ thể CAR vào tế bào T. Nếu họ mua vector virus này từ các nhà sản xuất Mỹ, sẽ phải tốn ít nhất 16.000 USD để sản xuất thuốc cho mỗi bệnh nhân.

    Vì vậy, ImmunoACT đã nghiên cứu để tự sản xuất virus này tại Ấn Độ. Họ cũng tìm ra cách để nhân bản tế bào CAR-T đơn giản hơn, tránh sử dụng đến các loại máy móc đắt tiền. Tất cả những yếu tồ này đã giúp giá thành của NexCAR19 giảm xuống chỉ còn 1/10 so với các loại thuốc CAR-T tại Mỹ.

    Bác sĩ Nirali đánh giá đây là một thành công rất lớn trong chương trình hợp tác giữa các bác sĩ Ấn Độ và Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ mà cô đã thúc đẩy:

    "Các đồng nghiệp của tôi tại Ấn Độ đã có thể tạo ra một liệu pháp CAR-T hoàn toàn mới, có kết quả tương đương với những gì chúng tôi có ở Hoa Kỳ. Đáng chú ý hơn là họ có thể giữ chi phí ở mức thấp để sản xuất một liệu pháp dung nạp tốt – điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các bệnh nhân tại Ấn Độ".

    Trong tương lai, Nirali hi vọng hợp tác thành công giữa NCI và các bác sĩ Ấn Độ sẽ trở thành mô hình mẫu cho phép các quốc gia có thu nhập thấp mạnh dạn hơn trong việc làm chủ công nghệ CAR-T. Điều này sẽ giúp cho các bệnh nhân nghèo có thêm cơ hội tiếp cận được với liệu pháp điều trị tiên tiến này, thứ có thể chữa khỏi bệnh ung thư và đem đến cơ hội sống thứ hai cho họ.

    CafeF (tham khảo Nature, NIH, Indiatoday)

  • Các nhà khoa học tại Anh đang phát triển vắc xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới.

    vaccine ung thu phoi 1
    Vắc xin LungVax là nghiên cứu đột phá hướng tới ngăn ngừa ung thư phổi. Ảnh: Shutterstock

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London sẽ nhận được tài trợ trị giá 1,7 riệu bảng Anh (khoảng 53 tỷ đồng) từ Viện Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh và Quỹ ung thư CRIS trong hai năm tới để thực hiện công việc trong phòng thí nghiệm và sản xuất 3.000 liều vắc xin LungVax.

    LungVax là loại vắc xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi.

    Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ để phát triển vắc xin ngừa ung thử phổi LungVax tương tự như công nghệ của vắc xin Oxford/AstraZeneca chống lại COVID-19 do Đại học Oxford và Hãng dược AstraZeneca (Anh) phát triển và sản xuất.

    Giáo sư Tim Elliott - Trưởng nhóm nghiên cứu dự án LungVax cho biết, ung thư là một căn bệnh của chính cơ thể chúng ta và hệ thống miễn dịch khó có thể phân biệt được đâu là tế bào bình thường và đâu là ung thư. Bởi vậy, làm cho hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công tế bào ung thư là một trong những thách thức lớn nhất trong nghiên cứu ung thư hiện nay.

    "Nếu chúng ta có thể tái tạo thành công như đã thấy trong các thử nghiệm trong thời kỳ đại dịch, chúng ta có thể cứu sống hàng chục nghìn người mỗi năm chỉ riêng ở Anh" - Giáo sư Tim Elliott nói.

    Nếu các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy vắc xin kích hoạt phản ứng miễn dịch, vắc xin sẽ chuyển sang thử nghiệm lâm sàng. Vắc xin ung thư hoạt động bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận biết các tế bào ung thư là bất thường để tiêu diệt tế bào đó.

    LungVax cũng có thể đưa ra một lộ trình khả thi để ngăn ngừa một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, Giáo sư Jamal-Hanjani của Viện Francis Crick và Đại học College London nhấn mạnh giải pháp tối ưu để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi là ngừng hút thuốc, nguyên nhân gây ra hơn 7/10 trường hợp.

    vaccine ung thu phoi 1
    Trung tâm tiêm phòng tại Anh quốc. Ảnh: Baps.org

    Bà Michelle Mitchell - Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh cho hay: "Chúng tôi đang ở thời kỳ hoàng kim của nghiên cứu và đây là một trong nhiều dự án mà chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi khả năng sống sót của bệnh ung thư phổi”.

    Theo số liệu thống kê, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới.

    Ước tính có khoảng 2,2 triệu ca ung thư phổi mới và 1,8 triệu ca tử vong liên quan đến ung thư phổi xảy ra vào năm 2020, chiếm khoảng 11,4% tổng số ca ung thư và 18,0% tổng số ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới.

    Riêng tại châu Âu, theo số liệu từ Eurostat, ung thư phổi chiếm 4,5% tổng số ca tử vong ở châu Âu và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư tại lục địa.

    Viethome (theo Sky)

  • CAR-T được coi là cuộc cách mạng trong điều trị ung thư, nhưng không phải không có những rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc.

    CAR-T, trong những năm gần đây, được coi là một phương pháp điều trị ung thư mang tính cách mạng. Mỗi liều thuốc của liệu pháp này có giá lên tới hơn 10 tỷ VNĐ, nhưng nó có thể giúp nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối – lẽ ra chỉ sống được vài tháng sau khi không đáp ứng hóa trị - thuyên giảm, thậm chí khỏi hẳn chỉ sau một lần truyền thuốc duy nhất.

    Thống kê của FDA cho biết đã có khoảng 35.000 bệnh nhân ung thư được điều trị với CAR-T. Tại Việt Nam, liệu pháp CAR-T hiện cũng đang được thử nghiệm để điều trị cho một số bệnh nhân ung thư, bao gồm ung thư bạch cầu và ung thư hạch.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Charles Jesso, một bệnh nhân ung thư hạch không Hodgkin người Canada, đang cầm trên tay bịch máu sẽ trở thành liệu pháp CAR-T của anh. Năm 2021, Jesso bị bệnh viện trả về khi không đáp ứng với hóa trị. Các bác sĩ nói rằng anh sẽ sống không quá 6 tháng. Nhưng sau khi được truyền CAR-T vào năm 2022, Jesso đã gần như khỏi bệnh. Ảnh: Saltwire.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Kymriah, liệu pháp CAR-T của Novartis. Mỗi bịch thuốc này có giá hơn 11 tỷ VNĐ. Ảnh: Novartis.

    CAR-T: Liệu pháp điều trị ung thư cách mạng

    CAR-T là từ viết tắt của "Chimeric Antigen Receptor-T" tạm dịch là "tế bào miễn dịch T khảm thụ thể kháng nguyên". Để hiểu về cách thức liệu pháp chữa trị ung thư này hoạt động, chúng ta phải hiểu về nguồn gốc của bệnh ung thư.

    Ung thư phát triển khi có một số tế bào của cơ thể - vì một lý do nào đó - bị đột biến, tăng sinh mất kiểm soát để nhân lên không ngừng và hình thành các khối u chèn ép trong cơ thể.

    Thông thường, các tế bào của bạn đều có một vòng đời nhất định. Chúng được lập trình để chết sau một thời gian, tùy thuộc vào vị trí và chức năng của tế bào. Ví dụ tế bào da của bạn sẽ chết sau 39 ngày, tế bào máu có vòng đời 120 ngày, mọi tế bào gan sẽ bị chính lá gan đào thải sau khoảng 400 ngày.

    Khi một tế bào trong cơ thể bạn chết đi, một tế bào bên cạnh sẽ nhân đôi lên để chiếm vào chỗ trống chúng để lại – trừ tế bào thần kinh, đa số chúng không thể tái sinh một khi đã chết, đây cũng là nguyên nhân của các bệnh thần kinh liên quan đến não bộ.

    Tế bào chết đi mà không tái sinh rõ ràng là một vấn đề. Nhưng hóa ra, tế bào không chết mới lại là vấn đề nghiêm trọng hơn. Đó chính là những gì gây ra bệnh ung thư.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Ung thư xuất phát từ những tế bào "không chết" trong cơ thể. Ảnh Caris.

    Khi một tế bào vì một nguyên nhân nào đó bị đột biến mà sống lâu hơn vòng đời vốn có của chúng, các tế bào này sẽ rơi vào trạng thái tăng sinh. Chúng liên tục phân chia và nhân lên để hình thành các khối u.

    Trong quá trình đó, những tế bào tăng sinh này chiếm lấy tài nguyên, dinh dưỡng và không gian sống của tế bào khỏe mạnh. Chúng theo dòng máu lây lan và tiếp tục nhân lên khắp cơ thể - tình trạng được gọi là di căn.

    Đến một ngưỡng, lúc mà dân số của tế bào ung thư đã quá đông, và chúng tiếp tục không chết đi, ung thư sẽ làm suy giảm mọi chức năng trong cơ thể. Các khối u mà nó sinh ra chèn ép cơ quan nội tạng và cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ chức năng sống của bệnh nhân. Bệnh nhân sau đó sẽ tử vong.

    Có một vấn đề nan giải với ung thư, khiến nó khác với các căn bệnh khác và khó điều trị, đó là hệ miễn dịch của con người không coi ung thư là bệnh.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Tế bào T của hệ miễn dịch có thể nhận diện và tiêu diệt các yếu tố ngoại lai như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Nhưng nó không tự nhiên tiêu diệt tế bào ung thư.

    Đối với các bệnh truyền nhiễm, các tế bào T của hệ miễn dịch có thể nhận diện và tiêu diệt các yếu tố ngoại lai như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng – những sinh vật cũng nhân lên trong cơ thể, chiếm dụng dinh dưỡng, tài nguyên của cơ thể để gây bệnh.

    Các tế bào miễn dịch làm điều này thông qua các thụ thể phát hiện kháng nguyên. Các kháng nguyên của vi khuẩn thường biểu hiện ra bên ngoài bề mặt tế bào của chúng, hoặc các tế bào bị nhiễm virus cũng có kháng nguyên bên ngoài bề mặt.

    Khi tế bào T nhận diện và tiêu diệt được các tế bào này, số lượng mầm bệnh trong cơ thể sẽ nhanh chóng giảm đi, bệnh tình của bệnh nhân cũng sẽ thuyên giảm, sau đó họ sẽ khỏi bệnh.

    Tuy nhiên đối với ung thư, vì tế bào ung thư tăng sinh vốn chính là những tế bào trong cơ thể, chúng mang các kháng nguyên của chính cơ thể bạn chứ không phải kháng nguyên ngoại lai. Do đó, các tế bào T gần như bỏ qua cho chúng tự do phát triển.

    Những tế bào T này nghĩ tế bào ung thư là "người một nhà", và khi đó, chúng không tiêu diệt tế bào ung thư.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Bởi tế bào ung thư xuất phát từ chính cơ thể chúng ta và mang các kháng nguyên của chính cơ thể chúng ta, nên tế bào T của hệ miễn dịch không nhận diện chúng như một mầm bệnh cần tiêu diệt. Ảnh: Gilead Sciences.

    Tại đây, CAR-T được phát triển dựa trên một ý tưởng đơn giản nhưng mang tính cách mạng: Đó là giúp tế bào T của hệ miễn dịch nhận diện tế bào ung thư là một mầm bệnh rồi tiêu diệt chúng, giống như cách tế bào T tiêu diệt vi khuẩn và virus.

    Sử dụng chính hệ miễn dịch của cơ thể, CAR-T ưu việt hơn các biện pháp chữa trị ung thư cục bộ như phẫu thuật và xạ trị - vốn không có cách nào để loại bỏ hết tế bào ung thư.

    Đối với hóa trị, một biện pháp toàn thân nhưng sử dụng thuốc hóa học tổng hợp, CAR-T ưu việt hơn ở chỗ nó sử dụng chính cơ chế chữa bệnh tự nhiên và có chọn lọc vốn có của cơ thể, do đó, hạn chế được các tác dụng phụ khủng khiếp mà những bệnh nhân truyền hóa chất đang phải chịu đựng.

    Vậy CAR-T được thực hiện như thế nào?

    Câu hỏi dẫn chúng ta đến một buổi điều trị CAR-T cơ bản, trong đó, các bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật giống như hiến máu.

    Bệnh nhân ung thư được cắm ống tĩnh mạch IV nhằm mục đích rút máu của họ ra ngoài. Dòng máu chảy qua ống truyền, tới một máy lọc máu, nơi các tế bào bạch cầu T sẽ được lọc riêng ra, chảy vào bên trong một chiếc túi nhựa.

    Các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương và bạch cầu khác chảy qua một đường ống khác trở lại cơ thể bệnh nhân. Khi chiếc túi nhựa chứa tế bào T đã đầy, nó sẽ được thu thập lại để mang tới một công ty dược phẩm cung cấp liệu pháp CAR-T.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Trong bước đầu của CAR-T, bệnh nhân sẽ được nối với máy lọc máu để thu thập tế bào T. Ảnh: Gilead Sciences.

    Tại công ty dược phẩm, các kỹ thuật viên sinh học mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đội mũ trùm sẽ làm việc với các tế bào T trong một bước quan trọng quyết định đến thành bại của liệu pháp. Họ gắn thụ thể kháng nguyên CAR lên tế bào T, để giúp nó nhận diện tế bào ung thư.

    Có nhiều cách để làm được điều này, nhưng thông thường, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng một virus lành tính để lây nhiễm tế bào T. Các virus này đã được viết lại mã di truyền bằng phương pháp chỉnh sửa gen, để mang một đoạn RNA khớp với kháng nguyên của tế bào ung thư.

    Tùy từng bệnh ung thư mà kháng nguyên sẽ được thiết kế riêng để sử dụng. Chẳng hạn với bệnh nhân ung thư máu dạng tế bào lympho B, các kỹ thuật viên sẽ dùng virus được thiết kế cho kháng nguyên CD19. Với bệnh nhân ung thư đa u tủy xương, virus kháng nguyên BCMA sẽ được sử dụng.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Tế bào T của bệnh nhân ung thư được đưa tới phòng thí nghiệm và gắn thêm thụ thể kháng nguyên CAR. Ảnh: Gilead Sciences.

    Bây giờ, điều kỳ diệu sẽ xảy ra sau khi virus được thiết kế lây nhiễm tế bào T. Chúng sẽ truyền RNA được thiết kế sang cho tế bào, khiến tế bào T của bệnh nhân biểu hiện RNA bằng cách mọc ra các thụ thể CAR bên ngoài bề mặt của chúng.

    Các thụ thể CAR này như chiếc chìa khóa được đánh khớp với ổ khóa là các kháng nguyên của tế bào ung thư. Vì vậy, chúng sẽ có khả năng nhận diện tế bào ung thư và khiến tế bào T tiêu diệt chúng.

    Sau khi tạo ra được tế bào CAR-T, công việc của các kỹ thuật viên trong phòng vô trùng lúc này là nuôi chúng trong môi trường ươm, để có được hàng triệu bản sao tế bào CAR-T.

    Các tế bào này sau đó được thu thập vào những túi thuốc mà bạn đã thấy ở đầu bài viết. Chúng được hãng dược dán nhãn, sau đó, đưa trở lại bệnh viện để các bác sĩ truyền vào cơ thể bệnh nhân.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Tế bào CAR-T được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân ung thư. Ảnh: Gilead Sciences.

    Vì toàn bộ quá trình gắn thụ thể CAR lên tế bào T này là cá nhân hóa, chúng rất phức tạp và cần đến bàn tay thủ công của con người, mỗi túi thuốc CAR-T như thế này là duy nhất cho từng bệnh nhân và không thể sản xuất đại trà, các công ty dược phẩm thường bán chúng với giá rất đắt.

    Ví dụ, Kymriah của Novartis có giá lên tới 475.000 USD, tương đương hơn 11,6 tỷ VNĐ. Abecma của Bristol có giá 410.000 USD tương đương 10,2 tỷ VNĐ. Carvykti của J&J có giá 465.000 USD tương đương 11,3 tỷ VNĐ.

    Bù lại, bệnh nhân điều trị với CAR-T chỉ cần truyền một liều duy nhất. Sau đó, các tế bào CAR-T này sẽ tiếp tục nhân lên trong cơ thể họ, đi tìm và diệt toàn bộ tế bào ung thư có kháng nguyên mà chúng nhận diện được.

    dieu tri ung thu CAR T 1
    Sau khi được gắn thêm thụ thể kháng nguyên CAR, tế bào CAR-T đã có thể nhận diện tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Ảnh: Gilead Sciences.

    Trước khi đạt được sự chấp thuận của FDA, các thử nghiệm liệu pháp tại CAR-T tại Mỹ cho hiệu quả trong khoảng 60-90%.

    Các bệnh nhân ung thư máu, bạch cầu và hạch bạch huyết thường sử dụng CAR-T như một biện pháp cuối cùng. Trong số đó, cứ 10 bệnh nhân thì có 6-9 người thuyên giảm, 4-5 người thậm chí không thể phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể sau điều trị, có thể được coi là khỏi bệnh.

    Tại Trung Quốc, các nhà khoa học cũng từng công bố một kết quả thử nghiệm ấn tượng với một phương pháp điều trị CAR-T. Trong đó, 33/35 bệnh nhân ung thư đa u tủy đã đạt tới mức độ thuyên giảm bệnh chỉ trong hai tháng điều trị.

    Thống kê cho tới hiện tại, có khoảng hơn 35.000 bệnh nhân ung thư trên thế giới đã được tiếp cận và sử dụng liệu pháp CAR-T. FDA đã cấp phép cho 6 loại thuốc ứng dụng phương pháp này, bao gồm: Abecma và Breyanzi của Bristol, Yescarta và Tecartus của Kite, Carvykti của J&J (hợp tác với Legend Biotech) và Kymriah của Novartis.

    Vậy tại sao bây giờ FDA lại yêu cầu các hãng dược này dán nhãn cảnh báo trên sản phẩm của mình? Điều đó có ý nghĩa thế nào đối với CAR-T và cơ hội của những bệnh nhân ung thư trong tương lai?

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã gửi một bản thông báo tới 4 công ty dược phẩm bao gồm: Bristol Myers Squibb, Kite Pharma thuộc Gilead Sciences, Johnson & Johnson và Novartis, yêu cầu các công ty này cập nhật nhãn đen cho 6 liệu pháp điều trị ung thư của mình.

    Nhãn đen là nhãn cảnh báo an toàn cao nhất mà bạn sẽ tìm thấy trên vỏ hay bao bì của một loại thuốc. Đó cũng là thứ mà các bác sĩ cần lưu ý đến đầu tiên khi sử dụng một loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân của mình.

    Sáu loại thuốc mà FDA yêu cầu phải cập nhật nhãn bao gồm: AbecmaBreyanzi của Bristol, YescartaTecartus của Kite, Carvykti của Johnson & Johnson hợp tác với Legend Biotech và Kymriah của Novartis. Các sản phẩm này sử dụng một nguyên lý chung gọi là CAR-T, từng được FDA phê duyệt để điều trị một số bệnh ung thư bao gồm đa u tủy, u lympho tế bào B lớn và các bệnh ung thư máu khác.

    Nhưng vào tháng 11 năm ngoái, họ phát hiện một số bệnh nhân ung thư nhận thuốc cuối cùng lại phát triển một bệnh ung thư mới bên cạnh bệnh ung thư ban đầu.

    Bởi vậy, bắt đầu từ cuối tháng 1 năm nay, FDA yêu cầu các nhà sản xuất liệu pháp CAR-T phải dán nhãn đen cho sản phẩm và thêm cảnh báo nguy cơ ung thư thứ phát vào bao bì cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc của mình.

    Các bác sĩ được khuyến cáo phải giải thích rõ ràng cho bệnh nhân hiểu nguy cơ mà họ phải đối mặt, trước khi chấp nhận sử dụng CAR-T để điều trị. Người tiêu dùng, bao gồm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng cần phải nắm bắt được những thông tin mới này.

    Động thái của FDA được đưa ra, 2 tháng sau khi họ kết thúc một cuộc điều tra về độ an toàn lâu dài của CAR-T, trong đó phát hiện ít nhất 19 trường hợp từng điều trị ung thư bằng liệu pháp này, nhưng lại bị mắc thêm một bệnh ung thư mới.

    Cụ thể, đó là bệnh ung thư bạch cầu tế bào T, liên quan đến chính những tế bào T đã được chỉnh sửa để mọc ra thụ thể kháng nguyên CAR.

    Phó giáo sư, tiến sĩ Eric Smith, một nhà nghiên cứu ung thư học tại Trường Y Harvard cho biết, có lẽ vấn đề đã phát sinh ở bước sử dụng virus để thiết kế tế bào CAR-T:

    "Trong quá trình các tế bào này được tạo ra, chúng ta đã nhiễm một loại virus để mã hóa thụ thể kháng nguyên CAR vào DNA của tế bào T. Phần lớn thời gian, virus sẽ dung nạp tốt và không dẫn tới vấn đề nào nghiêm trọng.

    Thế nhưng, có một rủi ro về mặt lý thuyết, khi virus tích hợp ngay trước một gen liên quan đến ung thư, nó lại trở thành yếu tố kích hoạt tế bào T biến thành tế bào ung thư".

    Báo cáo của FDA không chỉ đích danh CAR-T đã gây ra ung thư tế bào T, nhưng họ tìm thấy bằng chứng đủ mạnh để yêu cầu các nhà sản xuất thuốc phải đưa nguy cơ này vào nhãn dán sản phẩm của mình.

    Cảnh báo "nên được đưa vào nhãn cho tất cả các liệu pháp miễn dịch tế bào T tự thân biến đổi gen nhắm đích BCMA và CD19", FDA cho biết.

    Mặc dù là một liệu pháp mang tính cách mạng, mở ra cơ hội chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân ung thư, CAR-T không phải không có tác dụng phụ. Trước cuộc điều tra của FDA, các bác sĩ từng biết rằng CAR-T có thể gây ra Hội chứng giải phóng cytokine (CRS).

    Đây là phản ứng gây nguy hiểm đến tính mạng, xảy ra khi cơ thể giải phóng một lượng lớn cytokines vào máu quá nhanh, dẫn đến phản ứng sốt, buồn nôn, đau đầu, phát ban, huyết áp thấp, và trong trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng.

    Ngoài ra, CAR-T cũng có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như nhức đầu, chóng mặt, co giật, rối loạn ngôn ngữ hoặc thậm chí hôn mê.

    Sau truyền CAR-T, một số bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng giảm bạch cầu, hồng cầu, và tiểu cầu. Một số bệnh nhân bị tăng sinh miễn dịch, khi các tế bào CAR-T tấn công cả tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây viêm và tổn thương nội tạng.

    So với các tác dụng phụ này, nguy cơ mắc ung thư thứ phát từ CAR-T được đánh giá là thấp. Ung thư tế bào T chỉ là một tác dụng phụ hiếm gặp của CAR-T.

    "Cho đến nay, chúng ta đã sử dụng CAR-T để điều trị cho khoảng 35.000 bệnh nhân - hoặc chí ít cũng gần tầm đó – nhưng toàn bộ thông tin mà FDA thu thập được chỉ tiết lộ có 19 trường hợp trong số 35.000 trường hợp mắc ung thư thứ phát", tiến sĩ Eric Smith cho biết.

    Ở tỷ lệ rất nhỏ tương đương với 0,054% này, ông cho biết CAR-T vẫn là một lựa chọn điều trị tốt đối với bệnh nhân. Và quan trọng là FDA chỉ đang yêu cầu các công ty cập nhật nhãn cảnh báo trên bao bì thuốc của mình chứ không thu hồi giấy phép của họ.

    "Đó là một điểm tuyệt vời. Chúng ta đã nói về những lợi ích của liệu pháp này, nó có thể là một bước cứu mạng các bệnh nhân ung thư, với tỷ lệ đáp ứng hơn 90% đối với một số bệnh ung thư nhất định. Ngay cả khi tất cả 19 bệnh nhân phát triển ung thư thứ phát này, bằng cách nào đó có liên quan trực tiếp đến liệu pháp tế bào CAR T, thì lợi ích vẫn sẽ vượt xa nguy cơ họ phải đối mặt", tiến sĩ Eric Smith nhận định.

    dieu tri ung thu CAR T 1

    dieu tri ung thu CAR T 11
    Johnson & Johnson đã thêm hộp cảnh báo đen cho Carvykti, liệu pháp CAR-T của hãng này đang được bán với giá 465.000 USD tương đương 11,3 tỷ VNĐ. Ảnh: Drugs.

    Về phía các công ty dược phẩm, đa số cho biết họ sẽ tuân thủ yêu cầu mới của FDA. Người phát ngôn của J&J cho biết công ty đã "làm việc với FDA để cập nhật thông tin kê đơn của thuốc Carvykti". Trên hướng dẫn sử dụng của Carvykti bây giờ đã có một khung đen cảnh báo thuốc có nguy cơ gây ra "ung thư máu thứ phát, bao gồm hội chứng loạn sản tủy và bệnh bạch cầu tủy cấp tính".

    Novartis cũng cho biết rằng họ sẽ cập nhật nhãn của Kymriah theo hướng dẫn của FDA. Trong khi đó, người phát ngôn của Bristol Myers cho biết công ty đang "đánh giá các bước tiếp theo để cập nhật nhãn cho thuốc Abecma và Breyanzi".

    Tất cả các động thái này không phải là để khẳng định CAR-T là một biện pháp điều trị nguy hiểm, mà chỉ để cảnh báo một rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Điều quan trọng là bệnh nhân, các bác sĩ và gia đình cần thảo luận một cách kỹ lưỡng về lợi ích cũng như rủi ro trước khi tiến hành liệu pháp CAR- T.

    Trong và sau điều trị, bệnh nhân cũng cần được theo dõi sức khỏe cẩn thận, bao gồm việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư thứ phát, từ đó, các bác sĩ sẽ có chiến lược can thiệp kịp thời, giúp bệnh nhân có được kết quả điều trị tốt nhất.

    Genk (Nguồn: Gizmodo, Nature, Nytimes, Harvard, FDA)

  • Các nhà nghiên cứu tại Viện TATA đã phát triển một loại thuốc có thể ngăn ngừa sự tái phát của bệnh ung thư và giảm 50% tác dụng phụ của việc điều trị ung thư.

    Tờ Economic Times đưa tin Viện TATA ở Mumbai, Ấn Độ đã phát triển một loại thuốc có thể ngăn ngừa sự tái phát của bệnh ung thư và giảm 50% tác dụng phụ của việc điều trị. Quá trình phát triển thuốc đã có được kết quả khả quan sau một thập kỷ nghiên cứu.

    Loại thuốc mới R+Cu chứa các chất chống oxy hóa như resveratrol và đồng có thể tạo ra gốc oxy chống ung thư. Chúng ngăn chặn các tế bào chết biến các tế bào khỏe mạnh thành ung thư, đồng thời hạn chế sự di chuyển của các tế bào ung thư từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể, được gọi là di căn.

    Các nhà nghiên cứu cho biết loại thuốc này có thể có hiệu quả trong điều trị ung thư tuyến tụy, phổi và miệng.

    Loại thuốc này dự kiến có giá chỉ 100 Rupee (tương đương 1,2 USD hay 30.000 đồng). R+Cu đang chờ Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) phê duyệt và có thể sẽ được tung ra thị trường vào tháng 6 đến tháng 7 năm nay.

    thuoc dieu tri ung thu
    Viện TATA ở Ấn Độ đã phát triển được loại thuốc chi phí thấp có thể ngăn ngừa ung thư tái phát (Ảnh: Getty Images)

    "Các tác dụng phụ của thuốc đã được thử nghiệm trên cả chuột và người nhưng thử nghiệm phòng ngừa chỉ được thực hiện trên chuột. Sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn thành thử nghiệm trên người cho phương pháp này", bác sĩ phẫu thuật Rajendra Badve thuộc Bệnh viện Tata Memorial tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với công ty truyền thông tin tức của Ấn Độ NDTV. Ông Rajendra Badve nói thêm "có những thách thức trong quá trình nghiên cứu" nhưng cuối cùng nó đã "thành công lớn".

    Viện TATA là một trong những cơ sở nghiên cứu ung thư lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới, được Bộ Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ tài trợ và kiểm soát.

    Sự phát triển thuốc điều trị ung thư này được báo cáo vài tuần sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga đang trên đà phát triển vaccine chống ung thư. Nhà lãnh đạo Nga cho biết: "Chúng ta đã đạt được một cột mốc quan trọng trong việc phát triển vaccine ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch thế hệ tiếp theo".

    Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết vào tháng 2 rằng Ấn Độ đã bổ sung thêm 30 bệnh viện ung thư mới trong 9 năm qua và việc xây dựng thêm 10 bệnh viện nữa đang được tiến hành. Chính phủ Ấn Độ cũng đã phát triển 150.000 trung tâm chăm sóc sức khỏe để giúp phát hiện sớm bệnh ung thư ở người dân nông thôn.

    Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất châu Á. Căn bệnh này được Chính phủ Ấn Độ coi là nguyên nhân chính gây lo ngại. Theo Chương trình Đăng ký Ung thư Quốc gia - Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, số ca mắc ung thư ở nước này được dự đoán sẽ tăng từ 1,46 triệu vào năm 2022 lên 1,57 triệu trong năm 2025.

    Theo VTV

  • Theo các nhà nghiên cứu, cậu bé là người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh u thần kinh đệm thân não, một loại ung thư đặc biệt ác tính.

    Khi Lucas được chẩn đoán mắc một loại u não hiếm gặp vào năm 6 tuổi, gia đình gần như tuyệt vọng, vì em được tiên lượng rất xấu, và có thể ra đi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, 7 năm sau, Lucas giờ đã 13 tuổi và không còn dấu vết nào của khối u.

    Bác sĩ người Pháp Jacques Grill - giám đốc chương trình điều trị u não tại Trung tâm Ung thư Gustave Roussy ở Paris, cũng là bác sĩ trực tiếp điều trị cho Lucas - vẫn còn xúc động khi nhớ lại khoảnh khắc thông báo cho cha mẹ cậu bé rằng, con trai họ sắp chết.

    Ông cho biết: "Lucas đã đánh bại mọi khó khăn để sống sót. Cậu là đứa trẻ đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh u thần kinh đệm thân não, một căn bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm". 

    Khối u có tên đầy đủ là u thần kinh đệm cầu não nội tại lan tỏa (DIPG), được chẩn đoán hàng năm ở khoảng 300 trẻ em ở Hoa Kỳ, và lên tới 100 trẻ em ở Pháp.

    Trước Ngày Quốc tế Ung thư Trẻ em, cộng đồng y tế đã ca ngợi những tiến bộ: 85% trẻ em hiện nay sống sót sau hơn 5 năm được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

    Tuy nhiên, triển vọng của trẻ em mắc khối u DIPG vẫn rất ảm đạm. Hầu hết không sống được một năm sau khi được chẩn đoán. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ có 10% còn sống sau 2 năm.

    Xạ trị đôi khi có thể làm chậm sự di chuyển nhanh chóng của khối u, nhưng không có loại thuốc nào hiệu quả khi chữa trị căn bệnh này.

    chua khoi ung thu nao
    Lucas là đứa trẻ đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi ung thư. Ảnh: AFP

    Bệnh nhân đầu tiên và đặc biệt 

    Với hy vọng "còn nước còn tát", Lucas được gia đình đưa từ Bỉ đến Pháp để em có thể trở thành một trong những bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm BIOMEDE - một loại thuốc mới tiềm năng để chữa trị DIPG.

    Ngay từ đầu, Lucas đã phản ứng mạnh mẽ với loại thuốc trị ung thư everolimus mà em được chỉ định. “Sau nhiều lần chụp MRI, tôi quan sát thấy khối u đã biến mất hoàn toàn” -  bác sĩ Grill kể.

    Nhưng bác sĩ không dám dừng phác đồ điều trị - ít nhất là cho đến cách đây một năm rưỡi, khi Lucas tiết lộ rằng em không còn dùng thuốc nữa.

    Cùng đợt với Lucas, 7 đứa trẻ khác mắc DIPG cũng được cho dùng thuốc điều trị tương tự, nhưng các em chỉ sống được thêm vài năm nữa. Chỉ có khối u của Lucas là hoàn toàn biến mất.

    “Tôi không biết có trường hợp nào giống em trên thế giới hay không”,  bác sĩ Grill nói thêm.

    Vì sao Lucas đáp ứng tốt với thuốc, trong khi những đứa trẻ khác thì không? Các bác sĩ cho rằng có thể điều này cũng phụ thuộc vào “đặc điểm sinh học” của từng khối u.

    “Khối u của Lucas có một đột biến cực kỳ hiếm gặp, khiến tế bào của nó nhạy cảm hơn nhiều với thuốc” - bác sĩ Grill cho biết.

    Những hy vọng cho tương lai 

    Các nhà khoa học đang tìm hiểu thêm về những bất thường di truyền trong khối u bệnh nhân, và tạo ra khối u trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

    Marie-Anne Debily, một nhà nghiên cứu giám sát công việc trong phòng thí nghiệm cho biết: “Trường hợp của Lucas mang lại hy vọng thực sự. Chúng tôi sẽ cố gắng tái tạo trong ống nghiệm những khác biệt mà chúng tôi đã xác định được trong tế bào của em ấy”.

    Nhóm nghiên cứu muốn tái tạo sự khác biệt di truyền của Lucas trong các cơ quan, để xem liệu khối u sau đó có thể bị tiêu diệt hiệu quả như ở Lucas hay không.

    "Nếu điều đó có hiệu quả, bước tiếp theo chúng tôi sẽ tìm một loại thuốc có tác dụng tương tự đối với các tế bào khối u, như những thay đổi tế bào này” - tiến sĩ Debily nói.

    Trong khi các nhà nghiên cứu rất hào hứng với hướng đi mới, họ vẫn cho rằng còn một chặng đường dài để tìm ra phương pháp điều trị khả thi.

    “Trung bình, phải mất từ ​​10 đến 15 năm để có một loại thuốc điều trị – đó là một quá trình lâu dài và kéo dài”  - bác sĩ Grill nhận định.

    Baophunu (theo CNA)

  • Thử nghiệm lâm sàng của Anh về phương pháp điều trị mới bằng ARN thông tin sẽ kiểm tra tính hiệu quả trong việc điều trị một loạt bệnh ung thư.

    lieu phap chua ung thu tien tien
    Một nhà khoa học kiểm tra một mẫu khối u. 

    Tờ The Guardian ngày 4.2 đưa tin một phương pháp chữa ung thư mới mang tính cách mạng, được gọi là liệu pháp mRNA, vừa được áp dụng cho các bệnh nhân tại bệnh viện Hammersmith ở phía tây London (Anh).

    Thử nghiệm nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp này trong điều trị khối u ác tính, ung thư phổi và các khối u rắn khác.

    Phương pháp điều trị mới sử dụng vật liệu di truyền được gọi là ARN thông tin (mRNA) và hoạt động bằng cách đưa các dấu hiệu chung từ khối u đến hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Mục đích là giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và chống lại các tế bào ung thư có những dấu hiệu đó.

    "Các liệu pháp miễn dịch ung thư dựa trên mRNA mới cung cấp một con đường để huy động hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân để chống lại bệnh ung thư của họ", theo bác sĩ David Pinato tại Đại học Hoàng gia London.

    Ông Pinato cho biết nghiên cứu này vẫn đang ở giai đoạn sơ khai và có thể mất nhiều năm trước khi có thể áp dụng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thử nghiệm mới đặt nền tảng quan trọng có thể giúp phát triển các liệu pháp chống ung thư mới ít độc hại hơn và chính xác hơn.

    Một số loại vắc xin ung thư gần đây đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu. Chúng thuộc 2 nhóm, gồm liệu pháp miễn dịch ung thư được cá nhân hóa, dựa vào việc trích xuất vật liệu di truyền của chính bệnh nhân từ khối u của họ. Nhóm thứ 2 gồm các liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư, chẳng hạn như liệu pháp mRNA mới được ra mắt ở London, được "làm sẵn" và phù hợp với một loại ung thư cụ thể.

    Mục đích chính của thử nghiệm mới mang tên Mobilize là để khám phá xem liệu pháp mRNA đặc biệt này có an toàn và dung nạp được với bệnh nhân ung thư phổi hoặc da và có thể thu nhỏ khối u hay không. Nó sẽ được sử dụng riêng lẻ trong một số trường hợp và kết hợp với thuốc trị ung thư pembrolizumab hiện hữu ở những trường hợp khác.

    Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù liệu pháp này vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu nhưng họ hy vọng cuối cùng có thể mang lại một lựa chọn điều trị mới cho những bệnh ung thư khó điều trị, nếu phương pháp này được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

    Theo Thanh Niên

  • Tại Anh, hiện có khoảng 420.000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư mỗi năm. Cancer Research UK (Cơ quan Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh) dự báo vào năm 2040, cứ mỗi phút ở Anh sẽ có một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

    Tỉ lệ sống sót sau ung thư ở Anh đã tăng gấp đôi trong 50 năm qua. Giờ đây, tốc độ tăng của các ca ung thư mới đang đòi hỏi Chính phủ Anh có những chiến lược mới phù hợp hơn.

    mac ung thu o anh
    Tốc độ tăng của các ca ung thư đang đòi hỏi Chính phủ Anh có những chiến lược mới phù hợp hơn - Ảnh: The Telegraph

    Sẽ có vắc xin ngừa ung thư

    Chính phủ Anh có tham vọng đưa đất nước trở thành "không khói thuốc" bằng lệnh cấm mới nhằm ngăn giới trẻ hút thuốc và giảm tỉ lệ người trưởng thành hút thuốc xuống dưới 5% vào năm 2030. Kết hợp với giảm uống rượu và điều chỉnh chế độ ăn uống ở người trung niên, Cancer Research UK kỳ vọng sẽ có hàng nghìn ca mắc bệnh mỗi năm được ngăn ngừa.

    "Người dân đang theo dõi rất chặt chẽ để xem liệu sẽ có một chiến lược rõ ràng, sự lãnh đạo mạnh mẽ và kế hoạch phù hợp với nguồn tài trợ, đảm bảo chúng ta không bị tụt hậu trên thế giới về sống sót sau ung thư. Hiện tại vẫn chưa đủ tốt", bà Michelle Mitchell, giám đốc điều hành Cancer Research UK, nói.

    Theo phát ngôn viên của Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội, nghiên cứu và khoa học đời sống rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư.

    "Chúng tôi cũng đã hợp tác với BioNTech và Moderna để giúp các bệnh nhân ở NHS trở thành những người đầu tiên trên thế giới được hưởng lợi từ vắc xin ung thư", người này cho biết.

    Thiếu hụt tiền nghiên cứu

    Theo bà Mitchell, Vương quốc Anh có nguy cơ mất vị thế là siêu cường nghiên cứu về bệnh ung thư. Đầu tư sẽ không theo kịp gánh nặng ngày càng tăng.

    Phân tích của tổ chức này cho thấy nếu thu nhập từ hoạt động gây quỹ không thay đổi, ngay cả khi chính phủ tăng tài trợ cho các dự án nghiên cứu, vẫn sẽ thiếu hụt khoảng 1 tỉ bảng Anh trong vòng một thập kỷ.

    Khoảng 2/3 nghiên cứu về ung thư được tài trợ công của Anh là do các tổ chức từ thiện hỗ trợ vào năm 2019, tương đương khoảng 400 triệu bảng Anh. Tiến sĩ Owen Jackson, giám đốc chính sách của Cancer Research UK, dự đoán vài năm tới tài trợ sẽ khó khăn do lạm phát.

    Bên cạnh đó, tác động của Brexit, sự gián đoạn trong các thử nghiệm lâm sàng do đại dịch COVID-19 gây ra và tình trạng thiếu kinh phí so với các đối tác như Mỹ đồng nghĩa với việc "thu hút nhân tài đến Vương quốc Anh khó khăn hơn nhiều" để thực hiện các nghiên cứu, theo bà Mitchell.

    Chết vì ung thư da do không trả tiền xét nghiệm riêng

    Ngày 1-1-2024, The Telegraph đưa tin một bệnh nhân 24 tuổi đã qua đời vì ung thư da sau khi từ chối làm xét nghiệm kiểm tra mẫu bệnh phẩm.

    Năm 2019, Gregor Lynn đã đến gặp bác sĩ đa khoa để thăm khám một tổn thương "khó chịu" ở sau gáy. Lynn trả 140 bảng Anh loại bỏ vết tổn thương này, nhưng quyết định không chi thêm 65 bảng Anh để gửi mẫu đi phân tích xem liệu nó có ác tính hay không, một thủ tục vốn được miễn phí tại NHS.

    Khoảng 14 tháng sau, vết thương vẫn còn dai dẳng, Lynn quay lại gặp bác sĩ và phát hiện ung thư da. Kết quả khám cho thấy ung thư đã di căn và dù được điều trị, Lynn qua đời chỉ hơn hai năm sau.

    Caroline Jones, trợ lý điều tra viên của hạt Cambridgeshire và Peterborough, hiện đã viết thư cho NHS và Bộ Y tế để nêu lên mối lo ngại về vụ việc.

    Theo Jones, NHS có những tiêu chí chấp nhận các trường hợp bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chăm sóc. Những người không thỏa tiêu chí sẽ quay về các bệnh viện tư, nơi tính phí một số dịch vụ. Mức phí này có thể là lý do khiến nhiều người không thể chi trả và phải đánh đổi bằng tính mạng.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Với nhiều căn bệnh ung thư nếu một người trong gia đình mắc bệnh thì các thành viên khác cũng cần cảnh giác.

    Ông Vương (đã thay đổi họ tên) 40 tuổi, Tuyền Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) được chẩn đoán có nốt mờ trong phổi tại một bệnh viện địa phương do ho có đờm nặng. Bác sĩ nghi ngờ đây là dấu hiệu đầu của ung thư phổi.

    Sau quá trình trao đổi, bác sĩ vô cùng kinh ngạc khi ông Vương cho biết, cha ông đã qua đời vì ung thư thực quản. Không chỉ vậy, trong số 12 anh chị em trong gia đình, có 5 người được chẩn đoán mắc ung thư phổi và 2 người đã không may qua đời. Ngoài ra cũng có người chị cả mắc ung thư dạ dày và người em thứ 8 mắc ung thư thực quản.

    Với số lượng lớn những người trong cùng gia đình mắc ung thư như vậy, ngoài những thói quen sinh hoạt chung gây hại cũng phải xét đến yếu tố di truyền.

    Các bác sĩ cũng cảnh báo một số loại ung thư có tính chất gia đình:

    ung thu di truyen
    Ảnh minh họa

    1. Ung thư vú

    Trần Tú Xuân, trưởng khoa Ngoại vú thuộc Bệnh viện ung thư Hà Nam (Trung Quốc) cho biết, theo một nghiên cứu phát hiện rằng 20 - 25% bệnh nhân ung thư vú có tính chất gia đình, trong đó 55% đến 60% là do di truyền vú.

    Gen di truyền liên quan đến ung thư vú là gen BRCA1, vì gen này dễ gây ra các bất thường về cấu trúc và chức năng nên những phụ nữ mang gen này có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Thông thường, nếu mẹ mắc bệnh ung thư vú thì khả năng con gái bị ung thư vú cao gấp 2 đến 3 lần so với những phụ nữ khác.

    Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người mang gen đột biến BRCA1 có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao tới 54%.

    Do xu hướng di truyền mạnh mẽ của bệnh ung thư vú nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư này, con cái cần đặc biệt chú ý đến sức khoẻ, thậm chí nên tiến hành xét nghiệm di truyền để đảm bảo sức khoẻ.

    2. Ung thư buồng trứng

    Ngô Tiểu Hoa, Trưởng Khoa Ung thư và Phụ khoa tại Bệnh viện Ung thư Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) cho biết, nguyên nhân chính khiến ung thư buồng trứng di truyền trong gia đình là do đột biến gen BRCA1/2. Nghiên cứu cho thấy hơn 90% bệnh ung thư buồng trứng di truyền là do đột biến gen BRCA1/2.

    Với những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng, nên tiến hành xét nghiệm xác nhận có đột biến gen BRCA1/2 hay không thông qua xét nghiệm di truyền hoặc tư vấn di truyền, thậm chí có thể buộc phải tiến hành cắt bỏ phòng ngừa theo ý kiến của các chuyên gia.

    3. Ung thư dạ dày

    Trần Tố Quỳnh, Trưởng khoa Ung thư Bệnh viện Nhân dân số 1 Ngân Xuyên (Trung Quốc) cho biết, ung thư dạ dày dù không phải bệnh di truyền nhưng nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với người bình thường.

    Do gia đình có thói quen sinh hoạt chung, ăn uống chung trong thời gian dài cùng nhau nên có thể gây ra cùng bệnh. Đây cũng là yếu tố để nói, nguyên nhân gây ung thư dạ dày trong cùng một gia đình không nhất thiết phải do yếu tố di truyền.

    Chính vì vậy, nên tiến hành tầm soát thường xuyên nếu trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày và phòng ngừa sớm. Cùng với đó, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng trên, chướng bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân... nên đến bệnh viện để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

    4. Ung thư gan

    Bác sĩ Vương Khiêm, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Gan mật và ụy của Bệnh viện Ung thư tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) cho biết nếu cha mẹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan thì con cái trong gia đình sẽ là mục tiêu phòng ngừa đầu tiên. Bởi virus viêm gan B có xu hướng dễ lây truyền trong gia đình và gây ra ung thư gan. Đặc biệt, con của những bà mẹ mang virus viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn.

    Ung thư gan chủ yếu liên quan đến lây nhiễm. Ví dụ, nếu trong gia đình có người mắc viêm gan B, viêm gan C thì những thành viên khác cũng dễ bị lây nhiễm, trở thành nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan cũng như các bệnh khác về gan như viêm gan siêu vi mãn tính, xơ gan...

    Tuy nhiên, chỉ cần bệnh nhân viêm gan được kiểm soát kịp thời, tích cực điều trị viêm gan và ngăn chặn quá trình phát triển của nó thì có thể giúp tránh được sự xuất hiện của ung thư gan.

    Nếu trong nhà có bệnh nhân viêm gan, cần tiêm chủng thường xuyên đồng thời nên dùng bữa riêng để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời, con cái của bệnh nhân ung thư gan cũng nên được kiểm tra sức khoẻ toàn diện và đầy đủ.

    Kênh 14 (Nguồn: Abolouwang, sohu)

  • Đào Mạnh Nghĩa - chàng trai quê Quảng Trị - là người duy nhất của Việt Nam được trao giải thưởng mang tên cố Công nương Diana năm 2023.

    giai thuong diana 1
    Ảnh của Đào Mạnh Nghĩa được ban tổ chức giải thưởng Công nương Diana Award đăng trên trang chính thức - Ảnh: DIANA AWARD

    Giữa tháng 12, Đào Mạnh Nghĩa, chàng trai quê tại Cam Lộ (Quảng Trị), vừa nhận được giấy chứng nhận giải thưởng Diana Award năm 2023 - giải thưởng mang tên Công nương Diana dành cho những người trẻ có tác động tích cực đến xã hội.

    Năm nay, Nghĩa là người duy nhất của Việt Nam nhận được vinh dự này.

    Chàng trai trẻ nặng lòng với xã hội

    Nghĩa lớn lên tại Cam Lộ (Quảng Trị) và theo học luật tại Đại học Luật TP.HCM. Hiện anh là cố vấn pháp lý cho một công ty luật của Nhật Bản tại thành phố này.

    Nhưng chàng trai trẻ này vẫn nặng lòng với các hoạt động xã hội. Và chính cơ duyên này đã dẫn Nghĩa đến với giải thưởng Diana Award.

    Để được chọn trao giải thưởng này, Nghĩa đã được đề cử lên ban tổ chức cùng nhiều lãnh đạo trẻ của các hoạt động xã hội khác trên toàn thế giới. Và sau nhiều vòng xét chọn từ nước Anh, Nghĩa là người duy nhất của Việt Nam được chọn để nhận giải thưởng này.

    "Đó là một bất ngờ lớn với tôi, là sự ghi nhận đóng góp của tôi cho xã hội. Và cũng sẽ là động lực cho tôi tiếp tục con đường của mình trong tương lai", Nghĩa nói.

    Nghĩa cho biết mình tham gia nhiều chương trình hoạt động của các lãnh đạo trẻ của những hội nhóm hoạt động vì cộng đồng ở khu vực ASEAN và châu Á.

    Nghĩa cũng là người sáng lập Sáng kiến DMN - một chương trình cho giới trẻ có mục đích tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc; các vấn đề về pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế; các vấn đề mang tính quốc tế, ngoại giao.

    giai thuong diana 1
    Giấy chứng nhận đoạt giải thưởng Diana Award mà Nghĩa mới nhận được từ nước Anh - Ảnh: NVCC

    Sáng kiến DMN có một nguồn quỹ. Thông qua nguồn quỹ này, Nghĩa đã giúp kêu gọi được hơn 20.000 USD để thực hiện các hoạt động xã hội trong thời kỳ dịch COVID-19. Từ số kinh phí này, Sáng kiến DMN của Nghĩa đã giúp đỡ hơn 50.000 người dễ bị tổn thương nhất thông qua việc hỗ trợ vật tư y tế, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và các hình thức hỗ trợ quan trọng khác.

    Cho đến nay, Sáng kiến DMN đã hỗ trợ hơn 100.000 người. Hơn 20.000 vật tư y tế đã được phân phối và hơn 100 gói hỗ trợ tài chính đã được gửi đi.

    Luôn hướng về người trẻ và quê hương

    Nghĩa từng đoạt giải quán quân cuộc thi viết luận học thuật ASEAN - Hàn Quốc, được bổ nhiệm làm đại sứ tổ chức Một Thế Giới Trẻ và cũng là đại sứ chương trình My World 2030 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Anh cũng từng tham gia chương trình Nhà lãnh đạo trẻ CIMB tại Malaysia; hội nghị thượng đỉnh One Young World; hội nghị học thuật ASEAN - Hàn Quốc tại Seoul...

    Mới đây nhất, anh cũng đại diện Việt Nam tham gia chương trình Sáng kiến chính sách lãnh đạo trẻ ASEAN 2023 tại Thái Lan.

    Đây là diễn đàn quốc tế, tập hợp và trao quyền cho thanh niên khởi xướng các giải pháp giải quyết những vấn đề xã hội hiện nay từ khía cạnh vi mô đến vĩ mô.

    Nghĩa luôn trăn trở với việc làm sao để có thể khơi dậy tiềm lực của thanh niên ở quê hương trong tiến trình hội nhập quốc tế.

    "Do điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhiều thanh niên ở tỉnh Quảng Trị vẫn chưa có cơ hội tiếp cận với thông tin về những chương trình mang yếu tố nước ngoài và cũng chưa có một dự án nào tập trung giải quyết toàn diện vấn đề này", Nghĩa nói.

    Đó cũng là điểm bắt đầu cho Sáng kiến DMN ra đời.

    "Với chương trình, chúng tôi mong muốn tạo ra một mạng lưới các nhà lãnh đạo trẻ thông qua các hoạt động như cuộc thi Nhà lãnh đạo trẻ DMN; các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế về những vấn đề mang tính quốc tế; các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm và khóa đào tạo kỹ năng; chương trình thiện nguyện…", Nghĩa kỳ vọng.

    Giải thưởng Diana Award là gì?

    Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown (nhiệm kỳ 2007-2010) và một hội đồng thành lập giải thưởng Diana năm 1999. Giải thưởng trở thành tổ chức độc lập năm 2006. Giải thưởng nối tiếp di sản của Công nương Diana bằng cách tôn vinh những ứng viên từ 9 - 25 tuổi có hoạt động xã hội tích cực.

    Giải hoạt động theo mô hình đề cử và đánh giá ứng viên dựa trên 5 tiêu chí: tầm nhìn, tác động xã hội, khả năng truyền cảm hứng, tinh thần trẻ khi lãnh đạo và hành trình phụng sự.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Chemistry, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã phát minh ra phương pháp mới có thể tiêu diệt đến 99% tế bào ung thư.

    Phương pháp này được gọi là "Búa khoan phân tử" dùng rung động để xé nát khối u ung thư, theo trang tin của Đại học Rice (Mỹ) - Rice University.

    thuoc tri ung thu 2
    Các nhà khoa học đã dùng ánh sáng cận hồng ngoại để tạo rung động đồng loạt - gọi là dao động plasmon, để phá vỡ tế bào ung thư. Ảnh: Shutterstock

    Các nhà nghiên cứu từ 3 trường đại học của Mỹ: Đại học Rice, Đại học Texas A&M và Đại học Texas, đã dùng aminocyanine - một loại thuốc nhuộm huỳnh quang thường được sử dụng trong y học, để đánh dấu tế bào ung thư, rồi chiếu ánh sáng cận hồng ngoại để tạo rung động đồng loạt - gọi là dao động plasmon, để phá vỡ tế bào ung thư.

    Điều kỳ diệu là kết quả đã tiêu diệt 99% tế bào khối u ác tính ở người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, theo Rice University.

    Nhà hóa học James Tour, giáo sư khoa học vật liệu và kỹ thuật nano, Đại học Rice, cho biết: Điều đặc biệt là dao động này được kích hoạt bằng ánh sáng cận hồng ngoại. Ánh sáng này có thể xuyên qua cơ thể rất sâu, tiếp cận các cơ quan hoặc xương mà không làm tổn thương mô.

    Tác giả chính của nghiên cứu, nhà khoa học Ciceron Ayala-Orozco, Đại học Rice, cho biết: Đây là lần đầu tiên dao động plasmon được sử dụng để kích thích toàn bộ phân tử và tạo ra lực cơ học để đạt được một mục tiêu cụ thể là xé nát màng tế bào ung thư, theo Rice University.

    Theo Thanh Niên

  • Biểu hiện lạ khi đi tất khiến bệnh nhân người Anh quyết định đi khám. Ông nhận thông báo bị u tủy - loại ung thư máu khó chữa.

    Khi đặt lịch hẹn với bác sĩ, ông Mark Davies, sống ở London (Anh), chưa bao giờ nghĩ rằng mình bị ung thư. Bác sĩ cho biết ông Mark bị u tủy, căn bệnh ung thư máu khó chữa, giết chết 3.000 người ở Anh mỗi năm.

    u tuy 0
    Ông Mark trong quá trình điều trị. Ảnh: Express

    Ông Mark, hiện 56 tuổi, nhớ lại: “Bàn chân và mắt cá chân của tôi có cảm giác rất kỳ lạ, vừa đau đớn vừa như thể tôi đang mang tất ướt”.

    Bác sĩ cũng bối rối với triệu chứng đó và yêu cầu ông Mark xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy nam bệnh nhân bị u tủy giai đoạn sớm. Sau đó, bệnh chuyển biến sang giai đoạn ung thư toàn phát, cột sống của ông bị tổn thương. Nam bệnh nhân bi quan, cảm thấy mặt đất như nứt ra và nuốt chửng mình.

    Trong quá trình điều trị, gia đình và bóng đá là chỗ dựa tinh thần của ông Mark. “Bóng đá, đặc biệt là CLB Middlesbrough, là nguồn động viên, giúp tôi quên đi mệt mỏi khi phải hóa trị và nằm liệt giường khoảng một năm. Tôi lớn lên gần Middlesbrough và cảm thấy có mối gắn bó sâu đậm với khu vực này, từ những ngày tôi còn nhỏ. Nguồn hỗ trợ lớn nhất tất nhiên là gia đình và bạn bè”.

    Hiện tại, theo Express, ông Mark đã thuyên giảm sau quá trình điều trị bằng hóa trị và ghép tế bào gốc.

    u tuy 0
    Gia đình và tình yêu bóng đá giúp ông Mark vượt qua khó khăn. Ảnh: Express

    Ông bố hai con đã hợp tác với tổ chức từ thiện ung thư máu Myeloma UK để truyền thông về các dấu hiệu cảnh báo của u tủy và những tổn thất tinh thần khi sống chung với căn bệnh không thể chữa khỏi.

    “Thật khó khăn cả về thể chất lẫn tinh thần. Tôi bị trầm cảm kéo dài. Tôi đang thuyên giảm nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chấp nhận sự bất ổn khi sống chung với u tủy. Tôi biết, nhiều khả năng một ngày nào đó bệnh sẽ quay trở lại và chúng tôi sẽ phải cố gắng lần nữa”.

    Tiến sĩ Sophie Castell, Giám đốc điều hành Myeloma UK, chia sẻ tổ chức từ thiện sẽ tiếp tục nỗ lực cho đến khi mọi bệnh nhân u tủy đều được tiếp cận với sự hỗ trợ cần thiết.

    Ông Mark đã phát hành một cuốn hồi ký cũng là “bức thư tình” gửi CLB bóng đá Middlesbrough. “Tôi không nghĩ tâm sự của mình sẽ được chuyển thành sách, nhưng thật tuyệt vời khi điều đó diễn ra. Ở một khía cạnh nào đó, đây là liệu pháp tốt và giúp tôi chấp nhận những gì mình đã trải qua - điều trị, cấy ghép, phục hồi”, người đàn ông Anh nói.

    “Tôi có niềm hy vọng mạnh mẽ rằng cuốn sách có thể hữu ích phần nào cho những người đang trải qua hoàn cảnh tương tự. Bạn mắc một loại ung thư không thể chữa khỏi không có nghĩa là cuộc sống đã kết thúc”, ông Mark bày tỏ.

    Theo Vietnamnet

  • Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Anh sẽ là cơ quan đầu tiên trên thế giới cung cấp thuốc tiêm điều trị ung thư cho hàng trăm bệnh nhân tại nước này, có thể giảm tới 3/4 thời gian điều trị.

    Reuters đưa tin ngày 30/8, Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Anh đã phê duyệt loại thuốc điều trị ung thư tiêm dưới da chỉ mất 7 phút cho cả một quá trình từ chuẩn bị đến tiêm.

    Được biết, loại thuốc này có tên Atezolizumab, còn được gọi là Tecentriq, vốn được truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, quá trình này kéo dài 30 phút, thậm chí 60 phút đối với một số bệnh nhân khó tiếp cận tĩnh mạch.

    Tuy nhiên, với loại thuốc Atezolizumab mới được tiêm dưới da, quá trình này chỉ mất 7 phút từ chuẩn bị đến tiêm. Theo NHS, hiện có hàng trăm bệnh nhân đủ điều kiện được điều trị bằng Atezolizumab tiêm dưới da.

    thuoc tri ung thu 7 phut
    Ảnh: Reuters.

    Tiến sĩ Alexander Martin, bác sĩ tư vấn ung thư tại West Suffolk NHS Foundation Trust, cho hay: "Sự phê duyệt này không chỉ cho phép chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc thuận tiện và nhanh hơn cho bệnh nhân mà còn giúp điều trị cho nhiều bệnh nhân hơn trong ngày".

    Atezolizumab do Genentech, công ty trực thuộc Roche, sản xuất. Đây là một loại thuốc trị liệu miễn dịch, giúp trao quyền cho hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị hiện được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vú, gan và bàng quang.

    The Guardian dẫn lời Marius Scholtz, Giám đốc y tế của Roche, cho biết thêm: “Tiêm Tecentriq dưới da giúp thời gian điều trị nhanh hơn vì chỉ mất khoảng 7 phút, so với 30 đến 60 phút đối với phương pháp truyền tĩnh mạch hiện tại. Chúng tôi rất vui mừng khi các bệnh nhân trên khắp nước Anh được tiếp cận với phương pháp tiêm này".

    Các nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân ung thư thích phương pháp tiêm dưới da hơn, thay vì truyền tĩnh mạch.

    Ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Atezolizumab có thể làm giảm 34% nguy cơ tái phát ung thư hoặc tử vong sau phẫu thuật và hóa trị. Phương pháp điều trị mới hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại protein ngăn hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư, cũng như làm cho các tế bào ung thư trở nên rõ ràng hơn trước hệ thống miễn dịch.

    NHS dự kiến phần lớn trong số khoảng 3.600 bệnh nhân bắt đầu điều trị Atezolizumab hàng năm ở Anh sẽ chuyển sang phương pháp tiêm tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, họ nói thêm rằng những bệnh nhân được hóa trị liệu kết hợp với Atezolizumab có thể vẫn được truyền tĩnh mạch.

    Kiến Thức (theo Reuters/Guardian)

  • Bailey Mcbreen, người Mỹ, chưa bao giờ tưởng tượng rằng việc cô bị ợ hơi 5-10 lần một ngày lại là dấu hiệu của căn bệnh ung thư ruột kết.

    Bailey cho biết cô thấy có điều gì đó không ổn trong kỳ nghỉ với hôn phu vào năm 2021. Chuyến đi bị hủy hoại do cô ợ hơi liên tục "5-10 lần một ngày", dù trước đó cô không có biểu hiện này.

    "Chúng tôi đã nói đùa về việc tôi ợ hơi trong kỳ nghỉ, vì trước đây tôi chưa bao giờ như thế. Cả tôi và hôn phu không nghĩ nó đáng lo ngại, vì ợ hơi là điều bình thường đối với những người khác. Tôi tình cờ đề cập điều này với bác sĩ trong lần khám sau đó, nhưng họ cũng không nghĩ gì và cho rằng vì tôi đang lo lắng. Tôi không có bất cứ triệu chứng nào khác. Mọi thứ trở lại bình thường, cho tới tháng một năm nay", Bailey kể.

    ung thu ruot ket 1
    Bailey bắt đầu ợ hơi bất thường từ năm 2021, nhưng cô không quá bận tâm. Ảnh: Caters

    Thời gian trôi qua, tình trạng ợ hơi bất thường của Bailey lại xuất hiện, kèm theo nhiều triệu chứng đáng lo ngại khác như nôn mửa và buồn nôn. "Tôi đã lên kế hoạch cho bữa tiệc đính hôn của mình nên tôi thực sự bận rộn và chú tâm đến nó. Nhưng sau bữa tiệc, tôi nhận ra mình đã không đi vệ sinh trong vài ngày, điều đó thật bất thường. Một tuần trôi qua, các triệu chứng của tôi bắt đầu tăng lên. Tôi bị đau bụng dữ dội, chuột rút và buồn nôn, tôi không thể ăn được. Làm y tá, tôi biết đó là triệu chứng của tắc ruột non nên tôi đã cố gắng tự mình giải quyết. Tuy nhiên đến cuối tuần, tôi đau đớn đến mức mẹ yêu cầu phải đến bệnh viện", nữ y tá trẻ kể lại.

    Trước sự nài nỉ của mẹ, Bailey đến bệnh viện và được chụp CT. Một lát sau, cô nhận được chẩn đoán tàn khốc. "Chỉ trong 10 phút, tôi được thông báo rằng tôi có một khối u ở đại tràng và họ tin đó là ung thư ruột kết cho đến khi nó được chứng minh là thật. Tôi nhập viện ngay lập tức. Kết quả sinh thiết sau đó xác nhận tôi đang bị ung thư ruột kết giai đoạn ba. Tôi thấy đầu óc trống rỗng khi nghe những lời đó, toàn thân đông cứng lại. Tôi không thể tin vào điều họ vừa nói. Sau đó, tôi chuyển sang 'chế độ' của một y tá và bắt đầu hỏi rất nhiều. Tôi đã nghĩ đến việc thụ tinh ống nghiệm, rụng tóc và hóa trị", Bailey nói.

    Cô gái trẻ sau đó trải qua cuộc phẫu thuật để cắt bỏ một phần ruột kết và một số hạch bạch huyết. Cô cũng hoàn thành 12 tuần hóa trị và hiện chờ kết quả để xác định các bước điều trị tiếp theo.

    ung thu ruot ket 1
    Vết sẹo trên bụng Bailey sau phẫu thuật cắt bỏ khối u ruột kết. Ảnh: Caters

    Cô nói: "Hiện tại tôi trong trạng thái chờ đợi để xem liệu mình có cần phẫu thuật thêm không. Các bác sĩ không thể đạt được kết quả rõ ràng trong lần đầu tiên loại bỏ khối u, bởi nó cũng đã bám vào lá lách của tôi. Hoặc tôi có thể cần điều trị thêm như xạ trị'".

    Diễn biến nhanh chóng của sự việc khiến Bailey vô cùng sốc. Cô thừa nhận không bao giờ coi ợ hơi là một triệu chứng của bệnh ung thư. "Đó là dấu hiệu rất dễ bị bỏ qua", cô nói. "Nhưng tôi đã học được rằng bất cứ điều gì không bình thường đối với bạn đều là bất thường. Các triệu chứng là cách cơ thể nói với chúng ta rằng có điều gì đó không ổn".

    Một bác sĩ chuyên khoa ung thư nói với Bailey rằng ợ hơi là một trong những triệu chứng lớn nhất thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư ruột kết.

    Hiện cô dâu tương lai "cầu nguyện" căn bệnh ung thư không quay trở lại, cho biết thêm cô có cảm giác lạc lối, không biết phải làm gì tiếp theo sau khi trải qua quá trình điều trị mệt mỏi.

    Ngoisao (theo DailyMail)

  • ung thu luoi 1
    Jamie Powell được chẩn đoán mắc ung thư lưỡi vào tháng 3/2020 sau khi phát hiện một cục u trên lưỡi. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    Jamie Powell được chẩn đoán mắc ung thư lưỡi và phải cắt 1/2 lưỡi của mình. Người phụ nữ đã phải học cách nói chuyện và ăn uống với chiếc lưỡi khiếm khuyết.

    Một phụ nữ cho biết cô sẽ không thể "hôn kiểu Pháp" nữa sau khi phải cắt bỏ 1/2 lưỡi của mình và thay bằng mô chân. Jamie Powell 39 tuổi, đến từ Orange County, California (Mỹ) được chẩn đoán mắc ung thư lưỡi vào tháng 3/2020 sau khi trên lưỡi cô xuất hiện một cục u. 

    Sau khi làm xét nghiệm, cô được thông báo mắc bệnh ung thư giai đoạn 3 và phải cắt 1/2 lưỡi của mình, đồng thời loại bỏ một số hạch bạch huyết ở cổ. 

    ung thu luoi 1
    Jamie Powell mắc ung thư lưỡi giai đoạn 3. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    ung thu luoi 1
    Môi của cô bị lở loét sau tuần xạ trí thứ 2. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    Cô trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài 8 tiếng hồi tháng 3/2020, sau đó là 30 đợt xạ trị trước khi được xác nhận "hết bệnh" vào ngày 30/6/2020. Cô đã phải vất vả "học ăn học nói" với chiếc lưỡi mới của mình. 

    Hiện tại Jamie đang chủ trì một tiết mục trò chuyện podcast với những bệnh nhân ung thư lưỡi khác để nâng cao nhận thức về căn bệnh. 

    Jamie là một nhân viên giáo dục đặc biệt làm việc tại California. Cô cho biết: "Thật đau khổ khi nhận ra tôi không thể hôn chồng mình được nữa. Thật không thể tin được lưỡi mà cũng bị ung thư. Tôi đã vô cùng sốc và không còn nhận ra mình là ai. Và tôi phải nhanh chóng quyết định cắt 1/2 lưỡi, nếu không tôi sẽ chết. Khi bệnh tình dần hồi phục, tôi cảm thấy chiếc lưỡi của mình như một vật xa lạ. Tôi phải luyện tập để đặt lưỡi đúng vị trí khi nói và liên kết nó với não của tôi".

    Vào một buổi sáng tháng 12/2019, Jamie thức dậy và phát hiện một khối u trên lưỡi của mình. "Lúc đó tôi nghĩ mình đã cắn trúng lưỡi. Tôi hỏi nha sĩ điều này có đáng lo ngại không, và họ bảo không. Họ nói sức khỏe của tôi tốt nên chẳng có gì phải lo lắng. Nhưng nhiều tuần sau, khối u vẫn không biến mất mà còn phình to ra. Tôi phải đi đến phòng cấp cứu và họ sắp xếp cho tôi khám với bác sĩ Tai - Mũi - Họng. Nhưng lịch hẹn tận cuối tháng 2/2020, nên tôi phải đợi suốt 1 tháng. "Sau khi được bác sĩ khám, họ ngay lập tức cho tôi làm sinh thiết. Đến ngày 5 tháng 3/2020, họ nói tôi bị ung thư lưỡi". 

    Jamie như rơi xuống đáy vực khi nhận tin dữ, vài ngày sau cô nhận ra mình đã nằm trong phòng mổ để cắt 1/2 lưỡi. "Tôi đã đi gặp 11 bác sĩ và họ đều nói rằng tôi không hút thuốc, không uống rượu nhưng khối u vẫn phát triển nhanh như vậy. Nếu bạn bị ung thư lưỡi hay bất kì loại ung thư miệng nào khác, khối u sẽ lan rất nhanh vì những hạch bạch huyết quanh cổ", Jamie nói. 

    ung thu luoi 1
    Cổ của Jamie sau 2 tuần phẫu thuật. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    ung thu luoi 1
    Jamie 1 tuần sau khi ra viện, cô phải ăn bằng đường ống. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    "Họ xếp lịch mổ cho tôi vào ngày 23/3/2020 nhưng nước Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa toàn quốc vào ngày 16/3 nên tôi không biết mình có được mổ hay không. Rất may ca mổ vẫn tiến hành theo lịch. Tôi ở trong bệnh viện 10 ngày, ăn chất lỏng qua đường ống và không thể nói chuyện. Họ nói tôi không thể ăn uống và nói chuyện như bình thường được nữa", cô kể.

    "Tôi được về nhà 10 ngày sau khi cắt bỏ 1/2 lưỡi. Bác sĩ đã dùng mô lấy từ chân của tôi để tạo hình lưỡi mới. Họ cũng cắt bỏ các hạch bạch huyết quanh cổ tôi. Chồng tôi đã nói chuyện với bác sĩ qua FaceTime để học cách chăm sóc tôi tại nhà. Khi lưỡi của tôi bắt đầu lành lại, tôi cảm thấy nó như một vật ngoại lai trong miệng mình. Tôi phải tập luyện để đặt lưỡi vào đúng vị trí khi nói chuyện và kết nối nó với não của tôi", Jamie nói. 

    Đến tháng 4/2020, Jamie bắt đầu quá trình xạ trị kéo dài 30 đợt. Sau đó đến cuối tháng 6/2020, cô được xác nhận hoàn toàn khỏi bệnh. 

    ung thu luoi 1
    Jamie sau tuần thứ 2 xạ trị. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    ung thu luoi 1
    Jamie sau 5 tuần xạ trị. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    "Những tháng sau khi xạ trị thật kinh khủng, tôi vẫn không thể ăn. Tôi phải tập luyện phát âm với một chuyên gia trị liệu và tôi không thể ở gần gia đình khi họ đang ăn. Có rất nhiều di chứng suốt đời sau đợt xạ trị cổ và đầu. Thức ăn đối với tôi sẽ không còn hương vị như xưa nữa", cô nói.

    Jamie đã quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để nâng cao hiểu biết về căn bệnh ung thư lưỡi. "Tôi nghĩ mình có trách nhiệm phải chia sẻ câu chuyện này đến mọi người. Tôi không muốn ai phải trải qua những gì giống tôi. Thông tin về căn bệnh này không nhiều. Tôi muốn mọi người đặt câu hỏi nhiều hơn để tôi có thể trả lời họ".

    ung thu luoi 1
    Jamie thực hiện một chương trình podcast với các bệnh nhân ung thư lưỡi khác để tăng cường hiểu biết về căn bệnh này. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    ung thu luoi 1
    Vào ngày 30/6/2020, Jamie nhận được thông báo đã hết bệnh hoàn toàn. Ảnh: Jamie Powell / SWNS

    Viethome (theo Mirror)

  • Sếp khuyên Matt đi khám khi nhận thấy anh trò chuyện lúng túng dù là người có tài hùng biện.

    Matt, 43 tuổi, sống ở York (Anh), được chẩn đoán có u sao bào bất thục sản vào tháng 10/2019. Anh phải chịu đựng những cơn đau nửa đầu khủng khiếp mỗi ngày, thường không biết mình đang nói gì. 

    Trước đó, người sếp nhận thấy Matt cư xử khá lạ lùng khi giao tiếp nên gợi ý anh đi khám. “Tôi là người có tài hùng biện. Nhưng hôm đó, tôi lúng túng khi trò chuyện và không gắn kết với mọi người như mọi khi. Sếp đã giúp tôi giải quyết tình huống khi gặp vấn đề", Matt nhớ lại. 

    benh u nao 1164
    Matt cùng vợ và hai con. Ảnh: Mirror

    Anh đến Phòng cấp cứu và Tai nạn của Bệnh viện Đa khoa Leeds và yêu cầu được chụp cắt lớp. Kết quả cho thấy anh có một khối u trong não. Ba ngày sau, anh được phẫu thuật, sau đó là 3 tháng xạ trị và hóa trị.

    Tuy nhiên, khi kiểm tra sức khỏe vào tháng 8/2020, kết quả cho thấy khối u của Matt đã phát triển trở lại. Anh trải qua ca phẫu thuật mở sọ thứ hai và sáu tháng hóa trị.

    Sau ba năm kể từ khi được chẩn đoán mắc u não, Matt Schlag cùng người thân không ngừng tham gia các hoạt động để quyên góp tiền cho quỹ nghiên cứu u não ở Anh. 

    Matt và hai người bạn đã tham gia chuyến đi xe đạp từ London đến Brighton dài 88 km, nâng tổng số tiền quyên góp cho nghiên cứu u não lên tới 3.600 USD. 

    Theo Mirror, mẹ của anh, bà Cathy, cũng gây quỹ cho tổ chức từ thiện bằng các bữa tiệc trà, đố vui trực tuyến, quyên góp quần áo, đồ trang sức và thu được hơn 3.600 USD. 

    Bà Cathy tâm sự: “Matt là nguồn cảm hứng thực sự. Con tôi đón nhận cuộc sống và luôn luôn tích cực như vậy. Cháu là người bạn đồng hành tốt, khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc”.

    Các khối u não giết chết nhiều trẻ em và người lớn dưới 40 tuổi hơn bất kỳ loại ung thư nào khác. Tuy nhiên, ngay cả ở Anh, kinh phí dành cho nghiên cứu căn bệnh này cũng rất hạn chế. 

    “Cần có nhiều kinh phí hơn nữa để nghiên cứu vì các phương pháp điều trị hầu như không thay đổi trong nhiều thập kỷ và các khối u não thường ảnh hưởng đến trẻ em và người trẻ tuổi”, bà Cathy đánh giá. 

    Mel Tiley, Giám đốc phát triển cộng đồng Hội Nghiên cứu U não ở Anh, chia sẻ: “Chúng tôi rất biết ơn gia đình của Matt vì sự hỗ trợ của họ và hy vọng rằng Matt sẽ tiếp tục khỏe mạnh. Câu chuyện của Matt nhắc nhở chúng ta rằng chỉ 12% những người được chẩn đoán mắc bệnh u não sống sót sau 5 năm so với tỷ lệ trung bình 50% ở tất cả các bệnh ung thư. Chúng ta không thể cho phép tình trạng tuyệt vọng này tiếp diễn".

    Theo Vietnamnet

  • Nồi chiên không dầu ngày càng được sử dụng phổ biến vì tính tiện dụng, giảm được dầu mỡ nhưng không ít người có ý định ''tống khứ'' sản phẩm này khi nghe thông tin chất acrylamide sinh ra từ nồi chiên ở nhiệt độ cao có thể gây ung thư. Thực hư việc này thế nào?

    Thời gian gần đây, nhiều tài khoản mạng xã hội đồng loạt chia sẻ một bài viết với nội dung cảnh báo: Nồi chiên không dầu gây ung thư vì ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra lượng lớn acrylamide. Thông tin này khiến không ít người hoang mang bởi hiện nay nồi chiên không dầu là vật dụng nhà bếp hầu như gia đình nào cũng có và sử dụng thường xuyên.

    Liệu thực phẩm được nấu bằng nồi chiên không dầu có thể gây ung thư cho người ăn và dùng thiết bị này như thế nào để hạn chế được các nguy cơ (nếu có)? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, chuyên gia Nhi khoa tại bang Texas, Mỹ, sẽ cho bạn câu trả lời xác đáng:

    noi chien khong dau gay ung thu
    Nồi chiên không dầu được nhiều gia đình sử dụng (Ảnh minh họa)

    Acrylamide là gì?

    Acrylamide là một hóa chất được dùng nhiều trong công nghiệp dưới dạng polyacrylamide and acrylamide copolymers.

    Trong thức ăn, acrylamide được tạo ra từ phản ứng của amino acid asparagine và đường ở nhiệt độ cao. Asparagine có trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là khoai tây và các loại ngũ cốc.

    Các loại thực phẩm có thể chứa acrylamide là: khoai tây chiên, bánh mì, bánh làm từ bột ngũ cốc, ngũ cốc, cà phê.

    Ngoài ra, acrylamide còn được tìm thấy trong khói thuốc lá.

    Chúng ta tiếp xúc với acrylamide chủ yếu từ thức ăn và khói thuốc lá, mà khói thuốc lá chứa nhiều acrylamide hơn thức ăn. Lượng acrylamide trong máu người hút thuốc cao hơn 3-5 lần so với người không hút thuốc.

    Lượng acrylamide trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nấu và nhiệt độ, nhiệt độ càng cao và nấu càng lâu thì càng nhiều acrylamide được tạo ra.

    Giữa 3 phương pháp nấu ăn thì nồi chiên không dầu có nhiệt độ 120-180 độ C, nướng có thể tới 320 độ C, dầu chiên có thể lên tới 300 độ C. Như vậy nồi chiên không dầu tạo ra acrylamide ít hơn so với chiên dầu và nướng.

    Các thức ăn từ sữa, thịt, cá không tạo ra acrylamide khi được nấu ở nhiệt độ cao.

    Acrylamide có độc hại không?

    Theo nghiên cứu trên động vật, khi cho acrylamide vào nước uống ở liều cao thì làm tăng nguy cơ ung thư trên một số cơ quan của con vật.

    Ở đây, chúng ta cần chú ý 2 vấn đề: Liều cao và tăng nguy cơ, có nghĩa là tiếp xúc phải đủ nhiều và đủ lâu, tăng nguy cơ không có nghĩa là tiếp xúc với acrylamide là sẽ bị ung thư mà tỷ lệ ung thư sẽ cao hơn mà thôi.

    Các nghiên cứu trên người vẫn chưa thấy mối liên hệ rõ ràng là acrylamide sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trên người, một khó khăn là rất khó để định lượng được lượng acrylamide từ thức ăn một người tiêu thụ. Hơn nữa độ hấp thu và chuyển hóa acrylamide trên cơ thể người cũng khác trên cơ thể động vật.

    Tuy nhiên vì acrylamide có thể làm tổn thương cấu trúc DNA trên động vật nghiên cứu nên Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp acrylamide vào loại hóa chất có hại cho sức khỏe và đưa ra các biện pháp nhằm giảm acrylamide trong thức ăn chứ không cấm.

    Vậy thực sự dùng nồi chiên không dầu có gây ung thư?

    Sau khi đọc tới đây, chắc bạn đã hiểu là nồi chiên không dầu không phải là tội phạm gây ung thư. "Thủ phạm" chính là chúng ta. Khi quyết định ăn món khoai tây chiên đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận ăn thêm một chút acrylamide trong khi thưởng thức món này, dù là chiên dầu hay không dầu hoặc nướng.

    So ra dùng nồi chiên không dầu còn tốt hơn chiên dầu hay nướng nhiều vì tạo ít acrylamide hơn và ít dầu mỡ hơn, như vậy, rõ ràng nó có công hơn là có tội.

    Bản thân tôi có 3 nồi chiên không dầu: Một chiếc ở nhà, một chiếc ở chỗ làm, và mới mua một cái cho con gái sử dụng trong ký túc xá.

    Tôi có tiếp tục ăn khoai tây chiên không? Tôi vẫn sẽ ăn khi thèm khoai tây chiên, chỉ là không ăn thường xuyên. Tôi sẽ chiên nhanh hơn ở nhiệt độ thấp hơn (160-180 độ C), và tránh để khoai tây lâu trong tủ lạnh, ngâm trong dung dịch chứa giấm ăn pha loãng trước khi chiên, sấy khô nhanh bằng lò nướng với khí nóng sau khi chiên dầu cũng giúp giảm acrylamide tới 70-80% trong một nghiên cứu.

    Việc tránh acrylamide hoàn toàn là một chuyện bất khả thi. Trong một khảo sát trên hàng ngàn người ở Mỹ, 99,9% mẫu máu có dấu vết của acrylamide, quan trọng là liều lượng. Thuốc và độc chất chỉ khác nhau ở liều lượng mà thôi, không tin bạn thử uống 10 lít nước mỗi ngày trong một tuần thử xem sao, bạn sẽ nhập viện vì co giật.

    Theo Kênh 14

  • Một nhà kinh tế học người Brazil đã tự chôn cất 3 người con liên tiếp qua đời vì căn bệnh ung thư trong vòng chưa đầy 5 năm. Có lẽ, đây là điều bất hạnh hiếm có ai phải trải qua.

    Theo đó, năm 2009, nhà kinh tế học Régis Feitosa là người đầu tiên trong gia đình được chuẩn đoán mắc ung thư máu. Khi đó, ông lo ngại các căn bệnh ung thư có liên quan với nhau và quyết định làm xét nghiệm di truyền. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy Régis mắc hội chứng Li-Fraumeni ( LFS) - rối loạn di truyền hiếm gặp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

    "Kết quả cho thấy có một sự thay đổi trong gen của tôi và không may nó cũng đã di truyền sang các con tôi. Điều đó tăng khả năng xuất hiện ung thư", Régis (53 tuổi) nói.

    Đến năm 2016, cả 3 người con của Régis được xác định có chung gen đột biến hiếm gặp di truyền từ cha dẫn đến hội chứng Li-Fraumeni. Hội chứng ung thư di truyền lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1969 bởi tiến sĩ Frederick Li và Joseph Fraumeni từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ. Những thành viên trong gia đình mắc hội chứng này thường có nguy cơ mắc ung thư di truyền cao ở nhiều thế hệ và độ tuổi phát hiện ung thư khá sớm (thường trước 30 tuổi). Đáng nói, hội chứng LFS chỉ ảnh hưởng đến 5 trong số 20.000 gia đình trên toàn cầu.

    Regis Feitosa 1Régis Feitosa bên hai con lớn Anna Carolina (giữa) và Pedro. Ảnh: Instagram

    Dù biết trước nguy cơ, nhà kinh tế học người Brazill không thể làm gì để ngăn chặn căn bệnh ung thư sẽ cướp đi tính mạng của các con mình.

    Con gái út của Régis là Beatriz được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (một loại ung thư máu) vào năm 2017 khi mới 9 tuổi. Cô bé sau đó được ghép tủy nhưng ung thư tái phát khiến cô qua đời chỉ một năm sau đó vào ngày 24/6/2018 khi mới 10 tuổi.

    Régis tiếp tục mất con trai Pedro vào ngày 30/11/2020. Pedro phát hiện bị ung thư xương năm 17 tuổi và được chữa khỏi sau nhiều lần điều trị cũng như tái phát bệnh. Tuy nhiên sau đó, Pedro được chuẩn đoán mắc ung thư não vào năm 2019 và qua đời ở tuổi 22.

    Regis Feitosa 1Régis Feitosa và con gái út Beatriz. Ảnh: Instagram

    Bi kịch chưa dừng lại khi Feitosa tiếp tục chứng kiến con gái cả Anna Carolina qua đời bởi căn bệnh ung thư quái ác. Carolina cũng được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính khi mới 12 tuổi vào năm 2009. Cô chữa khỏi ung thư sau một đợt điều trị kéo dài ba năm bao gồm xạ trị và hóa trị. Khi trưởng thành, Carolina trở thành bác sĩ nhưng sau đó được chẩn đoán mắc u não vào năm 2021 và qua đời ngày 19/11/2022 ở tuổi 25.

    "Trong 4 năm rưỡi, tôi mất tất cả các con", nhà kinh tế học Regis Feitosa - người đang chiến đấu với căn bệnh ung thư máu và hạch - nói.

    Régischo biết cha mẹ ông không mắc chứng rối loạn di truyền. Theo bệnh viện Cleveland, bất kỳ người nào mắc hội chứng Li-Fraumeni đều có 90% khả năng được chẩn đoán mắc một hoặc nhiều loại ung thư tại bất kỳ thời điểm nào trong đời và 50% khả năng mắc bệnh trước 30 tuổi.

    Phụ nữ khi sinh ra mắc hội chứng Li-Fraumeni có gần 100% khả năng được chẩn đoán mắc ung thư vú.

    "Hội chứng Li-Fraumeni xảy ra khi có thứ gì đó thay đổi trong gen TP53, gen chứa hướng dẫn tạo ra một loại protein có tên là protein khối u 53 hoặc P53.

    Protein P53 đóng vai trò kiểm soát khối u và có thể giữ cho các tế bào không bị phân tách và phát triển quá nhanh hoặc theo kiểu không thể kiểm soát trước khi hình thành khối u.

    Regis Feitosa 1Nhà kinh tế học người Brazil, người mắc bệnh bạch cầu mãn tính và ung thư hạch không Hodgkin được lấy máu khi đi khám bác sĩ - Ảnh: Instagram

    Khi gen TP53 của bạn thay đổi, protein P53 cũng thay đổi theo, làm mất phần tạo ra P53. Nếu không có protein P53 hoạt động bình thường, các tế bào có thể phân chia không kiểm soát và trở thành ung thư", theo trang web của bệnh viện.

    Hiện Régis vẫn đang được điều trị bệnh ung thư máu và ung thư hạch không Hodgkin. Ông cho biết, bản thân chưa bao giờ cảm thấy tội lỗi vì đã di truyền hội chứng Li-Fraumeni cho ba con.

    "Các con tôi nói tôi cũng là nạn nhân giống như chúng. Hiện quan điểm của tôi là phải sống mãnh liệt với niềm vui tột độ. Con trai tôi từng nói một câu rằng: Không ai đo được nỗi đau của người khác và chúng ta phải sống cuộc đời của mình", Régis nói.

    Các loại ung thư phổ biến nhất được tìm thấy trong các gia đình mắc hội chứng Li-Fraumeni (LFS) bao gồm ung thư sarcoma xương, ung thư sarcoma mô mềm, bệnh bạch cầu cấp, ung thư vú, ung thư não và u tuyến thượng thận. Báo cáo cũng cho thấy LFS gây tăng nguy cơ mắc ung thư hắc tố da, khối u Wilms (một loại ung thư thận) và ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến tụy, thực quản, phổi và tế bào mầm tuyến sinh dục (cơ quan sinh dục).

    Theo Thể thao & Văn hóa